Giá cả có rẻ dân cũng không có tiền để mua, chứ không phải do kiềm chế lạm phát tốt. (Chợ Bến Thành. Ảnh minh họa)
Dân thậm chí không còn tiền để mua nữa
Ngân hàng Nhà nước chỉ lo bán vàng
Báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận thực trạng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố có khả năng gây lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô; trong khi đó, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế vẫn chậm được triển khai; dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn, việc xử lý nợ xấu còn chậm nên những khó khăn về tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp chưa được cải thiện nhiều.
Phát biểu có tính chất phân tích, nguyên Thống đốc NHNN - ĐBQH Cao Sỹ Kiêm cho rằng nhìn nhận những “vấn đề rất mới”. “Vấn đề doanh nghiệp co hẹp sản xuất, phá sản thất nghiệp ngày càng tăng mà chưa có hướng vực dậy. Lòng tin của doanh nghiệp đối với kinh tế thị trường, điều hành, quản lý của ta có vấn đề. Tình trạng chán nản, buông xuôi, thúc thủ trong doanh nghiệp đã có biểu hiện, ý chí vươn lên rất hạn chế”.
Ông Kiêm nhìn nhận tình trạng này là do “những giải pháp Chính phủ đề ra đúng, trúng, kịp thời nhưng lại triển khai chậm, lối ra càng bàn lại càng khó khăn hơn”. Nguyên thống đốc lên tiếng cảnh báo về tình trạng nền kinh tế “từ 2010 đến nay thì ngày càng đi xuống”.
Có ít nhất 4 ý kiến nói về khó khăn của doanh nghiệp. ĐBQH Lạng Sơn Nguyễn Thế Tuy nói, doanh nghiệp khó khăn do “chính sách chỉ bảo hộ ngân hàng chứ chưa bảo vệ doanh nghiệp”.
ĐBQH Bùi Đức Thụ thì đặt câu hỏi trước tình trạng “dư nợ huy động tang, nhưng cho vay gần như không tăng”. “Tiền chảy đi đâu, có phải vì lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của các ngân hàng lớn nên thà giữ tiền chứ không hạ lãi suất cho vay, vì như thế vẫn được lợi hơn?”- ông Thụ đặt câu hỏi.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng thậm chí thẳng thắn “Vốn cho doanh nghiệp thì bế tắc, cho vay gần như không tăng mà huy động vẫn tăng, vậy vốn đi đâu, hay lấy vốn của dân đi mua vàng?”.
Đỉnh điểm là phát biểu của ĐBQH Lê Nam khi ông phát biểu, trong khi “doanh nghiệp thiếu vốn” thì “dân chỉ thấy hoạt động nổi bật của Ngân hàng Nhà nước là lo bán vàng”. Ông kêu gọi: “Đừng cứu ngân hàng vì ông ấy đang SIDA rồi, nên lo bảo vệ lợi ích của dân”.
Dân không còn tiền để mua
Phần nhiều ý kiến thảo luận tại phiên họp cho rằng, việc triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh còn chậm trễ: “Có rất nhiều chủ trương, giải pháp, rất nhiều kế hoạch, nghị quyết nhưng dường như chúng ta chỉ dừng ở đó thôi. Còn triển khai thực tiễn đi vào cuộc sống thì nó xa xôi và vẫn là câu hỏi lớn. Ví dụ như bây giờ người dân và cán bộ ở cơ sở đều biết là các nội dung của tái cấu trúc nền kinh tế như thế nào, doanh nghiệp nhà nước là ai, ngân hàng là ai, đầu tư thế nào nghị quyết nói rõ rồi, nhưng chưa thấy làm gì cả.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi sau phân tích tình hình bất cập về tiền lương, chính sách an sinh xã hội, đã đưa ra kiến nghị: Chính phủ cần xem xét lại hệ thống chính sách giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, 36 chương trình mục tiêu quốc gia hầu hết đổ vào nông thôn nhưng không biết triển khai thế nào, để làm gì… Theo đại biểu, trái phiếu chính phủ đầu tư cho y tế 23.000 tỉ- chiếm 27% tổng trái phiếu chính phủ của cả nước, nhưng hầu hết đều để dở dang, đình hoãn do NQ 11. Nhiều bệnh viện xây xong không có tiền mua thiết bị để hoạt động, trong khi 80% bệnh nhân vượt tuyến, trái tuyến gây quá tải bệnh viện TƯ.
“Chỉ số CPI không thể tăng được vì cung lớn hơn cầu, giá cả có rẻ dân cũng không có tiền để mua chứ không phải do kiềm chế lạm phát tốt”- ông Lợi nói.
Báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận thực trạng nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố có khả năng gây lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô; trong khi đó, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế vẫn chậm được triển khai; dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn, việc xử lý nợ xấu còn chậm nên những khó khăn về tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp chưa được cải thiện nhiều.
Phát biểu có tính chất phân tích, nguyên Thống đốc NHNN - ĐBQH Cao Sỹ Kiêm cho rằng nhìn nhận những “vấn đề rất mới”. “Vấn đề doanh nghiệp co hẹp sản xuất, phá sản thất nghiệp ngày càng tăng mà chưa có hướng vực dậy. Lòng tin của doanh nghiệp đối với kinh tế thị trường, điều hành, quản lý của ta có vấn đề. Tình trạng chán nản, buông xuôi, thúc thủ trong doanh nghiệp đã có biểu hiện, ý chí vươn lên rất hạn chế”.
Ông Kiêm nhìn nhận tình trạng này là do “những giải pháp Chính phủ đề ra đúng, trúng, kịp thời nhưng lại triển khai chậm, lối ra càng bàn lại càng khó khăn hơn”. Nguyên thống đốc lên tiếng cảnh báo về tình trạng nền kinh tế “từ 2010 đến nay thì ngày càng đi xuống”.
Có ít nhất 4 ý kiến nói về khó khăn của doanh nghiệp. ĐBQH Lạng Sơn Nguyễn Thế Tuy nói, doanh nghiệp khó khăn do “chính sách chỉ bảo hộ ngân hàng chứ chưa bảo vệ doanh nghiệp”.
ĐBQH Bùi Đức Thụ thì đặt câu hỏi trước tình trạng “dư nợ huy động tang, nhưng cho vay gần như không tăng”. “Tiền chảy đi đâu, có phải vì lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của các ngân hàng lớn nên thà giữ tiền chứ không hạ lãi suất cho vay, vì như thế vẫn được lợi hơn?”- ông Thụ đặt câu hỏi.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng thậm chí thẳng thắn “Vốn cho doanh nghiệp thì bế tắc, cho vay gần như không tăng mà huy động vẫn tăng, vậy vốn đi đâu, hay lấy vốn của dân đi mua vàng?”.
Đỉnh điểm là phát biểu của ĐBQH Lê Nam khi ông phát biểu, trong khi “doanh nghiệp thiếu vốn” thì “dân chỉ thấy hoạt động nổi bật của Ngân hàng Nhà nước là lo bán vàng”. Ông kêu gọi: “Đừng cứu ngân hàng vì ông ấy đang SIDA rồi, nên lo bảo vệ lợi ích của dân”.
Dân không còn tiền để mua
Phần nhiều ý kiến thảo luận tại phiên họp cho rằng, việc triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh còn chậm trễ: “Có rất nhiều chủ trương, giải pháp, rất nhiều kế hoạch, nghị quyết nhưng dường như chúng ta chỉ dừng ở đó thôi. Còn triển khai thực tiễn đi vào cuộc sống thì nó xa xôi và vẫn là câu hỏi lớn. Ví dụ như bây giờ người dân và cán bộ ở cơ sở đều biết là các nội dung của tái cấu trúc nền kinh tế như thế nào, doanh nghiệp nhà nước là ai, ngân hàng là ai, đầu tư thế nào nghị quyết nói rõ rồi, nhưng chưa thấy làm gì cả.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi sau phân tích tình hình bất cập về tiền lương, chính sách an sinh xã hội, đã đưa ra kiến nghị: Chính phủ cần xem xét lại hệ thống chính sách giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, 36 chương trình mục tiêu quốc gia hầu hết đổ vào nông thôn nhưng không biết triển khai thế nào, để làm gì… Theo đại biểu, trái phiếu chính phủ đầu tư cho y tế 23.000 tỉ- chiếm 27% tổng trái phiếu chính phủ của cả nước, nhưng hầu hết đều để dở dang, đình hoãn do NQ 11. Nhiều bệnh viện xây xong không có tiền mua thiết bị để hoạt động, trong khi 80% bệnh nhân vượt tuyến, trái tuyến gây quá tải bệnh viện TƯ.
“Chỉ số CPI không thể tăng được vì cung lớn hơn cầu, giá cả có rẻ dân cũng không có tiền để mua chứ không phải do kiềm chế lạm phát tốt”- ông Lợi nói.
(LĐO)
Ý kiến của bạn
Tiệm Báo
Tên nào hay đăng bài TNBQĐN ở Việt Nam nâng cao hay ca ngợi kinh tế đang lên là láo toét, lừa đảo, bịp bợm Đây là bài viết về chủ đề Kinh tế của chính Báo Lao động
28/04/2013 10:48
-
Quả đúng như các ông ấy nói. Làm sao dám
tiêu xài, tôi đi làm công chức 20 năm mà lương chỉ có hơn
4.000.000đ/tháng, có chua xót cho người làm công nhà nước này không?
Nhưng vậy vẫn còn hơn nhiều người rồi thi phải vì vẫn còn người nhận
lương thấp hơn tôi nữa kia.
27/04/2013 13:17
-
Nối đi nói lại, nói nhiều làm ít, tham lam vô cảm, đạo đức suy đồi ! Làm gì, làm chi hả trời !
27/04/2013 10:14
-
Đúng là dân chẳng còn tiền để mua nữa vì
khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao... kéo dài từ năm 2008 đến nay vẫn
tiếp tục còn gì. Cứ nhìn những gương mặt tham gia và mua được vàng đấu
giá, thậm chí là giá rất cao so với giá thế giới là ai thì biết ngay là
dân còn tiền hay không ?
27/04/2013 08:56
-
Đúng. Dân còn không có tiền ăn, mà tối ngày cứ lạm phát giảm với CPI thấp. Buồn cười!
27/04/2013 07:13
-
Đáng buồn là NHNN chỉ lo bán vàng, chả
còn thiết gì đến những chuyện quản lí vĩ mô khác nữa. Thực tế, dân hết
tiền rồi. Các vị thử tính mà xem, lương 4triệu tùng tiệm cũng chỉ đáp
ứng 1/2 tháng cho gia đình 4 mống người (bố mẹ và 2 con) với điều kiện
không có đám cưới, đám tang phải dự trong tháng đó. Nguyên tiền xăng,
tiền điện, tiền nước, tiền học, tiền điện thoại, tiền TV đã chiếm tới
phân nửa số đó. Hỏi dân chúng tôi sẽ sống sao đây???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét