Chị tôi Tạ Phong Tần: Dù ở đây hay ở đâu lập trường của chị vẫn không thay đổi
Đăng bởi lúc 1:36 Sáng 20/05/13
VRNs (20.05.2013) - Thanh Hóa - Đó
là lời của chị tôi – Tạ Phong Tần khi tôi ra thăm chị tại trại giam ở
Thanh Hóa. Sức khỏe không được tốt nhưng tinh thần vững vàng và quan
trọng như chị nói “lập trường không thay đổi”, chị nhắn tôi nói với mọi
người bên ngoài như vậy.
Tố cáo bạn tù dọa nạt, đánh đập bị chuyển trại
Phải khó khăn lắm gia đình mới biết được
chị Tần đã chuyển trại về mãi tận ngoài Thanh Hóa. Sau khi gom góp mãi,
cùng với sự giúp đỡ ân nhân tôi mới dám đi thăm chị. Vừa đặt chân xuống
sân bay Nội Bài tôi đã được đón tiếp bởi những người các anh em Sài Gòn
thân mật gọi là “anh em Hà Nội”. Đây là lần đầu tiên tôi gặp những
người anh em đó, nhưng mọi người cũng rất nhiệt tình với tôi. Tôi mong
chờ đến lúc được gặp chị Tần nên nhờ anh em ở Hà Nội sẽ đi luôn trong
đêm. Sau khi ăn tối chúng tôi rời Hà Nội, đi xe đêm về Thanh Hóa để mai
có thể làm thủ tục thăm gặp sớm nhất.
Đường xá về đêm khá vắng vẻ, 12h đêm
chúng tôi mới đến được gần khu trại giam chị Tần, kiếm một nhà trọ bình
dân chúng tôi nghỉ đêm hôm đó. Sáng hôm sau, chúng tôi tìm đường vào địa
chỉ khu trại giam. Lúc này thời tiết ngoài Bắc khá nóng và khó chịu,
tôi nghe một anh trong đoàn nói vì bị ảnh hưởng của gió Lào.
Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm được nơi
cần tìm. Qua cổng bảo vệ lúc này tôi mới nhẹ nhõm vì tên chị mình có
trong danh sách ở đây.
Cả làm thủ tục và chờ đợi tôi cũng mất
gần 2 tiếng đồng hồ, mãi sau mới được gặp chị Tần, mừng mừng tủi tủi
nhìn thấy người chị thân yêu của mình, hai chị em nói chuyện. Chị kể:
Chị bị chuyển trại từ ngày 2/5 đến ngày
3/5 thì đến đây, họ đưa chị đi bằng xe tù. Dạo này chị cảm thấy không
được khỏe vì thời tiết bất thường, không có nước để tắm giặt, rửa, lúc
nào cũng trong tình trạng thiếu với hết nước. Chị bảo: “như sáng nay ngủ
dậy không có nước rửa mặt, nước để vệ sinh, đồ mặc từ hôm qua tắm chưa
được giặt.”
Chị dặn tôi: “Mùa đông ở đây rất lạnh, lần sau có ra thì mang 10 đôi găng tay loại dầy, 10 đôi vớ cho chị nhé.”
Chị tiếp tục nói: Những người đau khớp
muốn tránh rét người ta phải đi vô trong Nam, mình ở trong Nam nó đưa
mình ra đây, trong khi nó biết rõ mình bị đau khớp, tại vì ở trong đó nó
cho tù hăm dọa, đánh đập chửi bới nên chị phải làm đơn tố cáo gửi cho
ban giám thị khi còn ở trại Xuân Lộc. Nguyễn Thị Úy và Bạch Thị Lam Uyến
làm đơn tố cáo gửi cho ban giám thị, họ không xử lý mà chuyển ra đây,
nhưng chỉ có một mình chị bị chuyển. Đáng nhẽ việc như thế ban giám thị
phải xử lý vì tù với tù có thái độ hăm dọa, đánh đập là phải xử lý vì nó
vi phạm nội quy, phải xử lý cái người có hành vi hăm dọa chửi bới nhưng
nó không xử mà chuyển chị đi.
Thật xót xa cho chị tôi, suốt một thời
gian lên tiếng đấu tranh bất công xã hội đến khi đấu tranh bất công cho
mình thì bị chuyển trại giam. Tôi nén nỗi buồn để nghe chị hỏi:
- Lúc đi lên đây có ghé cha không?
- Có chứ, ghé thường xuyên và
tất cả mọi người đều gửi lời thăm chị. Mọi người vẫn nhắc chị suốt, chị
yên tâm không ai quên chị đâu.
- Anh Điếu Cày hiện tại đang ở đâu?
- Ở Nghệ An chị ạ.
- Nghệ An thì gần đây, lần sau
có đi thì rủ chị Tân cùng đi. Số sách vở ở nhà chị Tân nó còn để nguyên
đó hay là phá hết rồi. Đợt trước có nói với thằng Đạt đưa cho chị Tân
cái bộ sách Truyện các Thánh, không biết nó có nhớ không; để trên kệ
sách, bảo chị Tân kiểm tra trong đó chị có kẹp ít tiền, xem còn không
lấy để trang trải chi phí cho lần đi thăm chị.
- Chắc bị mất rồi.
- Không có đâu, để trong nhà mất gì.
- Em thấy sách vở của chị bị lục tung lên rồi.
- Cứ về hỏi chị Tân, ai lục và ai dám lục?
- Sao cái lúc khám nhà người ta,
người ta ở đó không lục, người ta đi rồi mới đến lục, kiếm cái gì? Nói
với chị Tân có nhờ Đạt đến lấy bộ sách đó đem về, hỏi lại xem có nói lại
với chị Tân không?
Tinh thần vững vàng – lập trường không đổi
Chị dặn tôi: Về hỏi chị Tân Bản án phúc
thẩm, nó giao cho chỗ anh Hải chưa? Do ba người chung một vụ án nên bản
án của anh Hải cũng là bản án của chị. Nhớ hỏi điều đó là đã giao hay
chưa? Nếu chưa giao thì phải đến tòa án chỗ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa lấy
bản án về, bảo Dũng đi lấy.
Rồi chị cho tôi biết: Ở trại Bố Lá –
Xuân Lộc chị đã viết hai cái đơn đề nghị với trại đó chuyển đơn về tòa
án rồi, nhưng phía tòa án vẫn không giao lại bản phúc thẩm. Khi đến trại
này (trại số 5 – Thanh Hóa) gửi đơn đến lần thư 3 nhưng trại này không
chuyển. Hai lần viết đơn lần ở trại Bố Lá, lần ở trại Xuân Lộc nhưng tòa
án vẫn chưa giao bản án phúc thẩm, ở trại Thanh Hóa cũng đã viết đơn
nhưng trại giam ở đây không chịu chuyển đơn lý do không chuyển là không
đồng ý nội dung đơn nên không chịu chuyển đơn, mà đó là chuyện giữa chị
và tòa án cán bộ ở đây không có quyền can thiệp, khi nào nói đến cán bộ ở
đây, thì ở đây mới có quyền can thiệp. Em không làm được thì nói những
cái đó để Cha và các anh em làm đơn giúp.
Rồi đơn đề nghị giám đốc thẩm chị không
tự viết được, vì không có bản án, không biết bản án nói gì nên không
viết được. Nói Dũng đi lấy bản án đó về mời luật sự viết cái đơn cho anh
ấy liền đề nghị giám đốc thẩm.
Nếu mà lấy được về nhớ photo ra đưa cho Cha một bản, một bản photo gửi ra đây, còn bản chính phải cất giữ.
Chị tôi vẫn như thế, còn nguyên vẹn khí chất không hề thay đổi khí phách dù có ở nơi nào, chị vẫn rành rọt trong mọi vấn đề.
Khi tôi e sợ rằng không có cái bản mà
chị nói, chị quả quyết: “Phải có chứ, nó không giao cho tù nhân thì phải
giao cho người nhà, đó là quy định bắt buộc không thể không đưa. Không
đưa là việc của nó, còn đòi là việc của mình. 3 người chung một vụ án
nhưng phải giao cho mỗi người một bản.”
Lúc này tôi mới nhớ ra, sau khi chị bị
bắt trong chuyến lên dọn đồ đạc cho chị tôi nhìn thấy toàn sách luật,
bản thân chị từng là công an nên tất cả những điều gì liên quan đến điều
khoản hay luật lệ không ai có thể cãi lý với chị được.
Chị dặn tôi hai ba tháng đi một lần,
không cần tháng nào cũng đi, tháng sau đi nhớ gửi thuốc. Ghi lại địa chỉ
của chị tôi phải hỏi thêm chị cần những gì nữa. Chị bảo nếu lần sau
không ra được thì gửi đồ ăn, đồ dùng, thuốc, gửi tiền 2 triệu.
Ngoài này đồ ăn cũng mắc lắm không như ở
trong đó đâu, cà chua 1 ký 25 ngàn, dưa leo 20 ngàn 1 ký. Mỗi lần lên
Sài Gòn nhớ ghé gặp Cha Thanh và cha Thoại.
Trong cuộc trò chuyện chị nhắc đến các Cha suốt còn hỏi tôi về tình hình của các Cha.
“Cha Phụng khỏe không? Cha Phụng ở Hà
Nội lâu lâu mới vào Sài Gòn, các Cha trong Sài Gòn biết cha Phụng. Ở Sài
Gòn là nơi đào tạo ra tất cả các linh mục trong Dòng Chúa Cứu Thế. Đó
là gốc, còn ở Hà Nội là chi nhánh. Nếu có dịp ra Hà Nội thì nhớ ghé Giáo
xứ Thái Hà ở quận Đống Đa, hỏi dân Hà Nội thì ai cũng biết. Hỏi Cha
Thoại hoặc chị Tân về Chùa Liên Trì ghé thăm thầy Thích Không Tánh. Có
gì khó khăn nói với Thầy giúp đỡ, Thầy giúp được. Hỏi chị Tân không lên
được thì ghé thăm Thầy.”
Tôi cũng định nói với chị là cha Thoại
đã nhờ cha ở Thái Hà sắp xếp cho chỗ nghỉ đêm nay rồi nhưng muốn để chị
nói về chị nhiều hơn. Chị hỏi thăm về chị Tân vợ anh Điếu Cày, có khỏe
không, có đi lại được không? Hỏi thăm những người trong gia đình dạo này
sao, tôi ra đây đi bằng gì. Chị cũng nhắc tôi rằng: ngoài này mọi người
đông đúc lắm, lần sau ra nhớ liên lạc với mọi người nếu đi cùng được
thì đi. Nếu đi về thì đi tàu lửa cho nó an toàn, và khỏe hơn xe.
Chị nhắc hỏi tôi về Tuấn: Có mua đồ gửi
cho thằng Tuấn không? Có nhiều thứ phải mua gửi cho nó như xà bông, lần
sau không cần gửi xà bông này nữa vì ở đây có bán, chỉ trại nào không
bán mới gửi thôi. Nhớ là lần nào đi về hay đi lên thì cũng phải ghé thầy
Thích Không Tánh, ghé thăm chị Tân, ghé thăm Cha. Không đi được phải
giữ liên lạc, gọi điện thoại hỏi thăm.
Chi nhắc nhở tôi: Về nói chị hỏi thăm
thầy, gửi lời hỏi thăm mọi người với hỏi thăm Cha, nói mọi người ở nhà
yên tâm. Ở đây hay ở đâu thì chị cũng vậy, lập trường không thay đổi.
Nhớ hàng tháng gửi cái đơn đề nghị giám đốc thẩm, nhiều khi gửi nó
không xem xét nhưng bắt buộc phải gửi lý do là bản án đó là một sự bất
công của nhà nước này đè lên gia đình mình, bắt buộc phải gửi, không xem
xét cũng phải gửi chẳng những gửi đến nhưng cơ quan đó mà còn gửi đi cơ
quan thông tin báo chí trong ngoài nước, ai cần đưa hết cho họ.
Chị hỏi tôi: Việc của thằng Tuấn có đề nghị giám định lại không?
Tôi nói cho chị biết: Ông luật sư nói
những giấy tờ liên quan đến vụ này không cái nào khớp với cái nào hết.
Đến khi ra tòa ông để cho ông luật sư nói chứ ông không cần phải giám
định.
Chẳng qua vụ thằng Tuấn nó nhỏ nhưng nó
làm cho to ra mục đích nó gây khủng hoảng cho gia đình mình, khủng bố
nhà mình giống như việc đưa chị với anh Hải ra ngoài này. Ở trong miền
Nam không có trại giam hay sao, chẳng lẽ không đủ chỗ cho 1-2 người ở
nhưng nó cố tình làm như vậy để gây khó khăn cho gia đình, khó khăn thăm
nuôi, rồi có ốm đau bệnh hoạn thì chết không ai biết.
Cuộc sống chị tôi trong trại số 5
Tôi cũng nói với chị rằng: mọi người gửi lời hỏi thăm chị, nhắc chị giữ gìn sức khỏe, mọi người lúc nào cũng hướng về chị.
Chị nói: Chị biết, biết chứ, ở trong đây
trong tù nhưng biết nhiều thứ. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGM VN) đã
làm quả thiệt là hay. Nói với Cha chị con nói các Ngài trong HĐGM VN vừa
rồi làm quả thiệt là hay, nói vậy là cha hiểu rồi. Nói với Cha và anh em là chị con ở đây trước sau như một, lúc nào cũng vậy.
- Trong đó, Chúa Nhật cuối tháng còn làm lễ cầu nguyện không?
- Còn chứ, cầu nguyện cho chị nhiều lắm.
- Chị Tân đã ra ngoài này lần nào chưa
- Chưa lần nào, chị ấy nói đang
đi kiếm anh Hải ở trại giam nó không cho thông tin, cự đến cùng thì anh
ấy điện về nhà nhưng chị ấy phải sắp xếp gia đình rồi mới đi được.
- Các cha có khỏe không?
- Cha nào cũng khỏe và gửi lời hỏi thăm chị.
- Nhớ gửi lời của chị con hỏi thăm các cha, nhớ chuyển lời hỏi thăm cha Phụng nhé.
Chị dặn tôi: Lần sau gửi đồ, gửi bao nón
lá, gửi cho 20 cái để làm quà cho chị em trong này, mấy cuốn Kinh Thánh
trên bàn thờ Chúa còn giữ được không? Nếu nhà chị Tân không có chỗ để
thì mang đến cho Cha, xem Cha dùng được cuốn nào không, bữa trước có nói
rồi đó. Kệ sách đó với những đồ dùng mà không có chỗ để thì đóng gói
chuyển về nhà mình còn sách thì đem vô nhà thờ cho cha.
Chị kể về cuộc sống của mình ở đây:
Ở đây không có nhà tắm mọi người tắm
truồng ngoài giếng tất cả mọi người, mưa nắng gió rét đều như vậy. Bơm
nước vô cái hồ đó, có 10m2 thôi mà 200 người chung quanh cái hồ giống y
như ăn cướp vậy đó. Phải giành nhau, sáng dậy nhiều khi còn không có
nước rửa mặt.
Lúc này cán bộ trại giam nói chị nói
không đúng chị nói cho ông ta biết: “Nhiều tù nhân bức xúc nên không dám
nói thôi, họ sợ không được giảm án, sợ bị quy là chống đối, sợ bị kỷ
luật. Còn tôi tôi không sợ, tôi biết là nói không sao cả, tôi nắm rõ
điều đó, không ai kỷ luật cả. Nếu cán bộ nói không có điều đó thì cán bộ
đang xa rời người ta rồi, cán bộ tìm hiểu kỹ đi. Sống trong điều kiện
như thế coi xem có chịu nổi hay không mình cũng như người ta vậy thôi.
Nếu cán bộ sống được như thế, thì người ta cũng sống được, nhưng hôm nào
cán bộ cứ đi vô trong đó sẽ thấy.
Người ta sống được thì đúng, như tôi tôi
tuyệt thực 1 tháng 20 ngày tôi đâu có chết đâu nhưng không thể nói rằng
không ăn thì sống phây phây cho nên thiếu nước không chết nhưng nó ảnh
hưởng đến sức khỏe, tư tưởng và nhiều mặt khác nữa, không đảm bảo sức
khỏe làm sao sống và lao động tốt được. Việc nước nôi là nhu cầu tối
thiểu nước tắm không có, nước rửa mặt không có… Ở mấy trại kia tôi có
nói chuyện nước nôi đâu về đây rõ ràng như thế nên tôi mới nói chứ, hồi
sáng phải đi xin người ta mấy gáo để rửa mặt đó.”
Về nói với Cha là chị con nói như vậy đó, có gì cứ nói với cha hết.
Theo quy định không cho mang dép bên
ngoài vào, trong quy định được mang đồ bằng nhựa vào mà trại này lại
không cho đem, dép của trại vừa thô vừa cứng không có mang thoải mái
được.
Thói quen uống trà của chị vẫn không
thay đổi cuối giờ thăm chị nhắc thêm mang cho chị trà 4 gói Lâm Đồng,
mang đồ ăn khô, ruốc, trứng vịt muối, thuốc thì vẫn như cũ, cá cơm chiên
sấy khô, gửi 10 đôi vớ.
Nhìn dáng chị khuất khỏi mà tôi không
cầm lòng được nhưng giờ thăm nuôi đã hết, vội vàng thu dọn đồ đạc để về
Hà Nội sớm. Lúc này tự nhiên Cán bộ trại giam yêu cầu tôi ký vào biên
bản gặp gỡ thăm nuôi, nói là theo quy định thì phải ký, quy định trại
giam này thế. Tôi không làm vì các trại trước không làm như thế, tôi gặp
tôi nói chuyện với chị tôi chuyện gia đình dưới sự giám sát trực tiếp
của hai cán bộ nên tôi không có việc gì phải ký cả. Gửi tiền có sổ sách
thì tôi ký, 3 cán bộ cùng ngồi nghe. 3 người có thể tự làm chứng cho
nhau được chứ việc gì tôi phải ký. Luật thì tôi sẽ chấp hành nhưng tôi
sẽ về coi lại xem có đúng như vậy không, Vì tôi chưa biết nhiều về luật
nên tôi phải hỏi lại. Tôi bước ra khỏi đó lòng ngổn ngang không biết vì
điều này lần sau ra thăm chị tôi có bị cản trở gì không?
PV. VRNs ghi lại lời kể cô Tạ Minh Tú
___________
Nhà cầm quyền âm mưu không cho anh Điếu Cày và chị Tạ Phong Tần kháng cáo lên Giám đốc thẩm
VRNs (19.05.2013)
– Thanh Hóa – “Tôi không thể viết kháng cáo lên giám đốc thẩm được, vì
đến giờ, Tòa án vẫn chưa đưa bản án phúc thẩm” – chị Tạ Phong Tần nói
với cô Tạ Minh Tú như vậy.
Chị cho
biết: “Ở trại Bố Lá và Xuân Lộc, tôi đã viết hai cái đơn đề nghị với
trại đó chuyển đơn về tòa án rồi, nhưng phía tòa án vẫn không giao bản
phúc thẩm. Khi đến trại này (trại số 5, Yên Định, Thanh Hóa) gửi đơn đến
lần thư 3, nhưng trại này không chuyển. Lý do không chuyển là không
đồng ý nội dung đơn, nên không chịu chuyển đơn, mà đó là chuyện giữa tôi
và tòa án, cán bộ ở đây không có quyền can thiệp, khi nào nói đến cán
bộ ở đây, thì ở đây mới có quyền can thiệp. Cứ về nói những cái đó để
Cha làm đơn giúp”.
Về sức
khỏe, chị Tần cho biết: “Không được khỏe vì thời tiết bất thường, không
có nước để tắm giặt, rửa, như sáng nay ngủ dậy không có nước rửa mặt,
nước để vệ sinh, đồ mặc từ hôm qua tắm chưa được giặt…
Những
người đau khớp muốn tránh rét người ta phải đi vô trong Nam, mình ở
trong Nam nó đưa mình ra đây, trong khi nó biết rõ mình bị đau khớp. Lý
do chuyển trại ra đây, theo tôi là tại vì ở trong đó nó [cán bộ quản
giáo] cho tù hăm dọa, đánh đập chửi bới nên tôi phải làm đơn tố cáo gửi
cho ban giám thị ở trại Xuân Lộc. Người đánh đập đe dọa là Nguyễn Thị Úy
và Bạch Thị Lam Uyên. Làm đơn tố cáo gửi cho ban giám thị, họ không xử
lý mà chuyển ra đây, nhưng chỉ có một mình tôi bị chuyển ra đây. Đáng lẽ
việc như thế ban giám thị phải xử lý, vì tù với tù có thái độ hăm dọa,
đánh đập là phải xử lý, vì nó vi phạm nội quy, phải xử lý cái người có
hành vi hăm dọa chửi bới nhưng nó không xử mà chuyển chị đi”.
Về tình
trạng nhà tù, chị Tần cho biết: “Ở đây không có nhà tắm, mọi người tắm
truồng ngoài giếng. Tất cả mọi người, mưa nắng gió rét đều như vậy. Bơm
nước vô cái hồ đó, có 10 mét khối thôi mà 200 người chung quanh cái hồ
giống y như ăn cướp vậy đó. Phải giành nhau, sáng dậy nhiều khi còn
không có nước rửa mặt”.
Nghe chị
Tần nói như thế, cán bộ trại giam đang giám sát cuộc nói chuyện cho rằng
nói không đúng, chị Tần phản bác lại: “Nhiều tù nhân bức xúc, nhưng
không dám nói thôi, họ sợ không được giảm án, sợ bị quy là chống đối, sợ
bị kỷ luật còn tôi, tôi không sợ, tôi biết là nói không sao cả, tôi nắm
rõ điều đó, không ai kỷ luật cả.
Cán bộ
đang xa rời người ta rồi, cán bộ tìm hiểu kỹ đi. Sống trong điều kiện
như thế coi xem có chịu nổi hay không mình cũng như người ta vậy thôi.
Nếu cán bộ sống được như thế, thì người ta cũng sống được, nhưng hôm nào
cán bộ cứ đi vô trong đó sẽ thấy.
Người ta
sống được thì đúng, như tôi tôi tuyệt thực 1 tháng 20 ngày tôi đâu có
chết đâu nhưng không thể nói rằng không ăn thì sống phây phây cho nên
thiếu nước không chết nhưng nó ảnh hưởng đến sức khỏe, tư tưởng và nhiều
mặt khác nữa. Không đảm bảo sức khỏe làm sao sống và lao động tốt được.
Việc nước nôi là nhu cầu tối thiểu. Nước tắm không có, nước rửa mặt
không có… Ở mấy trại kia tôi có nói chuyện nước nôi đâu, về đây rõ ràng
như thế nên tôi mới nói chứ, hồi sáng phải đi xin người ta mấy gáo để
rửa mặt đó”.
Hiện nay
chị Tạ Phong Tần bị giam tại đội 30, phân trại số 4, trại giam số 5, thị
trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Chị Tần
nhắc cô Tú liên lạc hỏi thăm cha Vũ Khởi Phụng và giáo xứ Thái Hà, nhớ
thăm thầy Thích Không Tánh ở chùa Liên Trì. Chị Tần lưu ý cô Tú: “Nhớ là
lần nào đi về hay đi lên thì cũng phải ghé thầy Thích Không Tánh, ghé
thăm chị Tân, ghé thăm các Cha DCCT, không đi được phải giữ liên lạc,
gọi điện thoại hỏi thăm”.
Chị Tần
dặn cô Tú: “Về nói chị hỏi thăm Thầy, gửi lời hỏi thăm mọi người với hỏi
thăm các Cha, nói mọi người ở nhà yên tâm. Ở đây hay ở đâu thì chị cũng
vậy, lập trường không thay đổi. Nhớ hàng tháng gửi cái đơn đề nghị giám
đốc thẩm, nhiều khi gửi nó không xem xét nhưng bắt buộc phải gửi, lý do
là bản án đó là một sự bất công của nhà nước này đè lên gia đình mình,
bắt buộc phải gửi, không xem xét cũng phải gửi chẳng những gửi đến nhưng
cơ quan đó mà còn gửi đi cơ quan thông tin báo chí trong ngoài nước, ai
cần đưa hết cho họ”.
Theo chị
Tần, việc anh Hải Điếu Cày và chị bị chuyển ra miền Bắc là cách khủng bố
và gây khó khăn cho gia đình, và sau đó là để cho những tù nhân lương
tâm này bị chết: “Ở trong miền Nam không có trại giam hay sao, chẳng lẽ
không đủ chỗ cho 1-2 người ở nhưng nó cố tình làm như vậy để gây khó
khăn cho gia đình, khó khăn thăm nuôi, rồi có ốm đau bệnh hoạn thì chết
không ai biết”.
Tuy ở
trong tù bị cách biệt, nhưng do thân nhân của các tù nhân thay phiên vào
thăm, mỗi người mang đến một thông tin, và họ chia sẻ với nhau, nên tuy
ở tù, chị Tần cũng biết khá rõ nhiều chuyện. Chị biết đến Bản nhận định
và góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM
VN), và đánh giá rất cao các ý kiến này: “Nói với các cha chị con nói
các Ngài trong HĐGM VN vừa rồi làm quả thiệt là hay, nói vậy là các cha
hiểu rồi. Nói với các cha và anh em là chị con ở đây trước sau như một,
lúc nào cũng vậy”.
Chị cũng quan tâm đến những nỗ lực dấn thân cho công lý hòa bình: “Trong đó, Chúa Nhật cuối tháng còn làm lễ cầu nguyện không?”
Trước lúc
ra về, cán bộ trại giam yêu cầu cô Tú ký vào biên bản gặp gỡ thăm nuôi,
kêu là theo quy định thì phải ký, quy định trại giam này thế. Chị Tú
không làm vì các trại trước không làm như thế: “Tôi gặp tôi nói chuyện
với chuyện gia đình dưới sự giám sát trực tiếp của hai cán bộ nên tôi
không có việc gì phải ký cả. Gửi tiền có sổ sách thì tôi ký, 3 cán bộ
cùng ngồi nghe 3 người có thể tự làm chứng cho nhau được chứ việc gì tôi
phải ký. Luật thì tôi sẽ chấp hành nhưng tôi sẽ về coi lại có đúng như
vậy không, vì tôi chưa biết nhiều về luật nên tôi phải hỏi lại”.
Bài Trong Ngày
- Truyền hình trực tiếp lễ Đức giáo hoàng cử hành với các Phong trào giáo dân
- Buổi cử hành ngày Thế giới Truyền thông Xã hội 2013
- Thầy phó tế Gioan Nguyễn Vũ Việt, cháu ruột cha Tađeo Nguyễn Văn Lý lãnh sứ vụ linh mục tại Mỹ
- Thái Hà: Rước kiệu Đức Mẹ quanh Tu viện hiện bị “mượn” làm bệnh viện Đống Đa
- Hướng dẫn con cái kết bạn
- Nhà cầm quyền âm mưu không cho anh Điếu Cày và chị Tạ Phong Tần kháng cáo lên Giám đốc thẩm
- Chuyến đời
MỘT VÀI BÀI LIÊN QUAN
-
Thứ hai, ngày 13 tháng năm năm 2013 Hành động tàn ác của CSVN : Blogger
Tạ Phong Tần: “Họ chuyển tôi ra Thanh Hóa (trại giam) để tôi chết sớm.
Họ biết tôi bị viêm họng kinh niên, và không thể chịu được lạnh, nhưng
họ vẫn chuyển tôi ra đây”. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/hanh-ong-tan-ac-cua-csvn-blogger-ta.html
-
Thứ ba, ngày 07 tháng năm năm 2013 Blogger Tạ Phong Tần đã bị chuyển ra
giam ở Miền Bắc sau blogger Điếu Cày. Việc làm hèn hạ này nhằm gây khó
khăn cho việc đi thăm nuôi của thân nhân các blogger Câu lạc bộ nhà báo
tự do đang ở trong Sài Gòn. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/blogger-ta-phong-tan-bi-chuyen-ra-giam.html
-
Thứ bảy, ngày 04 tháng năm năm 2013 Giải thưởng Hoa Kỳ tặng blogger Tạ
Phong Tần là “đúng lúc”, “đúng người” . Phỏng vấn bà Dương Thị Tân, vợ
cũ của blogger Điếu Cày, và cũng là một người gần gũi với blogger Tạ
Phong Tần, đặc biệt trong thời gian nhà tranh đấu nhân quyền bị chính
quyền truy bức. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/giai-thuong-hoa-ky-tang-blogger-ta.html
-
Thứ tư, ngày 01 tháng năm năm 2013 Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị
bí mật chuyển trại giam từ Bà Rịa-Vũng Tàu ra tận Nghệ An, nhà tù số 6.
Bộ công an Côn Đồ trả thù lén lút, hèn hạ người sáng lập viên Câu lạc Bộ
Nhà Báo Tự Do vì cả cái thể chế này không khuất phục được anh . Phỏng
vấn chị Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/blogger-ieu-cay-nguyen-van-hai-bi-bi.html
-
Thứ tư, ngày 01 tháng năm năm 2013 Tố cáo những hành vi hành hạ, trả
thù một cách có hệ thống của CA đối với Blogger Điếu Cày . THƯ KÊU CỨU
và ĐƠN KHIẾU NẠI của GIA ĐÌNH ĐIẾU CÀY. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/to-cao-nhung-hanh-vi-hanh-ha-tra-thu.html
..........................
XEM THÊM :
- PTN : Làm gì để tỏ lòng ủng hộ ( 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên - Đinh Nguyên Kha vô tội, đang bị tù đày ) :
1. In áo có hình hai em và dòng chữ "tàu khựa cút (mẹ) nó khỏi biển Đông". Và mặc áo này mỗi khi có thể
2. Lâp môt quĩ để phụ thăm nuôi và để dành cho hai em ăn học về sau
3. Cắt cử người luân phiên thăm hỏi gia đình hai em
4. Tăng cường giải thích cho những đứa mất não về sự cao quí của lòng yêu nước
5. Ai có tín ngưỡng, xin hãy dành cho những người công chính mắc nạn một lời cầu nguyện.
...
Xin bổ sung tiếp những việc thiết thực cần làm, bên cạnh việc chửi đổng cho hả tức ===> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/tong-hop-nhung-tin-tuc-lien-quan-ve-vu.html
-
Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến
rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại
dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html
-
Thứ tư, ngày 08 tháng năm năm 2013 Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự
Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân
Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô,
chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm
Người đến với đồng bào . ----------------------- Free Citizens:
Dissemination of the Universal Declaration of Human Rights set to
continue. WE - the Free Citizens (Translated by Doan Trang)
---------------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html
-
TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH ,
VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI
BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html
-
TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT
NAM TRƯỚC SỰ CUỐI ĐẦU HÈN NHÁT, NHU NHƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA , CHỈ
CÓ VÕ MỒM LÀ GIỎI http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html
....................................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét