Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

SU-30 tuần đêm trên bầu trời phương Nam --------- Uy lực tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng . SU-30 của “An Nam” tích cực bay tuần tiểu bảo vệ vùng trời, vùng biển cho ngư dân “Thiên Triều” được yên tâm vô tư đánh bắt ở vùng biển “Tam Sa” .


Đề nghị “Thiên Tử” Tập Cận Bình có hành động khen thưởng xứng đáng cho tập đoàn Thái Thú "Ngưu đầu Mã diện" tỉnh An Nam có công "khuyển mã" đối với Thiên Triều Đại Hán của ta .


- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html    

- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRƯỚC SỰ CUỐI ĐẦU HÈN NHÁT, NHU NHƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA , CHỈ CÓ VÕ MỒM LÀ GIỎI http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html




Máy bay tiêm kích hiện đại của Không quân Việt Nam thường xuyên tuần tiễu, huấn luyện, hiệp đồng tác chiến... bảo vệ bầu trời đêm của Tổ quốc.


Mặc dù tính chất bay đêm phức tạp, nhưng năm 2012 và đầu năm 2013, Trung đoàn 935 đã tiến hành hàng chục ban bay đêm đảm bảo an toàn người và phương tiện. Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Trung đoàn còn đào tạo bay chuyển loại ban đêm cho nhiều lượt phi công của các đơn vị bạn.
Trước khi bay đêm, phi công thực hiện bay tập trong buồng tập lái tại trung đoàn.
Sau khi cán bộ kỹ thuật kiểm tra lần cuối 'Hổ mang chúa" bắt đầu lên đường. Tốc độ lúc cất cánh lên đến 200 - 300 km một giờ và có tầm bay lên đến khoảng 3.000 km. Su-30MK2 được coi là loại máy bay chiến đấu đa chức năng tốc độ siêu âm có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Su-30MK2 có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đa dạng trong nhiều điều kiện thời tiết, môi trường khắc nghiệt, bất kể ngày hay ban đêm, khoảng cách và được trang bị nhiều vũ khí hiện đại.
Sau khi bay một vòng, phi công hướng về phía đường băng chuẩn bị hạ cánh…
Việc phối hợp giữa các phi công và bộ phận chỉ huy mặt đất, thông tin... đòi hỏi chặt chẽ và chính xác.
Chiếc máy bay đầu tiên hoàn thành chuyến bay trở về an toàn.
Theo Quân đội Nhân dân, Vnexpress



______________________________



Uy lực tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng

Độc lập thử tên lửa đối hạm hiện đại Kh35, phối hợp hạ - cất cánh máy bay lên thẳng săn ngầm K28…, những người lính hải quân đã thực sự làm chủ chiến hạm hiện đại nhất nước ta hiện nay - tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 mang tên Lý Thái Tổ.

Gần giữa trưa, Quân cảng Cam Ranh - Khánh Hòa nắng như đổ lửa. Nhìn từ xa, tàu HQ-012 mang tên vị vua Lý Thái Tổ như một ngôi nhà lớn nhiều tầng án ngữ bên cầu cảng. Ít ai biết được rằng để làm chủ được ngôi nhà đặc biệt này, mỗi cán bộ - chiến sĩ (CB-CS) phải trải qua một hành trình học tập, nghiên cứu không biết mệt mỏi nhằm điều khiển con tàu ngày ngày vững vàng vượt trùng khơi, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
 
Uy lực tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng
Tàu HQ-012 Lý Thái Tổ và HQ-011 Đinh Tiên Hoàng 

Khổ luyện không ngừng

Đã hơn 1 năm kể từ khi tiếp nhận, CB-CS tàu HQ-012 đã làm chủ hoàn toàn con tàu hộ vệ tên lửa hiện đại này. Nhờ cố gắng nỗ lực trong tự học, tự tìm tòi nghiên cứu và tranh thủ sự giúp đỡ của chuyên gia nước bạn mà hôm nay, trên mỗi vị trí, mỗi cương vị, các CB-CS đã vững vàng về mọi mặt, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có lệnh.

Vừa bước lên tàu HQ-012 (Lữ đoàn 162 - Vùng 4 Hải quân), người mà chúng tôi được tiếp cận đầu tiên là thượng tá Nguyễn Trí Tấn, chính trị viên tàu. Khi tôi bày tỏ muốn tìm hiểu về quá trình làm chủ con tàu của CB-CS, ông vui vẻ: “Nếu chỉ nghe nói thì có thể không thấy hết, mời các anh đến các vị trí huấn luyện trên tàu”.
Uy lực tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng
Cán bộ - chiến sĩ trong phòng điều khiển tàu HQ-012 

Chúng tôi theo thượng tá Tấn tới các vị trí luyện tập của bộ đội. Đến đâu, chúng tôi cũng thấy màn chiếu với các mô hình cùng hàng loạt sơ đồ mạch điện, thoạt nhìn cứ như “mạng nhện” mắc lâu ngày, chằng chịt, chi chít sợi là sợi…

Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên, thượng tá Tấn giải thích: “Đây là những phần mềm mô phỏng mà cán bộ, nhân viên ở các ngành trên tàu viết. Nó giúp cho quá trình học tập được thuận lợi và sát thực tế hơn”.

Theo thượng tá Tấn, trước khi nhận tàu, hầu hết đội ngũ CB-CS đều được cử đi học, tập huấn về chuyên ngành để đủ điều kiện tiến tới làm chủ con tàu hiện đại nhất của lực lượng hải quân Việt Nam.

“Để tạo nền móng vững chắc, chỉ huy tàu xác định cần phải có sự đánh giá đúng đối với đội ngũ cán bộ các cấp, có kế hoạch giáo dục, bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp; tiến hành giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người và ấn định thời gian hoàn thành. Quá trình thực hiện dù hoàn thành tốt hay chưa đều có đánh giá kết quả và tìm ra nguyên nhân để cùng nhau khắc phục” - ông giải thích.

Trung úy Nguyễn Văn Chức, Phó trưởng Ngành 2 tàu HQ-012, tâm sự: “Nhờ có sự chỉ đạo sát của chỉ huy các cấp đối với đội ngũ CB-CS nên những người mới ra trường như chúng tôi có điều kiện tự rèn mình về mọi mặt. Nếu chúng tôi không có chuyên môn vững thì đơn vị không thể hoàn thành nhiệm vụ được”.

Được tận mắt thấy những đôi tay, ánh mắt của cán bộ, nhân viên thao tác điều khiển tại các phòng máy, chúng tôi mới thấy hết sự khổ luyện của họ. Chỉ học thuộc tính năng các nút điều khiển đã là cả một quá trình. Vậy mà trên tàu HQ-012, hầu hết CB-CS đều làm tốt được 2-3 vị trí, nhất là 2 chuyên ngành thông tin và radar. Đây là điểm khác biệt giữa CB-CS trên tàu HQ-012 với các chuyên ngành và đơn vị khác.

Chủ động tự học
Điều chúng tôi dễ dàng nhận thấy là ngoài các kế hoạch, biển bảng, panô được viết bằng tiếng Việt, các núm nút, công tắc, bảng hướng dẫn… trên tàu đều bằng tiếng Nga. Có lẽ vì vậy mà CB-CS trên tàu phải tự học ngoại ngữ.

Trung tá Hoàng Hải Giang, Trưởng Ngành 5, bộc bạch: “Dù cũng nhiều tuổi rồi nhưng khi về tàu HQ-012, tôi phải tự mày mò học thêm ngoại ngữ. Phải học ngoại ngữ vì ngoài các phương tiện kỹ thuật trên tàu thì các loại tài liệu, giáo án đều viết bằng tiếng Nga hoặc tiếng Anh”.

Theo thượng tá Nguyễn Trí Tấn, chỉ riêng trong năm 2012, tàu HQ-012 đã tổ chức được 2 lớp tiếng Anh, còn tiếng Nga thì CB-CS tự học. Học ngoại ngữ ngoài phục vụ khai thác vũ khí, trang bị, dịch tài liệu còn để tham gia đối ngoại quân sự.

Đây là một yêu cầu khác biệt so với các đơn vị bạn. Sau 1 năm học tập, đến nay, hầu hết CB-CS sử dụng tương đối tốt 2 ngoại ngữ Anh và Nga. Nhiều cán bộ trên tàu có thể giao tiếp thông thường với chuyên gia và tham gia đối ngoại quân sự.
Uy lực tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng
Tên lửa Uran và pháo AK-176 trên tàu HQ-012 

Bên cạnh đó, một số cán bộ có trình độ về tin học được giao nhiệm vụ kèm cặp, giúp đỡ những người chưa biết hoặc chưa chuyên sâu để cùng nâng cao trình độ sử dụng vi tính và ứng dụng tin học vào quá trình học tập.

Thiếu úy chuyên nghiệp Phạm Quốc Huy, phụ trách điện công tên lửa, tâm sự: “Trước đây, tôi chưa biết nhiều về vi tính nhưng từ khi có phong trào tự học, tôi đã vỡ vạc ra nhiều vấn đề. Những kiến thức đó đã giúp ích cho tôi rất nhiều khi tiếp cận với các nội dung huấn luyện chuyên ngành”.

Nhờ vận dụng ngoại ngữ, tin học vào khai thác tốt các loại phương tiện, vũ khí, trang bị nên trong năm 2012, tàu HQ-012 đã độc lập thử tên lửa chống hạm Kh35, tổ chức huấn luyện đường dài, huấn luyện phối hợp với không quân hạ - cất cánh máy bay lên thẳng săn ngầm K28… Các nhiệm vụ này đều được đánh giá hoàn thành xuất sắc.

“Đây chính là sự khẳng định kết quả của cả một quá trình tiến tới làm chủ con tàu hiện đại của những người lính hải quân trên tàu HQ-012 trong hơn 1 năm qua” - nhiều CB-CS trên tàu hồ hởi.
 Uy lực tàu hộ vệ tên lửa

Thực hiện kế hoạch từng bước hiện đại hóa quân đội để bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa vào hoạt động 2 tàu hộ vệ tên lửa hiện đại bậc nhất khu vực là Đinh Tiên Hoàng (số hiệu HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012).

Đây là 2 con tàu thuộc dự án 11661 Gepard-3.9 được Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam. Tàu được thiết kế hiện đại, có khả năng tàng hình, có thể theo dõi, tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm; đồng thời phòng không, hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế một cách độc lập hoặc tác chiến theo biên đội.

Tàu có chiều dài 102 m, rộng 13,7 m, lượng dãn nước toàn phần khoảng 2.100 tấn, tốc độ 21 hải lý/giờ, tầm hoạt động khoảng 5.000 hải lý, thời gian chạy liên tục trên biển 20 ngày đêm, có thể chịu được sóng gió cấp 10-12.

Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công như tên lửa chống tàu Uran-E (Kh35) có khả năng tìm diệt các tàu mặt nước của đối phương từ xa ở cự ly đến 130 km; pháo hạm đa năng AK-176 tốc độ bắn 60-120 phát/phút, có thể tiêu diệt các mục tiêu trên biển, ven bờ và trên không với tầm bắn 15 km, độ cao 11,5 km; tổ hợp pháo - tên lửa phòng không đa năng Palma tốc độ bắn 10.000 phát/phút với tầm bắn 8.000 m; ống phóng ngư lôi 533 mm…

Đuôi tàu có bãi đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-28. Với nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm, Ka-28 được trang bị các thiết bị và vũ khí có thể phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm.

Theo NLĐ, VTC



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét