Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Video đi thăm người yêu nước Bùi Hằng ở trại giam Thanh Hà và lời nhắn gửi.


Hôm nay nhìn ảnh thấy cảnh chị Hằng đi gặp con. Hai công an áp giải, còn nhiều hơn cả tù hình sự. Rồi lại cảnh lao động trong tù, nặng nhọc kém gì tù cải tạo trồng rau hay đóng gạch.

++++++

Chị Bùi Hằng: "Cho mẹ gửi muôn lời yêu thương và nỗi nhớ tới những người thân yêu mà mẹ quý trọng, tôn kính. Mẹ luôn cầu chúc những điều tốt đẹp tin yêu tới tất cả. Mẹ đã và sẽ sống xứng đáng với tình cảm của mọi người và không bao giờ để những đứa con mẹ sinh ra nuôi dưỡng đến trưởng thành qua bao khốn khó phải hổ thẹn. Danh dự của cuộc đời này mẹ để cho các con dù mẹ là "người tù" không bản án. Các con và bạn bè sẽ không xấu hổ khi mẹ không ở tù vì: lừa đảo - trộm cướp - giết người - tham ô - hủ hóa. Mẹ nhớ và yêu thương các con thật nhiều.

Kẻ thù muốn đốt ta thành tro bụi
Ta nguyện làm sen thơm ngát giữa đầm"


Video Thăm Bùi Hằng 18/2/2012 






Thăm tù ở các trại tù chỉ vất vả nhất đoạn đi. Có nhiều trại tù ở xa thường được gọi là trại trung ương, địa điểm hay được chọn ở những nơi rừng sâu, núi thẳm làm trại tù. Ngày trước thời bao cấp đi thăm người thân ở trong tù nếu như ở trại Yên Hạ- Sơn La hay Thanh Chương- Nghê An mất hàng ngày trời. Xe khách mua vé đã khó, đến đường 1 xuống xe rồi đợi xe đi tiếp lên huyện Thanh Chương cũng mất thêm ngày nữa. Từ huyện vào trại cuốc bộ trèo đèo, lội suối mất thêm ngày nữa.

Bây giờ đường sá mở mang nhiều, đi lại cũng tiện hơn. Đường 1B mở khiến trại Thanh Chương nằm gần sát mặt đường. Người nhà đi thăm phạm nhân cũng dễ, gửi quà càng tiện hơn, ở chỗ Cục quản lý trại giam đóng ở Định Công còn có xe dịch vụ đi các trại trong tuần. Người ra ra đó bắt xe đi tận trại, hoặc có thể gửi quà cho xe mang đi. Thủ tục gửi quà đơn giản vô cùng, cứ có cuốn sổ thăm gặp là gửi được. Mà thậm chí không có sổ chỉ cần nhớ tên thằng bạn, án phạt,số buồng..đủ thông số là người ta cũng châm chước nhận cho.

Người nhà đi thăm đã dễ, bạn bè đi thăm cũng chả khó khăn gì. Hồi xưa mình ở trại V, phạm nhân gặp gia đình thường xuyên, tuần có người gặp gia đình 3 đến 4 lần. Chẳng ai cấm. Nhiều quá như thế ông quản giáo nhăn mặt nói với mình.

- Mày xem thế nào bảo gặp vừa thôi chứ,ngày nào cũng gặp thì làm được gì .

Tại có những phạm nhân đúng là người nhà một tuần gặp đến 4 lần. Đội thì đội nông nghiệp, rau, lúa cũng cần phải chăm bón. Cứ gặp người nhà lê thê sáng đến chiều, hôm này qua hôm khác thì cũng khó xử. Vì ai là người tưới rau, nhổ cỏ. Mình nhắc nhở như vậy có thằng cũng biết ý bảo nhà tháng lên thăm vai ba lần thôi. Còn có thằng nhà điều kiện nó bảo.

- Đm cái ruộng rau đéo bao tiền, mày tính cả ruộng đấy thu về được bao nhiêu một vụ anh trả tiền gấp 3. Từ bé đến giờ anh lao động bao giờ, anh chăm chỉ có tổ mất mùa.

Gặp trường hợp đó cũng đành, vì nó nói thật, giờ nó đáng nhẽ chăm hết sức 3 tháng được 1 tấn bắp cải. Nó đưa tiền mua 3 tấn thì thôi chứ bắt bẻ gì nó. Còn hơn nó chăm oặt ẹo. Để đó cho đứa nào nhà không có điều kiện nó chăm ruộng vậy. Mình tính nó gấp 5 lần, 1 phần rưỡi mua rau ngoài bù vào vì rau ngoài đắt hơn, 3 phần nộp quản giáo, còn một phần rưỡi trà thuốc cho anh em lao động bảo là quà nó hay gặp gia đình, chia sẻ với anh em. Các phạm nhân lao động khác cũng vui vẻ, chẳng ai bì tị gì vói thằng kia vì nó đã thuộc diện cải tạo '' gia đình''. Đời sống ở trại là thế, thằng nào có tiền cải tạo tiền, thằng không có tiền thì lao động.  Duy có chuyện gặp gia đình, bạn bè thì thoải mái như nhau. Gia đình cứ đến là được gặp, mà bạn bè , người yêu đến báo tự giác, cán bộ một câu là cũng được gặp. Có thì cho cán bộ chút ít, không có thì thôi cũng không sao.  Về sau mình mới biết chuyện dễ dãi như thế là quan điểm của từ Ban Giám Thị Trại Giam. Người ta nghĩ rằng tù có người thăm nhiều thì càng tốt cho tù, được động viên tinh thần, được quà cáp vật chất để khỏe mạnh. dư thừa thì cho thằng tù khác ăn với. Thằng nào nhà điều kiện thì gặp nhiều, còn đứa không có điều kiện có cho gặp thoải mái nhà nó cũng không có sức mà gặp. Thằng gặp nhiều thì không làm đã có tiền nhà nó làm.

Nhưng chuyện mình kể là chuyện gặp tù ở đội lẻ bên ngoài trại. Chứ đội trong trại thì khó hơn chút, vì đội bên ngoài không có ban bệ, gác cổng, trực...không có khách khứa dòm ngó nên gặp thoáng vậy. Còn trong trại là bộ mặt của trại, quan khách, báo chí hay ra vào việc gặp trắc trở hơn chút. Người nhà phải trình sổ thăm gặp, đăng ký ở phòng thăm gặp phạm nhân, sau đó cán bộ phòng thăm gặp vào trại đọc một loạt tên và dẫn phạm nhân ra gặp. Được cái không hạn chế người nhà, năm bảy người, bạn bè, họ hàng đều được gặp tất.Thời gian thì từng đợt tính theo giờ, khoảng 2 giờ gì đó. Nhà ở xa gặp 2 giờ buổi sáng, rồi muốn gặp tiếp lại 2 giờ buổi chiều, hôm sau cũng thế, chả có cấm là bao ngày mới được gặp cả.

Cách đây vài năm mình đi làm công trình ở Thái Nguyên, chợt nhớ có thằng bạn nằm ở trại Phú Sơn. Gọi về nhà nó hỏi tên đội để gặp, nhà nó bảo không có sổ khó gặp lắm vì nó ở đội trong trại. Mình cứ vào trại Phú Sơn, gặp cán bộ phòng thăm gặp dúi 100 nghìn cả mảnh giấy nói nhỏ.

- "Thầy cho em gặp, thằng bạn cùng "đơn vị" cũ. Em đi làm trên này mấy hôm tiện tạt vào thăm nó cái.

Thực ra 100 nghìn chả bõ bèn gì với cái công vào trại gọi người, nhất là không có sổ sách. Nhưng hai từ lóng '' thầy, đơn vị'' là đòn tình cảm có hiệu quả. Ông cán bộ vui vẻ vào dẫn thằng bạn ra ngay.

Trên đây là những câu chuyện thật %. Tù hình sự gây đủ loại án mà được đối xử cũng dễ chịu. Không như tù xâm phạm an ninh quốc gia hay còn gọi là tù " chính trị". Mặc dù có đứa nó vẫn leo lẻo là ở VN chỉ có những người bị tù vì vi phạm luật hình sự. Tù  chính trị đến gửi quà cũng phải đúng tên trong sổ. Có những phạm nhân nhà cách xa nơi giam giữ  mấy trăm cây số, vợ dại, con thơ. Nhờ người thân ở gần gửi quà không nổi, dù là ủy quyền, xác nhận địa phương đủ kiểu. Đến trại chỉ nghe câu lạnh tanh rằng quy định chỉ có anh chị em ruột, vợ hoặc chồng, cha mẹ mới được gửi quà tiếp tế.

Thường khi nói cái gì vẫn tự hào lải nhải là phải có tính sáng tạo khi thực hành đường lối, chủ trương, kịp với thực tế. Nhưng việc nhân đạo  nhìn thấy đó rành rành vẫn phớt lờ. Đéo biết áp dụng sáng tạo cái gì, sáng tạo cái nhân đạo không thấy, toàn sáng tạo cái làm khổ nhau hơn.

Tù hình sự có án còn được thăm gặp dễ dàng như vậy. Tù chính trị thì thôi có khác thì cứ tạm gác đó. Nhưng đm đi thăm học viên trại giáo dục còn khó gấp tỉ lần thăm tù thì không biết nói gì. Trại giáo dục cũng công an quản y hệt trại tù, lao động y hệt trại tù, nội quy cũng thế. Chỉ có người thân mới được gặp. Người ở địa phương này lại bị đưa đi cách đó 2 nghìn cây số và quy định chỉ có người thân ruột thịt trực hệ mới được gặp, gửi đồ.

Hôm nay nhìn ảnh thấy cảnh chị Hằng đi gặp con. Hai công an áp giải, còn nhiều hơn cả tù hình sự. Tù hình sự một cán bộ phòng thăm gặp mỗi lần dẫn phạm nhân từ bên trong ra phòng gặp cả chục mống đi lố nhố. Đây học viên nữ mà đến 2 công an trẻ khỏe đi kèm.


Rồi lại cảnh lao động trong tù, học viên trộn bê tông đổ khuôn. Nặng nhọc kém gì tù cải tạo trồng rau hay đóng gạch.


Lại bao nhiêu anh em, bè bạn đứng chầu chực bên ngoài trong cái giá lạnh. Rồi được ban lãnh đạo trại vòng vo kéo dài đến lúc hêt giờ , đóng cửa là xong, chẳng được gặp học viên.

Chốt lại thì câu dân gian

- Đời lắm thằng ngu
Bố đi tù nó bảo là đi cải tạo

Vẫn là chí lý, nhưng xin hiểu những '' thằng ngu '' ở đây ám chỉ rất nhiều thằng khác, đó có thể là thằng ác, thằng ngu, thằng nham hiểm.

 Như chị Hằng ra tòa xử công khai, có cố tình ép tội thì cũng kịch khung 6 tháng là cùng. Đi cải tạo 2 năm, rồi thích cho thêm 2 năm nữa vì chưa nhận thức tốt, mà nhận thức dẫn đến việc chị Hằng làm là xác nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa- Trương Sa là của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng và giết hại ngư dân Việt Nam. Thế bây giờ thay đổi nhận thức thì thay đổi bằng nhận thức thế nào ????.

Phải chăng để một thằng bé ròng rã mấy năm trời từ Nam ra Bắc thăm nom, tiếp tế cho mẹ mới là hình ảnh răn đe, mang tính giáo dục hiệu quả cao cho xã hội ???

Nếu thế, câu chuyện của Bùi Hằng sẽ còn dài lắm, dài đến mức người phụ nữ ấy có khi được đi vào văn học, vào huyền thoại. Biết đâu có lúc người ta nhìn thấy tượng ông Lý Thái Tổ ở vườn hoa nọ giống người Tàu quá.

 Họ quay sang gọi đó là vườn hoa Bùi Hằng.!




http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/509/509






+++++++++++++++++++++++





'Chúng tôi rất xót xa cho chị Hằng'



Khoảng 27 người gồm bạn bè và những người quen biết khác trong đó có nhà báo, luật sư cả các cựu quan chức công an đã tới thăm bà Bùi Minh Hằng tại Cơ sở giáo dục Thanh Hà, Vĩnh Phúc vào ngày 18/02/2012, nơi bà bị đưa vào từ cuối tháng 11 năm ngoái theo quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.


Ông Lê Dũng, một trong những người bạn của bà Hằng, cho BBC biết chỉ có duy nhất con của bà Hằng được vào thăm mẹ và những người khác không được vào trại do điều mà ban quản lý trại mô tả là "chưa có tiền lệ".


"Nhìn chị Hằng trông già hơn trước rất nhiều, chắc là môi trường khắc nghiệt quá, nhìn chị tàn tạ hơn trước",


"Khi nhìn thấy chị thì một số nhà báo và chị em khác gọi toáng và khóc òa lên, hoàn cảnh lúc đó rất là thương", ông Lê Dũng nói.


Ông cũng cho biết thêm "vì chị Hằng tuyệt thực từ ngày 28/01 (do chị từ chối không ăn thức ăn của trại vì bị đau bụng) nên môi chị tím ngắt và mặt nhăn nheo".


Bà Bùi Hằng là một nhân vật nổi bật trong các lần biểu tình chống Trung Quốc diễn ra hồi tháng Sáu năm 2011.


Bà cũng là một nhân vật gây tranh cãi và bị một số người chỉ trích là có hành vi "thiếu lịch sự" nơi công cộng.


Một số nguồn tin có liên quan tới giới chức nói 'thái độ gay gắt và chống đối công khai nhiều lần' là một trong các nguyên nhân khiến họ đưa bà vào trại.


Đầu năm nay, Sứ quán Mỹ ở Hà Nội ra thông cáo yêu cầu Việt Nam "thả bà Hằng và tất cả các tù chính trị".


Thông cáo này nói: "Không ai đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận hay quyền hội họp ôn hoà hay bất cứ quyền con người nào được quốc tế công nhận."



Bbc






+++++++++++++++++++++++





 THƯ CHỊ BÙI THỊ MINH HẰNG VIẾT TỪ TRẠI THANH HÀ





 
Tết Nhâm Thìn 2012 - TTGD Thanh Hà

Thư gửi các con yêu thương!


Cái tết đầu tiên mẹ phải xa các con, xa mái ấm của chúng ta, nơi 20 năm qua mỗi mùa xuân về mẹ con mình sum họp đón tết, rồi mẹ lì xì căn dặn các con trong thời khác đầu năm...Với bé Nhân thì đây là lần đầu tiên con phải đón một giao thừa vắng mẹ, Mẹ thương con nhiều lắm, xong mặc dù mẹ ở đâu, trong hoàn cảnh nào mẹ luôn hướng về với các con, với những gì thân thương của mẹ mà bao năm qua Mẹ phải vật lộn hi sinh mới có được và hơn tất cả dù mẹ phải xa các con, phải chịu cảnh giam cầm bất công thì mẹ thấy chúng ta cũng nên tự hào, kiêu hãnh trong cuộc đời làm người, khi ta sống biết tự trọng và xứng đáng ngửng cao đầu các con ạ.


Tết này vắng mẹ, không biết bé Nhân đã lo và đón tết ra sao? Mẹ tin là con sẽ chu đáo bàn thờ gia tiên cho mẹ. Con đã làm những gì? Đi những đâu và ai đến với con? Có anh Thủy con cũng không quá cô quạnh giây phút giao thừa. Còn mẹ ở đây trong bốn bức tường trại, mẹ: Một người mang thân phận của "người tù" không hề có bản án, không hề phạm tội theo một điều khoản quy định pháp luật nào. Mẹ đau xót nhớ đến các con, nhớ bạn bè bằng hữu với nỗi nhớ cháy lòng. Song giờ phút này mẹ phải kiêu hãnh, phải vui lên, phải có niềm tin vào những điều tốt đẹp mà chính bản thân mẹ và bao nhiêu người khác phải hy sinh mới có thể đem lại, đó là sự công bằng, đấy là chính nghĩa.

Sự thật đang bị bao kẻ xấu xa, bao thế lực đen tối phi pháp cố tình chà đạp, cố tình đổi trắng thay đen, bưng bít sự thật, bị đặt vu khống, hành xử bất chấp chính nghĩa nhằm tiêu diệt tinh thần dám đấu tranh phanh phui tố cáo sai phạm những kẻ xấu đó luôn đi ngược lại lợi ích của số đông nhân dân và những người chân chính biết tự trọng vì lẽ đó mà mẹ và bao người khác dù công khai hay âm thầm đều muốn vạch trần những xấu xa vi phạm hôm nay - ngăn chặn tội ác mai sau mong ước một xã hội công bằng văn minh tốt đẹp cho con cháu mình, khao khát một xã hội có tôn ty luật pháp, người tốt được bảo vệ và cái xấu, cái ác phải bị trừng trị, tiêu diệt. Chính vì những điều này mà mẹ thấy kiêu hãnh, tự hào.

Mẹ của các con cả quãng đời làm người chưa bao giờ làm gì đê tiện xấu xa, chưa bao giờ thỏa hiệp với cái ác cái xấu và giờ đây dù bị giam cầm oan khuất, nhưng không làm các con phải xấu hổ vì mẹ, không đi tù vì trộm cắp, cướp bóc, mẹ không đi tù vì bất cứ tội trạng hay hành vi phạm pháp luật đê tiện bỉ ổi như nhiều kẻ đúng ra phải đi tù và phải xấu hổ. Như vậy các con hãy yên lòng và ngảng cao đầu vì mẹ đã một thân một mình nuôi dạy ba chị em con, gây dựng chăm lo một gia đình không có người cha làm trụ cột mà không để các con phải thiếu đói, thất học, dù mẹ của các con không là quan chức hay ông nọ bà kia. Song các con đã nhìn thấy mẹ đã làm những gì để có được sự trân trọng của xã hội của những người hàng xóm láng giềng nơi đất khách quê người trong hơn 20 năm qua, tất cả những gì mẹ làm đều để lại sự tôn kính yêu quý của nhiều người, đó là nhân dân.

Mẹ thấy mãn nguyện về điều này và đấy cũng là tài sản vô giá mà mẹ muốn để dành cho các con như một chút phúc đức ở đời, theo qui luật nhân quả đấy cũng là tình yêu nguyện ước các con của mẹ thật sự phải làm người, phải có được tình yêu thương con người, đồng loại.

Mẹ sinh được ba chị em các con, đứa nào cũng là máu thịt của mẹ, cho dù nhiều khi mẹ rất đau buồn khi có đứa không nghe lời mẹ, hay có đứa không biết phân biệt đúng sai. Song giờ đây, các con đều đã lớn, đã đủ tuổi chịu trách nhiệm trước cuộc đời nên mẹ sẽ tôn trọng những lựa chọn, suy nghĩ của các con.

Càng tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh, nhiều số phận cuộc đời mẹ càng thấy mẹ đã làm đúng, làm đủ bổn phận của một người mẹ. Con đường và tương lai tiếp theo các con tự định đoạt và chịu trách nhiệm với chính mình. Mẹ chỉ hướng phần nào khi các con còn nhỏ dại trong vòng tay mẹ. Chúng ta cảnh mẹ góa con côi bao năm nay nên mẹ khao khát các con của mẹ sớm trưởng thành và phải biết đứng lên.

Riêng với bé Nhân, con trai út bé bỏng và đáng thương của mẹ, mẹ sinh ra con trong đau khổ mất mát. Cả cuộc đời mẹ luôn muốn bù đắp cho con, mẹ muốn con suy nghĩ thật kỹ những gì xảy ra với chúng ta kể từ khi con ra đời, con hãy suy nghĩ những gì mẹ từng dạy con, từng khao khát mong muốn con hãy nhìn nhận, phân tích mọi việc mẹ làm cho gia đình, cho các con, cho những người thân, cho cộng đồng xã hội mà con đã nhìn thấy và mẹ luôn tin tưởng vào con. Mẹ có một niềm tin kiêu hãnh khi mẹ sinh con ra vào cái ngày 26/4 đau thương của cuộc đời mẹ và đặt cho con cái tên TRUNG NHÂN. Con trai mẹ sẽ là một con người trung hiếu, một chàng trai chung chính con nhé. Mẹ tin và tự hào về con trai út của mẹ, con đừng làm mẹ thất vọng.

Cho mẹ gửi muôn lời yêu thương và nỗi nhớ tới những người thân yêu mà mẹ quý trọng, tôn kính. Mẹ luôn cầu chúc những điều tốt đẹp tin yêu tới tất cả. Mẹ đã và sẽ sống xứng đáng với tình cảm của mọi người và không bao giờ để những đứa con mẹ sinh ra nuôi dưỡng đến trưởng thành qua bao khốn khó phải hổ thẹn. Danh dự của cuộc đời này mẹ để cho các con dù mẹ là "người tù" không bản án. Các con và bạn bè sẽ không xấu hổ khi mẹ không ở tù vì: lừa đảo - trộm cướp - giết người - tham ô - hủ hóa. Mẹ nhớ và yêu thương các con thật nhiều.

Mẹ Hằng

Kẻ thù muốn đốt ta thành tro bụi
Ta nguyện làm sen thơm ngát giữa đầm









Nguồn : Facebook Nguyễn Lân Thắng
 


7 nhận xét:

  1. Tất cả TÂM và HUYẾT ! Cầu mong bà Hằng và gia đình bà sẽ sớm qua cơn bỉ cực. Cám ơn các bạn hữu của gia đình bà đã có những sẻ chia thắm đẫm tình người!
    Trả lời
  2. Hãy trả tự do cho chị Hằng ! Đả đảo bắt người vô cớ !
    Trả lời
  3. Đấu tranh đẩy lùi cái ác, cái xấu thì đúng là luôn luôn kiêu hãnh. Rất khí phách, chí lý, chí tình. Chúc tai qua nạn khỏi với chị.
    Trả lời
  4. Hởi những bậc làm Cha làm Mẹ của những vị đầy tớ của dân tộc VIỆT NAM hôm nay.Hãy xem những dòng chữ của người MẸ nhắn nhủ và dạy bảo dặn dò các con trong cuộc sống hôm nay.Hởi những vị đầy tớ của dân tộc VIỆT NAM đọc cho rỏ (Sự thật đang bị bao kẻ xấu xa, bao thế lực đen tối phi pháp cố tình chà đạp, cố tình đổi trắng thay đen, bưng bít sự thật, bịa đặt vu khống, hành xử bất chấp chính nghĩa nhằm tiêu diệt tinh thần dám đấu tranh phanh phui tố cáo sai phạm những kẻ xấu đó luôn đi ngược lại lợi ích của số đông nhân dân và những người chân chính biết tự trọng vì lẽ đó mà mẹ và bao người khác dù công khai hay âm thầm đều muốn vạch trần những xấu xa vi phạm hôm nay - ngăn chặn tội ác mai sau mong ước một xã hội công bằng văn minh tốt đẹp cho con cháu mình, khao khát một xã hội có tôn ty luật pháp, người tốt được bảo vệ và cái xấu, cái ác phải bị trừng trị, tiêu diệt. Chính vì những điều này mà mẹ thấy kiêu hãnh, tự hào.)Các vị và con cháu các vị sẽ bị dân tộc VIỆT NAM đời đời nguyền rủa về những việc làm của ngày hôm nay. Hãy tích chút đức cho con cháu,đừng để chúng sống mà không dám ngẩng cao gương mặt vì những tội lỗi của các vị.
    Trả lời
  5. Bức thư rất tâm huyết, rất tỉnh táo, tình cảm. Chúc chị vượt qua cơn bĩ cực này!
    Trả lời
  6. Đọc những dòng thư chị viết dặn dò và dạy bảo các con khi MẸ vắng nhà. Tôi đã không cầm được những giọt nước mắt đang rơi, khi tôi đọc những dòng thư ấy.Nước mắt tôi càng rơi thì lòng câm hận càng thêm dâng cao.Tôi biết khi chị viết ra những dòng chữ đó,là chị sẽ cố gắng sống để giành lại CÔNG LÝ TỰ DO cho chính chị và dân tộc VIỆT NAM hôm nay.Tôi biết con trai út của chị sẽ không làm MẸ mình thất vọng.
    Trả lời
  7. Việt Lâm, Hà TĩnhFeb 18, 2012 09:52 AM
    Vâng! chắc chắn các cháu tự hào vì có một người mẹ như chị.
    Trả lời



http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/02/thu-chi-bui-thi-minh-hang-gui-con-trai.html






+++++++++++++++++++






TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH LÊN TIẾNG ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO CHỊ BÙI HẰNG  /  THĂM BÙI HẰNG - TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP TỪ TRẠI THANH HÀ. 


http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/02/tuong-nguyen-trong-vinh-hay-tra-lai-tu.html









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét