Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Có phải đây là một hình thức “đánh tư sản” kiểu mới hay không? Dân chúng VN có tin cậy để gửi vàng vào kho chính phủ CSVN với kế Hoạch: “Gom Vàng Toàn Dân” này hay không?



Nếu chính phủ gom hết vàng của dân vào kho chính phủ, rủi có biến động chính trị, như đảo chánh hay cánh mạng dân chủ bùng nổ… khối lượng vàng trong kho chính phủ có thể sẽ bị biến mất hoặc chở hết qua Bắc Kinh, thì ai sẽ trả lại dân chúng khối vàng đã bị thu gom  đó?


+++++

CSVN Ra Kế Hoạch: Gom Vàng Toàn Dân để “khơi thông được nguồn lực trong nhân dân”


Nhà nước VN đang soạn một kế hoạch để gom vàng của dân chúng vào kho chính phủ theo một chiến lược gọi là “Huy động vàng trong dân để phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội,”  theo bản tin trên tờ Diễn đàn Doanh nghiệp (DĐDN).

Chiến lược này sẽ  được Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) trình chính phủ đề án vào quý 2 năm nay.

Lý do vì vàng được dân chúng cất giấu cần được chính phủ thực hiện kế sách gọi là “vừa hướng tới quản lý thị trường vàng vừa khơi thông được nguồn lực trong nhân dân,” theo báo DĐDN.

Tuy nhiên, nhà phân tích kinh tế Phan Nam trên báo DĐDN gọi đó là chuyện: ‘Huy động vàng trong dân: “Tính cua trong lỗ”…’

Tại sao chính phủ muốn gom vàng của dân về kho công khố? Báo  DĐDN giải thích:

“Theo đánh giá của NHNN, lượng vàng đang ở trong dân tương đối lớn, khoảng 300 - 500 tấn. Thử làm một phép tính: Hiện nợ nước ngoài của VN khoảng 44 tỉ USD. Nếu NHNN huy động được 300-500 tấn vàng (tương đương 18-30 tỉ USD), ngoại tệ quốc gia sẽ cân đối đáng kể so với nợ nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.”

Trong khi đó, nhà phân tích kinh tế  Hoàng Xuân Huy trên báo Sài Gòn Tiếp Thị gọi việc chính phủ gom vàng của dân về giữ ở công khố là “Để vàng trong dân không “chết”: Huy động vàng vật chất đồng thời với việc xây dựng thị trường vàng phi vật chất…”

Báo SGTT vẽ ra viễn ảnh lạc quan:

“Nếu NHNN đứng ra huy động vàng thì xét về mặt lý thuyết đây là nơi đáng tin cậy nhất để “chọn mặt gửi vàng” hơn bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.

Đồng thời, nếu hệ thống NHTM được sử dụng như các đại lý huy động của NHNN thì với mạng lưới hoạt động rất rộng của hệ thống NHTM hiện nay sẽ rất tiện lợi cho việc rút và gởi vàng của người dân.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ cho sự tiện lợi và an toàn này phải là sự sẵn sàng của các đại lý huy động vàng. Sự sẵn sàng này cần phải được quy định bằng những cơ chế minh bạch nhằm đảm bảo chất lượng của các đại lý huy động vàng, và do đó giúp người dân có thể gửi và rút vàng theo đúng kỳ hạn tại bất cứ điểm giao dịch nào.”

Tuy nhiên, cả hai báo đều tránh né câu hỏi có thể đặt ra: nếu chính phủ gom hết vàng của dân vào kho chính phủ, rủi có biến động chính trị, như đảo chánh hay cánh mạng dân chủ bùng nổ… khối lượng vàng trong kho chính phủ có thể sẽ bị biến mất hoặc chở hết qua Bắc Kinh, thì ai sẽ trả lại dân chúng khối vàng đã bị thu gom  đó?

Báo DĐDN tránh nói về rủi ro chính trị, nhưng đã nêu ra rủi ro về biến động giá vàng và về thói quen giữ vàng của dân VN:

“…Nghe có vẻ hợp lý nhưng đó chỉ là “tính cua trong lỗ” bởi trên thực tế việc quản lý thị trường vàng thời gian vừa qua đã bộc lộ bất cập và khó có thể thay đổi thói quen “giữ” vàng trong dân.

Không quá khi nói rằng thị trường vàng VN trong năm 2011 chịu nhiều biến động của chính sách hơn là biến động về giá (bởi biến động về giá vàng là biến động chung của toàn thế giới).

Nhiều người ví von việc quản lý thị trường vàng hiện nay giống như người giữ ếch, nắm chặt thì sợ nó không thở được còn thả ra thì nó nhảy mất. Chúng ta đã đưa ra nhiều chính sách nhằm quản lý thị trường vàng nhưng dường như mỗi chính sách đưa ra gỡ được nút thắt này thì lại nảy sinh nút thắt khác…”

Dân chúng VN có tin cậy để gửi vàng vào kho chính phủ CSVN hay không? Và việc chính phủ CSVN huy động vàng trong dân có phải là một hình thức “đánh tư sản” kiểu mới hay không?

Và nhiều câu hỏi khác nữa… chắc chắn là dân VN sẽ nêu lên trong khi chờ đọc bản đề án “Huy động vàng trong dân” do Ngân Hàng Nhà Nước sẽ trình chính phủ vào quý 2 năm 2012, nghĩa là khoảng hơn một tháng nữa.


Bài: CSVN Ra Kế Hoạch: Gom Vàng Toàn Dân!





++++++++++++++++++++++++++





Hệ thống ngân hàng Việt Nam thực chất ĐÃ PHÁ SẢN




LTS: Tiếp theo bài viết “Bơm tiền nuôi những cục cưng ốm yếu”, chúng tôi xin viết tiếp về hệ lụy của các doanh nghiệp quốc doanh tới hệ thống ngân hàng Việt Nam.


Hệ thống ngân hàng Việt Nam ĐÃ hoàn toàn phá sản, do bị quỵt nợ tứ tung.


Đa số nếu không nói là tất cả ngân hàng VN nay ĐÃ SẬP TIỆM, nếu tính đúng, tính đủ.


Họ không thể nào đòi lại 1 triệu tỉ đồng các cty, tập đoàn quốc doanh đang nợ. (Vietstock, 29/01/2012)
Tiền lời mà thôi cũng không thể đòi, ví dụ EVN nợ 200 ngàn tỉ đồng, hàng năm lấy đâu ra 40 ngàn – 50 ngàn tỉ đồng trả tiền lời? (VnEconomy, 19/12/2011)


Nợ cá nhân, cty tư nhân, cũng không khả quan gì hơn. Tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng là 3 triệu tỉ đồng (Tiền Phong, 3/1/2012). Tính đơn giản, lời rẻ 20% (ông Nghĩa nói đầu vào đã 21%, đầu ra hiện nay 25-27%), thì tiền lời hàng năm các ngân hàng phải thu về là 26% GDP, tức 600 ngàn tỉ đồng, khoảng 28,57 tỉ USD.


Đang khi đó, CP VN nói GDP 106 tỉ USD/ năm, vậy thì trọn 25% tổng sản lượng quốc gia phải chi vào tiền lời.


Đây là con số không tưởng, đơn giản là không đủ lợi nhuận để trả tiền lời cao như vậy, mà chỉ trả nổi chừng 10% GDP là cao, tức là hơn 1/2 số nợ sẽ PHẢI là nợ xấu: Thay vì thu tiền lời đáng 25% GDP, thì chỉ thu về chừng 10%, số còn lại bị quỵt.


Làm sao thu hồi được chỉ tiền lời, nói gì đến vốn.


Các ngân hàng còn hoạt động được chỉ do gian lận sổ sách, nợ xấu thành nợ tốt, mới còn hoạt động, còn khai lời khủng để lấy tiền thưởng quan chức cấp cao trong đó, mà thôi.




Tự đảo nợ




Năm ngoái, nhiều ngân hàng khai “lời khủng” chỉ vì họ tính “nợ có thể đòi được” quá cao, có nơi tới 97%, trong khi thực tế chính họ cũng biết là số này có thể không tới 50%.


Nhiều con nợ đã không trả 1 xu tiền lời, tiền vốn, từ nhiều năm nay, nhưng nhiều ngân hàng vẫn “tỉnh bơ” tính lời chồng chất, họ “tự đảo nợ giùm” cho các nơi này, rồi tính vào “tiền lời”.


Trong thời gian qua, liên tục nhiều ngân hàng có nhiều chục ngàn tỉ đồng trong sổ sách, chứ trong kho chẳng còn bao nhiêu tỉ đồng, phải liên tục mượn liên ngân hàng, mượn NHNN, để lấy tiền trả lại cho khách vào đòi tiền.


Chính các nơi này luôn “phá giá”, liều mạng trả tiền lời thật cao để lấy tiền trả lại cho người gởi, đang khi họ đi thúc nợ, đòi nợ, chứ chẳng còn tiền cho vay mới.


Đô la xuống, thật ra còn có hại cho họ, do thu về bán ra rẻ mạt! Các đây 3, 6 tháng, họ mua đô la giá cao hơn bây giờ, cho vay, nay thu lại tính ra còn lỗ vốn.


Số nợ xấu ngày càng tăng cao khủng khiếp, trong số 3 triệu tỉ đồng cho vay, có lẽ có đến 1,5 – 2 triệu tỉ đồng không thể thu hồi. CP VN không thể nào in ra số tiền lớn như vậy để cứu HỆ THỐNG ngân hàng, mà chỉ có thể cứu vài cái bết bát nhất, rồi chờ thời, đùn đẩy, chối bỏ sự thật, mà thôi.

—————————-



VnEconomy, Nợ của EVN đã lên tới 200.000 tỷ đồng, 19/12/2011,  http://vneconomy.vn/2011121910323255P0C5/no-cua-evn-da-len-toi-200000-ty-dong.htm


Tiền Phong, Cải cách kinh tế năm 2012: Vượt cản ngại của nhóm lợi ích, 3/1/2012, http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/563143/Cai-cach-kinh-te-nam-2012-Vuot-can-ngai-cua-nhom-loi-ich-tpov.html


Vietstock, “Con dao phải đủ sắc để cắt những cục cưng lỗi thời”, 29/01/2012, http://www.vietstock.vn/ChannelID/761/Tin-tuc/213188-con-dao-phai-du-sac-de-cat-nhung-cuc-cung-loi-thoi.aspx


Bonus: Danh sách độ mươi ngân hàng thương mại tại Việt Nam có thể nằm trong nhóm 4 (không được tăng trưởng tín dụng trong năm nay) có nguy cơ phá sản.
  1. Ngân hàng Phương Tây
  2. Ngân hàng Phương Nam
  3. Ngân hàng Đại Tín
  4. Ngân hàng Bắc Á
  5. Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu
  6. Ngân hàng Tiên Phong
  7. Ngân hàng Nam Việt (Navibank)
  8. Sài Gòn Công thương Ngân hàng (Saigonbank)
  9. Ngân hàng Nam Á
  10. Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank)
  11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB – đã sáp nhập với Ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa)
Danh sách này được lưu hành trên mạng và chưa được kiểm chứng.


Thảo luận

5 phản hồi to “Hệ thống ngân hàng Việt Nam thực chất ĐÃ PHÁ SẢN”

  1.  
    2
     
    0
     
    Rate This
    DDKT nói có phần hơi chủ quan, ở VN ngân hàng không thể phá sản vì chỉ có doanh nghiệp là phá sản thôi. Hết tiền nhà nước lại bơm vào vì ngân hàng chết là nhà nước chết theo. Chỉ có lạm phát làm dân chết mà thôi

    Posted by Người sài gòn | 17/02/2012, 05:47
    •  
      0
       
      0
       
      Rate This
      Sẽ bơm nhưng không thể bơm nhiều tới 2 triệu tỷ đồng được. Chắc có thể khoanh lại, cái nào cho phá sản được thì phải cho thôi, chứ làm sao in được hết số tiền lớn như vậy được. Còn cách nữa là in hết ra rồi … ĐỔI TIỀN.

      Posted by ddkt | 17/02/2012, 12:21
  2.  
    1
     
    0
     
    Rate This
    Chẳng lẽ chỉ có ngân hàng nhỏ này bị phá sản thôi sao. Thế những ông lớn như vietcom, agri, bidv, vietin thi ổn hết ah. Tôi nghĩ rằng mấy ông này mới cho các tập đoàn vay nhiều cơ chứ. Mà nay các tập đoàn sắp toi hết rồi. Mấy ông này thì vẫn tốt sao. Vô lý quá. Chỉ có lý do là ngân hàng nhà nước không nói sự thật thôi,

    Posted by li | 17/02/2012, 08:26
  3.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    Nếu nói ngân hàng phá sản tì dấu hiệu cuối cùng là ngân hangfkhoong có tiền trả cho người gửi. Nhưng dấu hiệu đó không có. Tại Sao ? Vấn đề là những con nợ lớn của ngân hàng lại là các doang nghiệp nhà nước. Và những khoản vay này thực chất cũng là những khoản vay láo. Doanh nghiệp nhà nước luôn hoạt động dưới mức vốn điều lệ nhiều lắm nhưng họ luôn làm to mọi chuyện mục đích là đục khoét. Có một điều dễ thấy mặc dù lỗ liên tục nhưng EVN vẫn hoạt động và cung cấp điện bình thường vậy họ là thánh à ? Bình thường thì khi các công ty bị thua lỗ là dẫn đến ngưng trệ sản xuất ngay nhưng ở VN thì thật là quái dị lỗ liên tục, lỗ rất nặng nhưng vẫn sản xuất đều?

    Posted by HANQUANGTU | 18/02/2012, 03:03



Dudoankinhte



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét