Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Hàng chục người Thượng ở tỉnh Gia Lai vừa bị bắt.




Tình trạng cấm đạo vẫn diễn ra công khai tại khu vực Tây Nguyên, qua các bản tin của giáo phận Kontum. Lễ Phục Sinh và lễ Giáng Sinh là những lễ trọng của người Công Giáo được cử hành trọng thể khắp thế giới. Nhưng ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam, giáo dân ở các làng Công Giáo hoặc Tin Lành người Thượng vẫn bị cấm cản.


Ngày 4 tháng 4, 2012, Giám Mục Hoàng Ðức Oanh gửi văn thư tới các cấp lãnh đạo cao nhất của nhà cầm quyền Việt Nam, trong đó ngài viết: “Như 'con giun bị dày xéo,' nó cũng quằn quại để thoát chết! Người có đạo chúng tôi, một khi bị dồn ép quá, bị dồn ép gần 40 năm rồi, cũng muốn được thở, được 'sống cho ra sống'! Chính quý ngài đã học và từng dạy 'Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh' và 'Ðấu tranh là hạnh phúc!' Ðơn giản vậy thôi! Có ai lại đi chụp cho con giun 'cái mũ chống đối người giẫm lên nó' đâu! Ðừng ai chụp cho cái mũ phản động hay chống đối người thi hành công vụ, cũng đừng ai vu cho cái tội âm mưu lật đổ chính quyền hoặc diễn tiến hòa bình này nọ! Oan lắm!”




++++++++++++




Bị cáo buộc 'chống phá nhà nước,' 62 người Thượng bị bắt


Wednesday, May 09, 2012 6:38:22 PM




Bookmark and Share
GIA LAI (NV) - Nhà cầm quyền Việt Nam đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát cơ động cấp trung đoàn bắt hàng chục người Thượng ở tỉnh Gia Lai và cáo buộc họ thuộc tổ chức “Fulro phản động” đòi tự trị.


Rựa và nỏ là các dụng cụ đi rừng làm rẫy của người Thượng bị báo Gia Lai Online nói là “hung khí” bị tịch thu. (Hình Gia Lai Online)



Ðây là vụ bắt giữ người Thượng đông đảo nhất kể từ cuộc nổi dậy của các sắc tộc thiểu số ở 3 tỉnh Tây nguyên vào năm 2001 mà hàng trăm người đã bị bắt và bỏ tù.

Bản tin TTXVN loan tin: “Sáng ngày 8 tháng 5, 2012, lực lượng công an tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Tây Nguyên-Bộ Công An (E20) đã bắt một số người ở các làng Kret Krot, Kdung 1, Bơ Chack (xã H'ra, Mang Yang) được cho là hoạt động chống phá chính quyền.”

TTTXV không nêu ra con số người bị bắt nhưng báo Người Lao Ðộng và VNExpress nói có 62 người đã bị bắt và đem về giam giữ ở “Trại giam Gia Trung-Bộ Công An và Trại giam T20-Công An tỉnh Gia Lai.”

Cơ quan An Ninh Ðiều Tra-Công An tỉnh Gia Lai, không thấy nói rõ con số trên TTXVN, “đã ra quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam một số người vì hành vi 'lợi dụng tà đạo Hàmòn để hoạt động Fulro,' chống phá chính quyền.”

Bản tin này nói: “Theo cơ quan điều tra, Runh (32 tuổi, trú tại làng Kret Krot) được xác định cầm đầu nhóm này, khai nhận đã 'tuyên truyền kêu gọi dân 3 làng tham gia hoạt động Fulro, lập Nhà nước riêng cho người Tây Nguyên do Ksor Kơk làm tổng thống.' Runh khai là giao nhiệm vụ cho Jơnh, Byưk (làng Kret Krot) cùng tham gia và phân công Chi, Lý, Ngo, Vung, Thin canh gác, khi phát hiện cán bộ vào làng thì thông báo cho nhóm biết. Nhóm cũng được cho là có những hành vi khống chế, o ép dân trong làng theo tổ chức phản động, thu tiền của dân trái phép...”

TTXVN nói: “Cơ quan An Ninh Ðiều Tra công an tỉnh Gia Lai đã thu giữ nhiều giáo, mác, kiếm, nỏ... là công cụ được cho là sử dụng chống người thi hành công vụ.” Nhưng nhìn tấm hình do báo Gia Lai điện tử chụp kèm theo bản tin “Bắt giữ các đối tượng tham gia kích động chống phá nhà nước” thì thấy đó là những trang bị làm rẫy và đi rừng của người Thượng bình thường mưu sinh hàng ngày.

Họ bị truy tố theo Ðiều 87 của Luật Hình Sự CSVN với bản án sẽ từ 5 năm đến 15 năm tù.

Sau cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người Thượng ở Tây Nguyên năm 2001 đòi tự do tôn giáo và đòi lại đất canh tác đã bị nhà cầm quyền tước đoạt, các cuộc bắt giữ người Thượng theo đạo Tin Lành và Công Giáo thỉnh thoảng vẫn thấy xảy ra. Báo chí tại Việt Nam vẫn thấy loan tin rất nhiều người Thượng đã bị bỏ tù và không ít người bị đem ra giam giữ ở nhà tù Nam Hà.

Không có một nguồn tin độc lập nào để kiểm chứng để biết những người mới bị bắt có phải thuộc tổ chức “Fulro” “đòi độc lập” hay không và họ có dùng “hung khí” gì trong cuộc bố ráp bắt người mới diễn ra hay không.

Cách đây ít tuần lễ, báo điện tử của Giáo Phận Kontum đưa tin nhà cầm quyền đã cản trở không những linh mục mà cả giám mục địa phận đi làm lễ cho giáo dân tại các làng Thượng. Một linh mục trên đường đi làm lễ trở về đã bị mấy kẻ lạ mặt chận đánh thương tích trầm trọng.

Tình trạng cấm đạo vẫn diễn ra công khai tại khu vực Tây Nguyên, qua các bản tin của giáo phận Kontum. Lễ Phục Sinh và lễ Giáng Sinh là những lễ trọng của người Công Giáo được cử hành trọng thể khắp thế giới. Nhưng ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam, giáo dân ở các làng Công Giáo hoặc Tin Lành người Thượng vẫn bị cấm cản.



Bản tin của báo điện tử VNExpress ngày 9 tháng 5, 2012 bị gỡ xuống và thay bằng một bản tin khác không nói số người bị bắt là 62 mà chỉ là “một số.” (Hình copy lại bản tin báo VNExpress bị gỡ xuống)



Ngày 4 tháng 4, 2012, Giám Mục Hoàng Ðức Oanh gửi văn thư tới các cấp lãnh đạo cao nhất của nhà cầm quyền Việt Nam, trong đó ngài viết: “Như 'con giun bị dày xéo,' nó cũng quằn quại để thoát chết! Người có đạo chúng tôi, một khi bị dồn ép quá, bị dồn ép gần 40 năm rồi, cũng muốn được thở, được 'sống cho ra sống'! Chính quý ngài đã học và từng dạy 'Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh' và 'Ðấu tranh là hạnh phúc!' Ðơn giản vậy thôi! Có ai lại đi chụp cho con giun 'cái mũ chống đối người giẫm lên nó' đâu! Ðừng ai chụp cho cái mũ phản động hay chống đối người thi hành công vụ, cũng đừng ai vu cho cái tội âm mưu lật đổ chính quyền hoặc diễn tiến hòa bình này nọ! Oan lắm!”

Giám Mục Hoàng Ðức Oanh kể lại việc Linh Mục Nguyễn Quang Hoa bị đánh ngày 23 tháng 2, 2012 và việc nhà cầm quyền xã Dak Hring huyện Dak Hà từ chối cho tổ chức Lễ Phục Sinh và tố cáo nhà cầm quyền đã phóng đại “Nhóm Hàmòn” là “Tà đạo Hàmòn.”

Luận điệu gán ghép những người bị bắt vào nhóm Fulro hoặc do ông Ksor Kok ở Mỹ cầm đầu thường đi kèm theo các bản tin bắt người Thượng để truy tố họ tội “phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia.” (TN)



nguoi-viet







XEM THÊM : Linh mục Nguyễn Quang Hoa ở Kontum bị đánh đập một cách tàn nhẫn trên đường đi dâng lễ về.


http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/02/kontum-vu-lm-nguyen-quang-hoa-bi-anh-la.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét