Trong khi đó thì đồng chí bộ trưởng Phành Quang Thung lại tiếp tục... phành:
Tại "bên lề" Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 7: Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, biết ơn sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả
của Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, thống
nhất Tổ quốc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước ngày
nay. Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp và bền vững lâu dài với Trung Quốc.
Việc tăng cường hợp tác, đoàn kết hữu nghị, hiểu biết tin cậy lẫn nhau
giữa Việt Nam và Trung Quốc là nhân tố quan trọng để giữ gìn hòa bình,
ổn định trong khu vực.
*
TTXVN - Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 7
(ADMM-7) tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei, tối 7/5, Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã gặp song phương Bộ trưởng
Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.
Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khẳng định Trung Quốc và
Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng, nhất
là trong lịch sử chống ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc; hai nước đã
và đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, giành được
nhiều thành tựu quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Bộ trưởng Thường Vạn Toàn nêu rõ Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc
trân trọng mối quan hệ gắn bó, tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước do
Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng.
Bộ trưởng đánh giá cao việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Bộ
trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất và thiết lập cơ chế ADMM+.
Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và sẽ tiếp tục thúc đẩy
quan hệ giữa hai nước nói chung, quan hệ quốc phòng nói riêng lên một
bước mới.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chúc mừng
thành công Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, chúc mừng đồng
chí Thường Vạn Toàn được cử giữ chức Ủy viên Quân ủy Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đại tướng bày tỏ niềm xúc động
và chia sẻ trước những tổn thất lớn mà thiên tai, thảm họa gây ra đối
với nhân dân một số địa phương của Trung Quốc, đặc biệt là hậu quả trận
động đất xảy ra tại Tứ Xuyên tháng Tư vừa qua.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định: Đảng,
Chính phủ, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, biết
ơn sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân
giải phóng nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước đây cũng như trong
công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Việt Nam luôn coi trọng phát triển
quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp và bền vững lâu dài với Trung Quốc.
Việc tăng cường hợp tác, đoàn kết hữu nghị, hiểu biết tin cậy lẫn nhau
giữa Việt Nam và Trung Quốc là nhân tố quan trọng để giữ gìn hòa bình,
ổn định trong khu vực.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh giữa Việt Nam và Trung Quốc còn
một số vấn đề tồn tại trên biển do lịch sử để lại. Hai bên cần nghiêm
chỉnh tuân thủ Thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai
nước đã đạt được, cùng nhau giải quyết tranh chấp trên biển thông qua
đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp
quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông
(DOC) và nỗ lực thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc về cách ứng xử của các bên ở
biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc…
Về hợp tác quốc phòng, hai bên cần tiếp tục thúc đẩy chiến lược đối
thoại quốc phòng, đẩy mạnh tiếp xúc, giao lưu, tham vấn ở các cấp để tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau; sớm triển khai đường dây nóng ở cấp Bộ Quốc phòng và cấp quân khu, Bộ đội Biên phòng; trao đổi về đào tạo học viên.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã trao cho Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thư mời thân nhân gia đình các đồng chí Trần Canh, Vi Quốc Thanh, Nguyễn Sơn và các cựu chiến binh Trung Quốc từng sang giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước trước đây sang thăm Việt Nam.
Bộ trưởng trân trọng mời Bộ trưởng Thường Vạn Toàn cùng phu nhân sang
thăm hữu nghị chính thức Việt Nam và đề nghị Bộ trưởng Thường Vạn Toàn
chuyển lời mời hai đồng chí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc:
Phạm Trường Long, Hứa Kỳ Lượng và các đồng chí lãnh đạo khác của Quân
Giải phóng nhân dân Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Bộ trưởng Thường Vạn
Toàn vui vẻ nhận lời mời và sẽ sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam
vào thời điểm thích hợp./.
(TTXVN)
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh. Ảnh: TTXVN |
_______________
Thái Thú An Nam Nguyễn Thiện Nhân trong ban " ù ơ ví dầu" sang Trung Quốc để nhận ý kiến và chỉ đạo trực tiếp từ Thiên Triều .
09/05/2013 16:58 GMT+7
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến TQ
Phó Thủ tướng sẽ cùng ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì đồng chủ trì
cuộc họp lần thứ 6 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc tại
Bắc Kinh.
Thông tin về cuộc họp do người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay 9/5 tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc (phía Việt Nam). Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương (phía Trung Quốc).
Cuộc họp lần thứ 5 của Ủy ban trên diễn ra từ 2011. Lần họp tiếp theo
tại Bắc Kinh sắp tới, theo ông Nghị, kéo dài từ 10 đến 12/5 tại Bắc
Kinh.
Hai bên sẽ kiểm điểm tình hình hợp tác từ phiên họp lần thứ 5, tháng 9/2011 và trao đổi phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác chính trị và hợp tác hai Đảng, hai nước, thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và hợp tác giữa các bộ, ban ngành của hai nước, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao, khoa học kỹ thuật, giao lưu nhân dân, trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
Trao đổi thêm với VietNamNet về các vấn đề liên quan Biển Đông được đề cập trong cuộc họp trên, ông Lương Thanh Nghị cho hay: Duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và giải quyết thỏa đáng mọi tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới Bộ quy tắc ứng xử (COC) là nguyện vọng chung của các nước trong khu vực.
“Đây cũng là cơ sở để hai bên trao đổi về vấn đề Biển Đông trong cuộc họp lần này” - ông Nghị khẳng định.
Cũng trong cuộc họp báo, phóng viên tờ Nông thôn ngày nay đặt câu hỏi về quan điểm của Việt Nam trước việc Trung Quốc cho một đội 32 tàu cá tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao xác nhận: “Chúng tôi rất quan tâm tới thông tin trên và sẽ theo dõi sát các diễn biến liên quan đến vấn đề này”.
Dù đoàn tàu cá trên vẫn đang trên đường đi, tuy nhiên, đề cập quan điểm chung của Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ: Mọi hoạt động của các bên liên quan ở Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước liên quan.
“Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa, mọi hoạt động của các bên ở khu vực này không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam”.
Mạng Tin tức Trung Quốc mới đây đưa tin đội tàu đánh cá Đam Châu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) gồm 32 chiếc sáng 6/5 đã xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh bắt đầu tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản trong khoảng 40 ngày.
Trong diễn biến mới nhất, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết 7/32 chiếc tàu cá trong đội tàu cá đánh bắt trái phép ở Trường Sa gặp sự cố tốc độ khi trên đường di chuyển. Những tàu này không thể theo kịp tốc độ chung do làm bằng gỗ nên không chạy nhanh được.
CCTV cho hay, lịch trình dự kiến 4 ngày từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đến khu vực Trường Sa sẽ phải thay đổi thành 10 ngày. Khoảng cách từ Hải Nam đến khu vực Trường Sa là 900 hải lý.
Năm ngoái, Trung Quốc cũng xua đội tàu 30 chiếc đến đánh bắt ở Trường Sa nhưng gần như không thu hoạch được gì.
Linh Thư - Vietnamnet
Thông tin về cuộc họp do người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay 9/5 tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc (phía Việt Nam). Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương (phía Trung Quốc).
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Quốc hội. Ảnh: Minh Thăng |
Hai bên sẽ kiểm điểm tình hình hợp tác từ phiên họp lần thứ 5, tháng 9/2011 và trao đổi phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác chính trị và hợp tác hai Đảng, hai nước, thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và hợp tác giữa các bộ, ban ngành của hai nước, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao, khoa học kỹ thuật, giao lưu nhân dân, trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
Trao đổi thêm với VietNamNet về các vấn đề liên quan Biển Đông được đề cập trong cuộc họp trên, ông Lương Thanh Nghị cho hay: Duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và giải quyết thỏa đáng mọi tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới Bộ quy tắc ứng xử (COC) là nguyện vọng chung của các nước trong khu vực.
“Đây cũng là cơ sở để hai bên trao đổi về vấn đề Biển Đông trong cuộc họp lần này” - ông Nghị khẳng định.
Cũng trong cuộc họp báo, phóng viên tờ Nông thôn ngày nay đặt câu hỏi về quan điểm của Việt Nam trước việc Trung Quốc cho một đội 32 tàu cá tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao xác nhận: “Chúng tôi rất quan tâm tới thông tin trên và sẽ theo dõi sát các diễn biến liên quan đến vấn đề này”.
Dù đoàn tàu cá trên vẫn đang trên đường đi, tuy nhiên, đề cập quan điểm chung của Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ: Mọi hoạt động của các bên liên quan ở Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước liên quan.
“Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa, mọi hoạt động của các bên ở khu vực này không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam”.
Mạng Tin tức Trung Quốc mới đây đưa tin đội tàu đánh cá Đam Châu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) gồm 32 chiếc sáng 6/5 đã xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh bắt đầu tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản trong khoảng 40 ngày.
Trong diễn biến mới nhất, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết 7/32 chiếc tàu cá trong đội tàu cá đánh bắt trái phép ở Trường Sa gặp sự cố tốc độ khi trên đường di chuyển. Những tàu này không thể theo kịp tốc độ chung do làm bằng gỗ nên không chạy nhanh được.
CCTV cho hay, lịch trình dự kiến 4 ngày từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đến khu vực Trường Sa sẽ phải thay đổi thành 10 ngày. Khoảng cách từ Hải Nam đến khu vực Trường Sa là 900 hải lý.
Năm ngoái, Trung Quốc cũng xua đội tàu 30 chiếc đến đánh bắt ở Trường Sa nhưng gần như không thu hoạch được gì.
Linh Thư - Vietnamnet
_________________
Xâm lược không tiếng súng
2013-05-09
Trung Quốc lại một lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN qua chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị nhưng xem ra không thành công. Con bài tiếp theo nhằm khống chế các nước đang tranh chấp trong khu vực có phải là cuộc chiến lấn biển bằng tàu dân sự, bằng giàn khoan khổng lồ và các khảo sát mang tên khoa học trong vùng biển hoàn toàn không phải của họ?
Vừa đánh trống vừa ăn cướp
Chuyến công du đầu tiên của ông Vương Nghị sau khi nhậm chức Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đã làm các nước hiếm hoi còn nằm trong khối cộng sản bỡ ngỡ khi ông này không ghé Việt Nam như thường lệ mà lại dừng chân tại Thái Lan nhằm đưa một thông điệp cho nước này rằng mối quan hệ Trung - Thái là kho báu và cần được nuôi dưỡng bởi hai quốc gia.
Điều mà Ngoại trưởng Vương Nghị gọi là kho báu ấy có khác với 16 chữ vàng và bốn tốt như từng đưa ra với Việt Nam hay không thì khối ASEAN đã biết rất rõ và vì vậy mặc dù ông Vương Nghị thăm thêm ba nước nữa là Indonesia, Singapore và Brunei nhưng khi hội nghị ASEAN kết thúc Trung Quốc vẫn không nhận được lợi lộc nào như từng nhận tại Campuchia trong phiên họp ASEAN trước đây.
Trước cách hành xử này TS Luật sư Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ nhận xét:
Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình.
Trong chuyến thăm vừa rồi của ông Ngoại trưởng mới Vương Nghị của Trung Quốc thăm một số nước Đông Nam Á nói rằng ông ta sẵn sàng thúc đẩy xúc tiến đàm phán COC nhưng ông ta cũng nói rằng cho đến hôm nay sở dĩ vấn đề đàm phán COC chưa thể đàm phán được là vì các nước trong khu vực thiếu sự tôn trọng về tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC. Thế nhưng rõ ràng trong thực tế họ vừa nói xong thì họ tiếp tục có những hành động tiếp tục một loạt các hành động trắng trợn và mạnh mẽ. Tôi nghĩ đấy là một sự thật rõ ràng họ nói một đàng nhưng làm một nẻo.
Việt Nam hơn ai hết biết chủ tâm của Trung Quốc khi không ghé Hà Nội. Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình.
Trong khi công du với những lời lẽ mềm mỏng hiền hòa như vậy thì trên Biển Đông, Trung Quốc lại công khai phát động những việc làm hoàn toàn khác. Đem dân ra Hoàng Sa du lịch, cơ cấu lãnh đạo cấp ủy tại Tam Sa, dùng súng bắn nước tấn công tàu cá ngư dân và cuối cùng xua hơn 30 tàu công suất lớn vào vùng biển Trường Sa, nơi Việt Nam đang có chủ quyền hợp pháp từ hàng trăm năm qua. TS Luật sư Trần Công Trục cho biết nhận xét của ông về những mục tiêu này của Bắc Kinh:
Tháng trước các phương tiện thông tin đã thông báo là họ có công bố ban hành việc phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12 do Cục Hải dương Quốc gia là cơ quan quản lý cấp bộ của Trung Quốc ban hành. Trong nội dung đó nhằm mục tiêu tiến hành xúc tiến việc khai thác tài nguyên như dầu khí, đánh cá, khai thác năng lượng nước biển…thì bây giờ trên thực tế họ đang làm. Rõ ràng đây là một sự tính toán trong khi muốn kéo dài thời gian bằng vận động ngoại giao.
Trong khi công du với những lời lẽ mềm mỏng hiền hòa như vậy thì trên Biển Đông, Trung Quốc lại công khai phát động những việc làm hoàn toàn khác. Đem dân ra Hoàng Sa du lịch, cơ cấu lãnh đạo cấp ủy tại Tam Sa, dùng súng bắn nước tấn công tàu cá ngư dân và cuối cùng xua hơn 30 tàu công suất lớn vào vùng biển Trường Sa
Chiến lược và âm mưu
Trung Quốc bất chấp công pháp quốc tế vì Bắc Kinh biết rõ lổ hỗng trong hệ thống này giúp cho những hành vi của họ không bị chế tài khi một nước bị kiện ra tòa án có quyền không tham gia tố tụng. Đây là yếu tố lợi hại khiến Bắc Kinh luôn dùng kèm theo sức mạnh đang lên của họ.
Ông Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu có thâm niên kinh nghiệm đối với Trung Quốc cho biết nhận xét của ông:
Cái thủ đoạn ở biển Đông của Trung Quốc vừa rồi nhìn chung là vừa đấm vừa xoa. Mặc dù báo chí Việt Nam gần đây nói xấu Trung Quốc rất nhiều nhưng họ lại không nói xấu không công kích Việt Nam như trước đây. Điều này chứng tỏ cái gì? Trung Quốc muốn xoa dịu Việt Nam: “ tôi vẫn tử tế với chú đấy nhé!” Nhưng qua canh bạc này thì thấy rõ cái chuyện vừa đấm vừa xoa vì họ đang lấn biển Đông. Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá Việt Nam tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ. Từ chỗ chiếm bằng lời nói, tới chiếm bằng bản đồ rồi tiến tới chiếm bằng hành động thực tế.
Trong lần họp này, ASEAN tỏ ra cương quyết hơn khi yêu cầu Trung Quốc có thiện chí trong vấn đề Biển Đông qua việc đàm phán DOC và điều này cho thấy âm mưu chia rẽ ASEAN bằng kinh tế của Trung Quốc không thành công ít nhất là vào thời điểm này.
Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá VN tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ.
Ông Dương Danh Dy
Sự cương quyết trở lại Châu Á thái Bình Dương của Mỹ và phản ứng quyết liệt của Nhật trong hồ sơ Senkaku cho Việt Nam thấy Trung Quốc chưa thể sử dụng vũ lực đối với Việt Nam cũng như các nước đang có tranh chấp. Bắc Kinh đang thử nghiệm thủ thuật lấn biển một cách tiệm tiến, không tiếng súng nổ nhưng các nước như Việt Nam và Philippines không dễ dàng đối phó. Khi các hoạt động lấn biển chín muồi Bắc Kinh sẽ khẳng định chủ quyền một cách trơ tráo để đòi hỏi thế thượng phong khi ngồi vào bàn đàm phán.
Con bài tẩy đã được Bắc Kinh tự ý lật ra nhưng toàn bộ các cây bài của đối phương lại quá yếu do đó Bắc Kinh sẽ bất chấp mọi lý lẽ kể cả sĩ diện của một nước lớn nhằm bá chiếm Biển Đông để rồi sau đó xâm lăng toàn phần nước nào không đủ nội lực để gìn giữ biên giới trên bộ, đặc biệt là Việt Nam. Ông Dương Danh Dy thẳng thắn đưa ra cách mà chính phủ cần phải giải quyết:
Cứ như thế này thế nay mai tôi giả dụ họ cho lính giả làm dân tới làm một giàn khoan, xây dựng một nhà giàn tại một hòn đảo không người ở như họ đã từng làm tại những hòn đảo ở Trường Sa thì Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào? Hay thậm chí họ chiếm một hai đảo, bãi ở Trường Sa mà hiện nay Việt Nam đang chiếm giữ thì chúng ta sẽ làm gì?
chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi bò thì chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ
Ông Dương Danh Dy
Cho nên tôi nghĩ đây là những bước lấn tới, lấn tới và chưa phải là cuối cùng, chưa phải là những hành động xấu nhất của Trung Quốc. Cho nên cách duy nhất để mà ngăn chặn mưu đồ này thì tôi xin nói thật: chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi bò thì chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ.
Việt Nam có chọn lựa nào trong ván bài thua trước này? Tuy không nhiều phương án vượt ra khỏi sự bao vây kín kẽ của Trung Quốc nhưng lòng dân là lợi thế gần như duy nhất có khả năng chuyển bị động thành thế chủ động qua sự khuấy động dư luận quốc tế. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh nói quan điểm của ông:
Tôi cho rằng mỗi lần nó xâm phạm hoành hành như thế thì chính phủ ta phải có phản ứng mạnh mẽ không vì hữu nghị mà không phản ứng. Phải phản ứng mạnh mẽ hơn chứ không phải thỉnh thoảng mới có như người phát ngôn ta trả lời phỏng vấn thì nó nhẹ lắm. Một là phải có công hàm phản đối, hai nữa là một người nào đó có vị trí tương đối khá để lên tiếng phản đối. Mặt khác thì phải để cho dân chúng người ta tham gia biểu tình phản đối thì sức mạnh quần chúng nó cũng có tác dụng. Phải quan hệ chặt chẽ hơn nữa với các nước lớn. Tuy rằng không phá vỡ hữu nghị với Trung Quốc nhưng đồng thời phải thắt chặt hữu nghị với các nước như Nga, Nhật, Ấn Độ và cả Mỹ nữa. Tôi từng phát biểu như vậy nhưng tiếc rằng lãnh đạo chúng tôi lại làm theo kiểu của họ, tôi không hiểu được.
Xâm lược bằng những hoạt động dân sự trên biển là phương pháp mà Trung Quốc đang áp dụng. Vấn đề lớn nhất đối với Việt Nam phải chăng cần lấy lòng yêu nước của dân mình để đối phó với khối dân đại Hán tuy đông nhưng kinh tế mới là điểm nhắm?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRƯỚC SỰ CUỐI ĐẦU HÈN NHÁT, NHU NHƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA , CHỈ CÓ VÕ MỒM LÀ GIỎI http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html
TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html
BÀI ĐÃ ĐĂNG :
-
Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ
biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng vào Chủ
Nhật ngày 12 tháng 5, năm 2013. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các
cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền
Làm Người đến với đồng bào . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html
-
Quyết định chính thức về thời gian phiên tòa xét xử 2 sinh viên yêu
nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên. Mời bà con đến tham dự phiên
tòa XÉT XỬ CÔNG KHAI để ủng hộ tinh thần cho các em vào lúc 7h30 sáng
ngày 16 tháng 05 năm 2013, tại Tòa Án Tỉnh Long An. 116 , Trương Định,
Phường 1 , TP. Tân An, Tỉnh Long An.
....................................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét