Ủy ban Bảo vệ Nhà báo lên án vụ hành hung phóng viên ở Việt Nam
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo CPJ, trụ sở ở New York (Reuters)
Theo hãng tin Pháp AFP, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) hôm qua
09/05/2012 đã lên án việc hành hung các nhà báo tại Việt Nam. Ủy ban này
nhận định, việc hai phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam VOV bị tấn
công cho thấy rủi ro đối với giới báo chí càng cao khi đưa tin về các vụ
cưỡng chế đất vốn rất nhạy cảm.
AFP nhắc lại, trong vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang tỉnh
Hưng Yên hôm 24/4, có hai chục nông dân đã bị bắt, và hai nhà báo Nguyễn
Ngọc Năm và Hán Phi Long của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh đập dã man.
Trang web của đài này cho đến hôm nay 10/5 mới chính thức đăng bài viết
mang tựa đề : « Yêu cầu làm rõ, xử lý nghiêm vụ hai nhà báo bị hành
hung tại Văn Giang ».
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại New York chuyên đấu tranh cho tự do báo chí và bảo vệ quyền lợi của các nhà báo, cho rằng : « Vụ tấn công các phóng viên trên cho thấy khả năng mở rộng việc đàn áp báo chí, mà cho đến nay chủ yếu là nhắm vào các nhà báo không chính thức và các blogger ».
Ủy ban này đề cập đến sự kiện ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên báo cáo với chính phủ, video clip lan truyền trên mạng về vụ hành hung trên là « video clip giả được dàn dựng để vu khống, bôi nhọ chính quyền » - được hãng tin AP đưa lại.
Trên blog tòa soạn của VOV cũng đề ngày hôm nay đã chỉ trích việc ông Bùi Huy Thanh, chánh văn phòng ủy ban tỉnh Hưng Yên yêu cầu « phóng viên phải đưa ra băng gốc của đoạn clip đó thì mới xử lý được ». Bài báo viết, xin trích : « Thưa với ông chánh, nếu ông bị vụt túi bụi như thế thì ông có ba đầu sáu tay cũng không thể tự quay phim được ». Tác giả cũng cho rằng ông Thanh có đủ quyền hành để kiểm chứng sự việc với đội cưỡng chế, công an, kiểm sát và y tế.
Theo ghi nhận của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, thì tuy bị hạn chế chỉ trích chính sách nhà nước cũng như các chính khách ở cấp quốc gia, nhưng báo chí Việt Nam vẫn có thể đưa tin về các vụ tham nhũng, lạm dụng quyền lực của chính quyền địa phương, kể cả cán bộ đảng.
Trong vụ Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp can thiệp. Trợ lý thân cận của ông là Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ biểu dương báo chí đã « thông tin kịp thời, đầy đủ », giúp các cơ quan chức năng đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
Tuy nhiên theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, thì vụ Văn Giang có quy mô lớn hơn, liên quan đến công ty tư nhân Việt Hưng được cho là có quan hệ chặt chẽ với các cấp cao nhất. Nếu chính phủ Việt Nam muốn chứng tỏ sự chân thành, thì cần có thái độ rõ ràng trong vụ hai nhà báo trên đây, đảm bảo rằng tất cả những lạm dụng chống lại báo chí khi làm nhiệm vụ đưa tin sẽ bị trừng phạt.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại New York chuyên đấu tranh cho tự do báo chí và bảo vệ quyền lợi của các nhà báo, cho rằng : « Vụ tấn công các phóng viên trên cho thấy khả năng mở rộng việc đàn áp báo chí, mà cho đến nay chủ yếu là nhắm vào các nhà báo không chính thức và các blogger ».
Ủy ban này đề cập đến sự kiện ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên báo cáo với chính phủ, video clip lan truyền trên mạng về vụ hành hung trên là « video clip giả được dàn dựng để vu khống, bôi nhọ chính quyền » - được hãng tin AP đưa lại.
Trên blog tòa soạn của VOV cũng đề ngày hôm nay đã chỉ trích việc ông Bùi Huy Thanh, chánh văn phòng ủy ban tỉnh Hưng Yên yêu cầu « phóng viên phải đưa ra băng gốc của đoạn clip đó thì mới xử lý được ». Bài báo viết, xin trích : « Thưa với ông chánh, nếu ông bị vụt túi bụi như thế thì ông có ba đầu sáu tay cũng không thể tự quay phim được ». Tác giả cũng cho rằng ông Thanh có đủ quyền hành để kiểm chứng sự việc với đội cưỡng chế, công an, kiểm sát và y tế.
Theo ghi nhận của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, thì tuy bị hạn chế chỉ trích chính sách nhà nước cũng như các chính khách ở cấp quốc gia, nhưng báo chí Việt Nam vẫn có thể đưa tin về các vụ tham nhũng, lạm dụng quyền lực của chính quyền địa phương, kể cả cán bộ đảng.
Trong vụ Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp can thiệp. Trợ lý thân cận của ông là Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ biểu dương báo chí đã « thông tin kịp thời, đầy đủ », giúp các cơ quan chức năng đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
Tuy nhiên theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, thì vụ Văn Giang có quy mô lớn hơn, liên quan đến công ty tư nhân Việt Hưng được cho là có quan hệ chặt chẽ với các cấp cao nhất. Nếu chính phủ Việt Nam muốn chứng tỏ sự chân thành, thì cần có thái độ rõ ràng trong vụ hai nhà báo trên đây, đảm bảo rằng tất cả những lạm dụng chống lại báo chí khi làm nhiệm vụ đưa tin sẽ bị trừng phạt.
rfi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét