Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Một nghi vấn cần được làm sáng tỏ: "Hồ chí Minh thật sự mất lúc nào" . Chứng minh qua văn thơ do ông Hồ sáng tác: Ông Hồ Chí Minh đã chết năm 1932.

Chứng minh qua văn thơ do ông Hồ sáng tác: Ông Hồ Chí Minh đã chết năm 1932


 Từ khi tôi đọc những bài Sự thật không thể chối bỏ của tác giả Đặng Chí Hùng, tôi cố gắng tìm hiểu về nhân vật Hồ Chí Minh bởi những gì mà tôi biết và học được ở trường học XHCN thì cộng sản đã phong ông là thánh chứ đâu phải con người!? Sau nhiều lần lên mạng sợt google tìm kiếm, khi đọc bài Hồ giả Hồ thật của tác giả người Đài Loan và sự thật có bốn ông Hồ (1) tôi cố gắng xem lại những bài thơ ông làm để tìm hiểu bởi cách viết văn, làm thơ của một tác giả thường thì sẽ ít thay đổi về cách viết. Cũng như những tâm tư tình cảm và nhân cách của tác giả thường thể hiện và để lại chứng cứ và tôi đã tìm ra câu trả lời. Đúng là ông Hồ thật đã chết năm 1932 và không những thế có đến mấy ông Hồ!


Ở Việt Nam ai cũng biết từ thủa còn đi cắp sách đến trường phổ thông cơ sở dưới mái trường XHCN học sinh lớp 7 lớp 8 đều được học về những bài thơ của ông Hồ Chí Minh - như bài Nhật ký trong tù sau: 

Đau khổ chi bằng mất tự do 
Đến buồn đi ỉa cũng không cho 
Cửa tù khi mở không đau bụng 
Đau bụng thì không mở cửa tù 

Đấy là những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đúng vần đúng điệu. Mặc dù thơ ông Hồ Chí Minh đọc nghe nó hơi có mùi (ỉa) một tý nhưng bài thơ trên vẫn đúng luật đường thi câu hai đối với câu một câu bốn đối với ba cả về vần trắc bằng và nghĩa dòng văn thơ của dân tộc Việt Nam. Hay như bài thơ sau nhiều người đã cho rằng ông Hồ đã ăn cắp của bạn tù nhưng vẫn đúng luật đường thi 

Bài thơ của Thụy Bất Trước  Bài thơ của Hồ Chí Minh 

Nhất canh... nhị canh... hựu tam canh,             Một canh... hai canh... lại ba canh,
Triển chuyển, bồi hồi, thụy bất thành;             Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành
Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn,                         Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.               Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh 

Cho dù có bắt chước hay không đi chăng nữa thì vẫn thể hiện người viết biết về luật làm thơ và bài thơ tứ tuyệt trên là đúng luật. Những bài thơ đó được viết vào những năm ông bị tù, khoảng thời gian 1932 của thế kỷ trước ở Hồng Kông. Hay bài thơ lục bát sau đây được cho là của ông Hồ Chí Minh vẫn có vần có điệu, tất cả những bài thơ của ông đa phần là thất ngôn tứ tuyệt thi thoảng mới viết thất ngôn bát cú hay thơ lục bát. 

Đến Quế Lâm 

Quế Lâm không quế, không rừng, 
Sông sâu thăm thẳm, chập chùng núi cao. 
Bóng đa đè nặng nhà lao. 
Đêm sao lạnh ngắc, ngày sao tối sầm. 

Và thơ ông tự nhiên biến mất một cách khó hiểu không ai biết - từ năm 1933 trở đi thì không hề có một bài thơ nào cả. Những người đã biết làm thơ dù có bận đến đâu thì ít nhất một năm cũng có 1 hay hai bài, nhất là vào dịp xuân đến tết về. Đằng này trong quãng thời gian đó thì không có một bài thơ nào được đăng tải và hành tung của ông Hồ Chí Minh cũng được đồn đoán là ở nơi này nơi kia không ai biết chính xác. Phải 10 năm sau, đến năm 1942 trở đi, thơ của ông Hồ Chí Minh bỗng nhiên xuất hiện trở lại và thay đổi hoàn toàn một cách không thể hiểu nổi. Những bài thơ chúc tết của ông viết hoàn toàn khác lạ, cứ y như một người không biết gì về văn thơ, khác hoàn toàn với những bài thơ Nhật ký trong tù. Điển hình là những bài thơ chúc tết:

Thơ chúc tết Xuân Bính Tuất - 1946 

Hỡi các chiến sĩ yêu quí,
Bao giờ kháng chiến thành công,
Chúng ta cùng uống một chung rượu đào.
Tết này ta tạm xa nhau,
Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy.
Chúc đồng bào:
Trong nǎm Bính Tuất mới,
Muôn việc đều tiến tới.
Kiến quốc mau thành công,
Kháng chiến mau thắng lợi.
...
Việt Nam độc lập muôn năm.


Mừng xuân 1942 

Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi,
Nǎm cũ qua rồi, chúc nǎm mới:
Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong!
Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi!
Chúc đồng bào ta đoàn kết mau!
Chúc Việt-minh ta càng tấn tới,
Chúc toàn quốc ta trong nǎm này
Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới!
Nǎm này là nǎm Tết vẻ vang, 
Cách mệnh thành công khắp thế giới. 

Một bài thơ viết theo lối thơ mới nhưng âm điệu gieo sai hoàn toàn thay vì ở chữ thứ 2, 4, 6 thường phải là "bằng trắc bằng hoặc trắc bằng trắc". Tôi đánh dấu bôi đen những chữ ở trên cho mọi người nhìn thấy kiểu thơ con cóc mà một đứa trẻ lớp năm cũng có thể làm được bởi vần gieo sai hoàn toàn. Những bài sau đó cũng chẳng khác gì, cách viết chắc chắn là người khác chứ không phải ông Hồ Chí Minh đã viết hồi ký trong tù 1932. 

Thơ chúc tết Xuân Đinh Hợi - 1947

Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió,
Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông.
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến,
Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng.
Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!
Sức ta đã mạnh, người ta đã đông.
Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập, nhất định thành công 

Thơ chúc tết Xuân Mậu Tý - 1948 

Nǎm Hợi đã đi qua,
Nǎm Tý vừa bước tới.
Gửi lời chúc đồng bào,
Kháng chiến được thắng lợi;
Toàn dân đại đoàn kết,
Cả nước dốc một lòng,
Thống nhất chắc chắn được,
Độc lập quyết thành công 

Bằng chứng trên có thể thấy người viết rõ ràng là một người không hiểu về luật làm thơ. Chắc chắn người này là giả mạo ông Hồ Chí Minh. Vậy ông Hồ thật đã chết vào năm 1932 là có cơ sở? Bởi bài thơ đó chỉ có thể giải thích là của người hẹ Đài Loan như bài viết Hồ giả Hồ thật mà thôi. Sau mười năm kể từ 1932 đến 1942 vậy lúc đó ông Hồ mới 40 đến 50 tuổi thì không thể là mất trí nhớ hay thay đổi cách viết 180 độ như thế được như bài thơ chúc tết 1942,1947 và 1948. Từ một người biết làm thơ Đường nắm khá rõ luật thì không thể tùy tiện đặt bút mà không tuân thủ luật làm thơ như thế được và vần còn rất kém, cứ lập đi lập lại ở những từ như (lợi, tới, khởi, mới, phới, giới...) Qua nhiều năm chứng minh rằng người này rất kém về thơ phú như bài chúc tết 1949 và 1950: 

Thơ chúc tết Xuân Kỷ Sửu - 1949 

Kháng chiến lại thêm một nǎm mới, 
Thi đua ái quốc thêm tiến tới. 
Động viên lực lượng và tinh thần, 
Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi. 

Người người thi đua. 
Ngành ngành thi đua. 
Ngày ngày thi đua.
Ta nhất định thắng.
Địch nhất định thua. 

Thơ chúc tết Xuân Canh Dần - 1950 

Kính chúc đồng bào năm mới,
Mọi người càng thêm phấn khởi,
Toàn dân xung phong thi đua,
Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới,
Chuyển mau sang tổng phản công,
Kháng chiến nhất định thắng lợi. 

Bằng chứng trong giai đoạn trên những bài thơ chúc tết từ 1942 đến 1965 rõ ràng là của một tác giả không thể khác được. Tôi sẽ chứng minh ở bài sau một ông Hồ giả khác nữa hoàn toàn trong lối làm thơ chúc tết hàng năm của ông Hồ và lối viết của một ông Hồ hoàn toàn mới. Chúng ta những người trẻ lớn lên dưới mái trường XHCN ai cũng bị cộng sản lừa về một ông Hồ thần thánh nếu tất cả nhận ra bị lừa sẽ là ngày chế độ cộng sản phải kết thúc bởi chúng chỉ còn lại một tấm gương vĩ đại để nói đó là ông Hồ mà thôi. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét