Công trình tiền tỉ thành nơi… nuôi gà
Thứ Hai, 18/03/2013 09:25
Nhà máy nước được đầu tư gần 10 tỉ đồng nhưng bị bỏ hoang nhiều năm nay, trong khi người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm
Hệ thống cấp nước sinh hoạt ở thôn Quảng
Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa - Hà Nội được phê duyệt xây dựng
từ năm 2008 và đã khởi công từ năm 2010 với số vốn dự kiến hơn 8 tỉ
đồng.
Đến năm 2011, nhà máy nước sạch cơ bản hoàn thành. Các đường ống nước
cũng đã được đưa về để chuẩn bị lắp đặt nhưng từ đó đến nay, công trình
không được tiếp tục thi công và nhà máy nước sạch trở thành... trại
nuôi gà của một hộ dân gần đó.
Nhà máy nước thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa - Hà Nội thành nơi nuôi gà
Ông Nguyễn Hữu Nhuận, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu, cho biết
công trình đã gần hoàn thành nhưng phải đình lại vì không đủ kinh phí để
tiếp tục thi công. Lúc đầu, dự toán công trình là 8 tỉ đồng nhưng giờ
đã lên 12 tỉ đồng. Ông Nhuận thừa nhận có biết việc người dân nuôi gà
trong nhà máy nước sạch, gây mất vệ sinh. “Họ chỉ nuôi tạm một thời gian
nên không ảnh hưởng đến công trình” - ông Nhuận nói.
Nhiều năm nay, gần 1.000 người dân thôn Quảng Nguyên phải sống
chung với nguồn nước ô nhiễm được lấy từ dưới đất lên. “Dù đã được lọc
với nhiều lớp cát vàng, sỏi, đá cuội nhưng nước vẫn có màu đen và mùi
tanh” - chị Lưu Thị Thuận nói.
Gia đình chị Đỗ Thị Nhung còn khổ hơn vì trong nước sinh hoạt hằng
ngày luôn có những con giun đỏ nhỏ li ti, dù làm mọi cách vẫn không thể
lọc hết được.
Ông Nguyễn Hữu Đông, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Quảng Phú Cầu, cho biết
nguồn nước ngầm ở thôn Quảng Nguyên chưa qua xử lý có nồng độ asen cao
gấp 6 - 7 lần mức cho phép, còn khi đã xử lý cũng cao gấp 2 lần.
Chưa biết khi nào hoàn thành
Tháng 10-2011, UBND huyện Ứng Hòa đã điều chỉnh mức
đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt ở thôn Quảng Nguyên để khắc phục tình
trạng nhà máy bỏ hoang, dân thiếu nước sạch; đồng thời mời nhà đầu tư
mới để tiếp tục thi công, đưa công trình vào vận hành. Tuy nhiên, đến
giờ, chính quyền nơi đây cũng chưa biết khi nào nhà máy nước mới hoàn
thành.
|
Bài và ảnh: NGUYỄN NAM
http://nld.com.vn/2013031710254563p0c1002/cong-trinh-tien-ti-thanh-noi-nuoi-ga.htm
____________
Cập nhật lúc 06:35, 18/03/2013
Cận cảnh 17km dải phân cách cần 48 tỷ để dỡ bỏ
(ĐVO)
- Sở GTVT Hải Dương biết sẽ chi 48 tỷ đồng cho dự án tháo dỡ 17 km dải
phân cách giữa làn xe cơ giới và làn xe thô sơ trên tuyến QL5. Nhiều ý
kiến cho rằng đó là dự án 'lạ'…
|
Sở GTVT tỉnh Hải Dương vừa công bố đã
dành trên 48 tỷ đồng để tháo dỡ dải phân cách giữa làn xe cơ giới và làn
xe thô sơ trên tuyến QL5, từ Km 43+900 đến Km60+100 (thuộc địa bàn TP
Hải Dương) |
|
Chủ đầu tư dự án là Ban quản lý các dự
án giao thông Hải Dương (Sở GTVT tỉnh Hải Dương) và đơn vị tư vấn là
Công ty cổ phần Thiên Khai (Hà Nội). Thời gian thi công dự kiến thực
hiện từ nay đến cuối tháng 6/2013. |
|
Sở GTVT Hải Dương cho rằng, việc tồn
tại phân làn bằng tôn lượn sóng với hộ lan di động giữa làn xe cơ giới
và làn xe thô sơ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện
khi tham gia giao thông trên đoạn tuyến này |
|
Theo thiết kế, tuyến đường sẽ giữ
nguyên quy mô đường hiện tại, chỉ tiến hành tháo dỡ và vuốt nối cho êm
thuận giữa làn xe cơ giới và làn xe thô sơ; tháo dỡ toàn bộ biển báo nằm
giữa phân làn xe cơ giới và làn xe thô sơ. |
|
Việc tháo dỡ dải phân cách giữa làn xe
cơ giới và thô sơ trên quốc lộ 5 là cần thiết, nếu không nói đến bây giờ
mới tháo là quá muộn. Tuy nhiên, dự án này cần tới 48 tỷ đồng. |
|
48 tỉ đồng là số tiền lớn đối với địa
phương. Với số tiền đó đã có thể xây dựng hàng chục kilomet đường giao
thông nông thôn, còn với đường đô thị cũng làm được nhiều việc có ý
nghĩa, tu bổ, sửa sang được rất nhiều công trình. |
|
48 tỉ cũng bằng khoảng 10-20% nguồn thu
ngân sách ở tỉnh nghèo, xây được hơn 1.000 nhà tình nghĩa, một con số
rất đáng suy ngẫm, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện
nay. |
|
Số tiền lớn ấy lại chỉ đủ để làm cái việc ngỡ không có gì tốn kém: tháo dải phân cách, nói nôm na là nhổ mấy cái cọc ở đường bộ. |
|
Với chưa đầy 17km, việc tháo dỡ dải
phân cách là việc làm không có gì khó khăn. Đối với dải phân cách mềm,
do không có cọc cắm nên chỉ cần bê đi chỗ khác là xong, việc này thanh
niên tình nguyện hay bất kỳ nhân công nào đều làm quá đơn giản. |
|
Những dải phân cách được tháo ra và đặt bên vệ đường. Việc tháo dỡ này không quá khó khăn. |
|
Trước đây nhiều đoạn dải phân cách mềm đã được công nhân dùng tay không bê ra khỏi làn đường một cách dễ dàng. |
|
Còn dải phân cách cứng có tôn lượn
sóng, tuy mất công hơn một chút nhưng cũng không khó khăn gì để nhổ cọc
cắm vốn chôn gọn và nông. |
|
Tất cả những việc này, các công ty phá dỡ công trình đều dễ dàng làm được với chi phí phù hợp, thời gian nhanh chóng. |
|
Đoạn đường đã được thi công tháo dỡ hệ thống dải phân cách |
|
Sau khi tháo hệ thống dải phân cách, hai làn đường được phân chia ở vạch sơn |
|
Mặt đường dành cho xe cơ giới cao hơn
mặt đường dành cho phương tiện xe thô sơ, gây nguy hiểm cho người tham
gia giao thông. Những tuyến đường thế này đã tồn tại rất lâu trên quốc
lộ 5 |
|
Trước những tính toán của tỉnh Hải
Dương, nhiều công ty sẵn sàng nhận việc với giá rẻ, cam kết dành nhiều
tỉ trong tổng số 48 tỉ để ủng hộ người nghèo.
|
Tổng hợp theo CAND, Kiến thức
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/201303/Can-canh-17km-dai-phan-cach-can-48-ty-de-do-bo-2343425/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét