Nếu
vẫn còn sự lãnh đạo “tài tình, siêu Việt” của những "đỉnh cao trí tuệ"
trong bộ máy cồng kềnh, chỉ toàn những "bậc trí tuệ" tham quan vô loại,
cường hào ác bá của Đảng và nhà nước ta như v/v Vinalines..., cầu xây chưa
xong thì đã xập...v.v..và ..v.v, thì việc "có thể bắt kịp Thái Lan" thậm
chí trong ngàn năm tới, câu trả lời sẽ là không bao giờ.
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ảnh: Internet
Giáo sư Keinichi Ohno: “VN có thể bắt kịp Thái Lan 10 năm tới, hoặc không bao giờ”
Theo ông, đây là lý do khiến Nhật
Bản liên tục nắm giữ vị trí nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong nhiều
năm. Khẳng định “Việt Nam có vị trí vô cùng quan trọng đối với cá nhân
tôi, với Nhật Bản và Châu Á”, song Giáo sư Ohno cũng thẳng thắn rằng
“các nhà đầu tư Nhật Bản đã bắt đầu có một số lo ngại về Việt Nam”.
- Đánh giá của ông phải chăng là một cảnh báo hơi sớm, bởi cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá như một “ngôi sao đang lên” hay “nền kinh tế đang nổi của Châu Á”?
- Tôi hoàn toàn đồng ý việc Việt Nam- cho đến nay- vẫn là điểm đến đầu tư được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn. Song, nhiều ý kiến đã bắt đầu đề cập đến sự nản lòng với Việt Nam. Lý do bởi chính sách không được cải thiện thêm, chất lượng kinh tế chưa được nâng cao ở mức đáng có, các giá trị cần có chưa đạt được.
Trong khi đó, tại khu vực Đông Nam Á, các quốc gia khác đang bứt phá sau một thời gian trầm lắng, điển hình là Malaysia, Thái Lan, Indonesia; Myanmar - quốc gia nghèo vào loại nhất Đông Nam Á - cũng đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư, dù hiện mới ở mức phát triển như Việt Nam vào thập niên 1990, thiếu cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính quan liêu, thiếu các khu công nghiệp, các nhà máy điện…, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với cơ hội đầu tư lớn. Myanmar chưa thể đạt được mức phát triển của Việt Nam hiện nay, nhưng họ sẽ sớm bắt kịp nếu nỗ lực. Nhiều nhà đầu tư Nhật đã khuyến cáo Myanmar đừng lặp lại sai lầm của Việt Nam, bởi sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển, mức thu nhập đầu người của Việt Nam giờ vẫn mới ở ngưỡng hơn 1.000USD. Việt Nam chưa phát triển đủ nhanh như kỳ vọng.
Việt Nam có rất nhiều ưu thế và thuận lợi. Đây là lý do khiến Nhật Bản đã nắm giữ vị trí nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong nhiều năm. Song cho đến nay, mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam vẫn giống như “thầy và trò”, mà “trò” lại học không nhanh. Rồi đối thủ lớn của Việt Nam là Myanmar xuất hiện. Myamar có số đông người nói tiếng Anh rất tốt, đây đã là một lợi thế so với Việt Nam.
- Theo ông, Việt Nam hiện đang đứng ở đâu trong tương quan so sánh với các quốc gia láng giềng?
- Nếu Việt Nam cải thiện các chính sách kinh tế, tôi nghĩ Việt Nam có thể bắt kịp mức độ phát triển của Thái Lan trong vòng 10 năm tới; nhưng nếu không, Việt Nam sẽ không bao giờ có thể bắt kịp Thái Lan, chứ đừng nói đến Malaysia, vì khoảng cách phát triển sẽ ngày càng xa. Hiện Malaysia đã có thu nhập bình quân đầu người là hơn 10.000USD và hướng đến mục tiêu đạt mức thu nhập khoảng 18.000-20.000USD vào năm 2020.
Mức thu nhập bình quân của Thái Lan hiện ở ngưỡng 5.000USD và cơ hội cho Việt Nam đạt được mức phát triển của Thái Lan là khá lớn. Cá nhân tôi đánh giá tiềm năng phát triển về mặt nhân lực của Việt Nam cao hơn Thái Lan. Người lao động Việt Nam chăm chỉ hơn, tỉ mẩn hơn nếu tính đến những công việc đơn giản. Nhưng điều Việt Nam cần là phải có được một số lượng lớn các kỹ sư, các quản lý có trình độ, hay gọi cách khác là nguồn nhân lực cấp cao.
- Điều gì khiến Việt Nam chậm tiến hơn so với các quốc gia láng giềng, đơn cử là Thái Lan?
- Lý do đầu tiên là Việt Nam kết thúc chiến tranh vào giữa thập niên 1970, nên đã có khởi đầu chậm hơn so với các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia khoảng 15 năm. Việt Nam bắt đầu chính sách đổi mới năm 1986 và hòa nhập với thế giới vào thập niên sau đó, nên tiến trình phát triển kinh tế lại bị kéo lùi hơn nữa. Nhưng một điểm hạn chế mà tôi nhận thấy là chính sách.
Nếu Việt Nam có thể hoạch định tốt hơn các mũi nhọn kinh tế, chính quyền cũng sẽ phân bổ được ngân sách, sự chú ý của người dân, dòng đầu tư tốt hơn vào những ngành công nghệ, thiết bị… có hướng đi lâu dài. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có được một chính sách, lựa chọn rõ ràng các ngành công nghiệp ưu tiên, các mũi nhọn phát triển lâu dài.
Tôi đã đến thăm nhiều bộ thương mại hay công nghiệp của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore hay Thái Lan. Tôi nghĩ họ đều có chính sách phát triển công nghiệp tốt hơn so với Việt Nam. Trong 18 năm qua, tôi chưa thấy một chiến lược rõ ràng từ phía Việt Nam liên quan đến công nghiệp hóa, mà chỉ thấy nói trên các diễn đàn. Như tôi cũng từng nói rõ tại các hội thảo ở Việt Nam, việc đưa ra chiến lược, kế hoạch mới chỉ là bước khởi đầu. Điều quan trọng là làm cách nào để thực thi nó. Việt Nam cho đến nay vẫn chỉ dừng ở mức văn bản, tiềm năng, nên làm thế này, thế kia. Đó chỉ là lý thuyết. Việc tạo ra kết quả mới là quan trọng.
- Có nghĩa rào cản lớn nhất của Việt Nam hiện nay là lý thuyết quá nhiều?
- Phải nhìn nhận thẳng thắn rằng nếu cộng đồng người Hoa, người Ấn hay người Arập thường được đánh giá cao trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, thì đáng tiếc người Việt không mấy giỏi về lĩnh vực này. Họ cũng không giỏi về mặt sản xuất như người Hàn. Tuy nhiên, người Việt Nam lại học hỏi rất nhanh. Vấn đề với lao động Việt Nam là cách thức đào tạo và quy tắc làm việc.
Tôi đã tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam và thấy một số lao động Việt Nam không thích phải làm việc với cường độ quá cao. Nhưng nếu được đào tạo tốt, họ hoàn toàn có đầy đủ khả năng đáp ứng cường độ làm việc như các kỹ sư hay quản lý Nhật Bản. Vì vậy, tôi nghĩ điều quan trọng là có thể đào tạo lực lượng lao động, trang bị cho họ tư duy và kỹ năng công nghiệp.
Tôi nghĩ, điều mà Việt Nam thiếu là kinh nghiệm để có thể cạnh tranh với các quốc gia khác và trở thành một nước công nghiệp hóa. Việt Nam cần quá trình học hỏi. Từ quan điểm cá nhân, tôi cho rằng người dân tại các quốc gia nhiệt đới có xu hướng ưa thích sự nhàn tản hơn. Điều đó tốt cho cuộc sống. Không phải ai cũng muốn làm việc cả ngày- thậm chí qua đêm- như người Nhật hay người Hàn. Họ muốn có thời gian cho gia đình, cho các hoạt động khác. Điểm thú vị của người Việt là họ có thể đảm đương một lúc cả hai vai trò, làm việc cật lực nếu cần thiết và vẫn có thời gian cho gia đình. Nhưng để làm được như vậy, cần có một tư duy làm việc mới thông qua quá trình đào tạo.
- Đúng như ông nói, Việt Nam đang nỗ lực chuyển hướng phát triển từ “số lượng” sang “chất lượng”. Nhưng trong một bài thuyết trình gần đây, ông đề cập chất lượng cao chưa đủ, mà phải là “không có lỗi” (zero-defect)?
- Việc đạt được những yêu cầu của công nghiệp hóa như chất lượng, chi phí thấp và chuyển giao nhanh thực sự là cả một bài toán. Tất cả các quốc gia muốn công nghiệp hóa đều hướng đến điều này, nhưng không phải nước nào cũng thành công về việc kết hợp cả 3 yếu tố: Chất lượng, giá cả và chuyển giao sản phẩm. Chất lượng không có nghĩa cứ chất lượng cao là được, mà phải là “không có sản phẩm lỗi” (zero-defect). Khi bạn chuyển lô hàng cho bên tiếp nhận, phải đảm bảo không có bất cứ sản phẩm nào bị trả về.
Ví dụ, các nhà máy của Toyota khi nhận thiết bị đều đòi hỏi toàn bộ số hàng phải đáp ứng yêu cầu. 0,1% lỗi cũng không được. Nhưng ở Việt Nam, yêu cầu này luôn bị giản lược. Họ luôn nói “có vấn đề gì đâu, nếu lỗi vài cái thì sẽ đổi miễn phí là được”. Nhưng trong quy trình công nghiệp không chấp nhận điều đó, 1.000 sản phẩm được giao thì 1.000 đều phải đáp ứng yêu cầu, phải hoàn hảo. Nếu không, lô hàng đó coi như không đạt yêu cầu và sẽ làm mất uy tín của bên sản xuất. Nếu hiểu và làm được điều này, Việt Nam sẽ cạnh tranh được với bất cứ nước nào. Đây không phải việc dễ dàng.
Ấn Độ đã học được điều này từ Hãng Suzuki của Nhật. Không phải mọi thứ ở Ấn Độ đều hoàn hảo, nhưng trong ngành cơ khí tự động, họ đã làm rất tốt. Họ đáp ứng được yêu cầu về Kaizen (chất lượng, năng suất, cải tiến, công nghệ), bắt đầu bằng việc đơn giản như lau dọn sàn nhà máy, giữ cho nó thật sạch sẽ, dọn những chướng ngại vật trong nhà máy… Đó chính là những ý nghĩa đơn giản nhất của Kaizen. Kaizen cũng là một khái niệm rất phát triển tại Châu Phi như Zambia, Ethiopia.
- Ý ông là để hướng đến một quốc gia công nghiệp hóa, Việt Nam phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhất?
- Nếu tính đến dòng FDI nhận được thì Việt Nam đã là một quốc gia công nghiệp hóa rồi. Hiện Việt Nam có khoảng hơn 1.500 công ty Nhật đầu tư tại đây, chưa kể đến một số lượng lớn các công ty, xí nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan… Nhưng nếu chỉ xem xét giá trị công nghiệp do kỹ sư Việt Nam, nhân công Việt Nam tạo ra thì Việt Nam sẽ còn cả một chặng đường dài trước mắt mới có thể đạt đến tầm công nghiệp hóa.
Các công ty FDI đang giúp công nghiệp hóa Việt Nam, nhưng đó lại không phải là sức mạnh nội tại. Tôi nghĩ nếu chính sách của Chính phủ không thay đổi, Việt Nam sẽ khó đạt được mục tiêu công nghiệp hóa vào năm 2020, giống như sức bật của Hàn Quốc hay Đài Loan. Cả hai đối tượng trên đều không cần đến các công ty, doanh nghiệp FDI mà tự bản thân họ tạo dựng và tham gia vào quá trình công nghiệp hóa đó.
Việt Nam chưa có điều đó. Cả nhà xuất khẩu lẫn nhập khẩu và những nhãn hàng lớn có tên tuổi đều là từ nước ngoài. Các thương hiệu Việt Nam rất hiếm. Tôi nghĩ, việc tạo thương hiệu là cả một chiến lược và chỉ đạt được khi đã có sự phát triển ở mức độ trung bình cao. Hiện nay, điều Việt Nam cần là các quy chuẩn Kaizen và phải đào tạo được lực lượng kỹ sư giỏi.
- Xin cảm ơn ông.
- Đánh giá của ông phải chăng là một cảnh báo hơi sớm, bởi cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá như một “ngôi sao đang lên” hay “nền kinh tế đang nổi của Châu Á”?
- Tôi hoàn toàn đồng ý việc Việt Nam- cho đến nay- vẫn là điểm đến đầu tư được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn. Song, nhiều ý kiến đã bắt đầu đề cập đến sự nản lòng với Việt Nam. Lý do bởi chính sách không được cải thiện thêm, chất lượng kinh tế chưa được nâng cao ở mức đáng có, các giá trị cần có chưa đạt được.
Trong khi đó, tại khu vực Đông Nam Á, các quốc gia khác đang bứt phá sau một thời gian trầm lắng, điển hình là Malaysia, Thái Lan, Indonesia; Myanmar - quốc gia nghèo vào loại nhất Đông Nam Á - cũng đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư, dù hiện mới ở mức phát triển như Việt Nam vào thập niên 1990, thiếu cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính quan liêu, thiếu các khu công nghiệp, các nhà máy điện…, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với cơ hội đầu tư lớn. Myanmar chưa thể đạt được mức phát triển của Việt Nam hiện nay, nhưng họ sẽ sớm bắt kịp nếu nỗ lực. Nhiều nhà đầu tư Nhật đã khuyến cáo Myanmar đừng lặp lại sai lầm của Việt Nam, bởi sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển, mức thu nhập đầu người của Việt Nam giờ vẫn mới ở ngưỡng hơn 1.000USD. Việt Nam chưa phát triển đủ nhanh như kỳ vọng.
Việt Nam có rất nhiều ưu thế và thuận lợi. Đây là lý do khiến Nhật Bản đã nắm giữ vị trí nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong nhiều năm. Song cho đến nay, mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam vẫn giống như “thầy và trò”, mà “trò” lại học không nhanh. Rồi đối thủ lớn của Việt Nam là Myanmar xuất hiện. Myamar có số đông người nói tiếng Anh rất tốt, đây đã là một lợi thế so với Việt Nam.
Giáo sư Keinichi Ohno. |
- Theo ông, Việt Nam hiện đang đứng ở đâu trong tương quan so sánh với các quốc gia láng giềng?
- Nếu Việt Nam cải thiện các chính sách kinh tế, tôi nghĩ Việt Nam có thể bắt kịp mức độ phát triển của Thái Lan trong vòng 10 năm tới; nhưng nếu không, Việt Nam sẽ không bao giờ có thể bắt kịp Thái Lan, chứ đừng nói đến Malaysia, vì khoảng cách phát triển sẽ ngày càng xa. Hiện Malaysia đã có thu nhập bình quân đầu người là hơn 10.000USD và hướng đến mục tiêu đạt mức thu nhập khoảng 18.000-20.000USD vào năm 2020.
Mức thu nhập bình quân của Thái Lan hiện ở ngưỡng 5.000USD và cơ hội cho Việt Nam đạt được mức phát triển của Thái Lan là khá lớn. Cá nhân tôi đánh giá tiềm năng phát triển về mặt nhân lực của Việt Nam cao hơn Thái Lan. Người lao động Việt Nam chăm chỉ hơn, tỉ mẩn hơn nếu tính đến những công việc đơn giản. Nhưng điều Việt Nam cần là phải có được một số lượng lớn các kỹ sư, các quản lý có trình độ, hay gọi cách khác là nguồn nhân lực cấp cao.
- Điều gì khiến Việt Nam chậm tiến hơn so với các quốc gia láng giềng, đơn cử là Thái Lan?
- Lý do đầu tiên là Việt Nam kết thúc chiến tranh vào giữa thập niên 1970, nên đã có khởi đầu chậm hơn so với các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia khoảng 15 năm. Việt Nam bắt đầu chính sách đổi mới năm 1986 và hòa nhập với thế giới vào thập niên sau đó, nên tiến trình phát triển kinh tế lại bị kéo lùi hơn nữa. Nhưng một điểm hạn chế mà tôi nhận thấy là chính sách.
Nếu Việt Nam có thể hoạch định tốt hơn các mũi nhọn kinh tế, chính quyền cũng sẽ phân bổ được ngân sách, sự chú ý của người dân, dòng đầu tư tốt hơn vào những ngành công nghệ, thiết bị… có hướng đi lâu dài. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có được một chính sách, lựa chọn rõ ràng các ngành công nghiệp ưu tiên, các mũi nhọn phát triển lâu dài.
Tôi đã đến thăm nhiều bộ thương mại hay công nghiệp của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore hay Thái Lan. Tôi nghĩ họ đều có chính sách phát triển công nghiệp tốt hơn so với Việt Nam. Trong 18 năm qua, tôi chưa thấy một chiến lược rõ ràng từ phía Việt Nam liên quan đến công nghiệp hóa, mà chỉ thấy nói trên các diễn đàn. Như tôi cũng từng nói rõ tại các hội thảo ở Việt Nam, việc đưa ra chiến lược, kế hoạch mới chỉ là bước khởi đầu. Điều quan trọng là làm cách nào để thực thi nó. Việt Nam cho đến nay vẫn chỉ dừng ở mức văn bản, tiềm năng, nên làm thế này, thế kia. Đó chỉ là lý thuyết. Việc tạo ra kết quả mới là quan trọng.
- Có nghĩa rào cản lớn nhất của Việt Nam hiện nay là lý thuyết quá nhiều?
- Phải nhìn nhận thẳng thắn rằng nếu cộng đồng người Hoa, người Ấn hay người Arập thường được đánh giá cao trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, thì đáng tiếc người Việt không mấy giỏi về lĩnh vực này. Họ cũng không giỏi về mặt sản xuất như người Hàn. Tuy nhiên, người Việt Nam lại học hỏi rất nhanh. Vấn đề với lao động Việt Nam là cách thức đào tạo và quy tắc làm việc.
Tôi đã tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam và thấy một số lao động Việt Nam không thích phải làm việc với cường độ quá cao. Nhưng nếu được đào tạo tốt, họ hoàn toàn có đầy đủ khả năng đáp ứng cường độ làm việc như các kỹ sư hay quản lý Nhật Bản. Vì vậy, tôi nghĩ điều quan trọng là có thể đào tạo lực lượng lao động, trang bị cho họ tư duy và kỹ năng công nghiệp.
Tôi nghĩ, điều mà Việt Nam thiếu là kinh nghiệm để có thể cạnh tranh với các quốc gia khác và trở thành một nước công nghiệp hóa. Việt Nam cần quá trình học hỏi. Từ quan điểm cá nhân, tôi cho rằng người dân tại các quốc gia nhiệt đới có xu hướng ưa thích sự nhàn tản hơn. Điều đó tốt cho cuộc sống. Không phải ai cũng muốn làm việc cả ngày- thậm chí qua đêm- như người Nhật hay người Hàn. Họ muốn có thời gian cho gia đình, cho các hoạt động khác. Điểm thú vị của người Việt là họ có thể đảm đương một lúc cả hai vai trò, làm việc cật lực nếu cần thiết và vẫn có thời gian cho gia đình. Nhưng để làm được như vậy, cần có một tư duy làm việc mới thông qua quá trình đào tạo.
- Đúng như ông nói, Việt Nam đang nỗ lực chuyển hướng phát triển từ “số lượng” sang “chất lượng”. Nhưng trong một bài thuyết trình gần đây, ông đề cập chất lượng cao chưa đủ, mà phải là “không có lỗi” (zero-defect)?
- Việc đạt được những yêu cầu của công nghiệp hóa như chất lượng, chi phí thấp và chuyển giao nhanh thực sự là cả một bài toán. Tất cả các quốc gia muốn công nghiệp hóa đều hướng đến điều này, nhưng không phải nước nào cũng thành công về việc kết hợp cả 3 yếu tố: Chất lượng, giá cả và chuyển giao sản phẩm. Chất lượng không có nghĩa cứ chất lượng cao là được, mà phải là “không có sản phẩm lỗi” (zero-defect). Khi bạn chuyển lô hàng cho bên tiếp nhận, phải đảm bảo không có bất cứ sản phẩm nào bị trả về.
Ví dụ, các nhà máy của Toyota khi nhận thiết bị đều đòi hỏi toàn bộ số hàng phải đáp ứng yêu cầu. 0,1% lỗi cũng không được. Nhưng ở Việt Nam, yêu cầu này luôn bị giản lược. Họ luôn nói “có vấn đề gì đâu, nếu lỗi vài cái thì sẽ đổi miễn phí là được”. Nhưng trong quy trình công nghiệp không chấp nhận điều đó, 1.000 sản phẩm được giao thì 1.000 đều phải đáp ứng yêu cầu, phải hoàn hảo. Nếu không, lô hàng đó coi như không đạt yêu cầu và sẽ làm mất uy tín của bên sản xuất. Nếu hiểu và làm được điều này, Việt Nam sẽ cạnh tranh được với bất cứ nước nào. Đây không phải việc dễ dàng.
Ấn Độ đã học được điều này từ Hãng Suzuki của Nhật. Không phải mọi thứ ở Ấn Độ đều hoàn hảo, nhưng trong ngành cơ khí tự động, họ đã làm rất tốt. Họ đáp ứng được yêu cầu về Kaizen (chất lượng, năng suất, cải tiến, công nghệ), bắt đầu bằng việc đơn giản như lau dọn sàn nhà máy, giữ cho nó thật sạch sẽ, dọn những chướng ngại vật trong nhà máy… Đó chính là những ý nghĩa đơn giản nhất của Kaizen. Kaizen cũng là một khái niệm rất phát triển tại Châu Phi như Zambia, Ethiopia.
- Ý ông là để hướng đến một quốc gia công nghiệp hóa, Việt Nam phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhất?
- Nếu tính đến dòng FDI nhận được thì Việt Nam đã là một quốc gia công nghiệp hóa rồi. Hiện Việt Nam có khoảng hơn 1.500 công ty Nhật đầu tư tại đây, chưa kể đến một số lượng lớn các công ty, xí nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan… Nhưng nếu chỉ xem xét giá trị công nghiệp do kỹ sư Việt Nam, nhân công Việt Nam tạo ra thì Việt Nam sẽ còn cả một chặng đường dài trước mắt mới có thể đạt đến tầm công nghiệp hóa.
Các công ty FDI đang giúp công nghiệp hóa Việt Nam, nhưng đó lại không phải là sức mạnh nội tại. Tôi nghĩ nếu chính sách của Chính phủ không thay đổi, Việt Nam sẽ khó đạt được mục tiêu công nghiệp hóa vào năm 2020, giống như sức bật của Hàn Quốc hay Đài Loan. Cả hai đối tượng trên đều không cần đến các công ty, doanh nghiệp FDI mà tự bản thân họ tạo dựng và tham gia vào quá trình công nghiệp hóa đó.
Việt Nam chưa có điều đó. Cả nhà xuất khẩu lẫn nhập khẩu và những nhãn hàng lớn có tên tuổi đều là từ nước ngoài. Các thương hiệu Việt Nam rất hiếm. Tôi nghĩ, việc tạo thương hiệu là cả một chiến lược và chỉ đạt được khi đã có sự phát triển ở mức độ trung bình cao. Hiện nay, điều Việt Nam cần là các quy chuẩn Kaizen và phải đào tạo được lực lượng kỹ sư giỏi.
- Xin cảm ơn ông.
(LĐCT) - Số 13
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét