Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Vùng biển chủ quyền của ta, bà con cứ đánh bắt”
16/04/2013 02:16Nói chuyện với hàng trăm ngư dân chiều qua (15.4) ngay tại cảng cá Lý Sơn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "Quốc gia nào cũng có chủ quyền. Do vậy vùng biển chủ quyền của ta thì bà con cô bác cứ đánh bắt".
Ngư dân “tố” tàu Trung Quốc
|
Báo cáo với Chủ tịch nước, ngư dân Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải (H.Lý Sơn, Quảng Ngãi), cho biết từ bao đời nay ngư dân Lý Sơn vẫn vươn khơi bám biển tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngư trường này là nơi che chắn, bao bọc ngư dân mỗi khi có bão tố song trong những năm qua không những thiên tai mà nhân tai thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, tại ngư trường Hoàng Sa, việc tàu Trung Quốc bắt bớ, lấy tài sản khiến nhiều ngư dân lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất.
Ngư dân Bùi Văn Phải, chủ tàu cá QNg 96382 TS, kể thời gian gần đây liên tục “đụng” tàu của phía Trung Quốc, ngang ngược rượt đuổi, tấn công khiến nhiều chuyến biển thua lỗ nặng. Mới đây nhất, ngày 20.3 tàu cá của ông bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca bin... “Để vươn khơi bám biển an toàn, ngư dân Lý Sơn mong muốn nhà nước, Chính phủ cần có nhiều cơ chế, chính sách, trong đó hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp để sắm tàu, mua sắm ngư lưới cụ, đồng thời các cơ quan chức năng có biện pháp hữu hiệu bảo vệ ngư dân hành nghề hợp pháp ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam”, ông Phải kiến nghị.
Theo ông Võ Xuân Huyện, Bí thư Huyện ủy Lý Sơn, ngư nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của Lý Sơn. Số lượng tàu thuyền, nhất là tàu công suất lớn và sản lượng hải sản hằng năm đều tăng. Nhưng điều khiến ngư dân lo lắng mỗi khi ra khơi là việc nước ngoài đòi tiền chuộc, lấy tài sản liên tục xảy ra. Tính từ năm 2012 đến nay, cả huyện có 28 tàu cá bị nước ngoài đòi tiền chuộc, bắt giam giữ ngư dân, đập phá, lấy tài sản và ngăn cản không cho khai thác ở Hoàng Sa, gây thiệt hại gần 1,7 tỉ đồng. “Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ riêng cho những ngư dân bị thiệt hại, mỗi tàu cá khoảng 50% vốn để ngư dân có thể kết hợp với các nguồn khác đóng mới lại tàu thuyền, mua sắm ngư cụ tiếp tục bám biển; đồng thời chỉ đạo lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư tiến hành tuần tra thường xuyên bảo vệ ngư dân yên tâm hành nghề”, ông Huyện đề nghị.
Biểu dương tinh thần kiên cường vươn khơi, bám biển của ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Chủ tịch nước khẳng định: “Quốc gia nào cũng có chủ quyền. Do vậy vùng biển chủ quyền của ta thì bà con cô bác cứ đánh bắt. Khi gặp thiên tai, địch họa, ngư dân nhanh chóng thông báo cho các cơ quan chức năng để có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ tính mạng và tài sản.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà cho ngư dân Lý Sơn - Ảnh: Hiển Cừ |
Chuyện quốc gia đại sự
Chủ tịch nước cho rằng, các cơ quan chức năng lúc nào cũng sẵn sàng hỗ trợ ngư dân khi gặp nạn trên biển. Tuy nhiên, hoạt động trên biển xa đòi hỏi tính cộng đồng càng cao. Do vậy ngư dân phải đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ lợi ích để tăng hiệu quả kinh tế trong đánh bắt. Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Sống bằng nghề biển thì chỉ có đánh bắt cá nhưng đánh bắt gần bờ lạm sát hải sản, nên cũng phải mức độ thôi. Phải tăng cường khai thác xa bờ. Sắp tới, nhà nước sẽ tiếp tục bổ sung nhiều chính sách, nhất là hoạt động đánh bắt xa bờ mang tính bền vững để phát triển kinh tế biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và huyện đảo Lý Sơn, Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế biển. Theo Chủ tịch nước, sản lượng hải sản tăng, nhiều tàu thuyền công suất lớn chính là kết quả của tinh thần bám biển của ngư dân cũng như những chính sách hỗ trợ của nhà nước bước đầu phát huy hiệu quả. “Có chính sách tốt rồi nhưng cũng phải cần tiếp tục hoàn thiện. Nghề cá nằm trong Chiến lược biển Việt Nam, là chuyện quốc gia đại sự nên các bộ, ngành T.Ư liên quan cần rà soát các loại phí, thuế, trong đó quan trọng nhất là tổ chức lại hậu cần nghề cá nhằm giảm thiểu thiệt hại cho ngư dân. Trước mắt cần triển khai thí điểm ở những tỉnh, huyện trọng điểm về nghề cá”, Chủ tịch nước lưu ý.
Chủ tịch nước cho rằng, chuyện “đụng” nhau trên biển không phải là vấn đề giải quyết một sớm một chiều mà cần phải có thời gian. Đây là chuyện cơ đồ, chuyện lâu dài. “Mỗi khi ngư dân gặp nhân tai trên biển, chính quyền huyện Lý Sơn cần xác minh thật kỹ nguyên nhân vụ việc, báo cáo kịp thời để làm cơ sở cho các cơ quan chức năng T.Ư can thiệp”, Chủ tịch nước nói.
Truy tặng Huân chương Sao Vàng cho cụ Huỳnh Thúc Kháng Ngày 15.4, tại hội trường Huyện ủy Tiên Phước (Quảng Nam), lãnh đạo nhà nước cùng chính quyền tỉnh Quảng Nam đã long trọng tổ chức lễ truy tặng Huân chương Sao vàng cho cụ Huỳnh Thúc Kháng - nguyên quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947), tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên, sinh ra tại làng Thạnh Bình (nay là xã Tiên Cảnh). Cuộc đời cụ là một là tấm gương sáng ngời về truyền thống vượt khó, hiếu học, về nếp sống thanh cao, giản dị; không màng danh lợi, suốt một đời vì nước vì dân. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, dù tuổi đã cao nhưng với lòng yêu nước nhiệt thành, cụ đã nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra gánh vác việc nước... Phát biểu tại buổi lễ hôm qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Là một sử gia, cụ đã để lại nhiều công trình giá trị, nhiều nguồn tư liệu quý về lịch sử nước nhà. Trong đó có những chứng cứ về chủ quyền lãnh thổ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chúng ta. Suốt đời vì nước vì dân, hết lòng phụng sự Tổ quốc...”.
Hoàng Sơn
|
Hiển Cừ Thanhnien
BÀI ĐÃ ĐĂNG
Chủ nhật, ngày 14 tháng tư năm 2013
Cái câu này nghe hơi quen, Chủ tịch Nước lắng nghe nguyện vọng của ngư dân Quảng Nam. Lại điệp khúc " lắng nghe" của Đảng và nhà nước ta. ------------ Chủ tịch nước 'phỏng vấn' ngư dân bám biển Hoàng Sa. Sau khi lắng nghe , phỏng vấn từ đồng chí chủ "tịt" nước, thế nào bà con ngư dân cũng sẽ được tặng thưởng cờ xí, áo thun có huy hiệu Đoàn và ảnh của Hồ Chí Minh để tiếp tục bám biển chiến đấu với bọn xâm lược Trung Quốc.
Nếu lỡ bị địch tấn công , bắn phá cháy tàu như những lần trước thì cứ yên tâm, không phải lo lắng gì cả , đồng chí Chủ "tịt" và ban ngành đoàn thể của cái gọi là Đảng và nhà nước ta sẽ tiếp tục "phỏng vấn, lắng nghe" nguyện vọng của bà con ngư dân. Cứ yên tâm, đã có Đảng và nhà nước "no". Bótay.com.vn
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/cai-cau-nay-nghe-hoi-quen-chu-tich-nuoc.html
Comment
Bin Nguyen thang deu .khac me gi chi vao ngoi nha dang chay dung dung bao tien odo do ba con vao ma lay ..mat con day hon ca X, deu con hon ca X
Giang Nguyen Ba con cu danh bat neu tau TQ duoi uy hiep thi ai can thiep cho day
MinhQuan Nguyen Vùng biển chủ quyền của ta, bà con cứ đánh bắt - nhưng Tàu bắn/bắt thì ráng chịu
Phong Lan Mí tên bán nước nói với tên cướp nước : "Vùng biển chủ quyền của Tàu, bà con đánh cá, cứ bắt và bà con bắt cá, cứ đánh" .
Cả Bộ Chính Trị đều cá mè 1 lứa, chả có tên nào biết thương dân !
MinhQuan Nguyen Vùng biển chủ quyền của ta, bà con cứ đánh, TÀU bắt
Zuzka Vladimír Một lần nghe các ông xúi bậy thôi đã bán đứng 64 Sĩ quan Chiến Sỹ đồng chí đồng đội của tôi rồi giờ làm ơn nín đi đừng tiếp tục lừa dối Nhân Dân rồi đẩy Nhân Dân vào chỗ chết nữa.các ông lên tu tâm đi để phước lại cho con cháu của các ông nhờ
____________________
Thứ Ba, 16/04/2013 - 10:46
Trung Quốc chính thức đưa khách du lịch ra Hoàng Sa trái phép từ ngày 28/4
Tỉnh Hải Nam vừa ra thông báo mới về tuyến du lịch trái phép ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Kế hoạch mới có chút khác biệt so với kế hoạch ban đầu mà báo chí Trung Quốc đã rêu rao.
Tàu Gia Hương công chúa
Báo Tế Nam dẫn lời đại diện tỉnh Hải Nam
cho biết, tour du lịch trái phép này sẽ chính thức khai trương và đón
khách từ ngày 28/4. Tổng hành trình tour kéo dài 4 ngày 3 đêm với lịch
trình đi qua khu vực biển xung quanh đảo Đá Bắc và đổ bộ (trái phép –
PV) lên thăm một số đảo khác thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa (thuộc
huyện Hoàng Sa, tỉnh Đà Nẵng, Việt Nam – PV).
Tuy nhiên, trong lịch trình tham quan
không đề cập đến việc khách du lịch có được lên thăm đảo Phú Lâm – nơi
đặt trụ sở của cái gọi là “thành phố Tam Sa” phi pháp mà Trung Quốc tự
dựng lên để quản lý trái phép 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt
Nam hay không.
Bên cạnh đó, tàu Gia Hương công chúa sẽ
là tàu chở khách tham quan đợt này, thay vì tàu du lịch viễn dương Hải
Na như kế hoạch trước đó.
Trước đó, trước thông tin trên báo chí
Trung Quốc cho biết Trung Quốc có kế hoạch sớm tổ chức cho du khách tới
tham quan quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 12/4, Đại diện Ủy ban
Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: “Việc Trung Quốc
tổ chức đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa là vi phạm nghiêm trọng
chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC). Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch trên”.
Đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia một
lần nữa khẳng định, Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cùng ngày 12/4, đại diện Bộ Ngoại giao
Việt Nam đã trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội
để phản đối kế hoạch đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam.
Theo Lam Ngọc
Petrotimes, Dantri
TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét