Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Cướp ngày là các quan tham CSVN: Phí đường bộ sẽ tăng gấp 3,5 lần trên huyết mạch quốc lộ 1A ---------- Muốn đường tốt thì... đóng phí nhiều lên! --------------- Xăng lại tăng giá kỷ lục lên 24.580 đồng một lít


Ngân An: 

Cướp ngày là quan, cướp có con dấu, có chỉ thị, có nghị quyết, có chủ trương và có cả hệ thống chính trị đứng đằng sau


03/04/2013
Huyết mạch quốc lộ 1A: Phí đường bộ sẽ tăng gấp 3,5 lần

QL1A là huyết mạch tuyến Bắc Nam của cả nước. Tuy nhiên, đang có nhiều quan ngại khi việc mở rộng 4 làn xe với hình thức BOT sẽ dẫn tới phí chồng phí khi hàng loạt trạm thu phí mới hình thành và tồn tại tới hơn 20 năm. Mức thu phí sẽ cao gấp 3,5 lần.

Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường trả lời về vấn đề này tại cuộc họp báo chiều 2/4.
Để đi từ Bắc vào Nam, người dân sẽ phải móc hầu bao tới 21 lần trong suốt hơn 20 năm. Ảnh: hoàng anh
Để đi từ Bắc vào Nam, người dân sẽ phải móc hầu bao tới 21 lần trong suốt hơn 20 năm. Ảnh: Hoàng Anh.

Sẽ có bao nhiêu trạm thu phí mới mọc lên khắp tuyến Bắc Nam và sự cắt khúc các dự án đã vi phạm quy định tối thiểu khoảng cách 70 km giữa 2 trạm thu phí, thưa ông?

Với việc nâng cấp cải tạo khoảng 1.700km, và theo quy định cách 70km mới đặt một trạm, toàn tuyến sẽ có khoảng 21 trạm sau khi hoàn thành. Chưa kể một số trạm khác vẫn còn thu, nhưng sẽ dừng (thu) khi không đáp ứng tiêu chuẩn.

 “Doanh nghiệp cần tính toán đảm bảo chi phí, vận hành… Thu phí BOT không làm khó cho doanh nghiệp mà chỉ thuận lợi cho doanh nghiệp và giảm TNGT”. 
Thứ trưởng GTVT
Nguyễn Hồng Trường
Lý do nâng cấp, mở rộng vì hiện nay mật độ trên QL1A rất lớn. Có những đoạn đường, mật độ trên 30.000 xe/ngày đêm. Tình trạng này không đáp ứng năng lực vận tải, ảnh hưởng tới năng lực phát triển kinh tế, gây mất an toàn giao thông cho người và phương tiện.

 

Chính vì thế Quốc hội và Chính phủ giao cho Bộ GTVT thực hiện, phấn đấu đến năm 2016 cơ bản nâng cấp các đoạn tuyến và hoàn thành dứt điểm vào năm 2020. Bộ GTVT đã xây dựng đề án tổng thể, bao gồm cơ chế huy động vốn, tổ chức xây dựng, tiến độ.

Hiện, ngân sách hạn hẹp nên việc đầu tư phải được huy động từ nguồn lực xã hội. Vừa rồi, Chính phủ cơ bản đã thông qua đề án này. Chúng tôi đã giao các cơ quan chức năng xây dựng phương thức.

Chính phủ đề xuất, để đáp ứng được hiệu quả cho nhà đầu tư, yêu cầu thu hồi vốn trong vòng 25 năm. Tổng số chiều dài toàn tuyến dự án nâng cấp, mở rộng QL 1A là trên 1.700 km.

Trong đó, 1.000km được thực hiện theo hình thức BOT, trên 700km ngân sách nhà nước đầu tư. Đề án đặt trạm theo quy định này đã được phê duyệt và không có chuyện trạm thu phí dày đặc so với quy định.

Nhưng rõ ràng đã thu phí bảo trì đường bộ, QL1A lại gần như độc đạo (đường HCM ít được sử dụng-PV), người dân dường như không có sự lựa chọn, khác nào phí chồng phí?

Khi xây dựng Quỹ Bảo trì Đường bộ đã nói rõ vẫn duy trì trạm thu phí BOT. Trạm BOT sẽ dùng tiền của mình để duy tu, bảo dưỡng tuyến đường BOT, thay vì dùng tiền Quỹ Bảo trì Đường bộ. Do đó không có chuyện phí chồng phí.

Riêng mức phí, tùy theo tình hình kinh tế, Bộ GTVT sẽ tham mưu giảm mức thu trong thời điểm nhất định.


Phí đường bộ sẽ cao gấp 3,5 lần
Bộ GTVT đang lúng túng trước những trạm thu phí bán quyền (thu phí). Ảnh: Đ.T
Bộ GTVT đang lúng túng trước những trạm thu phí bán quyền (thu phí). Ảnh: Đ.T.
 
Tại sao Bộ GTVT không đề xuất đầu tư bằng tiền ngân sách nhà nước để người dân đỡ phải gánh nặng phí đường bộ?

Chúng tôi tính toán cần khoảng 120.000 tỷ đồng để nâng cấp QL 1A mở rộng lên 4 làn xe. Đó là con số không nhỏ với ngân sách nhà nước. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư vô cùng khó khăn.

Do vậy, phải đưa ra hình thức xã hội hóa, nhà nước và nhân dân cùng làm. Khi làm BOT, bắt buộc phải thu phí để hoàn tiền. Người dân có đồng tình thì mới có đường tốt để đi. Nếu đợi ngân sách nhà nước để làm, chắc chắn đến năm 2020 mới chỉ có một số đoạn đường tốt, chưa thể có cả tuyến đường tốt được.

Khi đường đi lại tốt hơn, đóng phí tăng lên sẽ bù đắp được chi phí. Tôi đã tính, như với đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, lúc mới thu, lượng xe giảm 40% so với khi chưa thu.

Tuy nhiên, sau 3 tháng thu phí, toàn bộ xe tải quay lại đường cao tốc, dù khi đó mức thu cao hơn. Doanh nghiệp cần tính toán đảm bảo chi phí, vận hành… Thu phí BOT không làm khó cho doanh nghiệp mà chỉ thuận lợi cho doanh nghiệp và giảm TNGT.

Sau khi mở rộng QL 1A theo hình thức BOT, nhà đầu tư được thu phí cao gấp 3,5 lần, thưa ông?

Chúng tôi đã tham khảo rất nhiều dự án BOT các nước. Lộ trình thực hiện bắt đầu từ năm 2016 mới điều chỉnh, nhưng không đồng loạt. Chỉ trạm thu phí nào ít xe qua lại mới điều chỉnh, trạm nhiều xe sẽ có lộ trình, chứ không tăng ngay 3,5 lần.

Đình Thắng - Nguyễn Thảo
lược ghi
TP 

_________________

Muốn đường tốt thì... đóng phí nhiều lên!

Thứ Ba, 02/04/2013 22:19

Trên Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - TPHCM sẽ có 21 trạm thu phí BOT và khoảng cách giữa các trạm sẽ là 70 km

Tại cuộc gặp gỡ báo chí thường kỳ chiều 2-4, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết Quốc lộ 1A hiện quá tải, gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông; nhiều khu vực có trên 20.000 - 30.000 xe/ngày đêm.
 
Tuyến đường sắt Bắc - Nam được xây dựng từ thời Pháp thuộc sẽ tiếp tục được nâng cấp Ảnh: TẤN THẠNH

Theo tính toán của Bộ GTVT, nếu dùng ngân sách để mở rộng Quốc lộ 1A từ Hà Nội đến TPHCM dài 1.700 km lên 4 làn xe sẽ tốn khoảng 120.000 tỉ đồng - số tiền không nhỏ trong thời điểm hiện nay. Chính phủ dự kiến phát hành trái phiếu nhưng theo Luật Ngân sách Nhà nước thì việc này phải đưa ra Quốc hội quyết định nên phải áp dụng hình thức xã hội hóa để thu hút nhà đầu tư. Dự kiến năm 2016 sẽ hoàn thành các tuyến có mật độ phương tiện đông và năm 2020 thông toàn tuyến.

Để thu hút đầu tư, ngân sách Nhà nước sẽ xây dựng 700 km, nhà đầu tư thực hiện 1.000 km. Các nhà đầu tư BOT sẽ được thu phí hoàn vốn trong 25 năm với mức phí cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 là cao gấp 3,5 lần so với quy định chung. “Sẽ có 21 trạm thu phí BOT đoạn Hà Nội - TPHCM và khoảng cách giữa các trạm sẽ là 70 km như quy định của Bộ Tài chính. Không có chuyện dày đặc trạm thu phí hoặc phí chồng phí” - ông Trường nói.

Bộ GTVT cùng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ký thỏa thuận phối hợp triển khai kế hoạch mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - Cần Thơ và các hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cấp tín dụng cho 7/18 dự án. Đến nay, đã khởi công BOT đoạn qua tỉnh Quảng Nam, huyện Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cầu Giát (Nghệ An), Bình Định - Phú Yên, TP Phan Thiết (Bình Thuận) - Đồng Nai.
 
“Người dân đồng tình thì mới có đường tốt để đi. Đường tốt hơn thì việc đóng phí cao hơn một chút cũng bù đắp được thời gian lưu thông trên đường xấu, mất an toàn mà chi phí lớn hơn” - ông Trường nhận định và dẫn chứng đường cao tốc TPHCM - Trung Lương sau một thời gian hoạt động, dù mức phí cao nhưng doanh nghiệp vận tải vẫn lựa chọn vì rút ngắn thời gian lưu thông và an toàn cho phương tiện.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ rộng 1 m xây dựng từ thời Pháp thuộc và hiện tàu chỉ chạy được vận tốc khoảng 60-70 km/giờ. Tuy nhiên, trong thời điểm chưa đủ nguồn lực xây dựng đường sắt cao tốc thì Bộ GTVT điều chỉnh chiến lược thành xây dựng đường sắt tốc độ cao, đạt vận tốc trên 100 km/giờ. Hiện đang xây dựng 2 phương án song song trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Một là, tiếp tục nâng cấp tuyến đường hiện có bảo đảm  tốc độ 90-110 km/giờ và bằng mọi cách phải hoàn thành việc này trước năm 2020. Hai là, xây dựng một tuyến đường sắt đôi khổ 1,435 m phù hợp với đầu máy toa xe, có thể đạt tốc độ chạy tàu trên 200 km/giờ, dùng chung cho chở khách và chở hàng hóa. Theo đó, Bộ GTVT đang cùng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu xây dựng và sẽ báo cáo Chính phủ trong thời gian tới; nguồn lực tài chính để làm tuyến này được huy động từ các nhà thầu, làm dần từng đoạn một rồi mới thông toàn tuyến vào năm 2030.
 
Chính phủ cơ bản đã đồng ý với đề án tổng thể về cơ chế huy động vốn, cách thức, tiến độ nâng cấp Quốc lộ 1A lên 4 làn xe mà Bộ GTVT xây dựng.
THẾ KHA
_________________



Kể từ 8h tối 28/3, giá xăng dầu trên cả nước được phép tăng 362 - 1.430 đồng. Giá bán lẻ tối đa xăng RON 92 lên mức cao nhất từ trước đến nay - 24.580 đồng một lít.


> Xếp hàng dài mua xăng giá kỷ lục

Thông cáo được Liên bộ Tài chính - Công Thương phát đi cuối giờ chiều cho biết, cơ quan quản lý chấp thuận để doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá kể từ 20h. Mức điều chỉnh tối đa đối với từng mặt hàng từ 362 đến 1.430 đồng một lít.

Được cho phép tăng giá tối đa lên 24.580 đồng nhưng tối 28/2, các điểm bán lẻ của Petrolimex, PV Oil hiện vẫn bán ra với giá 24.550 đồng một lít xăng RON 92. Ảnh: Anh Quân
Được cho phép tăng giá tối đa lên 24.580 đồng nhưng tối 28/2, các điểm bán lẻ của Petrolimex, PV Oil... hiện vẫn bán ra với giá 24.550 đồng một lít xăng RON 92. Ảnh: Anh Quân
Xăng được tăng với mức cao nhất, trong đó RON 92 được phép đưa từ 23.150 đồng hiện tại lên 24.580 đồng một lít, phá kỷ lục (23.800 đồng) được lập hồi tháng 4/2012). Dầu diesel tăng 362 đồng, lên 21.912 đồng. Dầu hỏa và mazút tăng lần lượt 480 đồng và 807 đồng một lít, kg.
Đây là các mức giá cao nhất, tùy tình hình cụ thể, doanh nghiệp có thể áp dụng thấp hơn.

Biểu giá bán lẻ theo mức tăng tối đa
Đơn vị: VNĐ/lít, kg
Mặt hàng Giá cũ Giá mới(tối đa) Chênh lệch tối đa
Xăng RON 92 23.150 24.580 1.430
Dầu diesel 0,05 S 21.550 21.912 362
Dầu hỏa 21.600 22.080 480
Dầu mazút 17.650 18.457 807
Biểu giá bán lẻ mới của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Biểu giá bán lẻ xăng dầu của Petrolimex
Sau quyết định của liên bộ, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chỉ sử dụng mức tăng tối đa cho vùng 2 (vùng sâu vùng xa, nơi xa cảng và kho bãi). Trong khi tại các đô thị lớn, giá xăng tăng thêm 1.400 đồng mỗi lít. Các mặt hàng khác như diesel, dầu hỏa hay madut cũng tăng thấp hơn mức trần cho phép.

Trong khi đó, Công ty Xăng dầu Quân đội điều chỉnh chậm hơn mốc 8h tối.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11/2012, giá bán lẻ xăng dầu trong nước được điều chỉnh, dù đã nhiều lần “nhấp nhổm” do tác động của giá thế giới. Để bình ổn xăng dầu trong giai đoạn cuối 2012 - đầu 2013, cơ quan quản lý cho biết đã nhiều lần thực hiện các biện pháp như tăng trích quỹ bình ổn giá, giảm thuế, yêu cầu doanh nghiệp chưa tính lợi nhuận định mức… Đỉnh điểm là ngày 26/2 khi giá bán lẻ xăng dầu lẽ ra phải tăng 1.000 - 2.300 đồng.
Cây xăng quân đội, trạm xăng dầu số 1. Địa chỉ 259 giải phóng
Trạm số 1, Xăng dầu Quân đội ở đường Giải Phóng (Hà Nội) tới gần 9h vẫn bán theo giá cũ. Nhân viên cho biết đang chờ lệnh điều chỉnh từ công ty. Ảnh: Anh Quân
Sau thời điểm này, giá xăng dầu thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao. Trong khi đó, Bộ Tài chính cho biết quỹ bình ổn giá tại các doanh nghiệp đã cạn; giá bán lẻ tại các nước có chung đường biên giới với Việt Nam cũng cao hơn 2.000 - 5.000 đồng một lít, dẫn tới tình trạng buôn lậu… Do đó, cơ quan quản lý cho biết phải thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu như mức nêu trên.

Cùng với việc tăng giá, theo công văn được Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) gửi tới các doanh nghiệp cuối giờ chiều 28/3, cơ quan điều hành đã quyết định dừng trích quỹ bình ổn giá (hiện ở mức 2.000 đồng một lít với xăng và 650 - 1.150 đồng một lít, kg với các mặt hàng dầu), giữ ổn định thuế và khôi phục lợi nhuận định mức 300 đồng một lít cho doanh nghiệp.
Nhật Minh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét