Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh: VN sẽ 'cưỡng chế tụ tập chính trị'?
Cập nhật: 12:53 GMT - thứ sáu, 19 tháng 4, 2013
Tổng thanh tra chính phủ Việt Nam vừa yêu cầu chính quyền cưỡng chế các 'đoàn đông người quá khích, mang màu sắc chính trị.'
Ý kiến của ông Huỳnh Phong Tranh được đưa ra tại cuộc họp bàn 'Nâng cao hiệu quả' tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm phục vụ "các kỳ họp của trung ương Đảng và Quốc hội" được nhóm hôm 18/4 tại Hà Nội.
Ông Tranh được tờ Pháp luật Việt Nam thuộc Bộ Tư pháp trích dẫn nói:
"Đối với các đoàn đông người quá khích, đặc biệt là những đoàn mang màu sắc chính trị tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu phải tiến hành cưỡng chế, các địa phương có đoàn đông người phải phối hợp để xử lý; sau cưỡng chế, tiếp tục nắm tình hình, thu thập tài liệu chứng cứ để xử lý dứt điểm."
Báo trong nước cũng dẫn lời của Vụ trưởng Vụ tiếp dân và xử lý đơn thư của Thanh tra Chính phủ cho hay "từ đầu năm 2012 đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có chiều hướng diễn biến phức tạp, số lượt đoàn khiếu kiện đông người gia tăng."
Tờ Bấm Pháp luật Việt Nam cho biết riêng trong quý I năm 2013, có 104 lượt đoàn khiếu kiện đông người "với thái độ gay gắt, mặc áo đỏ, căng cờ, biểu ngữ tập trung đông đến Trụ sở tiếp công dân của Trung ương đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP.HCM."
Tờ báo này nói: "Nội dung khiếu nại của các đoàn đông người chủ yếu liên quan đến đất đai, chính sách thu hồi, bồi thường về đất và tố cáo tham nhũng.
"Quyền của người dân, khi nhà nước làm không đúng, thì người ta có quyền nói lên ý kiến của người ta. Ở tất cả các nước đều vậy, thậm chí người ta biểu tình để phản đối. Đó là quyền công dân của người ta"
Luật gia Lê Hiếu Đằng
"Có đoàn đã được cán bộ tiếp dân tiếp, hướng dẫn, giải thích nhưng công dân vẫn đeo bám dài ngày tại Hà Nội."
Tờ Pháp luật cũng trích ý kiến của ông Tranh nhấn mạnh: "Quan trọng nhất là phải tăng cường đối thoại, giải quyết tại cơ sở theo thẩm quyền.”
'Vi phạm quyền của dân'
Bình luận với BBC từ Sài Gòn, luật gia Lê Hiếu Đằng cho rằng quan điểm của ông Huỳnh Phong Tranh đã 'vi phạm quyền của dân.'
Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM nói:
"Quyền của người dân, khi nhà nước làm không đúng, thì người ta có quyền nói lên ý kiến của người ta. Ở tất cả các nước đều vậy, thậm chí người ta biểu tình để phản đối. Đó là quyền công dân của người ta.
"Huống hồ những vấn đề cơ bản của họ như vấn đề đất, bây giờ anh giải tỏa, đền bù không thỏa đáng thì người ta khiếu kiện đông người.
"Lẽ ra nhà nước phải tìm hiểu nguyên nhân nào đem đến những hoàn cảnh như ông Vươn vừa rồi, như bà con ở Văn Giang hay một số nơi ở Đồng bằng Sông Cửu Long, để có cách giải quyết cho thật tốt.
"Thì ông Huỳnh Phong Tranh lại phát biểu như vậy, tôi cho là hết sức vô nhân đạo, không còn tính người nữa, bởi vì nếu gia đình của ông ấy rời vào tình trạng bị thu hồi đất thì như thế nào?"
Tháng trước, hôm 20/3, quan chức chủ nhiệm ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đưa ra một đề xuất được cho là gây tranh cãi khác liên quan dự án luật Tiếp dân.
Theo đó ông Phan Xuân Dũng, chủ nhiệm ủy ban này đề xuất "đưa quy định buộc người dân phải đặt cọc, khi tiếp tục khiếu kiện" vào dự án luật.
Một số ý kiến trên truyền thông trong nước và cộng đồng mạng đã có bình luận và phản ứng và cho rằng đây là một đề xuất không thực tế, thiếu khả thi, thậm chí có ý kiến cho rằng đó là một quan điểm 'lạ lùng' và nếu được chấp nhận sẽ là 'trái pháp luật.'
Gần đây, dư luận trong nước tỏ ra xôn xao về một số quan điểm, đề xuất của các quan chức và nhiều cơ quan của chính quyền được cho là "gây tranh cãi."
Hôm 8/3, Bấm Bộ Công an đưa "Đề xuất giải pháp ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ", trong đó có nội dung cho phép cảnh sát sử dụng vũ khí bắn người chống người thi hành công vụ hoặc có dấu hiệu định chống nhà chức trách.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130419_vn_protest_new_suggestion.shtml
______________________
Chủ tịch Quốc hội: Tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi
16/04/2013 09:38 (GMT + 7)
TT - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã
kêu lên như thế tại phiên họp ngày 15-4 của UB Thường vụ Quốc hội, nghe
bộ trưởng Bộ Tư Pháp trình bày tại phiên họp, đề xuất đưa các dự án
luật, pháp lệnh vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội
năm 2014.
Theo tờ trình của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Hà Hùng Cường trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan hành
pháp đề xuất đưa 53 dự án luật, hai dự án pháp lệnh vào chương trình xây
dựng trong năm tới. Đây là con số kỷ lục trong lịch sử lập pháp. “Trong
trường hợp cần thiết, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho họp một kỳ bất
thường dành riêng cho việc xem xét, thông qua hoặc cho ý kiến về một số
dự án luật” - Bộ trưởng Hà Hùng Cường kiến nghị.
Ngoài ra, các cơ quan, đoàn đại biểu Quốc hội và đại
biểu Quốc hội đề nghị xây dựng 69 dự án luật, pháp lệnh khác. Ông Cường
đề nghị Quốc hội xem các năm 2014, 2015 là những năm bản lề trong công
tác xây dựng luật, đảm bảo hoàn thiện hệ thống pháp luật, ổn định tổ
chức bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho sản xuất kinh doanh, phát
triển đất nước sau khi Hiến pháp mới được thông qua.
Thẩm tra các kiến nghị, Ủy ban Pháp luật cho rằng đó là
số lượng “quá nhiều so với khả năng chuẩn bị cũng như quỹ thời gian của
các cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và khả năng xem xét, thông qua của
Quốc hội”. Cơ quan thẩm tra đề nghị ưu tiên đưa vào chương trình năm
2014 các dự án nhằm tiếp tục thể chế hóa kịp thời các văn kiện của Đại
hội Đảng, các dự án liên quan trực tiếp đến các quy định của Hiến pháp,
phục vụ việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh...
“Đối với dự án Luật trưng cầu ý dân, dự án Luật biểu
tình: đây là các dự án có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, cần được ban hành để thể chế hóa nội dung mới được sửa đổi, bổ
sung của Hiến pháp, do đó đề nghị đưa vào chương trình năm 2014 trình
Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2015)” - Chủ
nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nói. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng và Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng băn khoăn về
tính khả thi của kế hoạch này, bởi chưa rõ Hiến pháp mới sẽ quy định về
nội dung này như thế nào.
Nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu
Chính phủ và các cơ quan kiến nghị, soạn thảo các dự án luật cần nghiêm
túc thực hiện các quy định về chuẩn bị hồ sơ dự án, chất lượng dự thảo,
tính khả thi của các quy định, hạn chế tối đa việc phải ban hành các văn
bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là tình trạng luật ra đời phải chờ
nghị định, thông tư.
“Dự án phải đảm bảo chất lượng, chuẩn bị kỹ rồi mới đưa
vào, tránh tình trạng đưa vào rồi lại đưa ra, đưa ra rồi lại đưa vào.
Tôi đề nghị quy định phải chín muồi thì mới nên đưa vào, những dự án
chưa rõ đầu cua tai nheo thế nào thì chưa đưa vào. Như vừa rồi ban hành
nghị định về chứng minh nhân dân có tên cha mẹ, dân người ta bức xúc,
bây giờ bảo phải dừng lại, Chính phủ lại đề xuất cái Luật căn cước. Căn
cước là cái gì, chắc là chứng minh nhân dân chứ còn gì nữa, sao lắm tên
gọi thế, lại còn thêm Luật hộ tịch nữa, bao nhiêu loại giấy tờ, tôi là
dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi... Các đồng chí cứ vẽ ra lắm loại giấy
tờ như vậy là tôi không chịu, có ra Quốc hội tôi cũng nói như vậy” - Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý.
LÊ KIÊN Tuoitre
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét