Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Tường thuật 1 số sự việc học viên PLC VN bị tấn công. + Hình ảnh, video gia đình Pháp Luân Công, cựu sỹ quan QĐNDVN, bị công an đuổi nhà, tống đồ ra đường.



Công an quấy nhiễu Pháp Luân Công bằng nhiều thủ thuật?


Screen capture VietSOH
Công an đang giải tán các học viên Pháp Luân Công tại công viên Lê Văn Tám/TPHCM vào ngày 9 tháng 10, 2011.



Quỳnh Chi tường trình trong phần sau.


Đánh đập


Từ đầu tháng 10 năm ngoái, diễn ra nhiều cuộc tọa thiền của các học viên Pháp Luân Công gần đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam. Mục đích chính của các buổi tọa thiền là phản đối bản án dành cho hai học viên Pháp Luân Công là Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành về tội phát tranh trái phép sang Trung Quốc. Các buổi tọa thiền đều bị giải tán nhanh chóng nhưng chưa bao giờ xảy ra những xô xát đáng tiếc. Tuy nhiên, tối thứ Bảy ngày 11 tháng 2, một số học viên cho biết họ bị đánh khi đang tập công tại công viên Lê Văn Tám, P. Đa Kao, quận Nhất, Tp. HCM.


Người bị đánh đó là anh Trung, cũng là học viên Pháp Luân Công. Anh Trung kể lại sự việc xảy ra vào tối thứ Bảy:


“Lúc đó tôi không tập, tôi chỉ đi chung quanh thôi và những người mặc thường phục cũng đi chung quanh công viên và có lẽ họ nhận ra tôi. Lúc đó khoảng 2 – 3 người mặc thường phục đuổi theo đánh tôi. Tôi chạy vào chỗ đông người nhưng cũng bị đánh bị thương tích. Khi thấy nhiều người dân xúm lại thì họ không đánh nữa”.




phap-luan-cong-2-250.jpg
Cảnh sát Việt Nam đang bắt các học viên Pháp Luân Công tại công viên Lê Văn Tám/TPHCM vào ngày 9 tháng 10, 2011. Source video của VietSOH.net.




Tuy nhiên, cuộc xô xát không dừng lại ở đó. Sau khi các học viên Pháp Luân Công tách nhóm để lấy xe ra về thì mỗi người đều bị dân phòng mặc đồng phục và những người mặc thường phục đi kèm. Anh Phạm Xuân Giao nói:


“Lúc gởi xe thì mỗi người gởi mỗi góc khác nhau nên mỗi học viên đều có người đi theo. Có người mặc thường phục, người mặc áo xanh của dân phòng. Họ đánh khoảng 3 - 4 người, trong đó có một đồng tu bị hộc máu miệng”.


Trong buổi tối hôm thứ Bảy, tổng cộng có bốn người bị đánh. Trong đó, anh Linh là một trong những người bị đánh nhiều nhất. Anh cho biết:


“Hôm qua trong lúc tôi vừa ra khỏi công viên thì vài người mặc thường phục lao tới đánh tôi rớt từ trên xe rớt xuống. Khi tôi té xuống đất thì họ lao đến đá liên tiếp vào tôi. Họ đá vào mặt, tay, đầu liên tiếp. Lúc đó tôi thấy toàn chân thôi, cũng chẳng biết họ đánh vào đâu mà bây giờ đau khắp người. Tôi cũng chảy máu miệng nhưng không nặng lắm”.




Hôm qua trong lúc tôi vừa ra khỏi công viên thì vài người mặc thường phục lao tới đánh tôi rớt từ trên xe rớt xuống. Khi tôi té xuống đất thì họ lao đến đá liên tiếp vào tôi. Họ đá vào mặt, tay, đầu liên tiếp.
Anh Linh




Đi cùng với anh Linh lúc đó là anh Hữu. Anh này cũng bị đánh ngã nhào xuống xe, bị bầm mắt mà không biết lý do vì sao. Anh nói:


“Họ tấn công từ đằng sau đến chứ không nói năng gì hết. Rồi tôi la “cướp, cướp” thì có người dân đến giải vây thì họ chạy đi”.


Mặc dù không khẳng định, nhưng tất cả học viên Pháp Luân Công đều thể hiện sự nghi ngờ về những nhân vật mặc thường phục này. Có người cho là an ninh giả dạng, có người cho là giang hồ được thuê mướn. Một điều chắc chắn là những người mặc thường phục này xuất hiện một cách bất thường cùng với những dân phòng mặc đồng phục. Và nhiều dấu hỏi đặt ra về mối quan hệ của nhóm người này khi họ ngang nhiên đánh người ở chốn công cộng nhưng các dân phòng lại không can ngăn. Một điều đặc biệt nữa là trong số những người bị đánh hầu hết họ không tham gia tập công tối thứ Bảy vừa qua mà chỉ đến xem. Họ bác bỏ mọi khả năng có tư thù với bất cứ ai và chính họ cũng không biết vì sao những người bình thường lại có thể biết được họ là học viên Pháp Luân Công.


Gây khó khăn trong việc làm




phap-luan-cong-250.jpg
Các học viên Pháp Luân Công bị nhân viên an ninh sắc phục và thường phục giặt băng rôn và bắt giữ khi tham gia chương trình đi bộ vì cộng đồng mang tên Lawrence S. Ting (tháng 1, 2012). RFA photo.



Ngoài gây khó khăn về việc tập công tại công viên, nhiều học viên Pháp Luân Công bị gây khó dễ trong công việc. Anh Nguyễn Đức Tài, giảng viên một trường đại học ở Việt Nam cho biết, sau khi thiền ngồi trước LSQ Trung Quốc hồi năm ngoái, tuy không bị đuổi nhưng anh bị trường gọi lên “nói chuyện”. Anh nói:


“Nói chung tôi có bị gọi lên nói chuyện chứ không đến nỗi nào. Tất nhiên là họ cũng gây sức ép bên phòng tổ chức hành chính nhưng mà các thầy cô cũng là người hiểu biết nên họ cũng không gây khó khăn gì”.


Tuy nhiên, không phải học viên Pháp Luân Công nào cũng may mắn như anh Tài. Theo nguồn tin RFA nhận được, có ít nhất 5 trường hợp học viên Pháp Luân Công tại Sài Gòn bị sách nhiễu trong công việc, nhất là những ai làm cho các công ty nhà nước. Anh Phạm Xuân Giao, một kỹ sư, cũng là một trong những trường hợp đó. Anh nói:


“Bản thân tôi cũng bị gây khó khăn khi ở Long An và cũng bị mất việc. Bây giờ tôi cũng đang thất nghiệp. Tôi nghĩ việc này có sự can thiệp của an ninh. Còn có nhiều trường hợp khác cũng bị mất việc”.


Sau đó tôi về làm tại bệnh viện Định Quán nhưng bệnh viện này cũng bị công an áp lực nên tôi phải nghỉ việc sau một tháng. Hiện tại tôi không có việc làm.
Anh Công


Trong số những học viên bị gây áp lực lên công ty, anh Công, một bác sĩ mới ra trường là một trường hợp được chú ý nhất. Năm ngoái, Công viết thỉnh nguyện thư kể rõ tình trạng của hai bị can Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành cũng như phát tờ rơi thông tin về pháp môn. Hậu quả của việc này là Công bị công an câu lưu và bị phạt hành chính với tội danh “in ấn, phát tán tài liệu trái phép”. Sau đó, công an đã áp lực trường Đại học Y Dược Tp. HCM, là nơi Công đang học năm cuối, để kỷ luật anh Công theo qui chế quản lý học sinh – sinh viên vì tội “in ấn, phát tán tài liệu trái phép”. Anh Công cho biết:


“Trường quyết định kỷ luật tôi sáu tháng. Công văn này được ký từ ngày 10/11/2011. Lúc đó tôi đã có bảng điểm nên mặc dù không có bằng nhưng tôi vẫn đi xin việc được. Tôi xin việc ở bệnh viện Đồng Nai nhưng sau đó công an đến gây áp lực giám đốc bệnh viện nên tôi phải nghỉ việc. Sau đó tôi về làm tại bệnh viện Định Quán nhưng bệnh viện này cũng bị công an áp lực nên tôi phải nghỉ việc sau một tháng. Hiện tại tôi không có việc làm”.


Quyết định này của trường ĐH Y Dược được bộ GD-ĐT chuẩn thuận và có giá trị trong vòng 6 tháng. Sau thời gian kỷ luật, nhà trường chỉ có thể gỡ bỏ lệnh nếu được đồng ý của chính quyền địa phương. Hiện tại, Công chưa được nhà trường chứng nhận tốt nghiệp mặc dù đã thi và đậu hết các môn từ tháng 8 năm ngoái. Anh cho biết, bạn bè của anh đã được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời từ tháng 9 năm ngoái.


Đuổi nhà


Cũng theo các học viên Pháp Luân Công, nhiều người gặp rắc rối về vấn đề nhà ở mặc dù họ không vi phạm pháp luật. Trường hợp mới nhất là gia đình bà Nguyễn Thị Thùy Dương. Hôm 9 tháng 2 vừa qua, gia đình bà Dương bị chủ nhà trọ dưới áp lực của công an quận Bình Tân, nơi bà cư trú, quăng đồ đạc và đuổi ra khỏi nhà. Bà kể lại như sau:


“Trong bốn tháng tôi phải đổi chỗ ở bốn lần. Hôm trước gia chủ dưới áp lực của công an phải đuổi tôi ra khỏi nhà và quăng đồ ra khỏi nhà.”




Trong bốn tháng tôi phải đổi chỗ ở bốn lần. Hôm trước gia chủ dưới áp lực của công an phải đuổi tôi ra khỏi nhà và quăng đồ ra khỏi nhà.
Bà Nguyễn Thị Thùy Dương




Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại vào ngày 12 tháng 2, bà cho biết gia đình bà đã được đăng ký tạm trú và tìm được chỗ trọ mới. Tuy nhiên, theo bà Dương, trong vòng bốn tháng qua, gia đình bà đã phải bốn lần đổi chỗ ở và không được chấp nhận đăng ký cư trú. Chồng bà Dương, ông Phạm Đức Giao, vốn là một sĩ quan quân đội ND Việt Nam hiện đang bị liệt nên mỗi lần đổi chỗ ở rất vất vả.


Anh Sơn, một học viên Pháp Luân Công hiện đang cư trú tại quận 5 Tp. HCM cho biết anh cũng đang vất vả vì vấn đề chỗ ở. Anh cho biết, sau khi tham gia ngồi thiền phản đối bản án dành cho hai học viên Pháp Luân Công, thì anh bắt đầu gặp rắc rối:


“Công an Phường cho tôi biết là mỗi tháng anh ta phải báo cáo lên cấp trên tình hình Pháp luân Công ở Phường. Anh ta nói là không muốn ai làm phiền cả. Anh nói với chủ nhà là tôi không phạm luật gì hết nhưng không nên dây dưa với tôi. Hiện tại thì mỗi tháng anh này vẫn vào hỏi chủ nhà là tôi đi chưa”.


Chỉ muốn làm người tốt




phap-luan-cong-thanh-trung-250.jpg
Anh Vũ Đức Trung (T), và anh Lê Văn Thành (P), hai học viên Pháp Luân Công bị truy tố ra Tòa án nhân dân Hà Nội ngày 10 tháng 11, 2011. AFP photo.



Chia sẻ với đài RFA, nhiều học viên Pháp Luân Công cho biết việc đàn áp Pháp Luân Công tại Việt Nam có thể là do áp lực từ phía Trung Quốc, nơi mà pháp môn này bị đàn áp gắt gao từ năm 1999. Anh Sơn nói thêm:




“Tôi cũng muốn chia sẻ một điều là hôm tôi bị bắt về Phường thì có một bác công an phường nói chuyện với tôi là cho dù chú ấy và tôi có hợp sức lại thì cũng không thể nào đánh lại Trung Quốc. Vì Trung Quốc gây sức ép nên phải làm như thế nhưng ông biết mọi người tập Pháp Luân Công là rất tốt”.


Hầu hết những người theo pháp môn này có cùng chung một nguyện vọng: đó là được tự do tập luyện để trở thành một người tốt trong xã hội và rất lo lắng khi bị áp bức. Theo họ, ngoài mang đến một sức khỏe tốt, Pháp Luân Công còn giúp rèn luyện một tinh thần trầm tĩnh và nhẫn nại. Anh Sơn nói:


“Nó hơi bất công khi họ đối xử với tôi như vậy. Tôi chỉ muốn làm một người tốt trong xã hội thôi.


Nó hơi bất công khi họ đối xử với tôi như vậy. Tôi chỉ muốn làm một người tốt trong xã hội thôi.
Anh Sơn




Tôi quan ngại là một ngày nào đó Việt Nam sẽ đàn áp Pháp Luân Công như Trung Quốc. Áp bức thì leo thang mà người theo pháp môn thì không bỏ. Giống như người ta không cho chị làm người tốt thì chị có muốn không? Cho nên tôi quan ngại là sẽ có một cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Việt Nam như tại Trung Quốc”.


Mặc dù bị gây khó khăn, nhất là trong công việc nhưng hầu hết học viên Pháp Luân Công không tỏ ra bức xúc. Trái lại, họ tỏ vẻ thông cảm với công việc của những người làm an ninh. Anh Công cho biết:


“Nói chung, là học viên Pháp Luân Công thì tôi phải kềm chế mọi cảm xúc và tôi cũng không có thù hận gì cả. Tôi cũng thông cảm với công an vì họ vì công việc. Tôi chỉ muốn là mọi người nhân nhượng với nhau và thương yêu đồng bào mình hơn bởi thế lực thù địch là người Trung Quốc chứ không phải người dân Việt Nam mình”.


Được biết, Pháp Luân Công bắt nguồn từ Trung Quốc từ đầu thập niên 90. Chưa đầy 10 năm, số lượng đồng tu tăng lên đáng kể so với số lượng đảng viên ĐCS Trung Quốc và bắt đầu bị đàn áp gắt gao. 


Phương châm của Pháp Luân Công là tu “Chân, thiện, nhẫn”, rèn luyện sức khỏe và tâm tính. Pháp Luân Công được du nhập vào Việt Nam từ năm 2000 và bắt đầu phổ biến từ 3 năm nay. Hiện tại, không có văn bản nào cho thấy pháp môn này bị cấm tại Việt Nam hay Trung Quốc.




http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=0JX6wRGcSyw




Theo dòng thời sự:





2012-02-12

Rfa.org


++++++++++++++++++++++++++++++++




 Video: Gia đình Pháp Luân Công, cựu sỹ quan QĐNDVN, bị Công An đuổi nhà, tống đồ ra đường


Kiến Vàng – TTXVA.org

http://www.youtube.com/watch?v=5nrbdjgwKv4&feature=player_embedded 


Căn nhà ký hợp đồng thuê 1 năm, mới ở được 02 tháng, nay bị khóa trái cửa. Đồ đạc bị ném ra ngoài đường



Hình ảnh gia đình ông Phạm Đức Giao


I. Gia Đình Người Bị Hại:


Chồng : Phạm Đức Giao – Sỹ quan Quân Đội Nhân Dân VN

Cấp bậc: Đại úy – Đơn vị: Trung đoàn 6, tỉnh đội Bình Dương, Quân Khu 7

Tình trạng sức khỏe: Bị tai nạn trong khi làm nhiệm vụ phải nằm liệt một chỗ hơn 7 năm nay

Vợ : Nguyễn Thị Thùy Dương – ĐT: 0908 270295, (+84) 62700047

Hiện trú tại: 155/36B Đường số 11, Khu Phố 12, F.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.HCM ( Công an gây khó dễ nơi cư trú)

Và hai con thơ: Phạm Thị Hồng Nhung – 15 tuổi & Phạm Đức Bình – 8 tuổi



Hình thức bị bức hại:
Khoãng 9h sáng ngày 09/02/2012 hàng trăm người gồm có công an mặc thường phục, dân phòng và người trong chính quyền, UBND, hùng hổ đến trước nhà khủng bố; họ áp lực chủ nhà trọ và sai khiến những người mặc thường phục lạ mặt hùng hổ xông vào nhà, đuổi người nhà ra khỏi nhà, họ khiêng toàn bộ đồ đạc và tài sản trong nhà ra đường; anh Phạm Đức Giao, một sỹ quan quân đội bị bại liệt cũng bị khiêng ra đường bây giờ đang phải nằm trên vĩa hè!



II. Bối cảnh:


Đã nhiều lần Công an không cho thuê nhà, đòi đuổi cả gia đình đi và gây khó dễ không cho đăng ký cư trú.

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương tường trình:

● Lần Thứ Nhất:

- Tôi đã thuê căn nhà số 578/24A đường Lê Trọng Tấn, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM để ở, thì ngày 10/07/2011 Công an Phường Tây Thạnh, Q.Tân Phú tìm gặp Tổ trưởng dân phố và hỏi số điện thoại của chủ nhà, sau đó gọi điện nói chủ nhà không cho tôi thuê nữa (theo người dân nói lại). Đúng như vậy, ít ngày sau thì tôi được anh chủ nhà nói là Công an Phường gây khó dễ, không chỉ 1 lần mà nhiều lần để ép anh đuổi gia đình tôi đi.

(chủ nhà tên: Nguyễn Hà Giang, điện thoại :0838.162.043)


● Lần Thứ Hai:

- Do không chịu nỗi áp lực, tôi chuyển đến thuê căn nhà mới ở phường khác, số 257/42/7 đường Phạm Đăng Giảng, KP5, P.Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân.

- Ngày 24 tháng 10 năm 2011 tôi đến gặp công an khu vực trình báo tạm trú, tạm vắng, nhưng công an không cho đăng ký; một lúc sau thì chủ nhà cho tôi biết là công an Bình Hưng Hòa họ không cho tôi tạm trú nữa, và nói sang phường khác mà ở, và bắt ép chủ nhà phải đuổi tôi gấp.(chủ nhà :Nguyễn Văn Ngọc, đt: 0903161789 )

- Ngày 25 tháng 10 năm 2011 có khoảng 20 người đi xe máy ầm ầm kéo đến, có khoảng 10 người mặc thường phục nói là công an, còn khoảng 10 người khác là dân phòng quát tháo nóng nảy, một lúc sau đó họ xông vào nhà ném đồ đạc trong gia đình tôi ra đường, tôi chẳng hiểu nổi chính quyền sao lại làm việc này đối với người dân lương thiện, bản thân tôi một người phụ nữ nhỏ bé chân yếu tay mềm phải nuôi dạy 2 đứa con thơ và phục vụ chồng.

Bản thân chồng tôi là một người quân nhân mất sức lao động ( phải nằm liệt một chổ hơn 07 năm nay)

- Tôi tưởng thế là xong, ai ngờ đến tối lúc 23h5’ đêm cùng ngày công an phường là Nguyễn Văn Nguyên cùng 2 người nữa là an ninh Quận Bình Tân (ĐT Công an Quận 38770800 ) và tổ trưởng dân phố tới kiểm tra tạm trú và giữ 01 chứng minh thư của tôi và 01 chứng minh thư của bạn tôi, mấy ngày sau tôi lên, thì Công an yêu cầu phải nộp tiền phạt rồi mới trả.


● Lấn Thứ Ba:


- Tiếp tục không chịu nỗi áp lực, ngày 08/01/2012 tôi lại chuyển nhà, thuê nhà số 155/36B đường số 11, KP12, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân; thì có 7 người trong đó có 5 người công an; tôi biết 2 người công an mặc thường phục là anh (Võ Minh Thanh, ĐT: 0903 378 876, phó trưởng công an phường Bình Hưng Hòa và anh Nguyễn Văn Nguyên, SĐT 0935 548 415, 0938 456 510), họ gọi chủ nhà tới bắt ép chủ nhà không cho tôi thuê, tôi ra nói với công an “các anh đang dạy người dân làm điều xấu, các anh phải là người tốt để cho người dân noi theo chứ”.

Sau đó Công an nói là “chúng tôi có làm đâu, chủ nhà làm chứ, chủ nhà bảo lãnh thì cho chị ở ” (chủ nhà: Bà Nguyễn Thị Quý, ĐT 0913 745 207)

- Vào 20h30’ ngày 11/1/2012 tôi cố gắng đến gặp công an khu vực đăng ký một lần nữa nhưng công an Chương Quốc Tuấn (SĐT 0908 009 549) quát tháo và đuổi tôi ra khỏi phòng, tôi vẫn từ tốn nói chuyện thì cậu ta càng nóng giận và gọi dân phòng đuổi tôi ra, Ngay sau đó tôi nhờ chủ nhà (chị Quý) gọi cho công an khu vực và được công an trả lời là “không cho đăng ký, yêu cầu đuổi đi, nếu không đi thì ném đồ đạc ra đường”

- Tôi được biết Công an còn phao tin nói với người dân gần đó là chồng tôi bị đi tù, ( trong khi đó chồng tôi hiện đang là Đảng Viên, sỹ quan Quân Đội Nhân Dân VN, cấp bậc Đại Úy, đơn vị: Trung đoàn 6, Tỉnh đội Bình Dương, Quân Khu 7, hiện đang nghĩ dưỡng ở nhà vì mất sức lao động; hiện nay nhà nước quân đội đang phải lo cho gia đình tôi.

Còn tôi là một người phụ nữ nhỏ bé chân yếu tay mềm phải nuôi dạy hai đứa con thơ và phục vụ chồng.

- Tôi đã nhiều lần gặp công an, gửi đơn khiếu nại, nói rõ đạo lý và yêu cầu cho biết bằng văn bản pháp luật, cũng như nếu gia đình tôi có điều gì sai trái thì cho biết và xử lý theo pháp luật đường đường chính chính, nhưng các anh công an luôn từ chối, cứ luôn lén lút xúi bẩy các chủ nhà không cho tôi thuê nhà và yêu cầu tôi đi qua phường khác chứ không được ở trên địa bàn phường của mấy anh ấy .

Tôi cũng đã gặp ông phó trưởng công an phường Bình Hưng Hòa là Võ Minh Thanh (ĐT: 0903 378 876) và trình bày sự việc, anh trả lời là không thuộc thẩm quyền…



Hình ảnh: Đồ đạc tài sản bị khiêng ra đường











http://xuongduong.blogspot.com/2012/02/video-gia-inh-phap-luan-cong-cuu-sy.html



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét