Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Khi "quyền con người" còn thua cả con vật ----- Khắc khoải quyền con người. Khát vọng Quyền Con Người đã bị bắt đi và lời văn Quyền Con Người dang bị xé vụn trong buổi dã ngoại ngày 5/5/2013 !

Thứ hai, ngày 06 tháng năm năm 2013

TIN KHẨN & TƯỜNG THUẬT : TRAO ĐỔI ÔN HÒA VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VẪN BỊ NHÀ CẦM QUYỀN ĐÀN ÁP THÔ BẠO, DÃ MAN . ----- TOÀN CẢNH BUỔI DÃ NGOẠI NHÂN QUYỀN TẠI 3 MIỀN NGÀY 5/5/2013 .  http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/ang-cap-nhat-tuong-thuat-on-hoa-va-trao.html


Khắc khoải quyền con người


Sáng chủ nhật 5.5.5013, tôi rất muốn phone rủ vài ông bạn già cùng đến điểm hẹn Quyền Con Người nhưng gọi nhau trên sóng điện rồi lại lọt vào tai công an thêm rắc rối nên hơn bảy giờ sáng, tôi lặng lẽ ra khỏi nhà.

Mới đi một đoạn ngắn tôi thấy một phụ nữ bên chiếc xe máy đứng bên đường ngóng nhìn lại suốt dọc đường. Đàn ông thấy phụ nữ bao giờ cũng muốn ngắm một gương mặt đẹp. Nhưng mặt người phụ nữ này che kín trong lớp vải đen và chiếc kính đen to. Chợt nhận ra điều bất thường ở người đàn bà trong buổi sáng chủ nhật êm ả, tôi ngoái nhìn lại thấy chị ta đang áp điện thoại vào má.

Xuôi theo đường một chiều Nguyễn Thị Minh Khai đến ngã tư đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa vừa lúc đèn đỏ nhưng vì rẽ phải nên tôi vẫn chạy xe vào đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đến trước dinh Độc Lập, vừa rẽ trái sang đường Lê Duẩn thì hai cảnh sát giao thông trên chiếc mô tô trắng chạy trước chặn đầu xe tôi, cây gậy trắng trong tay viên cảnh sát chỉ xuống đường bảo tôi dừng xe. Hai cảnh sát giao thông trên chiếc mô tô chạy sau áp sát đến. Họ đòi kiểm tra giấy tờ xe của tôi. Tôi hỏi: Tôi có lỗi gì mà các anh dừng xe và kiểm tra giấy tờ tôi. Sau hai, ba lần họ đòi và hai, ba lần tôi hỏi lại họ mới bảo rằng rẽ phải mà tôi không bật tín hiệu báo rẽ gây nguy hiểm cho người sau. Thật vô lý nhưng tôi vẫn đưa giấy tờ cho họ xem. Điều bất thường nữa là họ còn hỏi tôi định đi đâu! Sao cảnh sát giao thông lại quan tâm đến việc tôi sẽ đi đâu nhỉ?

Nhận lại giấy tờ, tôi đến nhà Văn hóa Thanh niên gửi xe máy rồi đi bộ đến điểm hẹn Quyền Con Người, dải thảm cỏ và rừng cây đại thụ giữa nhà thờ Đức Bà và dinh Độc lập. Đang đi trong vườn cây, tôi quay lại thay đổi hướng đi thì phát hiện một thanh niên còn trẻ, dáng to đậm, mặc bộ đồ xám nhạt, áo có mũ trùm đầu thả sau gáy, bám theo tôi. Mấy lần tôi dừng lại, ngồi xuống ghế bên lối đi, cậu ta đều dừng lại gần tôi, không cần giấu giếm sự đeo bám của cậu ta.


Thanh niên Sài Gòn tỏ ra rất hào hứng khi nhận được những tài liệu nói về quyền con người.

Thấy một thanh niên mặt mũi sáng sủa, bên người có chiếc túi nhỏ như túi sách của sinh viên, ngồi một mình trên chiếc ghế đúc bằng gang tôi hỏi xin ngồi nửa ghế trống và được chấp nhận. Tôi bắt chuyện: Cháu đi chơi hay đến đây tham gia sinh hoạt Quyền Con Người? Cháu có quan tâm đến hoạt động đó không? Cậu thanh niên nói rằng có nghe nhắc đến việc đó nhưng Quyền Con Người vẫn bình thường, đầy đủ, có gì đâu phải quan tâm. Tôi nói Quyền Con Người là quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, dân mình đâu có. Cậu thanh niên bảo: Bác nói chuyện với cháu, thế là tự do tư tưởng rồi còn gì nữa – Nói chuyện riêng thì có thể nói được mọi điều nhưng nói trên diễn đàn, trên truyền thông thì đâu có được. Người dân biểu tình hợp pháp chống Trung Quốc xâm lược thì bị bắt bớ, đánh đập, tù đày. Người dân đâu có được bộc lộ chính kiến – Cháu chỉ quan tâm đến học hành, tương lai thôi – Quan tâm đến học thì cháu phải học để biết Quyền Con Người của cháu. Cháu chỉ quan tâm đến tương lai thôi à? Quyền Con Người của cháu không có thì tương lai làm gì có – Cháu thấy mọi cái đều tốt cả mà. Đất nước đã thay đổi, tốt lên rất nhiều – Có thay đổi nhưng quá chậm chạp, không tương xứng với tiềm năng đất nước và mồ hôi, xương máu của dân đã đổ ra. Cháu có thấy Nhận Bản, Hàn Quốc điều kiện tư nhiên đâu bằng mình mà chỉ hai mươi năm sau chiến tranh họ đã trở thành con rồng, con phương kinh tế thế giới. Còn ta, chiến tranh kết thúc gần bốn mươi năm rồi, gấp đôi thời gian của họ mà dân vẫn đói khổ, có người mẹ trẻ phải tự tử vì nghèo đói không nuôi nổi con. Trẻ con miền núi nhịn đói, mùa đông chỉ có manh áo mỏng đi học trong những lớp học rách nát như cái lều vị, cháu có biết không? Có thể cháu có hai, ba bằng đại học, cháu đi làm lương tháng vài chục triệu đồng nhưng lớp trẻ như cháu cả thì đất nước nguy hốn quá cháu ạ. Tôi nói thế và chờ nghe cậu thanh niên phản ứng nhưng im lặng giây lát rồi cậu ta bỏ đi.

Thấy anh Phan Đắc Lữ đi một mình, tôi liền vẫy anh lại. Tôi và anh Phan Đắc Lữ đã ngồi ở chiếc ghế gang trong vườn cây phía trái trước dinh Độc Lập hơn nửa tiếng. Đến tám giờ rưỡi, giờ hẹn của buổi sinh hoạt Quyền Con Người, chúng tôi đi sang vườn cây bên kia đường, nơi tập trung đông bạn trẻ. Nhưng đông hơn cả là những sắc áo công cụ nhà nước: Cảnh sát cơ động. Cảnh sát giao thông. Thanh niên xung phong. Dân phòng. Thanh tra xây dựng...


Tại Sài Gòn, 'công an đông như quân Nguyên', được chuẩn bị cả hàng rào kẽm gai

Ngày chủ nhật mà nhân viên vườn cây xả nước lênh láng những lối đi, phun ướt hết ghế ngồi nhưng các bạn trẻ vẫn rải báo ngồi kín gờ xi măng hai bên lối đi trong vườn cây. Nhân viên vườn cây lại giở trò đốn hạ cành cây, lấy cớ xua đuổi các bạn trẻ khỏi khu vực cành cây sẽ rơi xuống. Tôi liền nói to: Này các anh. Ngày thường sao các anh không làm? Chủ nhật, người dân đến vườn hoa nghỉ ngơi, các anh lại giở trò phun nước, chặt cây để xua đuổi dân là sao? Nhà nước khốn quẫn quá rồi nên phải giở trò thô thiển, lộ liễu, hèn hạ đối phó với dân. Các nhân viên vườn cây biết rằng việc họ làm là bất thường nhưng làm theo lệnh nên họ cứ im lặng làm.

Chợt tôi chú ý đến người đàn ông ngoài năm mươi tuổi, da đen xạm, mặc đồ dân sự đứng cạnh tôi. Tay cầm bộ đàm, ông đưa lên miệng, nói: Cơ động di chuyển sang bên kia đường! Cơ động di chuyển sang bên kia đường! Tôi nhìn sang bên kia đường, nơi quần tụ khá đông người nhưng vẫn yên tĩnh. Cảnh sát 113 di chuyển đến khá đông dưới lòng đường. Bỗng trên hè đường, ngay cạnh chỗ cảnh sát 113 tập trung, lộn xộn xảy ra. Thanh niên xung phong, dân phòng, thanh tra xây dựng xô vào một điểm, nhấp nhô, xô đẩy. Những nắm đấm vung lên. Những dùi cui phóng xuống.





Cảnh bắt người thô bạo
Khi tôi và anh Phan Đắc Lữ đến chỗ xảy ra lộn xộn, mọi việc đã yên. Mấy chậu hoa đặt mép vỉa hè đổ nghiêng xuống lòng đường. Bên mép đường, một thanh niên xung phong mở chiếc túi ni lông đen, lôi những tập giấy trong túi ra, xé vụn. Mọi người cho tôi biết Nguyễn Hoàng Vi và hai bạn trẻ đi với Vi vừa bị bắt ở đây và chiếc túi ni lông đen đựng những tập giấy viết về Quyền Con Người là của nhóm Nguyễn Hoàng Vi.

Khát vọng Quyền Con Người đã bị bắt đi và lời văn Quyền Con Người dang bị xé vụn!



______________




 Khi "quyền con người" còn thua cả con vật


Sáng ngày 5/ 5/ 2013 “Quyền con người” bị chà đạp trong Buổi Dã ngoại thảo luận về “Quyền Làm Người” tại Việt Nam.

Với “Hội chứng sợ đông người”. Các cơ quan chính quyền, công an viện dẫn Nghị định số 38-2005-NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA (ngăn cấm tụ họp nơi công cộng và dưới lòng đường từ 5 người trở lên) để trấn áp và bắt bớ một số đồng bào nhân dân ôn hòa tham gia Buổi Dã ngoại thảo luận “Quyền Làm Người” trong phạm vi khuôn khổ mà Hiến Pháp, pháp luật Việt Nam và Công Pháp Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc qui định cho mọi công dân của mọi quốc gia, trong đó CH/XHCN/VN ký kết tham gia thực thi năm 1982. 


“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

Tuyên ngôn Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Điều - 3: Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.

Điều - 7: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.

Điều -12: Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.

Điều - 19: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

Điều 20: Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể nào mà mình không mong muốn.

“Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến và lập Pháp.”(Điều 83, Hiến pháp 1992)

Trong tất cả 11 khoản của Điều 112, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, Hiến pháp 1992 không có bất cứ điều khoản nào cho phép Chính phủ ban hành thông tư hay nghị định trái và vượt lên trên Hiến Pháp để hạn chế hay can thiệp vào quyền tự do của công dân đã được qui định trong Hiến pháp (Phụ lục 6- Điều 83, Hiến pháp 1992) như hai Nghị định số 38-2005-NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA (hoàn toàn Vi Hiến nói trên).



Cho đến nay, 2013, Quốc hội chưa ban hành bất cứ điều luật nào để hướng dẫn hoặc hạn chế quyền biểu tình. Điều đó có nghĩa là: Không (hoặc chưa) có ràng buộc pháp lý nào đối với quyền hội họp và biểu tình, vì vậy mọi công dân hoàn toàn có quyền tự do hội họp hay biểu tình ôn hòa, mà không phải làm bất cứ thủ tục đăng ký, xin phép nào cả.

Tưởng chừng những điều đơn giản ấy, mọi cán bộ công chức “nhà nước,đảng” tất yếu phải nằm lòng – Nhưng mang một thứ bệnh “kinh niên”, họ - nhà nước, đảng “ta” như có “tật” hay giật mình, ám ảnh bởi “Hội chứng sợ đông ngườihay Sợ lật đổ” - thường xuyên ngồi xổm lên Hiến Pháp, Pháp Luật, thô bạo, trắng trợn chà đạp “nhân quyền” của đồng bào, những người đang “nuôi” họ mà không hề biết xấu hổ với công luận trong nước và quốc tế, như những “hoạt cảnh” sáng ngày 5/5 tại hai TP/HàNội và Sài Gòn.



Nhân viên “CA chìm” đang ngăn chặn người đến công viên vui chơi họp mặt “dã ngoại” sáng ngày 5/5.


Đàn bò trăm con, còn có “quyền tự do” hơn cả con người Việt Nam


Phó CA/P-Lưu Văn Thi đang ngang nhiên ngăn chặn thanh niên trên đường đi “họp mặt Dã Ngoại”sáng ngày 5/5..

Đánh đuổi quét thực dân đi giành được chính quyền, họ, CSVN, nhờ có “đông người” đồng bào nhân dân hưởng ứng không tiếc máu xương hy sinh che chở, giúp đỡ. Thắng được kẻ thù rồi CSVN lại sợ “đông người” …Lại “tàn bạo dã man với dân ta còn hơn cả thực dân” (lời Tướng Trần Độ-nhật ký Rồng Rắn) –Trăm năm trước với “thực dân” đô hộ, cả nước còn được xuất bản mấy chục tờ báo tư nhân các loại, nhưng sau trăm năm “đảng ta” cầm quyền “tự do ngôn luận” nhưng dứt khoát không một tờ báo nào được xuất bản bởi tư nhân? Không biết, CSVN sợ “cái gì” nếu nói: Họ là chính quyền của nhân dân? rất buồn cười, họ, CSVN “không giống ai” với bất cứ đảng phái hay nhà nước nào trong khối ASEAN!?.

Thậm chí bản “Tuyên ngôn quốc tế Nhân Quyền” – Năm 1982, nhà nước “ta” ký xong là “dấu kỷ” gần 20 năm mãi khi Internet phủ mạng toàn cầu, toàn dân mới nhìn thấy? Một tuyên ngôn “nhân quyền” cao quí mà mọi Chính Phủ, nhà nước văn minh đều có bổn phận phổ biến, cùng toàn dân phối hợp thực thi nâng tầm văn minh văn hóa của quốc gia mình đồng bộ với nhân loại thế giới. Họ, CSVN, hình như muốn toàn dân VN chỉ là bầy “khỉ, vượn” để dễ bề cai trị!?. 

Nhưng là điều không thể - Bởi Nhân quyền, là quyền của con người: (Human rights) quyền đương nhiên của toàn nhân loại không thể bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. (trừ chế độ độc tài cộng sản) Các chính phủ trong thể chế dân chủ không có quyền ban phát các quyền tự do cơ bản này mà chính các chính phủ được nhân dân lập ra đó là để bảo vệ các quyền tự nhiên phải có của mỗi con người, quyền mà mọi cá nhân hiển nhiên có do sự tồn tại của chính mình.

Các quyền này không thể bị tiêu hủy một khi xã hội dân chủ, dân sự, được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ dân chủ nào có thể xóa bỏ hoặc “chuyển nhượng” các quyền này của công dân, tất cả các nền dân chủ trong một cộng đồng quốc tế (LHQ) đương nhiên như được giao trọng trách trong việc xây dựng các cấu trúc xã hội lập Hiến, lập Pháp quốc gia mình để bảo đảm cho các quyền con người đã được phổ quát qui định là một chuẩn mực đồng đẳng cho toàn nhân loại vì vậy nó phải được tôn trọng bất kể chủng tộc vị trí thứ hạng quốc gia.

Khác với chế độ độc tài quyền lực cộng sản, khái niệm tự do, dân chủ, nhân quyền hiện đại đã mang nhiều nội dung văn minh mới mẻ, rộng rãi hơn hai thế kỷ trước. Ý niệm dân chủ trong toàn cầu hóa hiện nay thường được đồng nhất với ý niệm bình đẳng cho mọi dân tộc. Và thực chất của bình đẳng là sự thừa nhận cho mọi người mọi chủng tộc quốc gia có cùng phẩm giá nhân cách như nhau mà “ tự do dân chủ là tối thượng, quyền con người là thiêng liêng bất khả xâm phạm”. Trên nền văn hóa truyền thống con người đó, Hiến pháp, luật pháp được xây dựng sao cho thể hiện được sự tôn trọng quyền thiêng liêng là của cá nhân, mà nguồn gốc từ đó tạo nên quyền lực chính trị phục vụ nhân dân.

Mọi chính quyền đều bị giới hạn bởi luật pháp và chủ thể là nhân dân. Quan hệ xã hội giữa người dân với quyền lực nhà nước là quan hệ hổ tương theo quan niệm sự cai trị phải dựa trên cái nền “chân thiện mỹ” thượng tôn Pháp Luật. Vì vậy dân chủ và nhân quyền phải thực sự tuyệt đối tôn trọng đó là một biện pháp để ngăn ngừa bất kì cá nhân hay nhóm quyền lực nào lạm dụng thực thi quá nhiều quyền lực ra ngoài khuôn khổ Hiến Pháp.

Việc mới đây đồng bào nhân dân nghe nhà nước, đảng “ta” thì thầm hội ý thay đổi tên chế độ nhà nước cộng sản Việt Nam cho có “thiện cảm” với quốc tế - (cái áo không làm nên thầy tu) Điều đó không quan trọng bằng: “ Nhà nước, đảng CSVN” nên biết, không chỉ được phép làm những gì trong khuôn khổ Hiến Pháp luật pháp qui định mà còn phải biết tôn trọng đồng bào nhân dân khi họ được phép làm những gì mà Luật Pháp không cấm. Điều đó có thể có chút thiện cảm với quốc tế còn hơn là mượn cái áo, bởi đã là “cộng sản” thì không thể và không bao giờ là “thầy tu”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét