Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Kim Jong-Un, "Chí Phèo" của Triều Tiên. Thống nhất Triều Tiên để miền Nam được....sống đói khổ, không có cái ăn như miền Bắc là sứ mệnh của ông heo mập Kim Jong Ủn Ủn.


shows North Korean leader Kim Jong Un (C) inspecting the Wolnae Islet Defence Detachment in North Korea's western sector near the disputed maritime frontier with South Korea
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un chỉ huy các binh sĩ ở đơn vị tiền tiêu tập trận. Ảnh: KCNA
Chuyên gia nghiên cứu các vấn đề Đông Bắc Á và Triều Tiên, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Trung Quốc Trương Liễn Khôi cho biết dùng chiến tranh để thống nhất bán đảo Triều Tiên là "mục tiêu cốt lõi của chính quyền Bình Nhưỡng".


Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Trương cho hay cả 3 thế hệ lãnh đạo Triều Tiên từ thời cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, Kim Jong-il và hiện là nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un đều vác lên vai sứ mệnh lịch sử riêng.


Nếu nhiệm vụ của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành là xây dựng đất nước thì tới thế hệ lãnh đạo con trai ông là Kim Jong-il lại tập trung vào tăng cường sức mạnh quân sự. Đến thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un lại là sứ mệnh thống nhất hai miền Nam Bắc Triều Tiên.

"Chúng ta có thể nhận thấy cả 3 thế hệ lãnh đạo Triều Tiên đều có tính tự giác rất cao đối với sứ mệnh lịch sử của mình", ông Trương nói.

Tháng 7/1972, hai miền Triều Tiên ra tuyên bố chung với ba nguyên tắc là tự chủ, hòa bình thống nhất và đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, tháng 7/2009, Triều Tiên bắt đầu phá vỡ các nguyên tắc trên và đưa ra quan điểm dùng chiến tranh thống nhất hai miền. Tháng 5/2009, Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ hai.

Khi đó, Triều Tiên nghĩ mình đã đủ khả năng thực hiện thống nhất hai miền bằng chiến tranh và luôn nhấn mạnh quan điểm dùng chiến tranh thống nhất hai miền trong các tuyên bố sau đó.

Triều Tiên luôn ráo riết chuẩn bị công tác nhằm thực hiện thống nhất hai miền bằng vũ lực, trong đó có phát triển vũ khí hạt nhân. Sau vụ thử hạt nhân lần thứ 3 ngày 12/2 vừa qua, Triều Tiên chính thức tuyên bố đã hoàn thành một phần nhỏ của chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Nhiệm vụ chiến lược sắp tới của Triều Tiên là thúc đẩy nhanh chóng việc thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Ngày 5/3, Triều Tiên tuyên bố hủy bỏ hiệp định đình chiến liên Triều 1950-1953. Ngày 30/3, nước này bất ngờ tuyên bố bước vào "trạng thái chiến tranh" với Hàn Quốc và mọi vấn đề giữa hai miền sẽ được giải quyết theo nguyên tắc thời chiến.

Rõ ràng, Triều Tiên luôn muốn chiến tranh với Hàn Quốc. Một điều nữa phải kể tới là ngày 29/11/2012, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thay Bộ trưởng Quốc phòng Kim Jong-gak bằng một viên tướng có khuynh hướng cứng rắn trong nỗ lực tăng cường sự kiểm soát của ông với quân đội nước này.

Thay thế ông Kim Jong-gak là tướng Kim Kyok-sik, một viên tướng có khuynh hướng cứng rắn, người đã ra lệnh nã pháo vào hòn đảo biên giới giữa hai miền Triều Tiên năm 2010. Nhưng tất nhiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un mới là người cuối cùng có quyền quyết định chiến tranh nổ ra hay không.

Mới đây, Triều Tiên công bố video với nội dung mô tả cuộc tấn công Hàn Quốc "tốc chiến tốc thắng" trong 3 ngày. Ngày thứ nhất phải chiếm được các địa điểm chiến lược trọng yếu của Hàn Quốc và bắt sống 150.000 người Mỹ; ngày thứ hai chiếm lĩnh nhiều thành phố lớn của miền nam và ngày thứ ba lập lại trật tự.

Video: Triều Tiên tung video "Đánh chiếm Hàn Quốc"

Trước đó, truyền thông nhà nước Triều Tiên đăng bài viết nói rằng xét về góc độ ý chí chiến đấu và sức mạnh quân sự thì Triều Tiên là nước duy nhất có khả năng đối đầu với Mỹ và cảnh báo tình hình trên bán đảo Triều Tiên năm 2013 sẽ càng xấu hơn. Theo ông Trương, về tổng thể, việc lãnh đạo Triều Tiên muốn một cuộc chiến tranh thực sự không có gì là khó hiểu hay bất ngờ.

Theo VTC News, Vnexpress



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét