Rõ ràng, câu chuyện của ông Trần có thể được hiểu trong bối cảnh của vụ Bạc Hy Lai. Mặc dù hoàn toàn không liên quan, nhưng hai sự kiện này đã củng cố nhận thức rằng, hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay đang bước vào thời kỳ rủi ro chính trị lớn. Trường hợp ông Bạc, sự tranh giành quyền lực trong giới cai trị đã làm suy yếu nghiêm trọng sự thống nhất của đảng, một điều kiện tiên quyết cho sự sống còn. Trường hợp ông Trần, hành động không hề sợ hãi của một người đàn ông có khả năng sẽ giúp truyền cảm hứng cho nhiều người khác đứng lên để bảo vệ quyền của họ.
Những khó khăn sâu sắc về cấu trúc kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt, cảm giác về sự không chắc chắn và lo lắng trong giới lãnh đạo gia tăng, trí thức đã thức tỉnh, và một cộng đồng các nhà bất đồng chính kiến được khuyến khích, có thể không quá phóng đại để nói rằng, Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn chính trị hoàn toàn khác với hai thập kỷ sau sự kiện Thiên An Môn.
++++++
Tác giả: Minxin Pei
Người dịch: Dương Lệ Chi
Sự việc về ông Trần Quang Thành đã phơi bày sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc mong manh như thế nào. Sự kém cỏi của bộ máy đàn áp của nước này đã bị vạch trần.
Câu chuyện về ông Trần Quang Thành, một luật sư mù tự học, đã trốn thoát một cách táo bạo khỏi những kẻ giam giữ ông tại ngôi nhà ở một ngôi làng thuộc tỉnh Sơn Đông, đi tới Đại Sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh trong tháng này, gần như chắc chắn để lại dấu ấn trong lịch sử Trung Quốc. Các thế hệ tương lai có thể sẽ so sánh ông Trần với người sinh viên đơn độc đã đứng trước xe tăng tại Quảng trường Thiên An Môn hôm 4 tháng 6 năm 1989. Không rõ liệu một kịch bản phim nào truyền cảm hứng hơn có thể được viết, sẽ đánh giá đúng sự can đảm và thách thức đã thể hiện qua câu chuyện của ông Trần.
Thỏa thuận rõ ràng giữa Bắc Kinh và Washington cho phép ông Trần đến Hoa Kỳ với tư cách là một sinh được cấp học bổng du học trong một tương lai không xa, có thể đặt dấu chấm hết cho câu chuyện cảm động này, nhưng hậu quả từ sự kiện này, cả về vấn đề ngoại giao của Trung Quốc và khả năng cầm quyền của Đảng Cộng sản để duy trì quyền kiểm soát trong một môi trường chính trị ngày càng không ổn định, sẽ quan trọng và lâu dài.
Trên mặt trận ngoại giao, sự linh hoạt tương đối của Bắc Kinh thể hiện qua việc xử lý cuộc khủng hoảng này chắc chắn đã ngăn một kết quả thậm chí còn nguy hiểm hơn. Mối quan hệ rất quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc đã cứu vãn tai họa cho bộ phận khác.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không nên lấy lý do này để ăn mừng.
Những thiệt hại đối với hình ảnh của chính phủ Trung Quốc ở nước ngoài là khôn lường. Trong thời gian gần một tuần, thế giới đã tập trung vào vở kịch về sự trốn thoát của ông Trần để lộ ra. Tất cả mọi người trên thế giới quan tâm đến sức khỏe của ông Trần vì ông là biểu tượng mạnh mẽ cho sự dũng cảm và công bằng xã hội.
Đây không thể là tin tốt lành cho các lãnh đạo Trung Quốc, hiện được xem như là những kẻ đồng lõa trong vụ ngược đãi ông Trần, do những tên côn đồ đã được các quan chức chính quyền địa phương thuê mướn. Trung Quốc có thể đầu tư hàng chục tỷ đô la, gồm cả các tác phẩm ngông cuồng như trong Thế vận hội Bắc Kinh và hội chợ triển lãm Thượng Hải, để gia tăng vị thế quốc tế của họ. Tất cả các cuộc tấn công bằng “sức mạnh mềm” như thế đều bị phá hủy chỉ với một người đàn ông mù đơn độc, đã dám phơi bày cho cả thế giới thấy sự tàn ác và thô bạo của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay.
Đối với đảng, hậu quả chính trị trong nước có lẽ còn đáng lo ngại hơn. Sự trốn thoát của ông Trần đã để lộ sự thiếu năng lực của bộ máy đàn áp của đảng. Nếu hơn một trăm tên côn đồ không thể canh giữ một người đàn ông mù, người ta tự hỏi liệu bộ máy tốn kém này có thể làm được điều gì khác.
Một diễn biến đáng lo ngại cho chính phủ Trung Quốc trong câu chuyện này là sự thất bại của hệ thống kiểm duyệt của họ trong việc ngăn chặn các tin tức về sự trốn thoát của ông Trần.
Dĩ nhiên là các nhà kiểm duyệt đã cố gắng hết sức, nhưng Twitter của Trung Quốc, các tiểu blog, đã không thể thực hiện công việc của họ, như trong vụ bê bối Bạc Hy Lai. Vẫn chưa có đủ bằng chứng cho thấy liệu sự trình diễn kém cỏi đó có làm tổn thương những người bảo thủ trong nội bộ Đảng hay không.
Trong khi có khả năng là họ có thể sử dụng hai sự cố này để hối thúc các biện pháp đàn áp cứng rắn hơn trong tương lai, thật khó có thể tưởng tượng rằng vị thế chính trị của họ gia tăng qua kết quả câu chuyện của ông Trần.
Rõ ràng là vở kịch về ông Trần cho thấy, nỗi lo sợ sự đàn áp đang tan biến ở Trung Quốc. Ông Trần đã trốn thoát với sự giúp đỡ của một mạng lưới bạn bè và các nhà hoạt động nhân quyền, những người đã không sợ nguy hiểm đến mạng sống và sự tự do của họ để đưa ông trốn khỏi nguy hiểm và vào Đại Sứ quán Mỹ. Đáng chú ý hơn, sau khi câu chuyện của ông Trần lộ ra, nhiều nhà hoạt động như ông đã không hề sợ hãi khi giữ vai trò cầu nối giữa ông Trần với thế giới bên ngoài, mặc dù một vài người trong số này đã bị bắt giữ và bị cảnh sát đánh đập. Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, có lẽ đây là diễn biến đáng lo ngại nhất, những người bất đồng chính kiến bị đàn áp quá lâu nên bớt sợ để thách thức chế độ một cách trực tiếp. Các chế độ độc tài duy trì quyền lực chủ yếu là qua sự sợ hãi, lúc đầu một bộ phận của phía đối lập không còn sợ hãi nữa, và sau đó là những người dân thường, gần như chắc chắn là điềm báo trước một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Rõ ràng, câu chuyện của ông Trần có thể được hiểu trong bối cảnh của vụ Bạc Hy Lai. Mặc dù hoàn toàn không liên quan, nhưng hai sự kiện này đã củng cố nhận thức rằng, hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay đang bước vào thời kỳ rủi ro chính trị lớn. Trường hợp ông Bạc, sự tranh giành quyền lực trong giới cai trị đã làm suy yếu nghiêm trọng sự thống nhất của đảng, một điều kiện tiên quyết cho sự sống còn. Trường hợp ông Trần, hành động không hề sợ hãi của một người đàn ông có khả năng sẽ giúp truyền cảm hứng cho nhiều người khác đứng lên để bảo vệ quyền của họ.
Đại hội Đảng lần thứ 18 đang đến gần, khi đội ngũ lãnh đạo mới sẽ được thành lập thì hai sự cố này đã cơ bản thay đổi nhận thức của chúng ta về sự bền vững của chế độ hiện hành. Cách đây không lâu, một số nhà Hán học hàng đầu đã đưa ra học thuyết về “khả năng chịu đựng của chế độ độc tài” để giải thích lý do tại sao và làm thế nào mà chế độ này ở thời kỳ hậu Thiên An Môn đã rất thành công trong việc duy trì quyền lực. Ngoài nhiều điều tranh luận, họ đã lập luận rằng, thời kỳ hậu Thiên An Môn, đảng đã thể chế hoá quá trình chuyển giao quyền hành, gia tăng việc trọng dụng nhân tài, và học cách đối phó với công luận.
Kết quả của sự cố Bạc Hy Lai và Trần Quang Thành cho chúng ta thấy rằng sự cầm quyền của đảng hiện không bền vững, và rất mong manh. Quá trình chuyển giao quyền lực vẫn không thể đoán trước. Chế độ nhân tài về cơ bản là một huyền thoại, nếu không, làm sao có thể giải thích sự thăng tiến gần như thành công của ông Bạc vào Ban thường vụ Bộ Chính trị? Và rằng ông Trần đã bị đối xử tệ bạc bất hợp pháp quá lâu, mặc dù phản đối công khai trên không gian mạng, cho thấy rằng Đảng không còn có khả năng nghe thấy những sự việc mà sự can thiệp của họ thì rất cần thiết, nhằm ngăn chặn một thảm kịch nhân loại và một cuộc khủng hoảng chính trị.
Nhận thức rõ nét về đảng cầm quyền phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đang treo lơ lửng đó là, rất có thể hậu quả chính trị quan trọng nhất đến từ câu chuyện của ông Trần Quang Thành. Dĩ nhiên, hoàn toàn về mặt tâm lý. Nhưng khi chúng ta xâu chuỗi tất cả các vấn đề rắc rối lại với nhau, những khó khăn sâu sắc về cấu trúc kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt, cảm giác về sự không chắc chắn và lo lắng trong giới lãnh đạo gia tăng, trí thức đã thức tỉnh, và một cộng đồng các nhà bất đồng chính kiến được khuyến khích, có thể không quá phóng đại để nói rằng, Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn chính trị hoàn toàn khác với hai thập kỷ sau sự kiện Thiên An Môn.
Tác giả: Ông Minxin Pei là giáo sư môn chính phủ học ở Claremont McKenna College
Nguồn ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ
Nguồn: The Diplomat
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Người dịch: Dương Lệ Chi
Sự việc về ông Trần Quang Thành đã phơi bày sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc mong manh như thế nào. Sự kém cỏi của bộ máy đàn áp của nước này đã bị vạch trần.
Câu chuyện về ông Trần Quang Thành, một luật sư mù tự học, đã trốn thoát một cách táo bạo khỏi những kẻ giam giữ ông tại ngôi nhà ở một ngôi làng thuộc tỉnh Sơn Đông, đi tới Đại Sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh trong tháng này, gần như chắc chắn để lại dấu ấn trong lịch sử Trung Quốc. Các thế hệ tương lai có thể sẽ so sánh ông Trần với người sinh viên đơn độc đã đứng trước xe tăng tại Quảng trường Thiên An Môn hôm 4 tháng 6 năm 1989. Không rõ liệu một kịch bản phim nào truyền cảm hứng hơn có thể được viết, sẽ đánh giá đúng sự can đảm và thách thức đã thể hiện qua câu chuyện của ông Trần.
Thỏa thuận rõ ràng giữa Bắc Kinh và Washington cho phép ông Trần đến Hoa Kỳ với tư cách là một sinh được cấp học bổng du học trong một tương lai không xa, có thể đặt dấu chấm hết cho câu chuyện cảm động này, nhưng hậu quả từ sự kiện này, cả về vấn đề ngoại giao của Trung Quốc và khả năng cầm quyền của Đảng Cộng sản để duy trì quyền kiểm soát trong một môi trường chính trị ngày càng không ổn định, sẽ quan trọng và lâu dài.
Trên mặt trận ngoại giao, sự linh hoạt tương đối của Bắc Kinh thể hiện qua việc xử lý cuộc khủng hoảng này chắc chắn đã ngăn một kết quả thậm chí còn nguy hiểm hơn. Mối quan hệ rất quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc đã cứu vãn tai họa cho bộ phận khác.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không nên lấy lý do này để ăn mừng.
Những thiệt hại đối với hình ảnh của chính phủ Trung Quốc ở nước ngoài là khôn lường. Trong thời gian gần một tuần, thế giới đã tập trung vào vở kịch về sự trốn thoát của ông Trần để lộ ra. Tất cả mọi người trên thế giới quan tâm đến sức khỏe của ông Trần vì ông là biểu tượng mạnh mẽ cho sự dũng cảm và công bằng xã hội.
Đây không thể là tin tốt lành cho các lãnh đạo Trung Quốc, hiện được xem như là những kẻ đồng lõa trong vụ ngược đãi ông Trần, do những tên côn đồ đã được các quan chức chính quyền địa phương thuê mướn. Trung Quốc có thể đầu tư hàng chục tỷ đô la, gồm cả các tác phẩm ngông cuồng như trong Thế vận hội Bắc Kinh và hội chợ triển lãm Thượng Hải, để gia tăng vị thế quốc tế của họ. Tất cả các cuộc tấn công bằng “sức mạnh mềm” như thế đều bị phá hủy chỉ với một người đàn ông mù đơn độc, đã dám phơi bày cho cả thế giới thấy sự tàn ác và thô bạo của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay.
Đối với đảng, hậu quả chính trị trong nước có lẽ còn đáng lo ngại hơn. Sự trốn thoát của ông Trần đã để lộ sự thiếu năng lực của bộ máy đàn áp của đảng. Nếu hơn một trăm tên côn đồ không thể canh giữ một người đàn ông mù, người ta tự hỏi liệu bộ máy tốn kém này có thể làm được điều gì khác.
Một diễn biến đáng lo ngại cho chính phủ Trung Quốc trong câu chuyện này là sự thất bại của hệ thống kiểm duyệt của họ trong việc ngăn chặn các tin tức về sự trốn thoát của ông Trần.
Dĩ nhiên là các nhà kiểm duyệt đã cố gắng hết sức, nhưng Twitter của Trung Quốc, các tiểu blog, đã không thể thực hiện công việc của họ, như trong vụ bê bối Bạc Hy Lai. Vẫn chưa có đủ bằng chứng cho thấy liệu sự trình diễn kém cỏi đó có làm tổn thương những người bảo thủ trong nội bộ Đảng hay không.
Trong khi có khả năng là họ có thể sử dụng hai sự cố này để hối thúc các biện pháp đàn áp cứng rắn hơn trong tương lai, thật khó có thể tưởng tượng rằng vị thế chính trị của họ gia tăng qua kết quả câu chuyện của ông Trần.
Rõ ràng là vở kịch về ông Trần cho thấy, nỗi lo sợ sự đàn áp đang tan biến ở Trung Quốc. Ông Trần đã trốn thoát với sự giúp đỡ của một mạng lưới bạn bè và các nhà hoạt động nhân quyền, những người đã không sợ nguy hiểm đến mạng sống và sự tự do của họ để đưa ông trốn khỏi nguy hiểm và vào Đại Sứ quán Mỹ. Đáng chú ý hơn, sau khi câu chuyện của ông Trần lộ ra, nhiều nhà hoạt động như ông đã không hề sợ hãi khi giữ vai trò cầu nối giữa ông Trần với thế giới bên ngoài, mặc dù một vài người trong số này đã bị bắt giữ và bị cảnh sát đánh đập. Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, có lẽ đây là diễn biến đáng lo ngại nhất, những người bất đồng chính kiến bị đàn áp quá lâu nên bớt sợ để thách thức chế độ một cách trực tiếp. Các chế độ độc tài duy trì quyền lực chủ yếu là qua sự sợ hãi, lúc đầu một bộ phận của phía đối lập không còn sợ hãi nữa, và sau đó là những người dân thường, gần như chắc chắn là điềm báo trước một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Rõ ràng, câu chuyện của ông Trần có thể được hiểu trong bối cảnh của vụ Bạc Hy Lai. Mặc dù hoàn toàn không liên quan, nhưng hai sự kiện này đã củng cố nhận thức rằng, hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay đang bước vào thời kỳ rủi ro chính trị lớn. Trường hợp ông Bạc, sự tranh giành quyền lực trong giới cai trị đã làm suy yếu nghiêm trọng sự thống nhất của đảng, một điều kiện tiên quyết cho sự sống còn. Trường hợp ông Trần, hành động không hề sợ hãi của một người đàn ông có khả năng sẽ giúp truyền cảm hứng cho nhiều người khác đứng lên để bảo vệ quyền của họ.
Đại hội Đảng lần thứ 18 đang đến gần, khi đội ngũ lãnh đạo mới sẽ được thành lập thì hai sự cố này đã cơ bản thay đổi nhận thức của chúng ta về sự bền vững của chế độ hiện hành. Cách đây không lâu, một số nhà Hán học hàng đầu đã đưa ra học thuyết về “khả năng chịu đựng của chế độ độc tài” để giải thích lý do tại sao và làm thế nào mà chế độ này ở thời kỳ hậu Thiên An Môn đã rất thành công trong việc duy trì quyền lực. Ngoài nhiều điều tranh luận, họ đã lập luận rằng, thời kỳ hậu Thiên An Môn, đảng đã thể chế hoá quá trình chuyển giao quyền hành, gia tăng việc trọng dụng nhân tài, và học cách đối phó với công luận.
Kết quả của sự cố Bạc Hy Lai và Trần Quang Thành cho chúng ta thấy rằng sự cầm quyền của đảng hiện không bền vững, và rất mong manh. Quá trình chuyển giao quyền lực vẫn không thể đoán trước. Chế độ nhân tài về cơ bản là một huyền thoại, nếu không, làm sao có thể giải thích sự thăng tiến gần như thành công của ông Bạc vào Ban thường vụ Bộ Chính trị? Và rằng ông Trần đã bị đối xử tệ bạc bất hợp pháp quá lâu, mặc dù phản đối công khai trên không gian mạng, cho thấy rằng Đảng không còn có khả năng nghe thấy những sự việc mà sự can thiệp của họ thì rất cần thiết, nhằm ngăn chặn một thảm kịch nhân loại và một cuộc khủng hoảng chính trị.
Nhận thức rõ nét về đảng cầm quyền phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đang treo lơ lửng đó là, rất có thể hậu quả chính trị quan trọng nhất đến từ câu chuyện của ông Trần Quang Thành. Dĩ nhiên, hoàn toàn về mặt tâm lý. Nhưng khi chúng ta xâu chuỗi tất cả các vấn đề rắc rối lại với nhau, những khó khăn sâu sắc về cấu trúc kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt, cảm giác về sự không chắc chắn và lo lắng trong giới lãnh đạo gia tăng, trí thức đã thức tỉnh, và một cộng đồng các nhà bất đồng chính kiến được khuyến khích, có thể không quá phóng đại để nói rằng, Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn chính trị hoàn toàn khác với hai thập kỷ sau sự kiện Thiên An Môn.
Tác giả: Ông Minxin Pei là giáo sư môn chính phủ học ở Claremont McKenna College
Nguồn ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ
Nguồn: The Diplomat
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Posted by basamnews on 12/05/2012
Phản hồi
Hoang lan Moc chau đã nói
12/05/2012 lúc 07:21 Các chế độ độc tài duy trì quyền lực chủ yếu là qua sự sợ hãi, lúc đầu một bộ phận của phía đối lập không còn sợ hãi nữa, và sau đó là những người dân thường, gần như chắc chắn là điềm báo trước một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.Rất đúng.
Và điều này đang diễn ra trên quê hương chúng ta.
Vytnt đã nói