Ngày
8/5, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã sơ kết 5
năm Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết số
20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây
dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”.
|
Quang cảnh Hội nghị - Ảnh: TA
|
Thực
hiện Nghị quyết, 5 năm qua, toàn hệ thống công đoàn đã tổ chức xây
dựng, ban hành văn bản chỉ đạo với những nội dung thiết thực, gắn liền
với nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân và chức năng chăm lo, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động
(CNVCLĐ). Toàn hệ thống đã biên soạn và phát hành 222 nghìn tài liệu
tuyên truyền tới 63 tỉnh, thành phố và 20 công đoàn ngành Trung ương.
Các cấp công đoàn đã tổ chức các hình thức tuyên truyền một cách phong
phú thông qua hội nghị, hội thảo, tập huấn, lồng nghép vào các nội dung
sinh hoạt văn nghệ, các chương trình giao lưu, đối thoại với sự tham gia
của các cơ quan chức năng nhằm giải đáp những thắc mắc của CNVCLĐ...
Công
tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cho CNCVLĐ có sự chuyển biến tích
cực, đi sâu vào tổ chức các hoạt động như: “Điểm sinh hoạt văn hóa công
nhân”, “Cụm văn hóa thể thao theo địa bàn cư trú”, “Tổ tự quản công nhân
lao động”... Tại các mô hình này, công nhân lao động được tham gia sinh
hoạt văn hóa, đọc sách báo, xem tivi, chơi các môn thể thao...
Các
cấp công đoàn chủ động tham gia xây dựng, giám sát thực hiện các chính
sách, pháp luật liên quan đến người lao động. Trung bình mỗi năm, các
cấp công đoàn đã tham gia trên 1.000 cuộc kiểm tra, giám sát thực hiện
pháp luật lao động, qua đó phát hiện, hướng dẫn cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp thực hiện đúng pháp luật và kiến nghị cơ quan nhà nước xử lý các
vi phạm, nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động. Bên cạnh đó, hoạt động tư
vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người lao động được tổ chức công
đoàn quan tâm triển khai với 52 trung tâm, văn phòng và trên 1.350 tổ tư
vấn pháp luật.
Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết 20
vẫn còn những tồn tại, yếu kém. Đó là việc triển khai thực hiện và
chương trình hành động của công đoàn ngành, địa phương, các tỉnh, thành
ủy còn chậm, chưa đồng bộ, chiếu lệ. Việc cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm
vụ, giải pháp có nơi chưa sát với tình hình thực tiễn. Công tác tuyên
truyền của tổ chức công đoàn thiếu hấp dẫn, vấn đề truyền đạt chưa sâu,
nội dung chưa phong phú. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ,
chính sách cho người lao động ở một số nơi còn kém hiệu quả. Nhiều vấn
đề bức xúc, cấp bách của công nhân lao động như: tiền lương, nhà ở, nhà
trẻ... chậm được giải quyết. Thu nhập của công nhân chưa tương xứng với
cường độ và thời gian lao động...
Tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X), Tổng LĐLĐ Việt Nam phấn
đấu đến năm 2018 có 60% trở lên số đoàn viên và người lao động được học
tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; trong 5 năm 2013 – 2018
kết nạp 2 triệu đoàn viên, có 100% số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có
từ 20 lao động trở lên thành lập công đoàn cơ sở; bình quân hằng năm,
mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 1 đoàn viên công đoàn ưu tú cho
Đảng bồi dưỡng, kết nạp; bình quân hằng năm có trên 70% số đoàn viên và
người lao động được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật...
Để
đạt được các chỉ tiêu này, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề ra 5 nhiệm vụ và
giải pháp chủ yếu. Theo đó, các cấp công đoàn tiếp tục thể chế hóa những
quan điểm, chủ trương lớn của Đảng về giai cấp công nhân, đặc biệt là
những quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về
giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số
lượng và chất lượng. Các cấp công đoàn tổ chức tuyên truyền sâu rộng kết
quả thực hiện Chương trình hành động của Tổng LĐLĐ qua 5 năm triển khai
thực hiện Nghị quyết; tiếp tục rà soát, đánh giá, kịp thời bổ sung các
chỉ tiêu trong Chương trình hành động, đưa ra các kiến nghị, giải pháp
thực hiện.
|
Các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: TA
|
Cùng
với đó, các cấp công đoàn chủ động tham gia xây dựng, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện chế độ chính sách pháp luật cho người lao động; tham
gia giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách trong công
nhân lao động như: đảm bảo việc làm, tiền lương, thu nhập, đóng bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động; xây dựng nhà ở, bệnh xá tại
các khu công nghiệp, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa...; chăm lo
công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú vào Đảng, nhất
là các doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.
Các
cấp công đoàn phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động tổ chức thực
hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của CNVCLĐ.
Công đoàn các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường bồi dưỡng,
củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ công đoàn cơ sở;
phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong
trào lao động giỏi, lao động sáng tạo, lập thành tích chào mừng Đại hội
công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XI Công đoàn Việt Nam./. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét