Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Lý do bệnh nhân ung thư ở Việt Nam nhiều nhất thế giới, xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. ---------- Hà Nội: Thịt bò Trung Quốc “ẩn” dưới mác thịt bò Úc, Mỹ để đánh lừa thực khách. --------- Kinh hoàng ‘chợ’ thịt chân cầu Thăng Long . Những miếng thịt đã ngả màu hoặc bốc mùi ôi thiu tại đây được bán với giá thấp hơn một nửa so với trên thị trường. --------------- Sự thật hãi hùng sau các nhà hàng hải sản khắp cả nước .

Lý do bệnh nhân ung thư ở Việt Nam nhiều nhất thế giới



Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.                     



   Nguyên nhân chủ yếu do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày, theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam.

Điều này làm cho Việt Nam là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giới.


Theo kết quả khảo sát năm 2011, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong khu vực.


Nước mắt lăn tròn trên má người mẹ có con bị ung thư.

Cũng báo cáo, trong cả nước, Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TP.HCM (năm 2010).

Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Lý do là mỗi ngày họ phải sử dụng những chiếc áo ngực Trung Quốc có chứa đủ thứ hóa chất gây bệnh mà không hề hay biết.

Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ).

Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong. Theo dự báo, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.

Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại.


Một bệnh nhi ung thư mắt tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM

Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung Quốc. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng ngàn vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc trong nước bị phát hiện và bắt giữ. Trong đó, hầu hết đều có chứa các chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: táo, khoai tây, lê…

Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc và lựa chọn thực phẩm trong nước nhưng cũng chẳng được an toàn hơn khi hàng loạt các thực phẩm, hoa quả trong nước được tẩm ướp và chế biến, bảo quản bằng hóa chất như giá đỗ, chuối, đu đủ, cà chua, mít…

Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác nhân gây ra bệnh ung thư.

Chính vậy, tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng.

Bệnh viện Johns Hopkins là một bệnh viện trường đại học Baltimore nằm ở Baltimore, bang Maryland, Hoa Kỳ. Được thành lập nhờ tài trợ từ John Hopkins, ngày nay, nó là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới và năm thứ 17 liên tiếp được phân loại ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ.

Sau nhiều năm theo đuổi phương pháp hóa trị liệu như là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu cho rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu.

Theo đó, cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được. Đọc toàn bài tại đây.

26.04.2013 | 16:21
Diệp Thanh - Nguoiduatin



________________



Thứ Năm, 02/05/2013 - 15:36

Hà Nội: Thịt bò Trung Quốc “ẩn” dưới mác thịt bò Úc, Mỹ


Số thịt bò có xuất xứ từ Trung Quốc sau khi tập kết trong kho đông lạnh sẽ được chuyển vào nhà hàng, “hét” là thịt bò Úc và Mỹ để đánh lừa thực khách.

Khoảng 10h30 hôm nay, 2/5, Đội Kinh tế thương mại - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46 - CATP Hà Nội) đã bắt quả tang nhân viên nhà hàng Hồng Bích (tầng 3 - Trung tâm thương mại Savico Long Biên) đang xuống kho đông lạnh nhập thịt bò và tảo Trung Quốc. Qua kiểm đếm, số lượng hàng chứa trong 4 thùng xốp là 110kg thịt bò và 40kg tảo in nhãn mác Trung Quốc.
 
Lực lượng chức năng kiểm tra số thịt bò bị phát hiện.
Lực lượng chức năng kiểm tra số thịt bò bị phát hiện.

Trước sự chứng kiến của Chi cục Quản lý thị trường Long Biên và các cơ quan chức năng, nhân viên nhà hàng Hồng Bích đã thừa nhận số thịt trên có xuất xứ từ Trung Quốc.

Theo Trung tá Uông Viết Thành - Đội trưởng Đội Kinh tế Thương mại - qua một thời gian theo dõi, đơn vị nắm được đường đi của số thực phẩm trên từ Trung Quốc về qua biên giới theo đường tiểu ngạch. Số thực phẩm chủ yếu là thịt bò này sẽ được chuyển vào nhà hàng, “hét” là thịt bò Úc và Mỹ để đánh lừa thực khách.

Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.

(Dân trí) - Tiến Nguyên



_______________



09:45 | 02/05/2013

Kinh hoàng ‘chợ’ thịt chân cầu Thăng Long


Những miếng thịt đã ngả màu hoặc bốc mùi ôi thiu tại đây được bán với giá thấp hơn một nửa so với trên thị trường.

Vô tư bày bán ngay sát mặt đường (Ảnh: Nguyễn Lê)
Vô tư bày bán ngay sát mặt đường (Ảnh: Nguyễn Lê).
 
Có mặt tại đoạn giáp ranh 2 xã Xuân Đỉnh và Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội vào đúng 12 giờ trưa, phóng viên được tận mắt chứng kiến cảnh buôn bán thịt thừa, thịt ôi đang diễn ra khá tấp nập tại đây.

Sở dĩ gọi đây là kiểu bán thịt "dạo" bởi những người này thường chia thành nhiều nhóm nhỏ gồm từ 5 đến 7 người, ngồi rải rác xung quanh đoạn chân cầu Thăng Long chứ không có chỗ buôn bán cố định.

Theo tìm hiểu, các nhóm bán thịt "dạo" này thường xuất hiện đều đặn từ khoảng 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều hàng ngày, bất kể thời tiết có nắng hay mưa. Tuy nhiên hiếm có "thương nhân" nào chịu ngồi yên một chỗ, mà nay chỗ này, mai chỗ khác.

Được biết, tình trạng trên nhằm tránh lực lượng chức năng bất ngờ xuất hiện và xử lý. Thậm chí ngay trong quá trình buôn bán, các chủ hàng thịt này còn cắt cử ra riêng hẳn một người làm cảnh giới và hầu hết đều ở tư thế sẵn sàng tháo chạy nếu có "biến".

Vì lẽ đó các mặt hàng thịt ở đây được bầy bán hết sức mất vệ sinh, chỉ gồm một tấm ni lông hoặc vỏ bao là đã có ngay một gian hàng nằm sát lề đường. Mặc dù tại khu vực này số lượng xe tải, xe chở cát đi qua khá nhiều cùng với đó là bụi bẩn mù mịt nhưng nơi này vẫn vô tư bày bán mà không hề có một phương thức che chắn nào.

Thêm vào đó không khí nắng gay gắt vào giữa trưa mùa hè đã tạo nên một bầu không khí đặc quánh ôi thiu cực kỳ khó ngửi.

Trong vai người thu mua thịt cho quán cơm, phóng viên không khỏi giật mình bởi giá bán ở đây rẻ chỉ bằng một nửa thị trường. Nếu hiện tại thịt lợn thường được bán với giá dao động từ 80.000 - 95.000 đồng/kg thì ở đây, người mua có thể dễ dàng tìm thấy loại thịt chỉ có 50.000 đồng/kg, thậm chí nếu kì kèo mặc cả, sẽ được bớt thêm từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.

Khách hàng thường chủ yếu là những người có thu nhập thấp như sinh viên và lao động chân tay (Ảnh: Nguyễn Lê)
Khách hàng thường chủ yếu là những người có thu nhập thấp như sinh viên và lao động chân tay (Ảnh: Nguyễn Lê).
 
Quan sát những tảng thịt ở đây rất dễ nhận ra điều khác thường, chúng không có màu tươi như thịt lợn bình thường mà thay vào đó là màu đỏ au, thậm chí có mảng còn trắng bệnh, khi ấn tay vào phần mỡ còn rời ra khỏi phần thịt.

Bên cạnh đó, người mua còn được nhận thêm "khuyến mãi" là chi chít ruồi bâu cùng mùi thiu nồng nặc trên những miếng thịt này.

Khi biết phóng viên có nhu cầu mua thịt cho tiệm cơm bình dân, một chủ hàng ở đây đã tận tình hướng dẫn: Mua làm cơm văn phòng mới phải chọn loại thịt 50.000 đồng/kg chứ dành cho sinh viên và dân lao động chỉ cần lấy loại 40.000 đồng, mặc dù hơi trắng một tý nhưng thế là đủ rồi.
Thấy chúng tôi còn lưỡng lực, chủ hàng còn bồi thêm nếu lấy số lượng lớn từ 5kg trở lên sẽ chỉ còn giá 35.000 đồng, lấy càng nhiều giá càng dễ chịu hơn nữa.

Với thắc mắc liệu đây có phải là thịt lợn chết hay bị bệnh không mà giá rẻ thế, phóng viên có đặt câu hỏi này với nhiều chủ hàng và đã nhận được nhiều câu trả lời khác nhau.

Người thì ỡm ờ rằng đây hoàn toàn là thịt tốt, bán còn thừa buổi sáng giờ mang ra đây bán nốt. Nhưng cũng có người thật thà hơn cho biết dù là thịt lợn chết hoặc để qua mấy ngày ôi thiu rồi, mua về nếu biết cách chế biến thì vẫn ngon như thường, người ăn khó nhận ra lắm.

Theo người dân sống xung quoanh khu vực này những nhóm thịt "dạo" kiểu trên thường bán loại thịt kém chất lượng, để ôi thiu từ hôm trước hoặc thậm chí thịt lợn chết hoặc nghiễm bệnh cũng được đem ra bày bán.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng các loại thịt này được lái buôn nhập với số lượng lớn từ biên giới Trung Quốc về đổ đống tại Hà Nội, dân bán "dạo" cũng dựa vào đó nhằm kiếm chút lời.


Nhắm mắt ăn vì rẻ

Theo quan sát của phóng viên, các hàng thịt "dạo" này có khách hàng chủ yếu là sinh viên, công nhân hoặc người lao động chân tay ở khu vực xung quoanh đấy. Đây hầu hết là những người có thu nhập thấp, muốn tiết kiệm chi phí ăn uống xuống tối đa nên mới tìm tới loại thực phẩm mất vệ sinh này.

Nhìn theo Hà, một sinh viên cao đẳng tại khu vực này, từ khi bước xuống hỏi mua cho đến lúc mua xong, cô không hề rời bỏ khỏi trước khăn che mặt, có lẽ do trời nắng gay gắt cùng thứ mùi khó ngửi tại nơi đây.

Khá ngần ngại khi được hỏi về lý do tìm đến với các địa điểm này nhưng Hà cũng cho biết cô không có lựa chọn nào tốt hơn, biết là ăn những thứ thịt này rất mất vệ sinh nhưng do điều kiện kinh tế eo hẹp nên cũng đành chịu.

Hà kể, cô từ Hưng Yên lên đây học đã được 3 năm, do gia đình khó khăn nên hàng tháng chỉ được gửi 2 triệu tiền sinh hoạt. Hồi đầu còn tạm đủ nhưng đến giờ vật giá leo thang mọi thứ tăng giá vù vù nhưng tiền tiêu hàng tháng vẫn chỉ có thế. Với các khoản không thể tiết kiệm được như tiền trọ, học phí ... vì vậy giảm thiểu tiền ăn là cách duy nhất để cô trụ lại Hà Nội cho đến lúc ra trường.

Cũng câu hỏi trên với chị Minh, phụ trách nấu ăn cho một nhóm lao động ngoại tỉnh lên đây làm thợ xây, đã nhận được câu trả lời đầy cảm thán: "Lao động nghèo làm gì có tiền ăn thịt tươi".

Theo chị Minh làm thợ xây quần quật từ sáng đến tối mỗi ngày được có 70.000 đồng, đã thế còn phải ăn đủ 3 bữa để có sức lao động, không tiết kiệm thì lấy đâu ra tiền gửi về cho giao đình.

Khi đặt ra vấn đề mất vệ sinh, chị Minh kể rằng thứ thịt này mua về chỉ có cách rán hoặc rang lên thì mới hết mùi, chứ mang luộc thì thiu lắm, ăn không nổi. Cũng biết rằng ăn vào có thể gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa nhưng tiền không có thì biết làm sao, chị Minh thở dài chia sẻ.

Trao đổi với đại diện công an xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội được biết tình trạng các nhóm bán thịt "dạo" này đã có từ lâu, song họ thường buôn bán vào tầm giữa trưa hoặc chiều muộn lúc lực lượng chức năng đã nghỉ, vì vậy việc xử phạt hết sức khó khăn. Tuy nhiên trong thời gian tới công an Xã sẽ phối hợp cùng lực lượng khu vực tổ chức nhiều đợt ra quân hơn nhằm dẹp các bỏ các hàng bán mất vệ sinh này.



_______________



Sự thật hãi hùng sau các nhà hàng hải sản

“Không hiểu đã biến đổi gen như thế nào mà loại cá trê giống nhập từ Trung Quốc về lớn rất nhanh, mỗi năm tăng khoảng 6kg, cao gấp đôi cá trê bình thường đang nuôi tại Việt Nam. Bên cạnh đó, những con cá trê này về nước ta lại không thể sinh sản được”, Trung tá Phạm Giang Sơn – Đội trưởng đội 6, Phòng Cảnh sát môi trường Hà Nội cho hay.

Những loại cá này đang ngày ngày được tuồn vào các nhà hàng hải sản khắp cả nước, trong đó có Hà Nội.

Khoảng 21h ngày 1/5, Phòng Cảnh sát môi trường Công an Hà Nội (PC49) phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 (Chi cục QLTT Hà Nội) tiến hành kiểm tra xe ô tô tải mang BKS: 14C-02784 do đối tượng Nguyễn Văn Học (40 tuổi, ở huyện Đông Triều, Quảng Ninh) điều khiển, đang lưu thông trên Quốc lộ 2 (thuộc xã Kim Anh, huyện Sóc Sơn). Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có gần 9.400 con cá trê giống (208 kg).

Cá trê giống nhập lậu từ Trung Quốc.

Qua đấu tranh, lực lượng chức năng làm rõ chủ số hàng trên là Nguyễn Văn Thịnh (26 tuổi, ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Tại cơ quan công an, Thịnh không xuất trình giấy tờ liên quan đến số cá trê giống trên. Theo lời khai của Thịnh, số cá giống này được mua từ Trung Quốc với giá 90.000 đồng/kg rồi vận chuyển về Vĩnh Phúc nuôi.

Nói về số cá trê giống nhập từ Trung Quốc này, Trung tá Phạm Giang Sơn cho biết: Theo lời khai của chủ hàng thì cá trê giống này lớn rất nhanh, mỗi năm tăng khoảng 6kg. Đây được xác định là sinh vật ngoại lai, khi nhập vào Việt Nam sẽ tác động rất lớn đến môi trường. Khi ra môi trường, loại cá này sẽ ăn hết sinh vật trong môi trường nước.
Giống cá trê giống có nguồn gốc từ Trung Quốc không sinh sản được nhưng lớn rất nhanh.

Đến 22h cùng ngày, tổ công tác liên ngành, gồm (Phòng PC49 và Đội QLTT số 1 – Chi cục QLTT Hà Nội), tiến hành kiểm tra xe ô tô tải mang BKS: 16L-0983 đang dừng đỗ tại đường 5 (thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) do lái xe Nguyễn Văn Đãng (33 tuổi, ở xã Liêm An, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) điều khiển.

Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe có 5.200 tuýp mù tạt wasabi, và 10 thùng bánh khoai môn mang nhãn hiệu YING SIA, 133 con cá quả (149kg) và 360 con ếch (72 kg) có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Chủ hàng là Nguyễn Xuân Tư (32 tuổi, ở TP Hải Phòng).

Ếch nhập lậu từ Trung Quốc.

Trước đó, vào ngày 30/4, Đội 6 (Phòng PC49) đã phối hợp với Chi cục QLTT Hà Nội đã bắt quả tang ba xe tải chở gần hai tấn cá tầm từ biên giới Móng Cái (Quảng Ninh) và cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) trên đường đưa về chợ cá Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) tiêu thụ.

Cụ thể, vào lúc 1h30 ngày 29/4, Tổ công tác liên ngành đã kiểm tra xe ôtô tải BKS 14C-05189 đỗ trên đường Tam Trinh (Hoàng Mai), phát hiện trên thùng xe có nhiều bể nước đựng 210 con cá tầm (trọng lượng 525kg). Lái xe là Trần Ngọc Thịnh (trú tại Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội).

Cá quả nhập lậu từ cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh.

Tiếp đó, lúc 2h30, tổ công tác liên ngành tiếp tục kiểm tra xe ôtô BKS 30N-8575, do Đỗ Thành Nhiên, trú tại huyện Xuân Trường (Nam Định) điều khiển. Qua kiểm tra, phát hiện trên xe có 190 con cá tầm (trọng lượng 475kg). Cùng thời điểm, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra xe ôtô tải BKS 31F-8774, do Đào Văn Việt, trú tại huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) điều khiển; phát hiện trên xe có 280 con cá tầm (trọng lượng 860kg)...

Toàn bộ số hàng trên không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Tổng cộng, cả ba xe tải chở gần hai tấn cá tầm được các lái buôn đựng trong hàng chục thùng xốp dán băng dính kín.

5.200 tuýp mù tạt wasabi, và 10 thùng bánh khoai môn mang nhãn hiệu YING SIA (Trung Quốc).

Lái xe kiêm chủ hàng Trần Ngọc Thịnh và Đỗ Thành Nhiên đều khai nhận đã đích thân sang Trung Quốc thu mua số cá tầm, sau đó vận chuyển qua cửa khẩu khu vực Móng Cái (Quảng Ninh). Còn lái xe ôtô kiêm chủ hàng Đào Văn Việt khai thu mua cá tầm từ lái buôn Trung Quốc qua cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) đưa về Hà Nội tiêu thụ.

Cả ba người này cho biết, trung bình năm ngày sẽ vận chuyển một lần theo yêu cầu của chủ mua ở chợ Yên Sở. Cá tầm được dân lái buôn phân chia làm hai loại để định giá khi giao bán. Theo đó, cá sống được thu mua với giá 50.000 đồng/kg. Nếu vận chuyển trót lọt về Hà Nội tiêu thụ, sẽ được bán với giá hơn 100.000 đồng/kg. Còn loại cá chết sẽ được ướp đá để khi vận chuyển tránh bị ôi thiu, được mua với giá 30.000 đồng/kg, bán ra với giá 70.000 – 80.000 đồng/kg.

Đặc điểm phân biệt cá tầm Trung Quốc với cá tầm ta: mồm nhọn hơn cá ta, trọng lượng trung bình 600-1.000 gam/con.

Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính với ba chủ hàng trên về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và tiến hành tiêu hủy toàn bộ số hàng nói trên tại bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét