Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Ngụy biện để tiếp tục dự án bauxite Tây Nguyên càng làm càng lỗ . Lấy than nuôi bauxite, một giải pháp khó hiểu.


TS Nguyễn Thành Sơn :  “Trong cách tính của TKV người ta tính thuế xuất khẩu bằng 0%, tức là ngân sách Nhà nước chẳng thu được cái gì do sản xuất alumin này cả và trên cơ sở ấy người ta khẳng định là dự án có hiệu quả.”

16 tên Việt gian, Thái Thú trong "Bộ Chết Tiệt" của “An Nam Đô Hộ Sứ” và kế hoạch bán nước... dâng tài nguyên cho nước "lạ", từng bước phá hủy nền kinh tế của người dân “An Nam” và đưa họ trở lại thời kỳ đồ đá dưới sự chỉ đạo của “Thiên Triều” .


Thứ bảy, ngày 11 tháng năm năm 2013 
'Bô xít Tây Nguyên lỗ hàng chục triệu đôla mỗi năm' . ------ Khai thác bôxit: Chi phí tăng cao, công nghệ lạc hậu ( Đây là 1 trong những cách mà Đảng và nhà nước ta phá nát nền kinh tế Việt Nam , dâng tài nguyên cho bọn giặc phương Bắc . Còn lời gì để ngụy biện nữa không hở Thái thú Trọng Lú ? ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/bo-xit-tay-nguyen-lo-hang-chuc-trieu.html


Lấy than nuôi bauxite, một giải pháp khó hiểu



2013-05-16

05162013-use-coal-to-fe-boxi.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Công trường khai thác bauxite ở Tây Nguyên
Công trường khai thác bauxite ở Tây Nguyên
Files photos

Nghe bài này


Dự án bauxite Tây nguyên ngày càng lộ ra nhiều bất cập mặc dù Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong mới đây đã trấn an cử tri rằng hãy chờ kết quả của nhà máy Tân Rai mới có thề biết thành công hay không. Mặc Lâm phỏng vấn TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL Các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Vinacomin là người đang làm việc cho Bộ Công Thương nhưng có rất nhiều phản biện tâm huyết đối với dự án bauxite từ nhiều năm về trước.


Dự án bauxite Tây nguyên đang thất bại



Mặc Lâm: Chúng tôi được biết mới đây TS đã được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời báo cáo những gì đang xảy ra tại dự án Bauxite, ông có thể cho biết một ít chi tiết về việc gặp gỡ này hay không?


TS Nguyễn Thành Sơn: Chúng tôi báo cáo với Chủ tịch trước hết là đánh giá hậu quả kinh tế tài chính của hai dự án. Báo cáo về vấn đề công nghệ vì Chủ tịch rất quan tâm tới vấn đề này vì trong Thông báo 245, Bộ Chính trị đã chỉ đạo rất rõ và rất cụ thể về qui hoạch phát triển ngành công nghiệp bauxite của VN và về các dự án bauxite thử nghiệm. Trong đó, tập chung vào 3 vấn đề: hiệu quả kinh tế, công nghệ tiên tiến, và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Chúng tôi cũng báo cáo về môi trường . Vấn đề bùn đỏ thật ra cho tới nay thì vẫn còn sử dụng công nghệ ướt có khả năng gây nguy cơ cho môi trường mặc dù khi xảy ra sự cố vỡ bùn đỏ ở Hungary thì Bộ công thương và TKV cũng có sang thăm khảo sát và chính Hungary người ta cũng khuyến cáo là không nên sử lý bùn đỏ bằng công nghệ ướt. Nhưng về tới Việt Nam thì chúng ta vẫn tiếp tục dùng công nghệ ướt cho nên vấn đề môi trường cho đến nay vẫn không được giải quyết triệt để mặc dù chúng ta đã có bài học rất rõ ràng, cụ thể của Hungary.


Lựa chọn qui mô thử nghiệm sai lầm; Không đồng bộ giữa các khâu; Không kiểm soát được vốn đầu tư tăng lên rất lớn; Thời gian xây dựng kéo dài; Tổ chức triển khai quản lý dự án không đúng luật; Chất lượng dự án thấp, công nghệ lạc hậu; Dự án không có hiệu quả kinh tế
TS Nguyễn Thành Sơn


Tôi cũng đã nêu những bất cập của 2 dự án thử nghiệm: Lựa chọn qui mô thử nghiệm sai lầm; Không đồng bộ giữa các khâu; Không kiểm soát được vốn đầu tư tăng lên rất lớn; Thời gian xây dựng kéo dài; Tổ chức triển khai quản lý dự án không đúng luật; Chất lượng dự án thấp, công nghệ lạc hậu; Dự án không có hiệu quả kinh tế; Vấn đề bùn đỏ không được giải quyết triệt để; Vấn đề xã hội ngày càng bức xúc; và Chủ đầu tư (TKV) ngày càng đuối sức.




Nạn bùn đỏ, nguy cơ nghiêm trọng cho môi trường. File photos
Nạn bùn đỏ, nguy cơ nghiêm trọng cho môi trường. File photos


Mặc Lâm: TS là người có tham luận trong cuộc hội thảo về bauxite do VUSTA tổ chức, theo ông tại cuộc hội thảo này Vinacomin có đưa ra được một bằng chứng nào cho thấy khai thác bauxite là có lợi cho nền kinh tế quốc gia trong khi hầu hết các nhà kinh tế đều nói ngược lại?



TS Nguyễn Thành Sơn: Tại cuộc Hội thảo 9/5 vừa qua do VUSTA tổ chức, đại diện của TKV có mặt rất đông, cả nhiều người đã về hưu, chiếm gần 1/2 chỗ ngồi. Thông tin của TKV đưa ra về 2 dự án bauxite Tây Nguyên không đáng tin cậy. Việc TKV khẳng định cả 2 dự án "có hiệu quả" cao là không đúng sự thật vì vốn đầu tư Tân Rai tăng 33%, Nhân Cơ tăng 37,8%, giá nhôm kim loại trên thế giới thấp hơn dự kiến, giá thành alumina Tân Rai tăng 36%, Nhân Cơ tăng 27% so với dự kiến ban đầu.


Tại cuộc hội thảo này Vinacomin có đưa ra những con số để chứng minh kinh tế và Bộ Công thương cũng cho là có thể có hiệu quả kinh tế nhưng chúng tôi nhìn thấy cách tính của Vinacomin TKV là không chuẩn xác. TKV đã không tính thuế xuất khẩu alumina. Theo Luật do Quốc Hội, thuế xuất khẩu quặng nhôm là từ 15 đến 40% (tính trên giá bán). TKV đã tính thuế xuất khẩu =0%, tức là ngân sách nhà nước VN bị thất thu. Vì vậy có thể thấy cách tính của TKV là có vấn đề (cố tình tính sai) tức là ngân sách nhà nước chẳng thu được gì trong sản xuất alumin cả.


Mặc Lâm: Thưa TS, ông là người đang làm việc trong ngành than khoáng sản ông có nhận xét gì khi TKV đã chấp nhận cho nhà thầu Chalenco của Trung Quốc áp dụng nền công nghiệp rất tụt hậu để khai thác bauxite tại nhà máy Tân Rai cũng như Nhân Cơ sắp tới?


TS Nguyễn Thành Sơn: Bây giờ nếu xem lại những thông số cam kết của nhà thầu trong hợp đồng ký giữa nhà thầu Chalenco của Trung Quốc với chủ đầu tư là TKV thì tiêu hao than tương đối lớn. Riêng chi phí than chiếm trên 26% trong giá thành công xưởng trên mỗi một tấn alumina. Thứ hai nữa là tiêu hao nước rất lớn, tiêu hao cho alumina là 7 m3 cho tuyển bauxite là 11 m3 cộng là 18 m3. Con số này rất cực kỳ lớn so với khả năng đáp ứng tại khu vực Tân Rai và Nhân Cơ sau này cũng thế thôi.




Hiện nay hoàn cảnh ngành than của Việt Nam đã gần mức báo động đỏ. Source tapchithuongmai
Hiện nay hoàn cảnh ngành than của Việt Nam đã gần mức báo động đỏ. Source tapchithuongmai



Cách tính của Vinacomin TKV là không chuẩn xác. TKV đã không tính thuế xuất khẩu alumina. Theo Luật do Quốc Hội, thuế xuất khẩu quặng nhôm là từ 15 đến 40%. TKV đã tính thuế xuất khẩu =0%, tức là ngân sách nhà nước VN bị thất thu. Vì vậy có thể thấy cách tính của TKV là có vấn đề
TS Nguyễn Thành Sơn

Hai nữa công nghệ khí hóa than mà nhà thầu đưa vào Tân Rai là công nghệ đã được sử dụng từ những năm 60-70 của thế kỷ trước. Khí hóa than nó đòi hỏi phải dùng than cục loại tốt đưa từ Quảng Ninh vào chứng tỏ rằng công nghệ này rất lạc hậu so với công nghệ bây giờ người ta có thể khí hóa trên bất kỳ loại than nào.


Thứ ba là hệ số thu hồi quặng bauxite nhôm Al2O3. Nếu tính toán theo cam kết của nhà thầu để làm ra một tấn sản phẩm alumina thì phải cần đến 2,737 tấn bauxite quặng tinh. Như vậy là để làm ra 1 tấn bauxite quặng tinh thì cần đến gần hai tấn bauxite nguyên khai. Quy đổi ra thì tổn thất tài nguyên tức là quặng AL2O3 là trên 50%.


Càng làm càng lỗ


Mặc Lâm: Qua 4 năm triển khai dự án điều gì làm cho ông băn khoăn nhất thưa Tiến sĩ?


TS Nguyễn Thành Sơn: Về hiệu quả kinh tế: Những yếu tố và những rủi ro liên quan đến hiệu quả kinh tế thì ngày càng xấu đi (như nêu trên). Trước đây VUSTA khẳng định cả 2 dự án không có hiệu quả kinh tế, đến nay càng đúng.


Về công nghệ: Nhà thầu TQ không có công nghệ nguồn, không có kinh nghiệm làm alumina từ bauxite loại Gibsite như của Tây Nguyên (Chalienco chỉ có kinh nghiệm là bauxite dạng Diaspore); Công nghệ khí hóa than lạc hậu 1/2 thế kỷ (chỉ dùng than cục loại tốt để khí hóa); Tiêu hao than rất cao (0,679 tấn than/tấn alumina); Chi phí than trong giá thành alumina tới hơn 26%; Công nghệ sản xuất alumina có hệ số thu hồi thấp- tổn thất tài nguyên Al2O3 lên tới hơn 51%; Tiêu hao nhiều nước (công đoạn sản xuất alumina tiêu hao 7m3/tấn alumina, công đoạn tuyển bauxite tiêu hao 11 m3/tấn alumina, bình quân toàn dự án Tân Rai cần hơn 18m3 nước cho 1 tấn alumina).



Từ trước tới nay 99% lợi nhuận của TKV là lấy từ xuất khẩu than. Hơn 7 nghìn tỷ đồng đầu tư vào hai dự án bauxite cũng lấy từ lợi nhuận do ngành than xuất khẩu của Quảng Ninh mang lại. Hiện nay hoàn cảnh ngành than của Việt Nam đã gần mức báo động đỏ.
TS Nguyễn Thành Sơn

Công nghệ thải bùn đỏ vẫn là "ướt" rất lạc hậu, rẻ tiền, nhưng chiếm nhiều đất; Hồ bùn đỏ vẫn được thiết kế thao tiêu cuẩn của TQ từ 2001. Trên TG, các dự án alumina mới đã từ lâu chuyển sang thải "khô". Hungary cũng chuyển từ "ướt" sang "khô". TKV vẫn cứ thải "ướt".


Riêng dự án Nhân Cơ, Bộ Chính trị đã yêu cầu rất rõ là "Riêng dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan ... Nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai". Nhưng trên thực tế, TKV cứ triển khai trong khi rất nhiều "vấn đề có liên quan" vẫn chưa được rà soát. Đặc biệt là vấn đề vận tải đang ngày càng bế tắc, do Thủ tướng đã quyết định dừng cảng Kê Gà. Chỉ riêng khâu vận tải bên ngoài, dự án Nhân Cơ phải đầu tư thêm ít nhất 70 tr.U$ cho khâu sửa chữa và làm đường vận chuyển.


Mặc Lâm: Nhà máy Tân Rai được xem là thí điểm dùng để thử nghiệm cho nhà máy Nhân Cơ nhưng theo nhiều chuyên gia thì cụm từ thử nghiệm là không chính xác vì Nhân Cơ sẽ không rút được bất cứ kinh nghiệm gì khi bắ t đầu hoạt động. TS nhận định ra sao về viện này?


TS Nguyễn Thành Sơn: Hai dự án cùng một công nghệ, cùng một nhà thầu cùng một loại bauxite thì đấy không phải là thử nghiệm. Đáng lẽ chúng ta phải thử nghiệm bằng cách công suất phải nhỏ đi, công nghệ thì có thể một công nghệ của Trung Quốc còn một công nghệ của nước nào đấy chẳng hạn để có thể so sánh, kể cả cùng của Trung Quốc nhưng hai công ty phải khác nhau. Đàng này TKV lại làm hai dự án y hệt nhau nên tính chất thử nghiệm không còn nữa, không thể gọi là thử nghiệm. Quy mô cũng quá lớn, anh Tiến giám đốc dự án Nhân Cơ nói rằng dự án này quy mô quá lớn bản thân của TKV các anh ấy cũng lúng túng và nhận thấy rất khó quản lý.


Tôi cho là dự án Nhân Cơ TKV đã cố tình làm trái với ý kiến chỉ đạo của Bộ chính trị trong thông báo 245.


Mặc Lâm: TS có thể được xem là người có kinh nghiệm về than, khoáng sản vì đã làm việc rất lâu trong ngành. Nếu Quốc hội mời ông ra phản biện đối với TKV ông có sẵn lòng không và điều gì ông sẽ trình bày trước nghị trường?


TS Nguyễn Thành Sơn: Tôi sẵn sàng trả lời bất cứ vấn đề gì và ở bất cứ đâu, đặc biệt những vần đề liên quan tới TKV vì tôi làm việc trong ngành than mà bây giờ gọi là TKV từ năm 1977 tới bây giờ cho nên những vấn đề trong ngành tôi có thể nắm được. Tôi sẵn sàng trao đổi trực diện với lãnh đạo cao nhất của TKV hoặc Bộ Công thương về vấn đề bauxite.


Nhiều người cứ nói là tại sao tôi hay nói nặng, nói nhiều về bauxite. Thực ra bauxite là một vấn đề ai cũng biết rồi nhưng một vấn đề khác mà ít ai biết được đó là tình trạng của ngành than hiện nay đang rất đuối sức. Từ trước tới nay 99% lợi nhuận của TKV là lấy từ xuất khẩu than. Hơn 7 nghìn tỷ đồng đầu tư vào hai dự án bauxite cũng lấy từ lợi nhuận do ngành than xuất khẩu của Quảng Ninh mang lại. Hiện nay hoàn cảnh ngành than của Việt Nam đã gần mức báo động đỏ.


Hơn một nửa số mỏ than đang khai thác với giá thành cao hơn giá bán. Giá thành khai thác là 1 triệu tư trong khi giá bán là 1 triệu ba.


Ngành than là chỗ dựa duy nhất cho hai nhà máy bauxite mà nếu sau này TKV còn tiếp tục lao theo thì sẽ ảnh hưởng rất lớn rất cụ thề đến ngành than. Hai dự án bauxite giả sử như của một doanh nghiệp khác không phải của ngành than thì lại là việc khác.


Mặc Lâm: Xin cảm ơn TS Nguyễn Thành Sơn.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok


_____________



Ngụy biện để tiếp tục dự án bauxite


2013-05-17
bx-1-305.jpg
Công trường khai thác bauxite ở Đăk Nông, ảnh chụp trước đây.
File photo


Công bố đã thực chi 18.000 tỷ đồng vào hai dự án bauxite Tây nguyên, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) nói là họ phải tiếp tục thực hiện, không thể và không dám ngừng lại như những ý kiến phản biện. TS Nguyễn Tiến Chỉnh người phát ngôn của TKV đã xác định như vậy trong cuộc họp báo ngày 16/5 tại Hà Nội.



VnEconomy trích lời TS Nguyễn Tiến Chỉnh nói nguyên văn: “Nói thật, dưới góc độ là doanh nghiệp, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam hiện giờ cũng như đang ngồi trên đống lửa, vì số tiền mà Tập đoàn đã bỏ vào hai dự án này là khá lớn.”



Hiệu quả kinh tế thấp

Báo giới tỏ ra không hài lòng những câu trả lời của người đại diện TKV về 3 vấn đề cốt lõi là hiệu quả kinh tế, công nghệ thực hiện và tác động môi trường. Đối với câu hỏi của VnEconomy về tính hiệu quả và tổng mức đầu tư của hai dự án, TS Chỉnh không trả lời cụ thể bằng con số mà chỉ cho biết cả hai dự án đã phải tăng tổng mức đầu tư khoảng 1/3 so với phê duyệt ban đầu, phần lớn do biến đổi tỷ giá, lãi suất vốn vay và một số nguyên nhân khác. TKV nhìn nhận hiệu quả kinh tế của hai dự án này thấp hơn mong đợi, nhưng vẫn hiệu quả và có lãi.

Trước đó 2 ngày, hôm 14/5 ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV, đã không có câu trả lời thỏa đáng với báo Saigon Tiếp Thị về sự kiện một số cán bộ có trách nhiệm của TKV như TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng và ông Nguyễn Văn Ban, cựu Trưởng ban Nhôm và Titan đã nhiều lần phản biện là 2 dự án bauxite ở Tây nguyên không có hiệu quả.

Nói thật, dưới góc độ là doanh nghiệp, Tập đoàn Than-Khoáng sản VN hiện giờ cũng như đang ngồi trên đống lửa, vì số tiền mà Tập đoàn đã bỏ vào hai dự án này (bauxite) là khá lớn.
-TS Nguyễn Tiến Chỉnh
Chúng tôi xin trích lời TS Nguyễn Thành Sơn trả lời Mặc Lâm được đài ACTD phổ biến ngày 16/5/2013.  Chuyên gia này cho biết đã báo cáo Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang về vấn đề bauxite Tây nguyên và đã nêu những bất cập của 2 dự án thử nghiệm: Lựa chọn qui mô thử nghiệm sai lầm; Không đồng bộ giữa các khâu; Không kiểm soát được vốn đầu tư tăng lên rất lớn; Thời gian xây dựng kéo dài; Tổ chức triển khai quản lý dự án không đúng luật; Chất lượng dự án thấp, công nghệ lạc hậu; Dự án không có hiệu quả kinh tế; Vấn đề bùn đỏ không được giải quyết triệt để; Vấn đề xã hội ngày càng bức xúc; và Chủ đầu tư (TKV) ngày càng đuối sức. TS Nguyễn Thành Sơn tiếp lời:

“Chúng tôi nhìn thấy cách tính của TKV là không chuẩn xác bởi vì người ta loại hết thuế xuất khẩu ra. Thuế xuất khẩu ô xýt nhôm được Quốc hội qui định theo luật là từ 15% tới 40%. Nhưng trong cách tính của TKV người ta tính thuế xuất khẩu bằng 0%, tức là ngân sách Nhà nước chẳng thu được cái gì do sản xuất alumin này cả và trên cơ sở ấy người ta khẳng định là dự án có hiệu quả.”


Trước đó hôm 14/5 cử tri Quận Hoàn Kiếm Hà Nội nêu câu hỏi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là cần kết luận các dự án bauxite có lãi hay không, để dành vốn đầu tư vào các dự án khác tốt hơn cho lợi ích quốc gia. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự thận trọng khi nói rằng: “Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội  đã nhiều lần giám sát dự án này. Hiện mới có hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ thí điểm nhưng có chậm tiến độ. Phải chờ hiệu quả thí điểm làm xong đến đâu đã. Bây giờ đang tính toán trên sổ sách và dự báo, nên nói ngay là lỗ bao nhiêu, hay có lỗ hay không là chưa đủ cơ sở.”



Sự kiện hiếm thấy



bx-2-250.jpg
Nhà máy Alumin Tân Rai, ảnh chụp trước đây. Photo courtesy of nld.


Trong một sự kiện hiếm thấy, trang thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam đã phổ biến hầu như tất cả câu hỏi của các nhà báo và câu trả lời của TKV tại cuộc họp báo ngày 16/5. Thí dụ Báo Người Lao Động hỏi thuế xuất khẩu quặng nhôm từ 15% tới 40% vậy TKV chịu thuế suất nào? Người phát ngôn của TKV nhìn nhận được Nhà nước cho hưởng mức thuế xuất khẩu 0%. Với một câu hỏi khác của báo SGGP, người đại diện TKV lại xác định rằng tất cả thuế, phí đều được tính đầy đủ trong tính toán liên quan đến hiệu quả của dự án và dự án sẽ bị lỗ trong thời gian 3-5 năm đầu.


Báo Tuổi Trẻ nêu câu hỏi chênh lệch mức đầu tư so với dự toán ban đầu khoảng 7.000 tỷ đồng, giảm thu một năm theo công bố của TKV giảm khoảng hơn 700 tỷ/năm. Như vậy có phải Nhà nước bị thiệt hại không, TKV chịu trách nhiệm thế nào? Câu trả lời của TKV được cho là không có tính thuyết phục,  người phát ngôn của TKV nói rằng với giá cả lúc trước, thuế phí lúc trước thì cho ra 1 thông số, ở thời điểm mới thì 1 thông số mới. Ở đây không thể nói thất thu hay giảm thu mà phương án kinh tế ở thời điểm nào thì theo thời điểm đó.


Một điều khá ngạc nhiên khi trả lời Báo Đại biểu Nhân dân, TS Nguyễn Tiến Chỉnh người phát ngôn của TKV dám khẳng định khai thác bauxite thì chỉ có lợi cho môi trường chứ không gây hại. Theo lời ông, công nghệ ở đây rất đơn giản, phần đất đã lấy alumin trả lại cho phát triển cây trồng, khi lấy phần quặng này đi sau đó phục hồi lại, trồng cây chỉ có tốt hơn.


Vấn đề khai thác bauxite có thể gây hại cho môi trường, chúng tôi xin trích ý kiến GSTS Nguyễn Thế Hùng hiện sống và làm việc tại Đà Nẵng:


“Khai thác bauxite ở Tây nguyên đã và đang phá hủy những nhân tố mặt đệm vì người ta bóc đi những hệ thực vật lâu năm. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp vùng Tây nguyên mà cả vùng hạ lưu, vì ông bà mình nói thủy mộc tương sinh, nghĩa là có những thảm thực vật mới giữ được mực nước ngầm trong sạch đưa về hạ lưu. Làm bauxite lỗ như thế ngoài ra còn có những cái lỗ chưa tính hết như ô nhiễm nguồn nước, Tây nguyên có độ cao 500m-700m so với vùng đồng bằng, bauxite thấm vào nguồn nước dưới hạ lưu, những hồ bùn đỏ mà vỡ ra nữa thì gây ra thảm họa không lường. Ngoài ra, đường xá phục vụ nhu cầu vận chuyển của người dân nay dùng để chở bauxite thì không thể được. Khai thác bauxite gây ra sự thiệt hại vô hình và hữu hình nhiều vô kể.”


Trong tư liệu của chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh từng có nhận định rằng, bauxite Tây nguyên ngay từ đầu đã có ý kiến không đồng ý và đánh giá đó là một dự án kinh tế bất lợi. Đấy là chưa nói về vấn đề môi trường có những đe dọa rất lớn và đã có những công trình phân tích và ý kiến chính thức của Liên hiệp Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Nhưng rất tiếc là dự án đó vẫn cứ tiến hành và đã ra được những mẻ alumin đầu tiên. TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh:

Khai thác bauxite ở Tây nguyên đã và đang phá hủy những nhân tố mặt đệm vì người ta bóc đi những hệ thực vật lâu năm.
-GS Nguyễn Thế Hùng
“Tôi nghĩ đây là một thời điểm nên có sự đánh giá độc lập khách quan và Quốc hội nên chính thức có ý kiến và cách tốt nhất theo tôi là tạm dừng, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay càng đầu tư vào đấy càng lỗ nữa thì không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.”

Trở lại cuộc họp báo ngày 16/5 của TKV với câu hỏi là trên thị trường thế giới hiện nay giá 1 tấn alumin là 316 USD, trong khi giá thành của TKV là 400USD, đại diện TKV không phủ nhận cũng không xác nhận, chỉ nói không công khai giá thành sản xuất alumin Tân Rai.


Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, nói trong cuộc phỏng vấn của RFA vào thời điểm dự án Cảng Kê Gà ở Bình Thuận, một phần quan trọng của dự án bauxite Tây Nguyên được lệnh ngừng đầu tư vào cuối tháng 2 vừa qua:


“Đối với nền kinh tế, đối với cuộc sống của người dân thì cũng đã có nhiều mất mát, đảo lộn cuộc sống ở Tây nguyên rồi. Như  vừa rồi trên báo chí cho thấy có những người nông dân vốn dĩ họ đang trồng cà phê và bây giờ họ thấy xuất khẩu 6 tấn bauxite mới bằng một tấn cà phê thì họ xót ruột vô cùng đối với chung và cuộc sống riêng của họ nữa. Mất mát đã có là lớn nhưng nếu còn làm tiếp thì mất mát còn lớn hơn, phải xem xét truy cứu trách nhiệm của tất cả những người cứ cố tình làm tiếp và gây ra những mất mát như vậy.”


Theo công bố của TKV tại cuộc họp báo 16/5,  TKV đã đổ vào nhà máy Tân Rai Lâm Đồng 11.612 tỷ đồng, cho đến tháng 4/2013 đã xuất xưởng 28.600 tấn alumin và 16.700 tấn hydrat là sản phẩm chưa nung để thành alumin. Đã có 6 khách hàng trong nước ký mua 5.200 tấn alumin và 8.670 tấn hydrat. Ngoài ra 2 khách hàng nước ngoài dự kiến mua trong tháng 5 này khoảng 45.000 tấn alumin. TKV không công bố giá bán và thực lỗ là bao nhiêu. Riêng dự án Nhân Cơ Đắk Nông thì đã chi khoảng 6.836 tỷ đồng, nhà máy sẽ hoàn thành vào năm 2014.


Trước cuộc họp báo hai ngày, hôm 14/5 ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV được báo Saigon Tiếp Thị Online trích lời nói rằng: “Báo chí đã đưa tin thiên lệch về luồng ý kiến cho rằng hai dự án bauxite thua lỗ, ảnh hưởng uy tín của TKV.” Ông Biên còn nhấn mạnh là những ý kiến phản bác tính hiệu quả của dự án bauxite là “không có cơ sở khoa học.”


Hình như TKV đã quên đi sự kiện, phản biện của các nhà khoa học và sự ủng hộ của công luận đã khiến Nhà nước phải thu hẹp các dự án bauxite, từ mức tổng đầu tư 15 tỷ USD xuống còn hai dự án thí điểm hiện nay.




Nam Nguyên, phóng viên RFA






XEM THÊM :



-  PTN : Làm gì để tỏ lòng ủng hộ ( 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên - Đinh Nguyên Kha vô tội, đang bị tù đày ) :
1. In áo có hình hai em và dòng chữ "tàu khựa cút (mẹ) nó khỏi biển Đông". Và mặc áo này mỗi khi có thể
2. Lâp môt quĩ để phụ thăm nuôi và để dành cho hai em ăn học về sau
3. Cắt cử người luân phiên thăm hỏi gia đình hai em
4. Tăng cường giải thích cho những đứa mất não về sự cao quí của lòng yêu nước
5. Ai có tín ngưỡng, xin hãy dành cho những người công chính mắc nạn một lời cầu nguyện.
...
Xin bổ sung tiếp những việc thiết thực cần làm, bên cạnh việc chửi đổng cho hả tức ===> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/tong-hop-nhung-tin-tuc-lien-quan-ve-vu.html   


- Thứ tư, ngày 08 tháng năm năm 2013 Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . -----------------------  Free Citizens: Dissemination of the Universal Declaration of Human Rights set to continue. WE - the Free Citizens (Translated by Doan Trang) ---------------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html


- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html    


- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRƯỚC SỰ CUỐI ĐẦU HÈN NHÁT, NHU NHƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA , CHỈ CÓ VÕ MỒM LÀ GIỎI http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html





....................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét