Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Chưa chốt chủ trương xây Nhà máy lọc dầu 27 tỷ USD tại Bình Định ----- Ngợp với siêu dự án hàng chục tỷ USD . Đồng chí XXX Nguyễn Tấn Dũng và băng đảng vẫn tìm cách để "đớp" tiền . Tiền lại quả ít nhất mà XXX có thể gửi ở ngân hàng nước ngoài là 5 tỷ 400 triệu đô la Mỹ ( 2% ) . Một lần nữa xin chúc mừng !



Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết Dự án Nhà máy lọc dầu tại Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chính phủ và hiện mới ở giai đoạn lập dự án tiền khả thi.

> Bình Định kỳ vọng vào dự án lọc dầu 27 tỷ đôla
> Dự án lọc dầu 27 tỷ USD phải giải trình

Trả lời tại phiên họp báo thường kỳ chiều 26/4, xung quanh câu chuyện về Dự án Nhà máy lọc dầu trị giá 27 tỷ USD tại Bình Định, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định đây là dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chính phủ, căn cứ trên quy mô cũng như nhiều yếu tố khác.

Theo đó, Chính phủ đã nhận được báo cáo và cho phép các bên liên quan, trong đó có chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) khảo sát, lập dự án tiền khả thi, trước khi được xem xét chính thức. “Đương nhiên trước khi Chính phủ xem xét, sẽ cân nhắc ý kiến của tất cả các bộ ngành liên quan, từ việc đảm bảo an ninh năng lượng đến thu hút đầu tư…”, ông nói.

Theo giải thích của vị Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, một nhà máy lọc dầu với quy mô như vậy được xây dựng sẽ không chỉ cung cấp sản phẩm cho thị trường Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là loại dự án tương đối đặc thù. Do đó cần xem xét nguồn dầu nguyên liệu lấy từ đâu, có đảm bảo hay không, công nghệ như thế nào…

Trước đó, vào cuối năm 2012, PTT tuyên bố muốn bỏ 27 tỷ USD xây nhà máy lọc dầu tại Khu công nghiệp Nhơn Hội (Bình Định). Dự án này ngay lập tức gặp phải những luồng ý kiến trái chiều. Trong khi phía địa phương tỏ ra hết sức ủng hộ thì phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietNam) lại lo lắng về tính khả thi. Bộ Công Thương hiện vẫn giữ quan điểm thận trọng về dự án này.
Bộ trưởng Đam cũng nhận định, khi một dự án có quy mô lớn muốn vào Việt Nam, một trong những nguyên nhân quan trọng là tại đây có lợi thế, trong trường hợp này có thể là bờ biển. Do vậy, Chính phủ cam kết sẽ xem xét khách quan, nếu dự án đáp ứng các yêu cầu, lợi ích chung của đất nước về tất cả các mặt thì sẽ ưu tiên thúc đẩy.

“Ngược lại, nếu dự án không đáp ứng yêu cầu, Chính phủ cũng sẽ có ý kiến ở mức độ chính sách ưu tiên khác nhau để nhà đầu tư tự quyết định. Còn thời điểm này, dự án vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi”, ông khẳng định.

Cũng trong phiên họp báo chiều 26/4, người phát ngôn của Chính phủ cũng nhận được một số câu hỏi xung quanh vấn đề thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC). Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, đây là vấn đề đã được Chính phủ thảo luận trong phiên họp thường kỳ tháng trước với nhiều ý kiến đề nghị làm sâu hơn. Ngân hàng Nhà nước sau đó đã chủ trì việc bàn thảo lại, tiếp thu ý kiến bộ ngành và trình Chính phủ bản sửa đổi nghị định thành lập. “Trong vài ngày tới, Chính phủ sẽ thông qua nghị định này để sớm đưa VAMC đi vào hoạt động”, ông nói.

Theo Bộ trưởng, trong quá trình xây dựng VAMC, Việt Nam không thể học tập trọn vẹn từ một mô hình nào trên thế giới. Do đó, khi thực hiện, Chính phủ sẽ làm với tinh thần cầu thị và sẽ có điều chỉnh nếu cần thiết. Ông cũng nhấn mạnh đây chỉ là một trong những công cụ để xử lý nợ xấu, trong khi vai trò chủ đạo để giải quyết vấn đề này vẫn phải là khu vực tài chính - ngân hàng.

Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4, đại diện Chính phủ tiếp tục giữ thái độ thận trọng mặc dù nhận định việc CPI tiếp tục tăng thấp đã củng cố khả năng hoàn thành mục tiêu lạm phát năm nay. Bộ trưởng Đam cũng thừa nhận một số chính sách hỗ trợ kinh tế mới vẫn chậm đi vào cuộc sống do các cơ quan thực hiện chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc ban hành các chính sách hướng dẫn.

“Chẳng hạn như chủ trương dành 30.000 tỷ đồng cho vay mua nhà thu nhập thấp là đúng đắn. Tuy vậy, đến nay cũng chưa có người dân nào được vay, do các quy định thế nào là thu nhập thấp, dạng nhà nào được cho vay… vẫn chưa được ban hành”, Bộ trưởng lấy ví dụ. Ông cũng khẳng định Chính phủ đang thúc giục các bộ ngành để triển khai nhanh các chính sách nêu trên, qua đó hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, cũng như đảm bảo an sinh xã hội.

Nhật Minh

Trả lời câu hỏi của VnExpress.net về những ý kiến trái chiều xung quanh công trình cầu vượt qua Đàn Xã Tắc (Hà Nội), ông Vũ Đức Đam khẳng định, việc bảo vệ di sản với yêu cầu phát triển là hai mặt của một vấn đề. Hà Nội cần tiếp tục lắng nghe ý kiến các nhà khoa học có chuyên môn từ lịch sử, bảo tồn, văn hóa tới giao thông, kinh tế đô thị để có giải pháp hài hòa, đảm bảo không coi trọng mặt nào hơn mặt nào.

Với công trình cụ thể này, nhiệm vụ được giao cho Hà Nội và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chứ Chính phủ không chỉ đạo trực tiếp. "Hà Nội với trách nhiệm của mình phải nói rõ công trình cụ thể này có vi phạm Luật Di sản hay không. Nếu báo chí và công luận cho rằng vi phạm thì cơ quan quản lý sẽ có ý kiến chính thức", ông Đam khẳng định.

Liên quan tới vụ việc hòn đá "lạ" ở Đền Hùng, với quan điểm cá nhân, ông Đam cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng là một truyền thống đặc biệt, đậm bản sắc văn hóa và đã được UNESCO công nhận chứ không phải mê tín dị đoan. Đền Hùng là nơi giỗ tổ của cả đất nước, đồng thời còn là một di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và phải được quản lý theo đúng Luật Di sản văn hóa.

"Dân tộc Việt Nam tự hào là dân tộc cần cù, sáng tạo, dũng cảm và trên hết là lòng yêu nước. Chúng ta chiến thắng mọi thiên tai, địch họa bằng sức mạnh đó chứ không phải sức mạnh mang tính bùa chú nào. Tôi nghĩ tất cả người dân Việt Nam khi nói đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thì đều tự hào về phẩm chất đó", ông Đam nói.

Nguyễn Hưng


vnexpress



____________________



Ngợp với siêu dự án hàng chục tỷ USD

20/04/2013


TP - Chưa biết tính khả thi và hiệu quả đến đâu, nhưng các tập đoàn nhà nước và một số địa phương đang làm các “siêu” dự án (DA) lọc hóa dầu với tổng vốn đăng ký lên tới cả chục tỷ USD. Thậm chí, có “siêu” DA 28 tỷ USD. Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định), nơi dự án lọc hóa dầu 28 tỷ USD có thể triển khai. Ảnh: Việt Hương.

Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định), nơi dự án lọc hóa dầu 28 tỷ USD có thể triển khai. Ảnh: Việt Hương.


Dự án lớn nhất thế giới về làng

Không ít người đã choáng khi nghe tới số tiền đầu tư của DA nhà máy lọc hóa dầu tại Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định), được đánh giá là lớn nhất thế giới (với tổng vốn đăng ký 28 tỷ USD), do Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) làm chủ đầu tư.

Theo đề xuất của PTT, DA sẽ được xây dựng trên diện tích 2.000ha, công suất dự kiến 660.000 thùng dầu thô/ngày (khoảng 30 triệu tấn/năm). Nguồn dầu thô của nhà máy sẽ được nhập khẩu 45% từ Trung Đông, 25% từ châu Phi và còn lại từ Nam Mỹ.

Theo công bố, khi đi vào hoạt động, nhà máy của PTT sẽ sản xuất khoảng 11 sản phẩm lọc dầu (khí hóa lỏng, xăng 92, 95, Jet A1, dầu DO...) và 10 sản phẩm hóa dầu khác (LLDPE, Poly-propylene, DEG...).

Thị trường tiêu thụ chính là Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước trong khu vực. Thời gian xây dựng cần thiết khoảng 3,5 năm. Nếu được thông qua, DA sẽ bắt đầu khởi công vào quý 1/2016, xây dựng và đi vào hoạt động năm 2019.

Ngoài ra, những năm gần đây, một loạt các DA lọc hóa dầu đã được bổ sung vào Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.

“Về cơ bản, địa phương cũng chưa vội vàng mặc dù từ trước đến nay chưa có cơ hội nào để tiếp cận với những dự án lớn tầm cỡ 28 tỷ USD thế này”
Ông Lê Hữu Lộc
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định


Với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ngoài Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động (công suất thiết kế 6,5 triệu tấn/năm, hiện đang cung cấp 30% lượng xăng dầu tiêu thụ cả nước), cũng là chủ đầu tư của nhiều DA lọc hóa dầu lớn như Nghi Sơn (Thanh Hóa) 9 tỷ USD, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu) 4,5 tỷ USD. Có thể nói, lọc hóa dầu Nghi Sơn là DA có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam. Theo tính toán, nếu Nghi Sơn (công suất thiết kế giai đoạn một là 10 triệu tấn/năm) đi vào hoạt động, cùng với Dung Quất, sẽ đóng góp 50% lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa mỗi năm.

Bên cạnh PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng được giao triển khai xây dựng Nhà máy lọc hóa dầu Nam Vân Phong (Khánh Hòa). Dự kiến, công suất thiết kế của nhà máy này khoảng 200.000 thùng/ngày (tương đương 10 triệu tấn/năm). Đây là DA có số vốn dự kiến ban đầu từ 4,4-4,8 tỷ USD, sử dụng 300 ha mặt đất và 300 ha mặt biển.


Không vội vàng với siêu dự án

Một góc Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Bảo Anh.

Nhiều chuyên gia về năng lượng cho rằng, để thẩm định một DA lọc hóa dầu không đơn giản (ví dụ DA gần 10 tỷ USD Nghi Sơn cũng cần 10 năm). Qua theo dõi việc xây dựng Nhà máy Dung Quất, cũng như quá trình xúc tiến các thủ tục đầu tư, xây dựng DA Nghi Sơn cho thấy, thời gian để một DA chính thức xây dựng thường kéo dài do vướng mắc bởi nguồn vốn đầu tư.

Có DA như lọc dầu Cần Thơ, được chấp thuận từ tháng 4/2008, nhưng sau khi phải điều chỉnh quy mô từ hơn 500 triệu USD xuống 350 triệu USD và có một đối tác rút lui. Tới nay, DN vẫn chưa biết bao giờ sẽ triển khai. DA Nhà máy lọc dầu Vũng Rô (Phú Yên) cũng đang trong giai đoạn rục rịch triển khai trở lại sau một thời gian dài khó khăn.

Với “siêu” DA 28 tỷ USD tại Bình Định, mới đây, UBND tỉnh này cũng đã bày tỏ ra lo lắng về khả năng thu xếp vốn của Tập đoàn PTT. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Hữu Lộc - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, để trình Thủ tướng, địa phương đã có văn bản yêu cầu Tập đoàn PTT giải trình một số nội dung liên quan (đến DA). Theo ông Lộc, “siêu” DA này được PTT đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội đầu năm 2013.

“Về cơ bản, địa phương cũng chưa vội vàng, mặc dù từ trước đến nay chưa có cơ hội nào để tiếp cận với những DA lớn tầm cỡ 28 tỷ USD thế này” - ông Lộc nói.

Cũng theo ông Lộc, để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư lớn hơn nữa về lâu dài, UBND tỉnh buộc phải yêu cầu Tập đoàn PTT làm rõ các nội dung: Việc cân đối cung - cầu sản phẩm lọc hóa dầu của Việt Nam và phương án tiêu thụ sản phẩm; phương án cung cấp dầu thô dài hạn; các hạng mục công trình biển cần thiết cho DA; tổng mức đầu tư và hiệu quả  kinh tế; khả năng thu xếp vốn... “Sắp tới, đích thân tôi và đại diện các ban ngành chủ chốt của tỉnh sẽ có chuyến công tác sang Thái Lan để cùng với PTT ngồi lại thống nhất nội dung giải trình, làm cơ sở trình Chính phủ quyết định chủ trương có đầu tư DA hay không” - ông Lộc nói.

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, với trữ lượng dầu được công bố, nếu không có thêm các mỏ mới, sản lượng khai thác dầu thô Việt Nam bình quân hiện nay chỉ khoảng 14-15 triệu tấn dầu/năm.

Nếu khai thác thêm được các mỏ mới ngoài khơi, con số có thể sẽ tăng lên, nhưng việc dành trữ lượng dầu thô chỉ riêng cho DA Dung Quất đã quá nhiều. Do đó cung cấp thêm cho các nhà máy lọc dầu khác sẽ không đủ.

Theo ông Ngãi, nhiều DA lọc hóa dầu đều tính tới phương án nhập khẩu dầu thô từ các nước Trung Đông, Nam Mỹ. Sản phẩm sản xuất ra cũng sẽ hướng tới xuất khẩu và có thể một phần tiêu thụ trong nước.

Tuy nhiên, việc nhập dầu thô nước ngoài để lọc dầu trong nước rất tốn kém, sản phẩm sẽ đắt hơn so với xăng dầu nhập về từ nước ngoài. Việc xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu là cần thiết để Việt Nam tự chủ dần nguồn xăng dầu trong nước, cũng như nâng cao giá trị gia tăng cho ngành dầu khí. Nhưng cần cân nhắc và tính toán kỹ về số lượng.

Một chuyên gia kinh tế khác cũng cho biết, nếu tất cả các DA lọc hóa dầu lớn hiện nay đi vào hoạt động, tổng công suất thiết kế sẽ xấp xỉ khoảng 60 triệu tấn/năm (gồm cả sản phẩm xăng, dầu diezen và khí hóa lỏng). Hiện, lượng tiêu thụ xăng dầu bình quân khoảng 15 triệu tấn/năm.

Theo dự báo, giai đoạn 2011-2015, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước cũng chỉ dao động từ 15-20 triệu tấn/năm, tổng nhu cầu đến năm 2025 là 27 triệu tấn/năm. Như vậy, công suất các DA có thể sẽ gấp đôi nhu cầu tiêu thụ trong nước dẫn đến cung vượt cầu.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2011-2015, tìm kiếm, thăm dò dầu khí sẽ gia tăng trữ lượng 35-45 triệu tấn/năm; giai đoạn 2016-2025 sẽ gia tăng trữ lượng đạt 35-45 triệu tấn/năm.

PHONG CẦM - VIỆT HƯƠNG
Dantri , Tiền Phong



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét