Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Bộ Công An đòi báo chí tiết lộ nguồn tin -- Giới phóng viên Việt Nam phản ứng đề xuất sửa Luật báo chí của Bộ " CÔN AN " ===> Chính sách trù dập và thủ tiêu mới của công an côn đồ "hèn với giặc ác với dân"


Bộ Công An đòi báo chí tiết lộ nguồn tin

Cập nhật: 11:05 GMT - thứ bảy, 4 tháng 5, 2013

Báo chí Việt Nam
Bộ công an đang gây áp lực với nhà nước thay đổi luật báo chí

Bộ Công an Việt Nam muốn sửa đổi luật để gây áp lực buộc báo chí tiết lộ nguồn tin, điều có thể gây mâu thuẫn với nguyên tắc tác nghiệp và đạo đức nghề nghiệp báo chí đã được luật pháp Việt Nam lâu nay quy định, theo phản ứng của truyền thông trong nước.

Bộ công an mới trả lời cử tri ở các tỉnh Phú Yên, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, cho biết Bộ đang kiến nghị nhà nước sửa đổi điều 7 Luật Báo chí theo hướng:


"Yêu cầu báo chí cung cấp nguồn tin rộng rãi hơn để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng", Bấm trang mạng cổng thông tin chính thức của Bộ cho biết.


Trong văn bản này, Bộ công an nói đang tiến hành một số công việc tham mưu, đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trong đó có nội dung sau:


"Tập trung trước mắt là nghiên cứu sửa đổi điều 7 Luật Báo chí, theo hướng chánh án toà án nhân dân, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng."


Tờ Bấm Thời báo Kinh tế Việt Nam cuối tuần này cho biết thêm thông tin theo đó, khi sửa Luật Phòng chống tham nhũng, cơ quan thẩm tra dự án luật cũng đã không đồng tình với quy định được cho là do Bộ công an kiến nghị, theo đó:


"Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”.

'Quyền không tiết lộ'

"Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng"
Trả lời cử tri của Bộ Công an

Một tờ báo trong nước hôm 04/5/2013 đã đăng lại quy định trong luật báo chí về bảo vệ nguồn trong điều 7 của luật này như sau:


"Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân hoặc chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng.”


Hôm thứ Bảy, tờ Bấm Tuổi Trẻ online cũng nói đây không phải là lần đầu tiên Bộ Công an có ý định yêu cầu nhà nước sửa Luật Báo chí nhằm yêu cầu các cơ quan truyền thông phải cung cấp nguồn cho các cơ quan điều tra của Bộ này.


Tờ này cho rằng bảo vệ nguồn tin là một yêu cầu về chuẩn mực đạo đức mà ngành báo chí, truyền thông phải tôn trọng như một nguyên tắc nghề nghiệp đã được luật pháp bảo vệ.


Tờ Tuổi Trẻ trích dẫn quy định do Hội nhà báo Việt Nam ban hành cho hay:


"Theo quy định về đạo đức hành nghề báo chí và bộ quy tắc nghề nghiệp báo chí của thế giới thì bảo vệ nguồn tin là một trong những chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất của người làm báo."


Còn tờ Bấm Người Lao động hôm thứ Năm trích dẫn ý kiến của Luật gia Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cho hay:


"Sẽ có ý kiến với Thường vụ Quốc hội và các cơ quan khác về vấn đề này. Vì nếu quy định như Bộ Công an đề xuất thì không ai cung cấp thông tin cho báo chí nữa."

BBC


___________________




Bài đăng : Thứ bảy 04 Tháng Năm 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 04 Tháng Năm 2013

Giới phóng viên Việt Nam phản ứng đề xuất sửa Luật báo chí của Bộ Công an

Việt Nam có hơn 700 đầu báo nhưng dưới sự chỉ đạo của một "ông biên tập".
Việt Nam có hơn 700 đầu báo nhưng dưới sự chỉ đạo của một "ông biên tập".

Theo báo chí trong nước hôm qua, 03/05/2013, Bộ Công an Việt Nam vừa cho biết sẽ đề xuất việc sửa đổi Điều 7 Luật báo chí, theo hướng yêu cầu báo chí phải cung cấp nguồn tin cho thủ trưởng các cơ quan điều tra. Đề xuất này đã gây xôn xao làng báo chí Việt Nam, vốn đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra các vụ tham nhũng.

Điều 7 của Luật báo chí hiện hành quy định rằng báo chí chỉ tiết lộ tên người cung cấp thông tin « khi có yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng ». Nay Bộ Công an đề nghị bổ sung vào Điều 7 là báo chí cũng phải cung cấp nguồn thông tin cho « thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp ».

Trả lời phỏng vấn hôm qua về đề xuất nói trên của Bộ Công an, nhà báo Mai Phan Lợi, phó tổng thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, cho rằng nếu Điều 7 Luật báo chí được sửa đổi như thế thì sẽ có thêm hàng ngàn người được cấp thẩm quyền truy nguồn tin của báo chí và nó sẽ thành « một sự kiện chấn động với các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực xác minh đơn thư, điều tra theo yêu cầu bạn đọc. » Nhà báo Mai Phan Lợi nhắc lại đã có nhiều trường hợp người tố cáo bị trả thù và quy định hiện nay cho báo chí giấu nguồn tin chính là nhằm bảo vệ những người cung cấp thông tin.

Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Dũng Nhân, phó chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng đề xuất cơ quan báo chí phải cung cấp nguồn tin cho cơ quan điều tra là « hoàn toàn không nên ». Theo ông Nhân, nếu luật quy định như vậy thì chẳng còn ai dám cung cấp tin cho báo chí nữa.

Một blogger ở Việt Nam, nguyên là một phóng viên, cho biết là thật ra cho tới nay, dù luật không quy định, nhưng công an Việt Nam đã vẫn thường xuyên yêu cầu nhà báo phải cung cấp nguồn thông tin. Nếu Điều 7 Luật báo chí được sửa đổi theo đề xuất của Bộ Công an, việc điều tra và viết bài về tham nhũng sẽ lại càng khó khăn hơn.

Thanh Phương RFI




TỔNG HỢP CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN : CÔNG AN LƯU MANH, CÔN ĐỒ HÀNH HUNG, ĐÁNH CHẾT NGƯỜI DÂN 
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/cong-con-o-hanh-hung-anh-chet-nguoi-dan.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét