Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Video Giới trẻ ủng hộ ngày dã ngoại nhân quyền 5/5/2013. Một Thanh Niên nói: “Nếu họ (nhà cầm quyền) có bắt thì tôi vẫn đến." --------- Phỏng vấn chị Phạm Thanh Nghiên, một trong những người đầu tiên khởi xướng ý tưởng này.


Bọn lưu manh công an côn đồ và " quần chúng tự phát " đang chuẩn bị để đàn áp , bắt bớ , dập tắt những buổi cắm trại dã ngoại nhân quyền ?

Giới trẻ ủng hộ ngày dã ngoại nhân quyền 5/5/2013




VRNs (04.05.2013) – Sài Gòn – Công an Sài Gòn lo sợ về buổi dã ngoại nhân quyền bao nhiêu thì giới trẻ lại ủng hộ bấy nhiều buổi dã ngoại sẽ diễn ra sáng mai tại Hà Nội, Nha Trang và Sài Gòn. Riêng ở Sài Gòn sẽ diễn ra ngay trước Dinh Độc Lập. Sự ủng hộ sự kiện này của giới trẻ không phải là quá khích hay hùa theo số đông, mà trong từng người, họ ý thức rõ việc mình làm và biết mình có quyền gì khi quyết định tham gia.



Mấy ngày nay, nhiều bạn trẻ trong Sài Gòn rất háo hức, mong chờ được tham dự Buổi Dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người, diễn ra tại công viên Công viên 30 tháng 4, Đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1.


Một bạn trẻ ghi danh tham dự Buổi Dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người chia sẻ: “Những Buổi Dã ngoại mang hình thức xã hội này rất hữu ích và thú vị, nó giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn và có tinh thần dân chủ hơn.”


Đồng tình với quan điểm trên, một Thanh Niên nói thêm: “Chúng tôi là những công dân tự do nên có quyền tham gia những buổi sinh hoạt mang lại nhiều ích lợi cho cộng đồng.”


Các bạn trẻ rất mong muốn có nhiều người đến tham dự Buổi Dã ngoại đặc biệt sự có mặt của nhà cầm quyền cùng nhau trao đổi về Quyền con người và tình trạng Nhân quyền trong nước. 


Facebooker Yeu NuocViet nói: “Tôi mong muốn sẽ có rất nhiều người dân đến dự Buổi Dã ngoại với gia đình, bạn bè trong niềm vui, niềm hân hoan không phải trong nỗi sợ sệt, đàn áp và bắt bớ. 


Đặc biệt tôi mong muốn nhà cầm quyền cùng tham dự và có một buổi nói chuyện thực sự về quyền con người của nhân dân để chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất Quyền con người.”


Trong Buổi Dã ngoại các bạn trẻ mong rằng được gặp và được nghe những người có nhiều kinh nghiệm trong việc đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền tại VN. Một bạn nói: “Tôi muốn nghe những người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về Nhân quyền, để họ kể và và chia sẻ những kinh nghiệm của họ về cuộc sống, về khát vọng muốn cải thiện Nhân quyền tại Việt Nam hiện nay, bởi vì tôi nhờ internet được biết VN là một nước rất kém về Nhân quyền.”


Các bạn trẻ rất quan ngại về việc bị nhà cầm quyền cấm cản và bắt bớ không cho đến tham dự Buổi Dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người. Một Thanh Niên nói: “Nếu họ có bắt thì tôi vẫn đến. 


Nếu họ bắt tôi thì chứng tỏ rằng họ vi phạm đến quyền tự do đi lại, tự do hội họp một cách ôn hòa… những điều này đã được VN ký kết với LHQ vào năm 1977”


Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã gia nhập Liên Hiệp Quốc (LHQ). Tuy đã gia nhập LHQ và hứa hẹn thực thi những điều được ghi trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các công ước liên hệ, nhưng trên thực tế thì lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn liên tục vi phạm những điều khoản về quyền con người trong bản tuyên ngôn mà họ đã ký kết tôn trọng. Đáng kể và nghiêm trọng nhất là sự vi phạm những quyền được quy định ở điều 68 (tự do đi lại và cư trú), điều 69 (tự do ngôn luận, báo chí; quyền được thông tin; quyền hội họp, lập hội, biểu tình), 70 (tự do tính ngưỡng, tôn giáo) hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCNVN.


Facebooker Yeu NuocViet nói: “Tôi đã bị nhà cầm quyền bắt bớ và giam tôi cách vô cớ trong những phiên tòa xét xử các Blogger CLB Nhà Báo Tự Do, cũng như trong các cuộc biểu tình chống Trung Cộng. Mấy ngày nay, an ninh mặc thường phục canh nhà tôi 24/24, nhưng tôi vẫn quyết tâm đến tham dự Buổi Dã ngoại ngày 05.05. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu tôi bị bắt bớ thì tôi sẽ la lên để tố cáo những người bắt tôi cho những người xung quanh biết vì họ không có lý do gì để bắt tôi, và tôi sẽ thông báo ngay đến những người thân của tôi với tình trạng hiện nay của tôi. 


Tôi sẽ bất hợp tác với công an an ninh vì họ đã vi phạm nghiêm trọng đến Nhân quyền của con người, sau đó tôi sẽ thông tin đến các cơ quan truyền thông để họ nắm bắt thông tin và lên tiếng kịp thời về những vi phạm Nhân quyền của nhà cầm quyền VN.”


Có nhiều nội dung mà các bạn trẻ quan tâm trong Buổi Dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người, đó là: nội dung Quyền con người, pháp luật VN, kiến nghị 72, Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, các Tuyên bố của các Công dân Tự do… Một Thanh Niên nói: “Tôi muốn được học và hiểu nhiều hơn về nội dung Quyền con người và pháp luật VN, để tôi và những người tham dự hiểu được bản chất các quyền cơ bản mà họ có quyền được hưởng vì thế họ sẽ bớt sợ hãi khi bị nhà cầm quyền ức hiếp, chống lại sự chà đạp đến nhân quyền của nhà cầm quyền…”


Được biết, từ chiều hôm qua, an ninh ở Sài Gòn đã chỉ đạo công an khu vực đến từng nhà của các thanh niên, mà họ phán đoán là có thể tham gia buổi dã ngoại nhân quyền sáng mai, để khống chế, đe dọa. Một viên an ninh cao cấp ở Sài Gòn đã gọi điện thoại đến vị bề trên thượng cấp và đe dọa rằng, nếu DCCT tổ chức hoạt động này thì họ sẽ thẳng tay. Tuy nhiên, Cha Giám Tỉnh DCCT cho biết, DCCT chưa có kế hoạch nào về hoạt động này. Khi có, DCCT sẽ thông báo công khai để đông đảo mọi người tham dự.


HT, VRNs

Theo Dòng Chúa Cứu Thế
Thứ Bảy, 04/05/2013          


_____________________



Dã ngoại cho quyền con người

2013-05-04
645634_305.jpg
Các bạn trẻ tập trung tại công viên trên đường Phạm Ngọc Thạch, TPHCM trong một lần chuẩn bị biểu tình chống TQ trước đây.
Photo courtesy of CLBNBTD


Sáng mai Chúa Nhật ngày 5 tháng 5 ba địa điểm tại Hà Nội, Nha Trang và Sài Gòn sẽ có các buổi dã ngoại của bạn trẻ với mục đích gặp gỡ nhau trao đổi kiến thức, kinh nghiệm cũng như suy nghĩ về quyền con người. Một trong những người đầu tiên khởi xướng ý tưởng này là Phạm Thanh Nghiên, chị đã dành cho Mặc Lâm cuộc phỏng vấn về vấn đề này.

Khát khao quyền con người

Mặc Lâm: Thưa chị Thanh Nghiên, sáng ngày mai 5 tháng 5 sẽ là  thời điểm thử thách cho các buổi dã ngoại được biết sẽ đồng loạt diễn ra tại ba địa điểm: Hà Nội, Nha Trang và Sài Gòn. Chị có thể cho biết câu chuyện này như thế nào khi chị là một trong những người phát kiến việc này?

Phạm Thanh Nghiên: Tôi rất may mắn là một trong những người khởi xướng ra chương trình này. Như chúng ta đã biết khi sinh ra thì đương nhiên chúng ta đã có quyền con người rồi và Việt Nam thì vấn đề chà đạp nhân quyền đã là câu chuyện thường ngày. Chúng tôi là những công dân trẻ của Việt Nam rất khát khao về quyền con người cho nên chúng tôi đã khởi xướng đầu tiên với lời tuyên bố “Công dân tự do” và sau này, ngày mai mùng 5 tháng 5 chúng tôi dự định tổ chức những cuộc dã ngoại để trao đổi về quyền con người với hình thức rất nhẹ nhàng và phổ biến cho mọi người có thể tham gia và có thề nói về quyền con người.
Chúng tôi là những công dân trẻ của Việt Nam rất khát khao về quyền con người cho nên chúng tôi đã khởi xướng đầu tiên với lời tuyên bố “Công dân tự do”.
-Phạm Thanh Nghiên
Không nằm ngoài mục đích nâng cao hiểu biết về quyền con người bởi vì chúng ta không thể nào khắc phục xã hội, cải thiện cuộc sống của mình nếu như chúng ta không hiểu biết được về quyền con người quyền mà chúng ta được hưởng.


Mặc Lâm: Theo như chúng tôi nhận thấy thì mỗi lần có chuyện tập trung mà nhà nước gọi là tụ tập dù bất cứ lý do gì thì đều gặp sự phản ứng mạnh mẽ từ chính quyền, chị có nghĩ rằng lần này cũng sẽ lập lại những điều từng xảy ra hay không?

Phạm Thanh Nghiên: Chúng tôi đã dự liệu một vài tình huống. Nếu như nhà cầm quyền họ ngăn cản thì chúng tôi cũng đã dự lượng rồi. Trên tinh thần ôn hòa đơn giản về quyền con người thôi. Chúng tôi muốn nói cho họ biết rằng chúng tôi là con người và chúng tôi là những công dân tự do. Chúng tôi chấp nhận tất cả những điều gì, những cách hành xử gì mà nhà cầm quyền áp đặt lên chúng tôi.

img_06131-250.jpg
Cô Phạm Thanh Nghiên và những người Bạn, ảnh chụp tháng 10 năm 2012. Courtesy Blog Nguyễn Tường Thụy.


Nếu các vị có theo dõi những thông báo của nhóm công dân tự do đưa ra thì đều cho thấy trên tinh thần cởi mở, ôn hòa và trên nền tảng khát khao về quyền con người. Có thể đặt ra tình huống ngoài ý muốn thì chúng tôi cũng phải chấp nhận. Có bị bắt bớ, bị đàn áp hay bất cứ hình thức nào khác thì chúng tôi cũng sẽ chấp nhận trên tinh thần ôn hòa và không bao giờ chống trả bằng vũ lực vì chúng tôi bất bạo động. Thứ hai, chúng tôi muốn cho mọi người thấy rằng hình ảnh của công dân tự do rất hiền hòa và họ chỉ nói khát vọng của mình. Nếu bị đánh đập, ngăn cản bắt bớ thì chúng tôi cũng sẵn sàng chấp nhận.

Dã ngoại trước sân nhà

Mặc Lâm: Chị có hy vọng rằng chương trình này sẽ được hưởng ứng từ bạn trẻ một cách mạnh mẽ hay không trong hoàn cảnh lúc này khi mà chính quyền rất lo lắng những cuộc phản ứng đông người?

Phạm Thanh Nghiên: Nếu mà nói mạnh mẽ thì tôi không dám hy vọng nhưng tôi cũng đã nhận được rất nhiều những ủng hộ, động viên và cả những lời hứa hẹn của nhiều bạn trẻ bằng tuổi chúng tôi và trẻ hơn chúng tôi nữa. Các bạn ấy nói rằng sẽ đến ba điểm là Nha Trang, Sài Gòn và Hà Nội. Bản thân tôi cũng nhận được những lời mời khi đưa bài viết lên facebook nêu lên dự định sẽ dã ngoại trước sân nhà, nhiều người viết rằng rất đồng ý và sẽ tới dã ngoại với chúng tôi.

Một số người khác thì nói rằng họ chưa vượt qua được nỗi sợ hãi để đến công khai những địa điểm vừa nêu trên nhưng họ sẽ cùng với gia đình dã ngoại trước sân nhà như tôi vậy. Khi chúng tôi đưa ra thông báo dã ngoại thì đã nhận được rất nhiều thông báo bằng điện thoại khắp nơi, rất nhiều điện thoại trong nước về cuộc dã ngoại nhân quyền vào ngày mùng 5 tháng 5 này.
Nếu mà nói mạnh mẽ thì tôi không dám hy vọng nhưng tôi cũng đã nhận được rất nhiều những ủng hộ, động viên và cả những lời hứa hẹn của nhiều bạn trẻ.
-Phạm Thanh Nghiên

Mặc Lâm: Chúng tôi nhận thấy có một hình thức khác rất hiệu quả trong mục đích tập trung nhiều người nhưng không xuất hiện trước công chúng đó là hình thức nối các trang mạng xã hội. Chị có nghĩ một lúc nào đó giới trẻ sẽ dùng cách này để tập hợp và đấu tranh hay chia sẻ những kinh nghiệm với nhau hay không?

Phạm Thanh Nghiên: Dạ điều này rất là cần thiết. Nhất là trong bối cảnh mà sự di chuyển đi lại ở Việt Nam rất khó khăn. Riêng về những người hoạt động nhân quyền, đặc biệt những tù nhân lương tâm mới về như tôi hay những người mà nhà cầm quyền cho vào sách đen thì việc di chuyển rất khó khăn. Cho nên dự tính của chúng tôi đó là các mạng xã hội. Phải công nhận rằng mạng xã hội là một vũ khí rất quan trọng và hiệu quả để chúng ta kết nối với nhau và trao đổi tư tưởng, chia sẻ những kinh nghiệm sống và những hiểu biết của mình, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh và tiến bộ hơn


Mặc Lâm: Chúng tôi được biết thì hiện nay chị đang bị quản chế tại nhà, vậy thì bằng cách nào chị có thể tham gia một trong ba địa điểm như đã thông báo?

Phạm Thanh Nghiên: Tôi khẳng định rằng cho tới giờ phút này tôi sẽ không thể đi được vì đơn giản là tôi đi khám chữa bệnh mà họ còn ngăn cản huống hồ đến ba địa điểm như nêu trên. Chúng tôi nghĩ rằng đó là điều rất là khó khăn cho nên tôi đã tìm cho mình hình thức khác là làm dã ngoại trước sân nhà. Tôi cũng đã có bài viết mang tên “Dã ngoại trước sân nhà” và tôi sẽ cùng với mẹ tôi và vài người bạn sẽ trao đổi về quyền con người ngay trước sân nhà tôi. Tôi hy vọng rằng sẽ có người tới với chúng tôi trong ngày hôm đó và dù không tới được thì tôi vẫn nghĩ rằng sẽ có một cuộc dã ngoại rất thú vị và thành công, phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của tôi. Tôi khẳng định rằng bất cứ ai làm dưới hình thức như thế sẽ không bao giờ bị bắt bớ khi chỉ nói với người khác: “Tôi là một con người!”

Mặc Lâm: Xin cám ơn chị Phạm Thanh Nghiên và chúc chị may mắn.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét