Sự sụp đổ dây chuyền của các doanh nghiệp
Tình trạng khó khăn này có hy vọng được cải thiện trong thời gian tới hay không?
Theo một số chuyên gia kinh tế và quan chức nhà nước thì nhìn chung những nguyên nhân chính dẫn đến việc hàng loạt doanh nghiệp phá sản dồn dập là do tình trạng khủng hoảng, suy trầm, trì trệ của nền kinh tế trong nước, cộng với những tác động trực tiếp của nền kinh tế thế giới cũng gặp khó khăn không kém.
Một số yếu tố được dẫn chứng cho thấy vì sao doanh nghiệp Việt Nam bị những “cú sốc” giây chuyền, đó là giá nguyên liệu không ngừng tăng vọt, giá vàng và ngoại tệ lên xuống bất thường, hàng hóa làm ra không bán được, hoặc buộc phải hạ giá, khiến doanh nghiệp bị thua lỗ liên tục, thiếu tiền trả nợ ngân hàng, không đủ trả lương công nhân, cộng với phương tiện sản xuất thô sơ, kỹ thuật thấp, nên dễ rơi vào tình cảnh bị phá sản.
Phân tích về một số yếu tố dẫn tới tình trạng doanh nghiệp trong nước phá sản hàng lọat thời gian gần đây, giáo sư Vũ Ngọc Xuân, giảng viên khoa kinh tế, tài chánh, trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội giải thích thêm, đồng thời cũng nói đến sự hỗ trợ tích cực của nhà nước:
“Doanh nghiệp có khó khăn thì chính phủ cũng nắm được tình hình thực tế với con số chính thức phá sản lên tới một trăm, một trăm hai mươi nghìn, để giúp đỡ họ, trước mắt, sắp tới chính phủ có một số giải pháp
Theo một số chuyên gia kinh tế và quan chức nhà nước thì nhìn chung những nguyên nhân chính dẫn đến việc hàng loạt doanh nghiệp phá sản dồn dập là do tình trạng khủng hoảng, suy trầm, trì trệ của nền kinh tế trong nước, cộng với những tác động trực tiếp của nền kinh tế thế giới cũng gặp khó khăn không kém.
Nguyên nhân xa gần
Một số yếu tố được dẫn chứng cho thấy vì sao doanh nghiệp Việt Nam bị những “cú sốc” giây chuyền, đó là giá nguyên liệu không ngừng tăng vọt, giá vàng và ngoại tệ lên xuống bất thường, hàng hóa làm ra không bán được, hoặc buộc phải hạ giá, khiến doanh nghiệp bị thua lỗ liên tục, thiếu tiền trả nợ ngân hàng, không đủ trả lương công nhân, cộng với phương tiện sản xuất thô sơ, kỹ thuật thấp, nên dễ rơi vào tình cảnh bị phá sản.
Phân tích về một số yếu tố dẫn tới tình trạng doanh nghiệp trong nước phá sản hàng lọat thời gian gần đây, giáo sư Vũ Ngọc Xuân, giảng viên khoa kinh tế, tài chánh, trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội giải thích thêm, đồng thời cũng nói đến sự hỗ trợ tích cực của nhà nước:
“Doanh nghiệp có khó khăn thì chính phủ cũng nắm được tình hình thực tế với con số chính thức phá sản lên tới một trăm, một trăm hai mươi nghìn, để giúp đỡ họ, trước mắt, sắp tới chính phủ có một số giải pháp
chẳn hạn như là giảm thuế, một số doanh nghiệp được giảm nộp thuế thu nhập.
Trong quá trính tái cấu trúc hệ thống tài chính, ngân hàng thì nhà nước và ngân hàng nhà nước chủ trương miễn thuế một số doanh nghiệp và ngân hàng bị thua lỗ, bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng vừa rồi.
Trước mắt là do ngân sách hiện nay không được dồi dào như các năm 2007, 2008, cho nên những biện pháp chủ yếu vẫn là giảm thuế cho doanh nghiệp, nói chung là mang tính chất về tài khóa nhiều hơn, còn về chính sách tiền tệ thì từ giờ đến cuối năm, ngân hàng nhà nước sẽ hạ lãi suất bây giờ là 12%, nhưng vài tháng tới sẽ hã xuống còn 8%.”
Qua câu chuyện với RFA, giáo sư Vũ Ngọc Xuân cũng trình bày về lề lối kinh doanh, quản lý thiếu trách nhiệm của một số doanh nghiệp, khiến họ phải bỏ cuộc, nên chính phủ phải tìm phương cách để giải tỏa:
Phương cách cứu chữa và hỗ trợ
“Vấn đề đặt ra là sau một giai đoạn lạm phát kéo dài, cùng với những hoạt động kém hiệu quả của một số tập đòan nhà nước, gây ra nhiều hệ lụy đến nền kinh tế, chẳng hạn như trong ngành thủy sản là một ngành mũi nhọn, được khuyến khích xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Châu Âu và thị trường Mỹ, cụ thể là đối với vụ phá sản của công ty Bianfishco, Bộ Tài chính mua lại một số khoản nợ của Bianfishco, đồng thời cũng hỗ trợ các ngân hàng để đảo nợ, tức là với những khoản vay ngắn hạn thì chuyển thành dài hạn.
Theo thông tin mới nhất thì công ty Bianfishco sẽ hoạt động lại bình thường vào ngày mồng 9 tháng 5 này, vì nếu công ty thủy sản này đổ vỡ thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống người công nhân, có mấy nghìn người phục vụ trong một công ty lớn như vậy.
Nói chung là chính phủ vẫn luôn hỗ trợ những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy sản, dệt may, được ưu đãi nhiều hơn, nếu đang vay tiền lãi suất cao, từ ba đến sáu tháng thì sẽ chuyển sang trung hạng với thời gian từ 3 đến 5 năm.
Trước đây, nếu lải suất là 25 hay 30% thì nay ngân hàng nhà nước sẽ phối hợp với ngân hàng thương mại để xét hạ lãi suất cho vay. Tuy nhiên, lần này nhà nước sẽ không có những gói hỗ trợ lãi suất như hồi thời kỳ khủng hoảng 2007, 2008, do nguồn dự trữ ngoại tệ trong ngân sách không được tốt như đợt ấy.
Doanh nghiệp cần phải xác định là tình trạng khó khăn này còn tiếp tục kéo dài, giải pháp mà chính phủ hay Bộ Tài chính hỗ trợ sẽ mang tính chất nặng về kỷ thuật nhiều hơn vì ngân sách đang gặp khó khăn.
Trước mắt là từ đây đến cuối năm, doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp
khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp về bất động sản, vì thị trường nhà
đất đang bị vỡ bong bóng.”
Sau khi được tin cho hay, công ty thủy sản Bianfishco sẽ hoạt động lại bình thường vào ngày mồng 9 tháng 5 này, một công nhân từng lâu năm gắn bó với nhà máy này , ông Ba Lê, một công nhân ngành thủy sản ở Cần Thơ, hiện lâm cảnh khó khăn, chật vật, như hàng ngàn công nhân khác, tỏ ra hòai nghi:
“Cũng nghe tin đó, nhưng không rành lắm, lâu rồi không có quan hệ với công ty, hôm trước mấy ảnh nói là chờ cái công ty nào đó, mua lại những nợ nần, chờ hòai tới giờ, không biết kết quả. Cũng nghe nói ngày 9 tây này làm việc lại vậy thôi, nhưng tin đó không chính xác.”
Trình bày về chính sách của nhà nước đối với những công nhân bị mất việc, hòan cảnh sinh sống hạn hẹp, gia đình túng thiếu, giáo sư Vũ Ngọc Xuân cho biết:
“Giải pháp trước mắt là công nhân từng bước được tăng lương cơ bản, tuy nhiên trong tình trạng doanh nghiệp phá sản đồng loạt, tỷ lệ công nhân thất nghiệp có xu hướng tăng cao, nên chính phủ cần phải làm sao để hỗ trợ cho những lao động bị thất nghiệp.
Sau khi được tin cho hay, công ty thủy sản Bianfishco sẽ hoạt động lại bình thường vào ngày mồng 9 tháng 5 này, một công nhân từng lâu năm gắn bó với nhà máy này , ông Ba Lê, một công nhân ngành thủy sản ở Cần Thơ, hiện lâm cảnh khó khăn, chật vật, như hàng ngàn công nhân khác, tỏ ra hòai nghi:
“Cũng nghe tin đó, nhưng không rành lắm, lâu rồi không có quan hệ với công ty, hôm trước mấy ảnh nói là chờ cái công ty nào đó, mua lại những nợ nần, chờ hòai tới giờ, không biết kết quả. Cũng nghe nói ngày 9 tây này làm việc lại vậy thôi, nhưng tin đó không chính xác.”
Trình bày về chính sách của nhà nước đối với những công nhân bị mất việc, hòan cảnh sinh sống hạn hẹp, gia đình túng thiếu, giáo sư Vũ Ngọc Xuân cho biết:
“Giải pháp trước mắt là công nhân từng bước được tăng lương cơ bản, tuy nhiên trong tình trạng doanh nghiệp phá sản đồng loạt, tỷ lệ công nhân thất nghiệp có xu hướng tăng cao, nên chính phủ cần phải làm sao để hỗ trợ cho những lao động bị thất nghiệp.
Ở Việt Nam có một số được trợ cấp thất nghiệp, hưởng bảo hiểm
thất nghiệp, nhưng không được như bên Mỹ, hay Châu Âu, vì so với họ,
Việt Nam có nền kinh tế thị trường chưa phát triển lắm, vì vậy sự hỗ trợ
của nhà nước ở mức độ rất hạn chế.”
Dư luận cho rằng, tham nhũng lớn nhỏ, từ dưới lên cao vẫn là một trong những nguyên nhân tất yếu tạo ra tình trạng làm ăn, buôn bán, sản xuất bị thua lỗ, mà số tiền bị thất thoát lên tới hàng tỷ đô la, như với công ty đóng tàu biển Vinashin chẳng hạn.
Chính phủ đã đưa ra những biện pháp như tái cấu trúc các tập đoàn Nhà Nước, tái cơ cấu nền kinh tế để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, một trong những biện pháp căn bản nhất là phải có một hệ thống luật pháp chặt chẽ, một máy quản lý hành chánh, công quyền trong sạch và gương mẫu. Như thế mới có thể loại trừ nạn nhũng nhiễu doanh nghiệp khiến phát sinh các khoản ‘bôi trơn’, ăn vào chi phí sản xuất làm cho giá thành cao lên…
Dư luận cho rằng, tham nhũng lớn nhỏ, từ dưới lên cao vẫn là một trong những nguyên nhân tất yếu tạo ra tình trạng làm ăn, buôn bán, sản xuất bị thua lỗ, mà số tiền bị thất thoát lên tới hàng tỷ đô la, như với công ty đóng tàu biển Vinashin chẳng hạn.
Chính phủ đã đưa ra những biện pháp như tái cấu trúc các tập đoàn Nhà Nước, tái cơ cấu nền kinh tế để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, một trong những biện pháp căn bản nhất là phải có một hệ thống luật pháp chặt chẽ, một máy quản lý hành chánh, công quyền trong sạch và gương mẫu. Như thế mới có thể loại trừ nạn nhũng nhiễu doanh nghiệp khiến phát sinh các khoản ‘bôi trơn’, ăn vào chi phí sản xuất làm cho giá thành cao lên…
nguyenhoang
nơi gửi
hanoi Viêt nam
:
Post nguyenhoangvy (08/05/2012
10:16)
<br>
<br> Chính sách tiền tệ đó là chính sách phá hoại nền kinh tế
vì chỉ làm béo khu vực trung gian làm "cò tiền" không
tạo ra giá trị và của cải vật chất cho nền kinh tế dẫn đến hậu quả như
đã thấy.
<br>
<br>
<br> Xem bài viết: Chính sách vì... ngân hàng
<br>
<br>
08/05/2012 00:26
BA LEM
nơi gửi
VIET MY
:
o viet nam te nan tham nhung la tran
lan nhu la 1 quoc sach,tu ngan hang cho den nha thuong truong hoc
phuong khom,cai gi cung co tham nhung het,boi vay viet nam cang ngay
cang tuot doc 1 cach ro ret,neu muon dep tham nhung thi truoc het phai
co 1 doan thanh tra tu trung uong xuong ma doan thanh tra nay ban tinh
phai sach se luong thien ve tien bac de hach toan kinh te nhung nguoi
lam trong co quan cua nha nuoc moi duoc,va nhu vay moi dep duoc tu tu
chu ko co dep duoc lien 1 luc duoc dau,,,,
07/05/2012 18:08
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2012-05-07
rfa
Ý kiến của Bạn
Bấm vào đây để nêu ý kiến của bạn.