17/05/2013 06:00 GMT+7
Kỹ sư xây dựng làm xe ôm kiếm sống qua ngày
Thi đỗ Đại học Xây dựng với số điểm cao chót vót 28,5, đúng vào thời kỳ ngành
xây dựng đang “hot”, ít có ai ngờ rằng, sau khi ra trường Đặng Quang Trung (Thủy
Nguyên - Hải Phòng), lại có những lúc phải chật vật để kiếm từng bữa ăn như hiện
tại.
Trúng tuyển đại học với số điểm cao, Trung khoác ba lô lên nhập học với những hoài bão về một tương lai tươi sáng. Thế nên, trong khi bạn bè quay cuồng với các hoạt động ăn chơi, bài bạc, điện tử, dẫn đến nợ môn, thi lại, học lại, thậm chí là báo nợ, trốn nợ, thì Trung chỉ chú tâm vào học hành để ra trường đúng thời hạn.
Đến khi ra trường, Trung lại may mắn xin được vào làm việc ở một công ty xây dựng lớn và rất có tiềm năng ở ngay tại Hà Nội khiến cho không ít bạn bè ghen tị.
Trúng tuyển đại học với số điểm cao, Trung khoác ba lô lên nhập học với những hoài bão về một tương lai tươi sáng. Thế nên, trong khi bạn bè quay cuồng với các hoạt động ăn chơi, bài bạc, điện tử, dẫn đến nợ môn, thi lại, học lại, thậm chí là báo nợ, trốn nợ, thì Trung chỉ chú tâm vào học hành để ra trường đúng thời hạn.
Đến khi ra trường, Trung lại may mắn xin được vào làm việc ở một công ty xây dựng lớn và rất có tiềm năng ở ngay tại Hà Nội khiến cho không ít bạn bè ghen tị.
6 tháng làm kỹ sư không lương, Trung đã phải xoay sở mọi cách để có đủ tiền ăn mỗi ngày. |
Thế nhưng, mới vào làm việc yên ổn được hơn 3 năm, thì công ty Trung bắt đầu bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế khó khăn. Một vài công trình thi công bị dang dở vì không được rót vốn.
Ngay cả công trình nơi Trung đang thi công, dù không phải công trình quá lớn, nhưng suốt một năm nay chỉ làm cầm chừng, thỉnh thoảng mới có vài trăm triệu rót về để mua vật liệu, và ưu tiên trả tiền lương công nhân, vì nếu trả không đúng hẹn, họ sẽ biểu tình đập phá hoặc bỏ việc về quê. Còn Trung và những kỹ sư khác thì phải chấp nhận cho công ty nợ lương.
“Thế nhưng, nếu chỉ nợ 1, 2 tháng thì anh em còn có thể xoay sở bạn bè để sống, đằng này ... 6 tháng đi làm không lương ...” - Trung thở dài.
“Nhiều lúc quá nản, tính kiếm công ty khác để chuyển, nhưng rồi lại nghĩ, giữa thời buổi kinh tế khó khăn, ngành xây dựng gần như đóng băng thì tìm được một công ty tuyển người đâu phải là dễ, nên mình lại cố bám, vì ít ra, đây cũng là một công ty lớn.
Tuy nhiên, suốt mấy tháng trời không có lấy một đồng lương, tiền ăn thì hết, tiền thuê nhà thì nợ chằng nợ chịt. Thậm chí có những hôm nắng nóng, ở nhà bí bách, muốn đi ra ngoài đường uống cốc trà đá với bạn bè, mà xe hết xăng, trong túi không còn đủ 10 nghìn, thế là lại phải ở nhà.
Đến khi đói đến cùng cực, mình mới nghĩ ra cách kiếm tiền “lấy ngắn nuôi dài”. Đó là: “Mỗi buổi chiều, sau khi rời công trình về nhà, mình lại mang xe ra đầu ngõ, làm cái biển “xe ôm” để kiếm vài cuốc lấy tiền đổ xăng và tiền ăn mỗi tối (buổi trưa đã có công trình lo - nv)”.
“Thế nhưng, đúng là làm nghề nào thì cũng có sự khó khăn của nghề đó”- Trung kể tiếp.
“Mình mang xe ra làm xe ôm, mà mấy ông xe ôm cũ ở đó cứ liên tục hậm họe, dọa nạt... Sau cùng, mình phải nói dối là sinh viên nhà nghèo, không có tiền đóng học nên phải làm thêm, xin các anh, các chú châm chước, rồi ngoan ngoãn rời sang vị trí vắng người hơn để đậu xe thì mới được yên ổn.
Nhưng mỗi buổi tối chạy xe ôm như thế, mình cũng chỉ kiếm được đôi ba chục vì không dám nhận chạy đường xa, một phần vì xe không đủ xăng, một phần vì sợ rủi ro.
Tuy nhiên, bằng ấy tiền, cũng không đủ để sống qua ngày, nên các buổi tối sau đó, có ai thuê việc gì, mình đều nhận làm hết, có khi thì đi điểm danh hộ cho mấy ông bạn học tại chức để kiếm 5, 7 chục, khi lại nhận làm gia sư cho mấy em học sinh.
Có lần đang ngồi chờ khách xe ôm thì có người ra thuê vào khuân vác hộ ít đồ nội thất, mình cũng nhận luôn”.
“Nói chung, trong những lúc khó khăn như thế này thì mình không nề hà bất cứ việc gì để có thể sống được qua ngày” - Trung cười nói.
Minh Minh (ghi) - Vietnamnet
______________________
16/05/2013 06:00 GMT+7
Kế toán trưởng "muối mặt" đi bán bánh đa vừng
- Đang sống yên với chức danh một kế toán trưởng thì bị cho nghỉ việc vì công
ty đang trên đà phá sản, từ đó, cuộc sống của anh Nguyễn Thanh Tùng trở nên vô
cùng khó khăn...
Tận cùng của khó khăn
Tốt nghiệp Đại học Thương mại năm 2006, anh Nguyễn Thanh Tùng (trú tại Hai Bà Trưng - Hà Nội) xin được chân kế toán tại một công ty xây dựng đóng trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Sau 4 năm làm việc, nhờ có năng lực chuyên môn, lại cần cù, chăm chỉ nên từ một kế toán viên, anh Tùng được cất nhắc lên chức kế toán trưởng, kiêm thủ quỹ của công ty với mức lương tương đối ổn định.
Tuy nhiên, sau khi anh Tùng lập gia đình và sinh con thì cũng là lúc ngành xây dựng rơi vào khó khăn, công ty không kiếm được việc làm và có nguy cơ phá sản, nên bộ máy nhân sự được giảm thiểu tới mức tối đa.
Phòng kế toán cũng được cho nghỉ toàn bộ, và chỉ giữ lại một kế toán viên làm việc thời vụ. Do vậy, anh Tùng tuy là kế toán trưởng nhưng cũng rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Từ đó, gia đình anh Tùng, 4 nhân khẩu (trong đó có cả 1 mẹ già và 1 con nhỏ) chỉ sống dựa vào 3 triệu tiền lương nhân viên văn phòng của vợ.
Sau khi nghỉ việc, mỗi ngày anh Tùng đều chạy đôn chạy đáo khắp nơi để xin việc
mới. Tuy nhiên, đến đâu anh cũng chỉ nhận được cái lắc đầu vì công ty không làm
ăn được nên không tuyển thêm người.
Ngay cả những chỗ thân quen, trước kia từng năn nỉ anh Tùng về làm thì nay cũng gặp phải khó khăn nên đành từ chối khiến anh Tùng rơi vào trạng thái stress nặng, nhất là mỗi khi về nhà, nhìn mẹ già và con thơ ăn không đủ chất, chủ nhà trọ thì cứ cách một hôm lại đến đập cửa đòi tiền nhà...
Sau cùng, anh đành đưa mẹ già về quê để giảm bớt gánh nặng ở chốn thị thành...
Kế toán chuyển nghề đi buôn
Về quê mấy hôm, anh Tùng chợt nhớ ra quê Đô Lương - Nghệ An của mình có món bánh đa vừng nổi tiếng, nên ngay sau khi trở lại Hà Nội, anh Tùng quyết định chuyển hướng tìm việc kế toán sang nghề đi buôn bánh đa vừng để giao cho các quán bia.
“Tuy nhiên, sự bắt đầu quá khó khăn đã khiến cho không ít lần, 2 vợ chồng có ý định bỏ cuộc. Nhất là khoảng thời gian đi chào hàng khắp các quán bia để lấy mối” - anh Tùng nói.
“Mỗi lần đến chào hàng, họ đều xua đuổi, khinh miệt, hoặc không thì chê ỏng chê eo, dìm giá khiến mình bực bội vô cùng. Đã thế lại còn bị những người đổ buôn khác chặn đánh, đe dọa vì cướp mối làm ăn của họ. Nhưng rồi, nghĩ đi nghĩ lại, không liều thì vợ con không có cái ăn, chỗ ở nên mình lại cố.
Sau vài tháng ròng rã đi chào hàng với bao nhiêu ngậm đắng nuốt cay, cuối cùng, mình cũng kiếm được một lượng khách hàng ổn định. Từ đó, 2 vợ chồng, cứ tối đến là tập trung quạt bánh, đóng gói, để ban ngày mình đi giao hàng, chào hàng còn vợ lại đi làm văn phòng.
“Cuộc sống cứ thế mà xoay như chong chóng, nhiều lúc nghĩ lại cũng thấy chua chát, bởi một cử nhân đại học, từng làm lên đến chức kế toán trưởng mà lại đi giao bánh đa cho các quán bia? Nhưng biết làm thể nào, bởi cái nghề chẳng có gì là cao sang này ít nhất lại có thể nuôi sống được cả gia đình mình trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện tại” - anh Tùng tâm sự.
Minh Minh - Vietnamnet
Tận cùng của khó khăn
Tốt nghiệp Đại học Thương mại năm 2006, anh Nguyễn Thanh Tùng (trú tại Hai Bà Trưng - Hà Nội) xin được chân kế toán tại một công ty xây dựng đóng trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Sau 4 năm làm việc, nhờ có năng lực chuyên môn, lại cần cù, chăm chỉ nên từ một kế toán viên, anh Tùng được cất nhắc lên chức kế toán trưởng, kiêm thủ quỹ của công ty với mức lương tương đối ổn định.
Tuy nhiên, sau khi anh Tùng lập gia đình và sinh con thì cũng là lúc ngành xây dựng rơi vào khó khăn, công ty không kiếm được việc làm và có nguy cơ phá sản, nên bộ máy nhân sự được giảm thiểu tới mức tối đa.
Phòng kế toán cũng được cho nghỉ toàn bộ, và chỉ giữ lại một kế toán viên làm việc thời vụ. Do vậy, anh Tùng tuy là kế toán trưởng nhưng cũng rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Từ đó, gia đình anh Tùng, 4 nhân khẩu (trong đó có cả 1 mẹ già và 1 con nhỏ) chỉ sống dựa vào 3 triệu tiền lương nhân viên văn phòng của vợ.
Anh Tùng trải lòng sau khi rơi vào cuộc sống khó khăn vì thất
nghiệp. |
Ngay cả những chỗ thân quen, trước kia từng năn nỉ anh Tùng về làm thì nay cũng gặp phải khó khăn nên đành từ chối khiến anh Tùng rơi vào trạng thái stress nặng, nhất là mỗi khi về nhà, nhìn mẹ già và con thơ ăn không đủ chất, chủ nhà trọ thì cứ cách một hôm lại đến đập cửa đòi tiền nhà...
Sau cùng, anh đành đưa mẹ già về quê để giảm bớt gánh nặng ở chốn thị thành...
Kế toán chuyển nghề đi buôn
Về quê mấy hôm, anh Tùng chợt nhớ ra quê Đô Lương - Nghệ An của mình có món bánh đa vừng nổi tiếng, nên ngay sau khi trở lại Hà Nội, anh Tùng quyết định chuyển hướng tìm việc kế toán sang nghề đi buôn bánh đa vừng để giao cho các quán bia.
“Tuy nhiên, sự bắt đầu quá khó khăn đã khiến cho không ít lần, 2 vợ chồng có ý định bỏ cuộc. Nhất là khoảng thời gian đi chào hàng khắp các quán bia để lấy mối” - anh Tùng nói.
“Mỗi lần đến chào hàng, họ đều xua đuổi, khinh miệt, hoặc không thì chê ỏng chê eo, dìm giá khiến mình bực bội vô cùng. Đã thế lại còn bị những người đổ buôn khác chặn đánh, đe dọa vì cướp mối làm ăn của họ. Nhưng rồi, nghĩ đi nghĩ lại, không liều thì vợ con không có cái ăn, chỗ ở nên mình lại cố.
Sau vài tháng ròng rã đi chào hàng với bao nhiêu ngậm đắng nuốt cay, cuối cùng, mình cũng kiếm được một lượng khách hàng ổn định. Từ đó, 2 vợ chồng, cứ tối đến là tập trung quạt bánh, đóng gói, để ban ngày mình đi giao hàng, chào hàng còn vợ lại đi làm văn phòng.
“Cuộc sống cứ thế mà xoay như chong chóng, nhiều lúc nghĩ lại cũng thấy chua chát, bởi một cử nhân đại học, từng làm lên đến chức kế toán trưởng mà lại đi giao bánh đa cho các quán bia? Nhưng biết làm thể nào, bởi cái nghề chẳng có gì là cao sang này ít nhất lại có thể nuôi sống được cả gia đình mình trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện tại” - anh Tùng tâm sự.
Minh Minh - Vietnamnet
XEM THÊM :
- PTN : Làm gì để tỏ lòng ủng hộ ( 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên - Đinh Nguyên Kha vô tội, đang bị tù đày ) :
1. In áo có hình hai em và dòng chữ "tàu khựa cút (mẹ) nó khỏi biển Đông". Và mặc áo này mỗi khi có thể
2. Lâp môt quĩ để phụ thăm nuôi và để dành cho hai em ăn học về sau
3. Cắt cử người luân phiên thăm hỏi gia đình hai em
4. Tăng cường giải thích cho những đứa mất não về sự cao quí của lòng yêu nước
5. Ai có tín ngưỡng, xin hãy dành cho những người công chính mắc nạn một lời cầu nguyện.
...
Xin bổ sung tiếp những việc thiết thực cần làm, bên cạnh việc chửi đổng cho hả tức ===> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/tong-hop-nhung-tin-tuc-lien-quan-ve-vu.html
-
Thứ tư, ngày 08 tháng năm năm 2013 Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự
Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân
Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô,
chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm
Người đến với đồng bào . ----------------------- Free Citizens:
Dissemination of the Universal Declaration of Human Rights set to
continue. WE - the Free Citizens (Translated by Doan Trang)
---------------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html
-
TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH ,
VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI
BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html
-
TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT
NAM TRƯỚC SỰ CUỐI ĐẦU HÈN NHÁT, NHU NHƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA , CHỈ
CÓ VÕ MỒM LÀ GIỎI http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html
- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html
- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html
....................................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét