Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Đảng ta vẫn quyết không trả lại tự do, nhân quyền cho người dân! Việt Nam: Đề Xuất Sửa Đổi Hiến Pháp Đi Ngược Lại Luật Pháp Quốc Tế ( Theo Tổ Chức Điều 19 - Article 19 )


Việt Nam: Đề Xuất Sửa Đổi Hiến Pháp Đi Ngược Lại Luật Pháp Quốc Tế


Trần Thi Ngự chuyển ngữ

Giới thiệu của dịch giả: Tổ Chức Điều 19 (Article 19) được thành lập năm 1987 tại New York (Hoa Kỳ) dưới sự bảo trợ của gia đình nhà từ thiện J. Roderick MacArthur, và lấy tên gọi theo Điều 19 của Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế về quyền tự do tư tưởng và ngôn luận. Tổ Chức Điều 19 có văn phòng tại Bangladesh, Brazil, Kenya, Mexico, Tunisia, Senegal và Anh Quốc, và có sự hợp tác với 90 tổ chức trên toàn thế giới.


Công việc của Tổ Chức Điều 19 bao gồm viêc bảo vệ quyền tự do ngôn luận và phát biểu ở bất cứ nơi nào quyền này bị đe doạ bằng cách: 1) theo dõi, nghiên cứu, xuất bản, ủng hộ và vận động việc ra các tiêu chuẩn và giúp đở trong các vụ thưa kiện; 2) Cố vấn cho việc thiết lập luật pháp nhằm bảo vệ quyền tự do phát biểu để bảo đảm sự trong sáng và tăng gia tham gia của công dân; 3) Vận đồng sự bảo vệ tính đa nguyên, độc lập và đa dạng trong truyền thông.




Tổ Chức Điều 19 cảnh báo rằng các đề nghị sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Dự thảo Hiến Pháp) không bảo đảm các quyền cơ bản của con người, nhất là quyền tự do phát biểu và tự do thông tin. Việc bảo vệ cho các quyền này phải được xây dựng một cách toàn diện hơn và bằng ngôn ngữ chính xác hơn, và các sự giới hạn rộng rãi và có tính phân biệt đối xử phải được loại bỏ.

Tồ Chức Điều 19 hoan nghênh sáng kiến của Quốc hội để sửa đổi Hiến Pháp của Việt Nam và công khai lưu hành Dự thảo Hiến Pháp để có tham vấn rộng rãi. Chúng tôi hoan nghênh cơ hội được đóng góp sự phân tích của chúng tôi vào việc sửa đổi Hiến Pháp, và hy vọng rằng đây là sự hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam và các bên có liên quan khác trong nước để hiểu về những nghĩa vụ của Việt Nam theo Luật Nhân Quyền Quốc Tế.

Mặc dù có rất nhiều thiếu sót trong các đề nghị sửa đổi Hiến Pháp trong đó có những điều thảo sẽ được luận dưới đây, các phiên bản dự thảo có một số biểu hiện tích cực, cụ thể là:

  • Phần mở đầu khẳng định sự tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, sự phát huy dân chủ, và sự tôn trọng chính phủ của dân, vì nhân dân và do nhân dân.
  • Chương thứ hai được dành cho sự công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người (Điều 15,1).
  • Các quyền mới được thêm vào trong bản dự thảo Hiến pháp bao gồm: quyền thưởng thức và tham gia vào đời sống văn hoá (Điều 44), quyền tự do lựa chọn ngôn ngữ để giao tiếp (Điều 45), và quyền sống trong một "môi trường trong lành" (Điều 46).

Hiệu Lực Quốc Nội Của Luật Nhân Quyền Quốc Tế

Bản Dự thảo Hiến Pháp đã không xác định tư cách pháp lý của các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn và có nghĩa vụ thực hiện thông qua luật pháp trong nước. Hơn nữa, không có điều nào quy định cụ thể quyền hạn để ký kết và phê chuẩn các hiệp ước quốc tế. Đặc biệt, Tổ chức Điều 19 ghi nhận rằng Việt Nam là một thành phần tham gia Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) nhằm bảo vệ quyền tự do phát biểu và tự do thông tin ở Điều 19.

Dự thảo Hiến Pháp phải có một cam kết rõ ràng để đảm bảo rằng các hiệp ước và thỏa thuận quốc tế đã được ký kết và phê chuẩn có hiệu lực pháp lý trong nước, và chỉ có thể bị bãi bỏ, sửa đổi hoặc bị đình chỉ theo cách thức quy định trong chính các hiệp ước đó.


Các Quyền Tự Do Phát Biểu Và Thông Tin, Tự Do Hội Họp Một Cách Ôn Hòa và Tự Do Lập Hội

Dự thảo Hiến Pháp giới hạn sự bảo vệ các quyền tự do phát biểu và thông tin và các quyền liên quan ở Điều 26 theo trong các qui định sau đây:

Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến và ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông báo, và có quyền hội họp, lập hội và tổ chức các cuộc đình công theo quy định của pháp luật.

Tổ chức Điều 19 có quan ngại là nhiều quyền riêng biệt được bao gồm trong một điều khoản, và không có đủ sự bảo vệ riêng cho mỗi quyền. Chúng tôi đề nghị sự bảo vệ riêng cho các quyền: i) tự do có ý kiến, ii) quyền tự do ngôn luận; iii) tiếp cận thông tin; iv) tự do báo chí, và v) quyền tự do hội họp một cách ôn hoà và tự do lập hội.

Những thiếu sót sau đây đối với Điều 26 của Dự thảo Hiến Pháp cũng phải được giải quyết:

  • Mỗi quyền phải được đảm bảo cho tất cả mọi người, không phân biệt quốc tịch.
  • Quyền tự do phát biểu ý kiến được bảo vệ theo quy định tại Điều 19 (1) của ICCPR, nên được bảo vệ một cách vô điều kiện. Không pháp luật hoặc quy định hiến pháp nào cho phép hạn chế về quyền có ý kiến. Hơn nữa, không người nào có thể bị giảm các quyền của họ vì các ý kiến thực sự của họ, hay ý kiến đưọc cho là của họ.
  • Quyền tự do diễn đạt được bảo vệ bởi Điều 19 (2) của ICCPR, phải được giải thích rộng rãi và qui định rằng quyền này:

o Bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin;
o Bảo vệ tất cả các loại ý tưởng, bao gồm: chính luận, bình luận về vấn đề của cá nhân và các vấn đề công cộng, trao đổi ý kiến, thảo luận về nhân quyền, báo chí, diễn đạt văn hóa và nghệ thuật, giảng dạy, và diễn thuyết tôn giáo. Thậm chí nó còn bao gồm sự diễn đạt có thể được coi là rất phản cảm;
o Được áp dụng không có giới hạn;
o Có thể được thực hiện thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông do cá nhân lựa chọn, bao gồm nhưng không nhất thiết chỉ gồm những loại sau đây: truyền thông bằng tiếng nói, viết và in; diển đạt bằng nghệ thuật; và phương tiện truyền thông bằng nghe-nhìn, điện tử và Internet.

  • Quyền “được thông tin" cần phải được soạn lại để rõ ràng bảo vệ “quyền được tiếp cận thông tin.” Tổ chức Điều 19 nhắc lại rằng Uỷ Ban Nhân quyền, trong số nhận xét chung 34, đã qui định:

Để quyền quyền tiếp cận thông tin có hiệu lực, các quốc gia thành viên cần chủ động đưa ra trong công chúng các thông tin của Chính phủ liên quan đến lợi ích công cộng. Các quốc gia thành viên phải sao để đảm bảo việc tiếp cận những thông tin như vậy được dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả và thiết thực. Các quốc gia thành viên cũng phải ban hành các thủ tục cần thiết theo đó một người có thể truy cập thông tin bằng cách xử dụng luật về quyền tự do thông tin. Các thủ tục này qui định việc xử lý kịp thời các yêu cầu về thông tin bằng luật lệ rõ ràng phù hợp với Công Uớc. Lệ phí cho việc yêu cầu cung cấp thông tin không được tạo thành một trở ngại bất hợp lý cho việc truy cập thông tin. Các nhà chức trách nên cung cấp lý do khi từ chối việc truy cập thông tin. Phải chuẩn bị sẵn để giải quyết khiếu nại do việc từ chối quyền truy cập vào thông tin cũng như trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu cung cấp thong tin.
Để đối chiếu, hãy xem Điều 56 của Hiến Pháp Thái Lan (1997), Điều 35 của Hiến Pháp của Kenya (2010), và Điều 32 của Hiến Pháp của Nam Phi (1996):

  • Quyền "hội họp" nên được sửa lại là "quyền tự do hội họp một cách hòa bình" để phản ánh Điều 21 của ICCPR. Nếu có thể, bản Hiến pháp nên qui định coi như ủng hộ việc hội họp hay lập hội, và qui định nhà nước có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ các cuôc hội họp công khai tại địa điểm và thời gian do người tổ chức lựa chọn. Để so sánh, hãy xem tại Điều 39 của Hiến pháp Romania (1991).
  • Quyền "tự do báo chí" phải được thực hiện toàn diện hơn. Nó sẽ bao gồm: các sự bảo vệ phương tiện truyền thông tự do và độc lập trực tuyến cũng như không trực tuyến, bảo đảm sự độc lập biên tập; bảo vệ quyền của các nhà báo giữ kín nguồn gốc của tin tức, bảo vệ các phương tiện truyền thông bằng in ấn hay trực tuyến khỏi bất cứ yếu cầu đăng ký hay giấy phép; và các quy định để đảm bảo sự độc lập và tính đa nguyên của ngành phát thanh truyền hình. Để so sánh, hãy xem Điều 34 của Hiến Pháp của Kenya (2010).
  • Quyền "lập hội" cũng phải đảm bảo quyền thành lập công đoàn độc lập với chính phủ, và nên qui định thêm rằng không có người nào bị bắt buộc phải tham gia một hiệp hội ngược lại với ý nguyện của họ.
  • Quyền tự do học thuật và nghiên cứu cũng cần được xem xét (Điều 43 của Dự thảo Hiến Pháp) cùng với việc bảo vệ quyền tự do diễn đạt. Để so sánh, hãy xem Điều 16 của Hiến Pháp của Nam Phi (1996), và Điều 33 của Hiến Pháp của Kenya (2010).
  • Các quyền tham gia vào đời sống văn hoá (hiện tại Điều 44 của Dự Thảo Hiến Pháp) và quyền được giao tiếp bằng ngôn ngữ tự chọn (hiện tại Điều 45 của dự thảo Hiến Pháp) cũng nên được xem xét trong phạm vi bảo vệ các quyền tự do ngôn luận.

Những hạn chế về quyền tự do phát biểu và thông tin, và tự do lập hội và hội họp một cách hòa bình

Một số lượng đáng kể các quy định trong Dự thảo Hiến Pháp cho phép đặt ra nhiều giới hạn trên tất cả các quyền quy định tại Chương 2 khiến nó không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Điều 15 của dự thảo Hiến Pháp quy định rằng tất cả các quyền con người được "công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật" (Điều 15.1) và có thể bị hạn chế “trong trường hợp cần thiết cho mục đích quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức và sức khỏe cộng đồng" (Điều 15,2). Quy định này có vẻ như để áp dụng cho việc giải thích của tất cả các bảo đảm trong Chương 2, nhưng nó không qui định rõ ràng là chỉ giới hạn cho Chương 2. Trong khi các trường hợp khẩn cấp có thể được tuyên bố theo quy định tại Điều 75.14Điều 79.8 của dự thảo Hiến Pháp, tác động của sự tuyên bố này đối với sự bảo vệ các quyền con người không được xác định.

Các giới hạn tại Điều 15 đã không phân biệt giữa: quyền có thể bị giới hạn một cách hợp pháp (ví dụ như quyền tự do ý kiến, Điều 19 (1), ICCPR), và các quyền có thể bị thu hẹp một cách có giới hạn (ví dụ như quyền tự do diễn đạt, Điều 19 (2) và (3), ICCPR), và cuối cùng là các quyền không thể được coi thường trong trường hợp khẩn cấp (được liệt kê tại Điều 4 (2), ICCPR). Điều 15 (2) của bản dự thảo Luật phải được sửa đổi để làm cho rõ ràng các sự khác biệt giữa các loại bảo vệ nhân quyền khác nhau để phù hợp với quy định của ICCPR.

Những hạn chế về quyền tự do phát biểu và thông tin, và quyền tự do hội họp hòa bình, chỉ được giới hạn theo qui định về thử nghiệm ba phần qui định tại Điều 19 (3) và Điều 21 của ICCPR. Những sự hạn chế phải:

  • Theo quy định của pháp luật: bất cứ luật nào hạn chế quyền tự do ngôn luận phải “được xây dựng với độ chính xác đủ để cho một cá nhân điều chỉnh hành vi của mình một cách phù hợp và nó phải được với công chúng biết đến."
  • Có một mục đích hợp pháp: tôn trọng các quyền và thanh danh của người khác, bảo vệ an ninh quốc gia hay trật tự công cộng, hoặc bảo vệ sức khỏe hay đạo lý cộng đồng. Ngoài ra, quyền tự do hội họp một cách hòa bình cũng có thể bị hạn chế để bảo vệ an toàn công cộng.
  • Cần thiết và tương xứng: Các quốc gia phải chứng minh "một cách cụ thể và cho từng cá nhân bản chất chính xác của mối đe dọa, và sự cần thiết và tương xứng của các biện pháp (để giới hạn), đặc biệt bằng cách thiết lập một mối liên trực tiếp thể giữa các biện pháp và mối đe dọa." Hơn nữa, những hạn chế không được quá rộng và phải là những phương tiện hạn chế tối thiểu được dùng để đạt được chức năng bảo vệ.

Khi tất cả các quyền chỉ được đảm bảo trong phạm vi qui định bởi Hiến Pháp hay luật pháp thì sẽ không hợp pháp, nhất là khi Hiến Pháp hay luật pháp không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Sự qui định "theo Hiến Pháp và pháp luật" phải được xóa bỏ trong Điều 5.1 vì nó làm cho việc thụ hưởng các quyền hiến định bị phụ thuộc vào việc lập pháp vốn có thể làm xói mòn các quyền này trong tương lai.

Từ "Đạo đức xã hội" tại Điều 5.2 nên được hiểu trong phạm vi giới hạn của khái niệm này theo quy định của luật nhân quyền quốc tế và không được giải thích nhằm đưa đến những hạn chế rộng rãi về quyền này. Nhà nước có trách nhiệm chứng minh rằng các hạn chế quyền tự do ngôn luận để bảo vệ "đạo đức xã hội" là cần thiết để duy trì sự tôn trọng đối với các giá trị cơ bản của cộng đồng. Trong khi các quốc gia ít bị phê bình trong việc này, việc các quốc gia được quyền quyết định không cho phép việc viện dẫn đạo đức xã hội để biện minh cho hành động kỳ thị, để kéo dài thành kiến, hay khuyến khích cố chấp. Các cơ quan nhân quyền quốc tế đã lưu ý rằng các khái niệm về đạo đức được phát triển không ngừng, và bất cứ hạn chế nào đều "phải được dựa trên các nguyên tắc là không được bắt nguồn từ một truyền thống duy nhất", và "phải được hiểu trong sự phổ quát toàn cầu của nhân quyền và nguyên tắc không phân biệt đối xử".

Hơn nữa Điều 15.2 phải tham chiếu đặc biệt vào yêu cầu là ngoài vấn đề "cần thiết" trong việc theo đuổi một mục tiêu hợp pháp, các hạn chế cũng phải được quy định trong pháp luật một cách tương xứng.
Liên quan đến quyền tự do tôn giáo, khoản thứ hai của Điều 25.3 quy định rằng không ai có thể "lợi dụng tín ngưỡng và tôn giáo để hành động trái với pháp luật và các chính sách nhà nước." Một lần nữa, quy định này có thể đưa đến sự giải thích rộng rãi và được sử dụng để hạn chế tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do phát biểu và tự do thông tin. Tổ Chức Điều 19 đề nghị xoá khoản thứ hai trong Điều 25.3.

Tổ chức Điều 19 còn quan tâm tới một số các quy định bổ sung có thể được viện dẫn để hạn chế hơn nữa các quyền cơ bản, bao gồm quyền tự do phát biểu và thông tin, quyền tự do hội họp một cách hòa bình và lập hội:

  • Điều 16 là một điều khoản mới và nghiêm cấm việc lạm dụng quyền con người và quyền dân sự để vi phạm lợi ích của đất nước và dân tộc, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác."

Những cái gọi là "lợi ích của đất nước và dân tộc, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác" có nghĩa rất rộng và mơ hồ đối với việc thụ hưởng các quyền con người khiến nó không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Tố Chức Điều 19 đề nghị chỉnh sửa Điều 16 đã để phản ánh Điều 5 (1) của ICCPR vốn qui định rằng không một điều khoản nào trong Công ước cho phép một quốc gia, một nhóm hoặc bất kỳ cá nhân nào được quyền tham gia vào các hoạt động nhằm mục đích "tiêu hủy" của các quyền và tự do. Điều quan trọng là quy định này áp dụng đối với Nhà nước cũng như bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân, và đặt ngưỡng giới hạn đặc biệt cao cho "tiêu hủy" hơn là "can thiệp" hoặc "vi phạm".

Điều 11.2 của dự thảo Hiến Pháp quy định về hình phạt nghiêm trọng cho "tất cả các hành động trực tiếp chống lại sự độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc, chống lại việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của mọi người." Tương tự như vậy, Điều 47 qui định “các nghĩa vụ trung thành đối với quê hương của mình [sic] ", và xác định rằng" phản bội Tổ Quốc là tội nặng nhất," và Điều 69 qui định tham gia quốc phòng là nhiệm vụ của tất cả mọi người.

Mối quan hệ giữa các quy định kể trên và sự đảm bảo các quyền trong chương thứ hai không rõ ràng. Tố Chức Điều 19 nhắc lại rằng bất kỳ hạn chế nào đối với quyền tự do phát biểu và thông tin, hay quyền tự do hội họp một cách hòa bình để bảo vệ an ninh quốc gia phải được qui định một cách giới hạn (chật hẹp) để phù hợp với phép thử nghiệm ba phần theo Điều 19 (3) hoặc Điều 21 của ICCPR. Những hạn chế đó không hợp pháp trừ khi chúng có mục đích xác thật và chứng minh được hiệu quả của chúng là để bảo vệ sự tồn tại của một quốc gia, hoặc sự toàn vẹn lãnh thổ chống lại việc sử dụng hoặc đe dọa bằng vũ lực từ một nguồn bên ngoài, chẳng hạn như là một mối đe dọa quân sự, hoặc một nguồn nội bộ, chẳng hạn như kích động bạo lực để lật đổ chính phủ. Để biết thêm thông tin, hãy xem Nguyên Tắc Johannesburg về An Ninh Quốc Gia, Tự Do Ngôn Luận, và Tiếp Cận Thông Tin (Điều 19, năm 1996)
Tổ Chức Điều 19 khuyến cáo xóa Điều 11.2, Điều 47, và Điều 69 để bảo vệ quyền tự do phát biểu và thông tin, cũng như các quyền tự do hội họp một cách hòa bình và lập hội.

  • Điều 20 quy định rằng "quyền của một công dân không thể tách rời với nhiệm vụ." Trong khi một số quyền đi cùng với trách nhiệm, việc bảo vệ các quyền con người không được dựa trên điều kiện thực hiện các nhiệm vụ.

Tổ Chức Điều 19 đề nghị xóa Điều 20 của dự thảo Hiến Pháp.

Điều 64.5 quy định rằng "tất cả các hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam; và sự tuyên truyền các tư tưởng và ấn phẩm phản động, đồi trụy phải bị nghiêm cấm. Mê tín dị đoan được loại trừ.”

Quy định này ở trong Chương 3, và do đó có mối quan hệ đến sự bảo đảm các quyền trong Chương 2, không được rõ ràng. Trong mọi trường hợp, nó hoàn toàn không tương ứng với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền tự do ngôn luận. Quyền tự do ngôn luận bao gồm tất cả các hình thức thể hiện, bao gồm cả biểu hiện bằng nghệ thuật thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông do cá nhân lựa chọn. Bất kỳ hạn chế nào về nội dung của nghệ thuật phải được chứng minh theo thử nghiệm ba phần quy định tại Điều 19 (3) của ICCPR. Tố Chức Điều 19 đề nghị bãi bỏ Điều 64.5

  • Tổ Chức Điều 19 quan tâm đến quyền khiếu nại, và tố cáo Nhà nước ở Điều 31.3 vốn qui định việc cấm "lạm dụng" quyền này để "khiếu nại, tố cáo với mục đích vu khống và gây tổn hại cho người khác."

Trong khi quyền tự do ngôn luận có thể bị hạn chế để bảo vệ quyền của người khác theo quy định tại Điều 19 (3) của ICCPR, các hạn chế đó phải phù hợp với các thử nghiệm ba phần đã nêu ở trên và các hình phạt dùng để bảo vệ danh tiếng phải được biết trước trong qui định của luật dân sự. Hơn nữa, phát biểu chính trị phải được bảo vệ nhiều hơn và chỉ có thể bị giới hạn trong một số trường hợp ngoại lệ. Luật hình sự về phỉ báng không bao giờ được sử dụng để bảo vệ cán bộ hay tố chức đối với những lời chỉ trích hoặc bảo vệ họ khỏi sự giám sát. Tổ Chức Điều 19 đề nghị xóa Điều 31.3.


Không phân biệt đối xử

Điều 17.2 qui định rằng "không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội bởi bất kỳ lý do nào". Tuy nhiên, nhiều quy định trong Hiến Pháp đã mâu thuẫn với các đảm bảo chống lại sự phân biệt đối xử.

Sự bảo vệ những quyền trong Chương 2 của Dự thảo Hiến Pháp được đặt trên căn bản của quyền công dân, vốn được định nghĩa như là một người có quốc tịch Việt Nam (Điều 18.1). Ngoài quyền tự do ngôn luận và thể hiện quan điểm (ở trên), những quyền tương tự như vậy cũng bao gồm quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 17.1), và cấm tra tấn (Điều 22).

Những người ngoại quốc bị phân biệt đối xử một cách rõ rệt. Điều 51 qui định, nhưng không sử dụng ngôn ngữ về quyền, là Nhà nước chỉ có nghĩa vụ bảo vệ tính mạng, tài sản người nước ngoài và "lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật Việt Nam."

Tất cả các quyền qui định trong ICCPR, với ngoại lệ của quyền bầu cử (Điều 25, ICCPR), phải được đảm bảo cho tất cả mọi người một cách không phân biệt trong phạm vi lãnh thổ và quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào (Điều 2 (1), ICCPR).

Các quy định về không phân biệt đối xử cũng nên qui định các đặc tính được bảo vệ để cấm phân biệt đối xử trên những đặc tính đó. Căn cứ để bảo vệ chống lại sự phân biệt đối xử nên bao gồm nhưng không chỉ giới hạn vào: chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm về các vấn đề khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tình trạng tài sản, lúc sinh ra hay các tình trạng khác (Điều 2 (1) ICCPR). Căn cứ để bảo vệ chống lại sự phân biệt đối xử theo quy định của luật nhân quyền quốc tế cũng được hiểu là bao gồm tuổi tác, khuyết tật, khuynh hướng tình dục và giới tính. Các quốc gia chỉ có thể phân biệt đối xử đối vơí người ngoại quốc khi liên quan đến quyền bầu cử theo quy định tại Điều 25 của ICCPR (xem: Ủy ban HR, Tổng luận số 15).

Tổ Chức Điều 19 khuyến cáo Dự thảo Hiến Pháp đảm bảo rằng tất cả các quyền phải được bảo vệ cho tất cả mọi người trên cơ sở không phân biệt đối xử và có một danh sách bao gồm rộng rãi các căn cứ được bảo vệ. Điều 51 và các quy định khác vốn hạn chế việc thụ hưởng các các quyền trên cơ sở quốc tịch ngoài quyền bầu cử phải được bãi bỏ.


Tố Tụng Công Bằng và Việc Tước Đoạt Tự Do

Điều 32 (Điều 72 được sửa đổi và bổ sung) quy định các quyền trong tố tụng hình sự, trong đó có quyền "được xử tòa án theo pháp luật."

Tổ Chức Điều 19 cho thấy theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm Điều 14 và Điều 15 của ICCPR, mọi người đều có quyền được xét xử công bằng trong các vụ án hình sự, vốn kéo theo quyền "được xét xử bởi một tòa án có năng lực, độc lập và vô tư được thành lập theo quy định của pháp luật," công khai và trong một khoảng thời gian hợp lý. Do đó, để theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, thì hệ thống tư pháp trong nước, ngoài các thành phần khác, phải có các thành phần sau đây:

  • Độc lập: nếu sự độc lập của ngành tư pháp không đuợc đảm bảo, việc xử dụng hệ thống tư pháp như là một cơ chế để bảo vệ quyền của cá nhân trở nên ít hữu ích. Các Nguyên Tắc Cơ Bản Về Độc Lập Xét Xử của Liên Hợp Quốc đặt ra một số yêu cầu cần phải có đối với một tòa án được coi là 'độc lập': a) điều kiện phục vụ và nhiệm kỳ, b) cách thức bổ nhiệm và giải nhiệm, và c) mức độ ổn định và sự bảo vệ chống lại các áp lực sách nhiễu từ bên ngoài. Sự tồn tại của một tòa án không nên phụ thuộc vào quyết định của ngành hành pháp mà phải được dựa trên sự ban hành của cơ quan lập pháp.
  • Vô Tư: phải có sự vô tư trong nghĩa khách quan (xem xét liệu các thẩm phán có được cung cấp các đảm bảo về thủ tục đầy đủ để loại trừ bất kỳ sự nghi ngờ chính đáng về thiên vị), cũng trong nghĩa chủ quan (không nên có biểu hiện bề ngoài của sự vô tư).

Những nguyên tắc này chưa phản ánh đầy đủ tại Điều 32. Tổ Chức Điều 19 khuyến nghị Dự thảo Hiến Pháp nên qui định một cách rõ ràng rằng tất cả mọi người có quyền được được xét sử bởi một phiên toà có năng lực, công khai và bởi một tòa án được thành lập theo quy định của pháp luật, với tất cả các bảo đảm về thủ tục theo quy định của luật nhân quyền quốc tế.


Kết luận

Tổ Chức Điều 19 hoan nghênh sáng kiến của Quốc hội để sửa đổi Hiến Pháp của Việt Nam, nhưng nhấn mạnh rằng điều này phải được coi là một cơ hội để tăng cường sự bảo vệ các quyền cơ bản chứ không phải là một cơ hội để làm giảm đi các quyền này. Về mặt này, chúng tôi kêu gọi Quốc hội xem xét các khuyến nghị của chúng tôi và đảm bảo rằng văn bản của Dự thảo Hiến Pháp được phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền tự do phát biểu và tự do thông tin.

Admin gửi hôm Chủ Nhật, 31/03/2013          

danluan



XEM THÊM


- Thứ năm, ngày 28 tháng ba năm 2013 Đôi điều suy nghĩ về 'HIẾP PHÁP' :-D Hiếp Dâm Hiến Pháp tràn lan trên báo Đảng :-D và thể hiện ý chí quyết tâm của toàn Đảng và ... nhà nước ta đối với toàn dân! http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/d-hiep-dam-hien-phap-tran-lan-tren-bao.html
- Thứ năm, ngày 28 tháng ba năm 2013 Hành động lừa bịp, dối trá trắng trợn của Đài truyền hình Việt Nam khi đưa tin giả danh Linh mục Giáo phận Bắc Ninh. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/hanh-ong-lua-bip-doi-tra-trang-tron-cua.html
- Thứ hai, ngày 25 tháng ba năm 2013 Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn góp ý kiến sửa đổi HP 1992. Nguyên văn bản góp ý đã nộp cho cơ quan chức năng phường 9, quận 3.
- Thứ sáu, ngày 22 tháng ba năm 2013 Nhục quá Đảng ta ơi ! Thêm một trò hề góp ý sửa đổi hiến pháp 1992 từ Liên đoàn Lao Động Quận 12 và Ban chấp hành công đoàn công ty. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/nhuc-qua-ang-ta-oi-them-mot-tro-he-gop.html
- Thứ sáu, ngày 22 tháng ba năm 2013 CA Đồng Nai sách nhiễu các Linh mục vì phổ biến Bản nhận định và góp ý HP của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Yêu cầu Đại Biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc giám sát việc cản trở góp ý Hiến pháp của công an tỉnh Đồng Nai. ====> Khủng bố, chia rẽ để người dân lúc nào cũng sông trong sự sợ hãi và nghi kị lẫn nhau, đó chính là quốc sách của Đảng và nhà nước ta. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/ca-ong-nai-sach-nhieu-cac-linh-muc-vi.html
- Thứ năm, ngày 21 tháng ba năm 2013 Công dân Trương Minh Đức nói không với bản dự thảo sửa Hiến pháp của ĐCSVN, không bao giờ bị mắc lừa theo kiểu "bút sa gà chết". Đây là một quái chiêu quá lộ liễu, một màn kịch dân chủ giả hiệu. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/cong-dan-truong-minh-uc-noi-khong-voi.html
- Thứ tư, ngày 20 tháng ba năm 2013 "Sự thật mà chúng tôi đối mặt thật là khủng khiếp". Tâm sự của một Công Dân Tự Do, được trình bày qua chính giọng đọc của tác giả Anh Tuấn. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/su-that-ma-chung-toi-oi-mat-that-la.html
- Thứ ba, ngày 19 tháng ba năm 2013 Trò trẻ con khi ép dân ký đồng ý bản dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. "Chuyện ở mấy chỗ khác và chỗ tôi” http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/tro-tre-con-khi-ep-dan-ky-ong-y-ban-du.html.
- Thứ hai, ngày 18 tháng ba năm 2013 Bản Góp ý Hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam được ủng hộ rộng rãi http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/ban-gop-y-hien-phap-cua-hoi-ong-giam.html
- Thứ bảy, ngày 16 tháng ba năm 2013 Nghe ghi âm Tổ trưởng dân phố ở Bình Dương đi tuyên truyền, lừa, ép người dân ký 'đồng ý' vào Dự thảo sửa đổi HP 1992. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/nghe-audio-to-truong-dan-pho-i-lua-dan.html
- Thứ tư, ngày 13 tháng ba năm 2013 Đừng giở trò lừa bịp, gian trá, mị dân nữa, Đảng ơi! Ý kiến về một số điều Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/ung-gio-tro-lua-bip-gian-tra-mi-dan-nua.html
- Thứ ba, ngày 12 tháng ba năm 2013 Tiếng kêu của con cừu trẻ hèn nhát. Tâm sự của một bạn trẻ thế hệ 9x, người tham gia Tuyên bố của Công dân Tự Do. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/tieng-keu-cua-con-cuu-tre-hen-nhat-tam.html
- Thứ ba, ngày 12 tháng ba năm 2013 Vài gợi ý cách trả lời cho màn hề tốn cả trăm tỷ tiền thuế người dân: "Tài liệu hướng dẫn dân “Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp”. Toàn dân hãy tỉnh táo khi nhận được phiếu Lấy ý kiến về dự thảo này. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/vai-goi-y-cach-tra-loi-cho-man-he-ton.html
- Thứ ba, ngày 12 tháng ba năm 2013 Hãy ký đề nghị Điều 4 Hiến Pháp hoặc không được xếp Hộ nghèo! http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/hay-ky-e-nghi-ieu-4-hien-phap-hoac.html
- Thứ hai, ngày 11 tháng ba năm 2013 Các nhà thờ trong Tổng Giáo Phận Sài Gòn phổ biến bản Nhận định và góp ý Hiến Pháp của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/cac-nha-tho-trong-tong-giao-phan-sai.html
- Chủ nhật, ngày 10 tháng ba năm 2013 Tâm sự của một công dân 8X ở nước Việt Nam, Nguyễn Huỳnh Vân Vy, người đã ký tên vào bản Kiến nghị 72 và Lời kêu gọi công dân tự do. “Có ông vua nào ngồi yên và chấp thuận một tờ sớ yêu cầu thoái vị?” http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/tam-su-cua-mot-cong-dan-8x-o-nuoc-viet.html
- Chủ nhật, ngày 10 tháng ba năm 2013 Phản hồi của trang Bauxite tới tờ báo Đại đoàn Kết (cánh tay nối dài của bọn An Ninh) . Cáo bạch của trang Bauxite Việt Nam về bài báo ngày 9 tháng 3 năm 2013 của báo Đại Đoàn Kết ----- Lòng yêu nước không phải là bằng cấp nên không thể mạo danh và gian lận, thưa ông Đinh Đức Lập. ----- Hình ảnh người dân hưởng ứng Kiến nghị 7 điểm tại một nơi ở Hà Tĩnh. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/phan-hoi-cua-trang-bauxite-toi-to-bao.html
- Chủ nhật, ngày 10 tháng ba năm 2013 Đề nghị của bộ CA "còn đảng còn mình" :-) Những chữ ký trong góp ý Hiến pháp 'là ngụy tạo'? http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/nhung-chu-ky-trong-gop-y-hien-phap-la.html
- Thứ bảy, ngày 09 tháng ba năm 2013 Sài Gòn: Cẩm nang Hiếp dâm HP vị thành niên ----- Nhà cầm quyền đang ép dân ký đồng ý bản dự thảo Hiến Pháp 1992 http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/sai-gon-nha-cam-quyen-ang-ep-dan-ky-ong.html
- Thứ sáu, ngày 08 tháng ba năm 2013 Lời kêu gọi của Khối 8406: Đấu tranh đòi Nhà cầm quyền cộng sản phải tổ chức tại Việt Nam một cuộc Trưng Cầu Dân Ý có quốc tế giám sát, với nội dung: Việt Nam nên hay không nên thiết lập một chế độ chính trị dân chủ đa đảng? http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/loi-keu-goi-cua-khoi-8406-au-tranh-oi.html
- Thứ sáu, ngày 08 tháng ba năm 2013 Lời kêu gọi của Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Tuý đòi nhà cầm quyền trưng cầu dân ý: Xây dựng một Hiến Pháp Tự Do http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/loi-keu-goi-cua-phat-giao-hoa-hao-thuan.html
- Thứ năm, ngày 07 tháng ba năm 2013 Trò bịp bợm của Đảng bị người dân lật tẩy. Lấy ý kiến mà kiểu vừa đang lấy vừa đe thế, hỏi có khách quan không? Đúng hết thì còn lấy ý kiến làm gì? (Người Buôn Gió) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/tro-bip-bom-cua-ang-bi-nguoi-dan-lat.html
- Thứ tư, ngày 06 tháng ba năm 2013 Chế độ CS độc tài quân phiệt đang giở trò lừa đảo bịp bợm người dân. ( Bài: Khi độc tài dẫn tới quân phiệt ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/che-o-cs-oc-tai-quan-phiet-ang-gio-tro.html
- Thứ ba, ngày 05 tháng ba năm 2013 Dân đâu có bầu cho Trọng Lú? Vậy tổng bí thư Trọng Lú lấy tư cách gì để đòi lãnh đạo toàn dân? Đúng là Lú y như tên hề Hoàng Hữu Phước. ( Bài: Tổng thống Licoln và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/dan-au-co-bau-cho-trong-lu-vay-tong-bi.html
- Thứ hai, ngày 04 tháng ba năm 2013 Dự thảo sửa đổi HP 1992: Nó cứ thế nào ấy! Cần phải nhận rõ những bản chất lưu manh, lừa bịp xảo quyệt và đê hèn của Đảng. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/du-thao-sua-oi-hp-1992-no-cu-nao-ay-can.html
- Thứ hai, ngày 04 tháng ba năm 2013 Bs Nguyễn Xuân Ngãi: Phong trào Con Đường Việt Nam tuyên bố yêu cầu đảm bảo Quyền Con Người và Quyền Công Dân trong việc góp ý sửa đổi Hiến Pháp http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/bs-nguyen-xuan-ngai-phong-trao-con-uong.html
- Thứ bảy, ngày 02 tháng ba năm 2013 Chết đảng rồi đảng ơi... Đảng yếu nên sợ hãi đa nguyên đa đảng. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/chet-ang-roi-ang-oi-ang-yeu-nen-so-hai.html
- Thứ sáu, ngày 01 tháng ba năm 2013 Nguyễn Chí Đức: Thư góp ý cho bản hiến pháp 1992 theo tinh thần chủ nghĩa dân tộc http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/nguyen-chi-uc-thu-gop-y-cho-ban-hien.html
- Thứ tư, ngày 27 tháng hai năm 2013 Con Vẹt giáo điều Trọng "lú" trả thù những người dám nói lên sự thật. Đó chính là 1 trong những quyền tự do mà đảng cộng sản Việt Nam ban bố cho người dân . ( Phó phòng, biên tập viên trang báo mạng Gia đình & Xã hội bị thôi việc vì phản đối TBT Trọng. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên: Tôi không bất ngờ khi bị thôi việc ) ------ Trọng ơi là Trọng ! Nhục quá Trọng ơi ! Bài viết khiến nhà báo có lương tâm Nguyễn Đắc Kiên bị thôi việc: Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng ----- XEM THÊM: Bài thơ bởi vì tôi khao khát Tự do ( Nguyễn Đắc Kiên tặng những người biểu tình ngày 09/12/2012)  http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/02/con-vet-giao-ieu-trong-lu-tra-thu-nhung.html
- Thứ tư, ngày 27 tháng hai năm 2013 Đồng chí Trọng "Lú" lại nói dóc ( TBT Trọng nói về sửa đổi Hiến pháp ) ----- Nhà báo Võ Văn Tạo: Giữ Điều 4 mới chính là suy thoái đạo đức, thưa ông Tổng Bí thư! http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/02/ong-chi-trong-lu-lai-noi-doc-tbt-trong.html
- LỜI TUYÊN BỐ CỦA CÁC CÔNG DÂN TỰ DO & DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN. ( Xin cùng lên tiếng nói bằng cách đăng ký tham gia ký tên theo địa chỉ email: tuyenbocongdantudo@gmail.com ) ----- Cộng đồng mạng mạnh mẽ ủng hộ ký giả Nguyễn Đắc Kiên
ĐÃ KÝ, #1519   
- Thứ tư, ngày 27 tháng hai năm 2013 (Cập nhật) KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 & DANH SÁCH NGƯỜI KÝ ----- Tài liệu để tham khảo, thảo luận: DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/02/cap-nhat-kien-nghi-ve-sua-oi-hien-phap.html



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét