Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

'Bô xít Tây Nguyên lỗ hàng chục triệu đôla mỗi năm' . ------ Khai thác bôxit: Chi phí tăng cao, công nghệ lạc hậu .

Đây là 1 trong những cách mà Đảng và nhà nước ta phá nát nền kinh tế Việt Nam , dâng tài nguyên cho bọn giặc phương Bắc . Còn lời gì để ngụy biện nữa không hở Thái thú Trọng Lú ? 

'Bô xít Tây Nguyên lỗ hàng chục triệu đôla mỗi năm'

Vinacomin khẳng định Nhân Cơ có lãi còn giới khoa học kiến nghị nên dừng dự án để tránh rủi ro. Ảnh: Lamdong

Giá bán thấp, công nghệ lạc hậu hơn nửa thế kỷ, nhà máy Tân Rai bị chuyên gia đánh giá lỗ hàng chục triệu đôla mỗi năm. Giới khoa học kiến nghị dừng Nhân Cơ để tránh rủi ro, trong khi Vinacomin khẳng định vẫn có lãi.

> 'Có rủi ro lớn với hai nhà máy bô xít'
> 'Dừng dự án bô xít Tây Nguyên là không khả thi'


Theo Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), đến tháng 4, Nhà máy Tân Rai đã sản xuất được 28.600 tấn alumin. Lợi nhuận sau thuế hiện đạt khoảng 896.000 đồng mỗi tấn, hụt hơn 314.000 đồng so với năm 2009. Vinacomin dự tính lỗ kế hoạch khoảng 5 năm thay vì 3 năm như tính toán ban đầu và phải mất hơn 11 năm mới có thể thu hồi vốn. Dự án chậm kế hoạch 2,5 năm và tổng mức đầu tư đến tháng 3 đã tăng hơn 3.600 tỷ đồng. Thực tế, giá bán trên thị trường quốc tế phổ biến là 326,5 đôla mỗi tấn nhưng Vinacomin đã bán cho một doanh nghiệp Việt Nam với giá 340 USD mỗi tấn.

Tại hội thảo ngày 9/5, Phó chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam Nguyễn Quang Thái đánh giá, những gì xảy ra ở Tân Rai cho thấy sự yếu kém của ban quản lý, nhà thầu và chủ đầu tư. Ông Thái cho rằng, dự án không tính đúng tính đủ các chi phí. Với giá bán 340 USD mỗi tấn, giảm đáng kể so với thời điểm khởi động dự án tháng 9/2009 (khi đó khoảng 365 USD), theo ông Thái, dự án không đạt được mục tiêu đề ra và Vinacomin "nắm chắc lỗ hàng chục triệu đôla mỗi năm".

Ông Thái bổ sung, nếu giá bán 340 USD mỗi tấn được tính tại cảng biển thì chủ đầu tư sẽ lỗ rất nhiều bởi chi phí vận chuyển qua quãng đường 260 km là không nhỏ. Ngoài ra, chưa kể những yếu tố khác như nhà máy hoạt động 85% công suất thiết kế và không ổn định, đồng đôla mỗi năm mất giá 2% mỗi năm...

Trước đó, Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) đã thừa nhận những rủi ro có thể có với hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ hiện. Tuy vậy, lãnh đạo Vụ vẫn kỳ vọng dự án sẽ có hiệu quả kinh tế trong tương lai khi kinh tế hồi phục.

Dẫn số liệu của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm - Titan, Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam nhìn nhận, dự án Tân Rai rủi ro cao vì tổng mức đầu tư tăng thêm 30%, giá bán tại tháng 3 chỉ đạt 326,5 USD mỗi tấn giảm hơn 38 đôla so với dự kiến. "Như vậy, dự án Tân Rai đang thua lỗ thực tế chứ không phải 'lỗ kế hoạch'. Dự án Nhân Cơ chắc chắn không tránh khỏi số phận tương tự vì ít thuận lợi hơn", ông Ban đánh giá.

Mỗi năm chậm tiến độ, dự án Tân Rai mất tối thiểu khoảng 70-80 triệu đôla. Ngoài ra, Tân Rai phải chi khoảng 24,6 triệu USD tiền vận tải, Nhân Cơ 38 triệu USD chưa kể chi phí lưu kho, bốc dỡ... Các chuyên gia cho rằng, việc vận chuyển trước mắt chủ yếu bằng ôtô, trong khi giá xăng dầu liên tục tăng càng làm dự án thêm rủi ro.

Hiện dự án Tân Rai đang chạy thử còn Nhân Cơ mới chỉ xây dựng được một nửa. Trong khi các chuyên gia lo ngại về tính khả thi của dự án thì Vinacomin cho rằng, hai dự án chậm tiến độ do dự án có quy mô vốn quá lớn, kỹ thuật và công nghệ phức tạp; tiến độ giải phóng mặt bằng chậm. Việc thi công hồ bùn đỏ kéo dài do ảnh hưởng do sự cố ở Hungary. Năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư còn hạn chế; nhà thầu Trung Quốc còn lúng túng, không lường hết những khó khăn phát sinh.

Để dự án có hiệu quả, Vinacomin đề nghị giảm thuế tài nguyên, phí môi trường từ 30.000 đồng mỗi tấn xuống còn 5.000 đồng. Tuy nhiên, đề xuất này được Phó chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam Nguyễn Quang Thái Thái nhìn nhận: "Vinacomin đã đặt Nhà Nước vào thế phải hy sinh cho mình".

Ngoài vấn đề lỗ lãi, các chuyên gia còn lo ngại về việc áp dụng công nghệ tại dự án bô xít Tây Nguyên. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Ban quản lý các dự án Than ĐBSH Vinacomin đánh giá, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản bị mắc vào "bẫy giá rẻ" vì đã chọn công nghệ lạc hậu của nhà thầu Trung Quốc trong quá trình đấu thầu. Theo ông Sơn, phân xưởng khí hóa than sử dụng công nghệ từ cách đây hơn một nửa thế kỷ.

Ông Sơn phân tích, tổng lượng than cho dự án Tấn Rai khoảng 428.000 tấn mỗi năm và đủ cấp cho máy điện để phát khoảng 1 tỷ kWh mỗi năm. Chi phí than chiếm khoảng hơn 26% giá thành alumin. Ngoài ra, dùng công nghệ ướt thải bùn đỏ vừa lạc hậu vừa nguy hiểm... "Về lâu dài, công nghệ lạc hậu sẽ làm tổn thất tài nguyên lớn, làm giảm một nửa tiềm năng bô xít của Việt Nam cũng như khiến diện tích chiếm đất để khai thác bô xít Tây Nguyên tăng lên", ông Sơn nhìn nhận.

Nhân Cơ tăng 3.500 tỷ đồng so với mức phê duyệt ban đầu. Chậm 1,5 năm so với kế hoạch song Vinacomin khẳng định, dự án này vẫn đạt hiệu quả kinh tế. Dự án alumin Nhân Cơ có khối lượng hoàn thành đạt 51% với tổng giá trị thực hiện của toàn bộ dự án đến ngày 31/3 đạt khoảng hơn 6.800 tỷ đồng. Dự kiến công trình sẽ có sản phẩm giữa năm 2014. Tuy nhiên theo chuyên gia cần tính toán lại mức khả thi của dự án. "Do chưa đánh giá đúng đặc điểm những yếu tố bất lợi nên chủ đầu tư đã quá lạc quan. Để đảm bảo an toàn cho dự án, nên dừng triển khai dự án Nhân Cơ", ông Ban nói.


___________________




Khai thác bôxit: Chi phí tăng cao, công nghệ lạc hậu


10/05/2013 09:07 (GMT + 7)

CẦM VĂN KÌNH

TT - Tại hội thảo do Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN tổ chức ngày 9-5, đại diện Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) đã công khai các con số mới nhất về các dự án bôxit ở Tây nguyên.

clip_image002
Công nhân Nhà máy bôxit nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) chằng buộc, phủ bạt che chắn số alumin để ngoài trời vì chưa bán được (ảnh chụp tháng 4-2013) - Ảnh: Mai Vinh

·
clip_image004
Mặc dù những số liệu mới công bố đều bất lợi, đại diện Bộ Công Thương vẫn nhận định hai dự án bôxit chắc chắn có hiệu quả và việc đề xuất dừng dự án là không hợp lý. TKV khẳng định dự án sẽ hoàn vốn trong khoảng 12-13 năm, còn các chuyên gia cho rằng dự án sẽ... “mắc kẹt”.

Những con số biết nói


Chậm tiến độ

Về việc chậm tiến độ, TKV giải thích do dự án có quy mô lớn, phức tạp, đền bù giải phóng mặt bằng chậm, thi công hồ bùn đỏ phải kéo dài do phải tái thẩm định và bổ sung giải pháp an toàn sau sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary. Đáng lưu ý, TKV thừa nhận chất lượng giao thông khu vực đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đèo, dốc chỉ đảm bảo xe trọng tải đến 25 tấn nên việc vận chuyển thiết bị... siêu trường siêu trọng gặp khó khăn.


TKV cũng nêu một nguyên nhân nữa khiến dự án chậm là vì tác động của dư luận xung quanh việc tiếp tục hay dừng triển khai dự án bôxit cũng như có số lượng lớn các đoàn công tác của trung ương, địa phương và cơ quan báo chí đến kiểm tra, giám sát, tìm hiểu thông tin... đã ảnh hưởng đến tâm lý chủ đầu tư, nhà thầu...



TKV cho biết tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng được phê duyệt năm 2009 với tổng mức đầu tư trên 11.300 tỉ đồng (khoảng 670 triệu USD). Tuy nhiên, đến tháng 3-2013, TKV phải điều chỉnh tăng thêm trên 3.640 tỉ đồng (tăng 33,1%).

Nguyên nhân, đại diện TKV cho biết vì tỉ giá, lãi suất tăng và khi lập dự án đã chủ quan chưa tính đến chi phí nguyên vật liệu chạy thử, chi phí vay vốn.

Đặc biệt, khi tính toán lại tại thời điểm tháng 3-2013, với dự án Tân Rai, lợi nhuận sau thuế bình quân năm chỉ còn khoảng 896 tỉ/năm, giảm tới trên 310 tỉ so với tính toán hồi năm 2009. Số năm lỗ kế hoạch tăng thêm hai năm, tức phải năm năm sau nhà máy mới hết lỗ.

Các loại thuế phải nộp của dự án cũng chỉ còn khoảng 422 tỉ/năm, giảm trên 117 tỉ so với tính toán cũ. Ngược lại, thời gian thu hồi vốn (kể từ khi đi vào hoạt động) sẽ là 11,8 năm, tăng hơn hai năm rưỡi.

Với nhà máy Nhân Cơ, TKV cho biết tổng vốn đầu tư tăng 31%, số năm lỗ kế hoạch là bảy năm với tổng lỗ khoảng 1.700 tỉ đồng, thời gian thu hồi vốn của dự án này cũng dài hơn, lên tới 12,9 năm.

Trong khi số thuế nộp cho ngân sách lại... giảm trên 623 tỉ. Như vậy, so với tính toán hồi năm 2009-2010 để đi đến quyết định đầu tư giữa lúc dư luận băn khoăn, công bố khả năng nộp thuế của hai dự án bôxit nay đã được TKV giảm xuống tổng cộng trên 740 tỉ đồng.

Theo báo cáo của TKV, tính đến tháng 4-2013, tổ hợp bôxit nhôm ở Tân Rai đã khai thác được 1,6 triệu tấn quặng bôxit. Nhà máy tuyển quặng sau nhiều bước chạy thử đã cho ra sản phẩm quặng tinh bôxit cơ bản đảm bảo thiết kế, riêng phần nước tuần hoàn và nước thải ra “hồ thải quặng đuôi” chưa đạt yêu cầu.

Còn nhà máy alumin Nhân Cơ (Đắk Nông), trước nhiều ý kiến cho rằng cần dừng dự án này lại, TKV khẳng định dự án đã hoàn thành xây lắp khoảng 51% và gần như... tất cả thiết bị chính đã được tập kết đến chân công trình. Tổng giá trị đã thực hiện cho nhà máy này đã lên tới trên 6.800 tỉ đồng.

Sẽ mắc kẹt hơn 10 năm

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia tham dự hội thảo (phần thảo luận hạn chế báo chí tham dự) cho biết ông Nguyễn Mạnh Quân, vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương, đã cho rằng dư luận xã hội và các nhà khoa học lo ngại hiệu quả kinh tế hai dự án bôxit là chính đáng.

Ông Quân cũng cho rằng số liệu công bố ngày 9-5 có thể coi là số liệu chính thống và để đánh giá hiệu quả dự án phải dùng số liệu mới này.

Ông Quân lưu ý giá bán bôxit của TKV tính theo giá hiện nay (giá khoáng sản đang rơi), và nhận định hai dự án bôxit chắc chắn có hiệu quả và đề xuất dừng dự án lại là không hợp lý.

Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban bôxit nhôm, Tổng công ty Khoáng sản VN,  cho rằng các số liệu về mức đầu tư của TKV chưa bao giờ thống nhất. Theo ông Ban, có khi mức đầu tư một dự án bôxit đã được công bố lên tới 800 triệu USD, nên nếu tăng tới trên 30%, tổng số tiền phải đổ vào một tổ hợp alumin đã lên tới trên 1 tỉ USD.

Ông Ban cũng cho rằng bôxit VN chất lượng không cao, vùng khai thác đều cách rất xa cảng biển, lớp bôxit trên đất rất mỏng, vùng khai thác lại rất thiếu nước, chi phí đền bù cao...

Nhấn mạnh với khoảng cách đều trên 100 km, việc vận chuyển bôxit từ nhà máy ra biển phải bằng tàu hỏa, nếu lấy ôtô chở là cực kỳ rủi ro, chi phí rất cao (chi phí vận chuyển theo TKV tính thì ở Tân Rai là 478.500 đồng/tấn; Nhân Cơ 528.000 đồng/tấn).

Trong khi đó, quy hoạch Bộ Công thương lại nói đến sau năm 2020 mới nghiên cứu làm đường sắt. Ông Ban khẳng định “như thế là hai nhà máy sẽ mắc kẹt hơn 10 năm nữa”.

Phải hy sinh cho TKV?

GS. TSKH Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch Hội Khoa học kinh tế, trong tham luận gửi hội thảo đã đánh giá tất cả những gì đang xảy ra ở Tân Rai chứng tỏ “sự yếu kém của cả ban quản lý dự án, nhà thầu và chủ đầu tư”.

Nêu chi phí đền bù cho dân của TKV hiện khoảng 800 triệu đến 1 tỉ đồng/ha, TKV đề xuất giảm chỉ còn 250 triệu/ha; TKV cũng đề nghị giảm thuế môi trường từ 30.000 đồng/tấn xuống chỉ còn 5.000 đồng/tấn, ông Thái đặt câu hỏi: Liệu có phải Nhà nước đang bị đặt vào tình thế buộc phải “hy sinh” cho TKV? Nếu Nhà nước đồng ý giảm, ông Thái cho rằng như thế thật ra về mặt kinh tế với đất nước sẽ... không hiệu quả.

TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng của TKV, cho rằng thực tế triển khai các dự án thử nghiệm cho thấy tính chất thử nghiệm không đúng, vì TKV thử nghiệm cùng lúc hai dự án cùng một công nghệ, cùng quy mô, cùng nhà thầu, cùng loại bôxit... Quy mô thử nghiệm theo ông Sơn cũng trái chỉ đạo phải “làm từ nhỏ đến lớn”. Bởi công suất thử nghiệm 1,26 triệu tấn/năm, thực tế đã gấp... 10 lần nhu cầu trong nước.

TS Sơn nói TKV đã mắc vào “cái bẫy giá rẻ” của Trung Quốc. Công nghệ sử dụng than của dự án đòi hỏi phải đưa than tốt từ Quảng Ninh vào. Phân xưởng khí hóa than thì sử dụng công nghệ từ cách đây nửa thế kỷ. Đặc biệt, nhà thầu chỉ cam kết làm ra 1 tấn alumin cần tới 679kg than, 49,2kg vôi, 7m3 nước... nên ông Sơn cho rằng riêng lượng than cấp cho Tân Rai đã đủ cấp cho một nhà máy nhiệt điện phát 1 tỉ kWh/năm...


Sẽ thăm dò bôxit ở Bình Phước, Gia Lai

Thừa ủy quyền của Bộ Công thương, Viện Khoa học công nghệ mỏ - luyện kim đã công bố dự thảo quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng quặng bôxit đến năm 2020 có xét đến năm 2030. Theo đó, quy hoạch dự báo giá alumin từ năm 2010-2020 trung bình sẽ ở mức khá cao, tới 450 USD/tấn (TKV đang bán được giá chỉ trên 300 USD/tấn). Quy hoạch còn xác định đến năm 2015 sẽ mở rộng diện phải thăm dò bôxit ra cả Bảo Lộc (Lâm Đồng), mỏ Thống Nhất, Thọ Sơn (Bình Phước), Sơ Pai (Gia Lai)...



C.V.K.





BÀI ĐÃ ĐĂNG :



- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng vào Chủ Nhật ngày 12 tháng 5, năm 2013. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html


- Quyết định chính thức về thời gian phiên tòa xét xử 2 sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên. Mời bà con đến tham dự phiên tòa XÉT XỬ CÔNG KHAI để ủng hộ tinh thần cho các em vào lúc 7h30 sáng ngày 16 tháng 05 năm 2013, tại Tòa Án Tỉnh Long An. 116 , Trương Định, Phường 1 , TP. Tân An, Tỉnh Long An.


- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html


....................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét