Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

“Bóc mẽ” trò câu “Like” các hình ảnh thương tâm trên Facebook. Những video lên án hình thức câu Like của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, chi nhánh tại Thụy Điển ------------ XEM THÊM : Kon Tum, xót cảnh trẻ mầm non học trong trường rách nát, ngập bùn . ----------- Rớt nước mắt những ngôi lều trọ học ở Thanh Hóa .

Học sinh ngồi học trên những chiếc bàn dính lem bùm đất, nền nhà mỗi khi mưa xuống lại lầy lội.

Thứ Năm, 02/05/2013 - 10:43

“Bóc mẽ” trò câu “Like” các hình ảnh thương tâm trên Facebook

Trong một chiến dịch quảng cáo trên truyền hình, Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã thừa nhận rằng… số lượng Like trên Facebook không thực sự cứu giúp được những đứa trẻ khó khăn trên thế giới, như nhiều người dùng Facebook vẫn tung hê và tin tưởng.

Với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội Facebook và đang dần trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống ngày nay, không ít người đã tìm mọi cách để kiếm được số lượng “Like” (Thích) nhiều nhất cho mỗi nội dung và thông tin và họ post lên Facebook.



Một trang Facebook được lập ra để “câu Like”, nhưng thực chất để quảng cáo “trá hình”
Một trang Facebook được lập ra để “câu Like”, nhưng thực chất để quảng cáo “trá hình”

Trong số đó, không ít người sử dụng các “mánh khóe” như những hình ảnh cảm động, những tấm gương nghèo khó… kèm  theo đó là những lời “mời gọi” như “Một Like cho một lời cầu nguyện”, hay “Một Like để giúp đỡ cho cậu bé trong hình ảnh”… Những cách thức “câu Like” như thế này đang dần trở nên phổ biến và không hề hiếm gặp trong cộng đồng người dùng Facebook hiện nay.


Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, chi nhánh tại Thụy Điển mới đây đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo, mà trong đó đã lên án hình thức “câu Like” bằng cách sử dụng những nội dung cảm động hay những em bé gặp khó khăn, nghèo đói…


Trong đoạn clip được UNICEF đăng tải lên Youtube là câu chuyện về cậu bé có tên Rahim, sống trong một căn nhà tồi tàn với đứa em của mình. Mặc dù đang bị bệnh, tuy nhiên Rahim cho biết mình không cảm thấy lo lắng bởi vì trang Facebook của UNICEF tại Thụy Điển đã có hơn 177.000 người Like, và điều này sẽ giúp được cậu và em trai mình.


“UNICEF Thụy Điển đã có 177.000 Like trên Facebook. Có thể họ sẽ đạt 200.000 Like vào mùa hè này, do vậy chúng tôi sẽ ổn”, cậu bé Rahim nói trong đoạn clip.


Cuối đoạn clip, UNICEF khẳng định rằng việc nhấn “Like” trên Facebook không có tác dụng gì trong việc cứu sống những đứa trẻ trên khắp thế giới, mà chỉ có tiền bạc mới có thể thực hiện điều này, và thay vì chỉ nhấn Like để “cầu nguyện” hay “giúp đỡ” những hoàn cảnh khó khăn, hãy hành động một cách thiết thực.



Trong 2 clip khác thuộc chiến dịch quảng cáo “Like không cứu được mạng sống”, UNICEF đã mô tả một người đàn ông muốn trả tiền cho bữa ăn cũng như mua sắm áo quần bằng số lượng Like trên Facebook. Và dĩ nhiên, cách thức thanh toán của người đàn ông không được chấp nhận. Cuối cùng, UNICEF kết luận rằng: “Vắc-xin cũng không thể mua được bằng Like”.


Chiến dịch quảng cáo của UNICEF nhằm mỉa mai những tổ chức, tập đoàn hay những cá nhân đang tìm mọi cách để “câu Like” cho trang Facebook những nội dung được đăng tải lên Facebook của mình.


Video người đàn ông trả tiền bữa ăn bằng số lượng Like trên Facebook:




Mua sắm áo quần bằng Like:







_______________



XEM THÊM




Thứ Tư, 01/05/2013 - 06:06

Xót cảnh trẻ mầm non học trong trường rách nát, ngập bùn

Hiện nay, học sinh Trường mầm non Mường Hoong, điểm trường làng Đắk Bối, xã Mường Hoong, huyện Đắk Glei (Kon Tum) đang phải ngồi học trong căn phòng tồi tàn, rách nát, bàn ghế dính lem đất bùn nhão. “Nhìn các em ngồi học ngập trong bùn thấy thương lắm..”-cô giáo điểm trường tâm sự.

Sau hơn 2 giờ chúng tôi đi bộ, vượt qua những con dốc cao trơn trượt, điểm trường mầm non làng Đắk Bối hiện ra nằm bên sườn ngọn núi. Điểm trường là một phòng học nhỏ khoảng 15m2, được làm bằng nứa, mái lợp tranh, nền đất, nằm bên cạnh 2 phòng của học sinh tiểu học.


Mái tranh, tường bằng nứa đã rách nát của điểm trường Đắk Bối.
Mái tranh, tường bằng nứa đã rách nát của điểm trường Đắk Bối.

Học sinh ngồi học trên những chiếc bàn dính lem bùm đất, nền nhà mỗi khi mưa xuống lại lầy lội.
Học sinh ngồi học trên những chiếc bàn dính lem bùm đất, nền nhà mỗi khi mưa xuống lại lầy lội.

Hai chiếc bảng dùng để dạy học của trường đã hỏng gần hết
Hai chiếc bảng dùng để dạy học của trường đã hỏng gần hết.

Học sinh mầm non của điểm trường gồm 13 em từ 3 - 5 tuổi được ghép chung lại thành một lớp, 100% là người đồng bào dân tộc Xê Đăng. Hàng ngày, các em đến lớp từ sáng sớm tới trưa thì tự về.

Khoảng 6h30 sáng, khi bố mẹ các em vác cuốc lên nương thì các em cùng nhau đi bộ tới trường đợi cô giáo đến. Hầu hết các em đều rất tự giác đi học. Khi đến lớp, trong lúc cô giáo chưa tới, các em dựng bàn ghế, ngồi ngay ngắn và cùng hát vang.


Trong lúc chờ cô tới, các em cùng nhau ngồi hát
Trong lúc chờ cô tới, các em cùng nhau ngồi hát.

Cô Y Lộc (sinh năm 1986) - giáo viên của lớp mầm non này cho biết, vì không có nhà ở tại trường, nên hàng ngày cô đều phải dậy từ sớm để đi bộ lên đây cho kịp giờ dậy cho các em. Nhìn quanh căn phòng học rách nát, cô cho biết: “Căn phòng được các phụ huynh trong làng góp công sức dựng lên để có chỗ  cho học sinh ngồi học, đã từ lâu rồi chưa được tu sửa nên tồi tàn. Muốn trang trí lớp học cho đàng hoàng để giảng dạy cho tốt, nhưng mưa xuống nước tràn vào phòng học, dột ướt hết, nhìn các em ngồi học ngập trong bùn thấy thương lắm, nhưng không biết làm gì hơn được”.

Theo cô Lộc, trong tất cả các học sinh ở đây, em A Hậu (4 tuổi) là học sinh giỏi nhất, mới 4 tuổi nhưng em đã nhận mặt được hết 29 chữ cái và 10 số.


Do trường chỉ là căn phòng học tạm bợ nên việc giảng dạy của cô Lộc cũng rất hạn chế. Ngoài phòng học tạm bợ, chiếc bảng viết đã bị vỡ một cạnh, bảng chữ cái bị nhàu nhát, chiếc thước kẻ cô dùng cũng chỉ là thanh kẹp của bảng chữ cái bị rơi ra, không có cách nào khác, cô chỉ dựa vào những bức tranh, con số được cắt ra để phục vụ cho việc giảng dạy.




Cô giáo dạy học với những dụng cụ thô sơ
Cô giáo dạy học với những dụng cụ thô sơ

Toàn cảnh lớp học
Toàn cảnh lớp học.

Về bản thân cô Y Lộc, do trường không có nhà công vụ để ở nên hàng ngày cô đều phải đi bộ 2 giờ để lên trường để dạy, chiều tối lại đi bộ về.

Trao đổi với PV Dân trí, cô Phùng Thị Phượng - hiệu trưởng Trường mầm non Mường Hoong cho biết: Toàn trường có 1 điểm trường chính và 12 điểm trường phụ ở các làng, trong đó điểm trường Đắk Bối là một trong những điểm khó khăn nhất, khi trời mưa xuống thì dột ướt, nước chảy tràn vào phòng học gây khó khăn cho việc học và giảng dạy của học sinh và giáo viên. Cô Phượng đã kiến nghị lên Phòng Giáo dục những khó khăn này nhưng chưa được giải quyết.





_____________________


Cập nhật lúc 02/05/2013, 09:49 (GMT+7)

Rớt nước mắt những ngôi lều trọ học


(GD&TĐ) - Nằm trên biên giới Việt - Lào, Mường Lát và Quan Sơn là hai huyện nghèo miền núi của Thanh Hóa. Đây cũng là hai trong số các huyện nghèo nhất nước. Ở đấy, có khi trường học cách xa các làng bản tới cả trăm cây số. Do địa hình đồi núi phức tạp, để được học chữ, hàng trăm học sinh đã phải dựng những túp lều ven rừng, cạnh trường để mà trọ học.

Tự lập từ nhỏ

Cũng như hàng trăm học sinh khác của Thanh Hóa đang học tập tại các ngôi trường vùng biên, muốn được đi học Ngân Thị Đòa phải dựng lều ven bìa rừng sát trường. Nhà Đòa ở bản Chiềng, xã Trung Lý (huyện Mường Lát), cách ngôi trường Tiểu học Trung Lý 2, nơi Đòa đang học lớp 5 khoảng 5 km. Với miền xuôi, 5 km từ nhà đến trường đã là một vấn đề không nhỏ. Với địa hình núi rừng hiểm trở, nhiều núi cao, suối sâu chia cách, giao thông đi lại khó khăn thì đường từ nhà đến trường của Đòa càng là một hành trình gian nan. 

Cuộc sống ở những căn lều trọ học của học sinh vùng biên
Năm Đòa lên lớp 3, khi mà em gái Đòa bước vào lớp 1, em út vào mẫu giáo thì bố mẹ Đòa quyết định cho các con đi “ở rừng”. Một căn lều lợp lá cọ được bố mẹ Đòa dựng lên ngay cạnh Trường Tiểu học Trung Lý 2. Trong căn lều ấy, ba chị em Đòa sống tự lập, chủ động chuyện ăn ở để thuận tiện hơn trong quá trình học chữ. Trong căn lều bằng tre nứa rộng chưa đầy 10 mét vuông ấy, ba chị em Đòa đã sống cùng nhau hơn 2 năm. Thường thì mỗi tháng Đòa về nhà một vài lần để lấy gạo, có khi có công việc đi qua bố mẹ em cũng mang gạo sang, cũng để là thăm con. Gạo thì luôn đủ ăn, song thức ăn cho mỗi bữa cơm thì chị em Đòa thường phải tự kiếm. Nhà nghèo nên mỗi tháng bố mẹ Đòa cũng chỉ có thể “cấp” cho 3 chị em từ 30.000 đến 50.000 đồng để chi tiêu. Từ ngày ở riêng, mọi sinh hoạt hằng ngày và chăm sóc các em đều do một tay Đòa lo liệu. Sáng Đòa dậy sớm hơn các em, đồ xôi để 3 chị em ăn cả ngày. Một buổi đến lớp, một buổi cả ba chị em vào rừng hái măng, rau, bẫy thú nhỏ về làm thức ăn. Một cuộc sống tự lập đúng nghĩa.
Lều trọ học mà các em học sinh vùng biên dựng lên
Cuộc sống trọ học trong những túp lều của chị em Đòa không hề cá biệt mà còn rất phổ biến đối với những học sinh vùng biên giới tại Thanh Hóa. Ven Trường THCS xã Mường Ly có hơn chục túp lều như thế. Đây là những túp lều do học sinh của trường dựng lên làm nơi ăn ở để đi học. Mỗi căn lều rộng khoảng 3 – 5m2, vách được làm bằng những cây nứa đập dập, ghép lại với nhau, mái lều lợp bằng lá cọ, có vài cái được lợp bằng tấm bạt nhựa. Thường thì có khoảng 2 đến 4 học sinh ở chung trong một lều. Trong những căn lều ấy, giường nằm là những cây nứa đập dập ghép lại với nhau, giường nằm cũng là bàn ăn, bàn học. Cạnh một vài túp lều, mấy luống rau cải, rau rừng nhú khỏi mặt đất, đang phun phún đâm chồi xanh. Bà Hà Thị Hoa - Trưởng phòng Giáo dục huyện Mường Lát cho biết: “Để đảm bảo an toàn, giúp học sinh an tâm học tập, một số ngôi nhà bán trú cho học sinh đã được xây dựng nhưng vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu nhà ở của học sinh. Hiện toàn huyện Mường Lát còn khoảng 300 học sinh đang phải dựng lều mà trọ học. Số lều trọ học của học sinh là khoảng 60 lều, tập trung chủ yếu tại các trường học thuộc hai xã Trung Lý và Mường Lý.” Trong khi đó, để đảm bảo an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, hai cái lều lớn được dựng lên bên bìa rừng, phía sau trường THCS bán trú Tam Thanh (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Ở đây học sinh không ở trong những túp lều riêng mà tập trung trong hai lều lớn, mỗi lều 30 học sinh. Cách tập trung học sinh này khiến nhà trường vừa dễ quản lý học sinh, cũng giúp các em có thể giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống.

Tin vào tương lai

Cuộc sống của những đồng bào nghèo vùng biên ở hai huyện nghèo Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa vô cùng vất vả. Có đến tận nơi mới nhận ra cái nghèo đói cứ bám mãi lấy người dân vùng cao cũng là điều dễ hiểu. Nghèo không hẳn vì người dân “siêng ăn nhác làm” mà phần nhiều vì thiên nhiên quá khắc nghiệt. 
Tự nấu cơm sau mỗi buổi học
Mùa nắng, cái nóng của những cơn gió lào có thể tát cạn các con suối, kéo tụt mực nước ngầm trong lòng đất mất hút đi đâu đó. Nước ăn còn thiếu  nói gì đến nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nắng nóng làm héo quắt queo những nương nếp rẫy, nương ngô đang xanh mơn mởn. Cây trồng cứ sắp đến lúc cho thu hoạch lại bị nắng nóng vắt hết nước, khô đến mức gia súc cũng chẳng buồn ăn. Cả vạt đồi chỉ toàn màu vàng cháy của cây trồng đã khô cong. Nắng nóng đã vậy, đến cái lạnh cũng khủng khiếp không thua kém. Năm nào cũng thế, mùa rét đến là vật nuôi của đồng bào lại lăn đùng ra chết vì thời tiết quá lạnh. Trên núi cao, cái lạnh như có điều kiện tác oai tác quái hơn. Giữa đại ngàn heo hút cái lạnh căm căm được sự hỗ trợ “vô tư” của sương mù, mưa phùn, gió núi…  khiến cái lạnh giá trên núi càng cuồng nộ. Trong cái lạnh thấu tim gan đó con người trụ lại được cũng đã là may mắn lắm rồi chứ đừng nói gì đến vật nuôi sinh đàn đẻ nái. 
Dù khó khăn vất vả nhưng những học sinh vùng biên rất ham học và tin vào tương lai tươi sáng

Thời tiết đã khắc nghiệt, địa hình lại cũng hiểm trở, đi lại khó khăn vô ngần. Cứ mỗi khi mùa bão đến, Mường Lát, Quan Sơn lại phải đối mặt với nỗi lo bị cô lập. Lũ về, nước suối, nước sông như con ngựa bất kham, chúng gầm thét rồi quật gãy tan những cây cầu yếu ớt. Có những đợt mưa cả tháng khiến sạt lở núi xảy ra khắp nơi. Cả nửa quả núi nằm vật ra đường giao thông khiến Mường Lát, Quan Sơn bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Sống trong hoàn cảnh như thế, nếu không có sự khát khao học chữ, niềm tin vào tương lai tươi sáng có lẽ những học sinh nghèo vùng biên không thể trụ vững trong những túp lều cỏ mà trọ học. Ở Mường Lát, dù mới chỉ xét ở cấp học THCS thì muốn được đến trường học sinh ở bản Sài Khao, Trung Thắng... phải vượt qua 30 km đường đèo, núi mới đến được trường. Trong khi đó, nếu muốn học bậc THPT có khi các em phải vượt qua quãng đường 70 – 80 km. Cuộc sống trọ học gian nan, vất vả và khó khăn, thiếu thốn vô cùng. 

Lách qua tấm phên cửa, buớc vào một túp lều cỏ ở Mường Lý tôi gặp ba học sinh người Mông. Ở một góc lều một bếp lửa đang cháy, trên bếp là nồi cơm đang sôi dở. Các em cho biết mỗi căn lều thường khi dựng lên phải có người lớn trong nhà đến giúp đỡ. Một căn lều làm khoảng một tuần là xong. Thao Văn Pó, đồng chủ nhân của căn lều thật thà trả lời tôi “ở tạm thế này vào mùa đông, lạnh lắm chứ, nhưng đốt lửa lên thì cũng đỡ, một buổi đi học, một buổi vào rừng kiếm củi về đốt sưởi ấm, nấu cơm”. Mâm cơm của các em, thức ăn vẻn vẹn hai món là măng rừng và cuống lá đu đủ luộc. Trong một căn lều ở vị trí cao nhất trên sườn đồi, vừa nấu bữa cơm chiều, em Triệu Văn Lộ cho biết nhà em chỉ cách trường học khoảng 7 km nhưng đó là cả một thách thức cho việc học chữ của em khi phải vượt nhiều đèo cao, suối sâu nếu muốn đến trường. Lộ cùng với Thao Văn Sái và Hơ Văn Poóng ở chung một lều, cùng nuôi ước mơ con chữ.

Chính ở cái nơi nghèo đói xếp vào hàng bậc nhất Việt Nam này thì học trò lại ham tới trường đến kỳ lạ. Đến với vùng biên, điều khiến chúng tôi thực sự ngỡ ngàng chính là nỗi khát vọng được đi học, niềm tin vào tương lai tươi sáng của những học sinh nơi đây.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét