Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Đừng giở trò lừa bịp, gian trá, mị dân nữa, Đảng ơi! Ý kiến về một số điều Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992



 Hồ Quang Huy - Ý kiến về một số điều Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992


Để góp phần xây dựng Hiến Pháp do dân, vì dân, tiếp theo kiến nghị ngày 10/01/2013, tôi xin có ý kiến tiếp về dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 như sau:

1. Theo dự thảo (lần 2) có một số điều có gắn với tính từ XHCN như: pháp quyền XHCN, kinh tế thị trường XHCN, bảo vệ Tổ quốc XHCN… Tôi kiến nghị bỏ cụm từ “xã hội chủ nghĩa” với lý do như sau:

- Khái niệm pháp quyền có nghĩa là mọi quyền lực đều tuân theo Pháp Luật, không tổ chức nào và không ai có thể đứng trên và đứng ngoài Pháp Luật vì vậy chỉ có “Nhà Nước Pháp Quyền” chứ không có khái niệm “Nhà Nước Pháp Quyền XHCN” hay “Nhà Nước Pháp Quyền Tư bản Chủ nghĩa”. Nếu nói đặc trưng của Pháp quyền XHCN là do một đảng lãnh đạo và quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công của 3 nhánh quyền lực thì không thể có Nhà Nước Pháp Quyền.

- Kinh tế Thị Trường là Kinh tế được điều tiết bởi quy luật cung cầu, Nhà nước nào cũng có vai trò tạo môi trường để cạnh tranh lành mạnh và Kinh tế phát triển đồng thời có vai trò điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh. Nếu can thiệp vào quy luật sẽ làm cho nền kinh tế bị lệch lạc.


- Tại điều 69 có khái niệm “bảo vệ Tổ quốc XHCN”. Đã là Tổ quốc thì dù là XHCN hay TBCN cũng đều phải bảo vệ chứ sao lại chỉ bảo vệ “Tổ quốc XHCN”, vì vậy viết “bảo vệ Tổ quốc” vừa đầy đủ lại vừa có tầm nhìn xa, có tính khái quát cao, không phải sửa lại khi tiến lên chế độ khác tốt đẹp hơn.

Không phải cứ gắn cho mác XHCN là người dân tin tưởng vào chế độ này, mà sự tin tưởng đó phải được xây dựng bằng những giá trị tốt đẹp mà người dân nhìn thấy, sờ thấy và được hưởng thụ.

Ngoài ra, CNXH là gì và xây dựng bằng cách nào, là những câu hỏi chưa có lời giải, hiện nay chúng ta đang phải vừa làm vừa mò mẫm, rút kinh nghiệm (lời TBT Nguyễn Phú Trọng). Từ lời ông Nguyễn Phú Trọng và tình hình mọi mặt ở Việt Nam có thể nói “công trình XHCN” ở Việt Nam đã mấy chục năm rồi nhung vẫn là một công trình vừa khảo sát, vừa thiết kế, vừa thi công và đang rất bề bộn, dang dở. Chính vì vậy, để “thế lực thù địch” không lợi dụng nhằm chống phá chế độ cũng như góp phần hòa giải, hòa hợp dân tộc nên bỏ tính từ XHCN ra khỏi Hiến Pháp miễn sao xây dựng được một chế độ tốt để nhân dân hưởng được những giá trị tốt đẹp và bảo vệ vững chắc Tổ quốc như các nước tiên tiến trên thế giới.


2. Một số điều về quyền con người, quyền công dân trong dự thảo có gắn thêm cụm từ “theo quy định của pháp luật” là rất mập mờ. Nếu hiểu theo nghĩa khi thực thi các quyền này cũng không được vi phạm Pháp Luật thì lại trùng lặp với điều 49. Còn hiểu theo nghĩa các quyền đó do Pháp Luật quy định là không đúng, vì nó chỉ được quy định bởi Hiến Pháp và Luật. Mặt khác quy định mập mờ như vậy sẽ tạo tiền đề cho việc vận dụng tùy tiện có thể vi phạm quyền con người, quyền công dân. Vì vậy đề nghị bỏ cụm từ “theo quy định của Pháp Luật”.


3. Cũng một số điều về quyền con người, quyền công dân có gắn thêm cụm từ “không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để…” hoặc “không ai được lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm Pháp Luật”

Viết như thế thì có phải là nếu công dân không lợi dụng quyền con người, quyền công dân, tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì không bị cấm? Hay là nhân dân chúng tôi thường lợi dụng quyền con người, quyền công dân, tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm Pháp Luật nên phải răn đe? Hay Nhà nước muốn gửi một thông điệp ngầm nào đó?

Cụm từ này nghe khá quen thuộc khi Đảng, Nhà nước nói về nhân dân, chẳng hạn chị thị của Bộ Chính trị hay nghị quyết của Quốc Hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý cho dự thảo Hiến Pháp cũng đều có ý tương tự kiểu như: “…đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước” hay “không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước”.

Người dân chúng tôi không hiểu mục đích thật của Ủy ban soạn thảo là gì khi đưa các cụm từ trên vào dự thảo chỉ biết rằng việc này làm cho không ít người sợ hãi còn bản thân tôi thì thấy lòng tự trọng bị tổn thương.

Cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn thì người có quyền lực thường hay lợi dụng để gây thiệt hại cho nhân dân vì vậy câu đó đáng lẽ phải dành cho cơ quan Nhà Nước và các công chức. Vì thế tôi đề nghị bỏ câu “không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để…”“không ai được lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm Pháp Luật” và các câu tương tự ra khỏi dự thảo.


4. Một số trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và quyền công dân gộp chung trong một điều vì có liên quan, đề nghị tách phần trách nhiệm của Nhà nước đưa vào chương I để tách bạch giữa trách nhiệm của Nhà nước với quyền con người, quyền công dân và phù hợp với tiêu đề của chương cũng như dễ tra cứu.


5. Lời nói đầu của Hiến Pháp phải thể hiện được Hiến Pháp là của nhân dân, mọi quyền lực là của nhân dân, các quyền lực khác chỉ là do nhân dân giao cho, ngoài ra phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phương hướng phát triển tổng quát.

Dự thảo chưa thể hiện được những vấn đề trên mà còn có bước thụt lùi khi cho rằng Hiến Pháp thể chế hóa cương lĩnh của Đảng, tôi xin nhấn mạnh không chỉ góp ý mà còn phản đối việc này vì hiến pháp là của nhân dân không thể phụ thuộc vào đảng phái chính trị, không thể hợp thức hóa cho đảng CSVN đứng trên hiến pháp, trên nhân dân và đề nghị sửa lại như sau:

“Chúng tôi, nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng nhau lập ra bản Hiến Pháp này để thiết lập Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự; giao cho Nhà nước quyền lực có giới hạn; xác lập đường hướng chung về phát triển và xây dựng đất nước nhằm mục đích tối cao là nối tiếp truyền thống dân tộc bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bao gồm cả việc thu hồi phần lãnh thổ, biển đảo đang bị nước ngoài chiếm giữ và xây dựng đất nước phồn thịnh, bảo vệ công lý, nhân dân hạnh phúc.”


6. Điều 7: đề nghị quy định tỉ lệ Đại Biểu Quốc Hội, Đại Biểu HĐND ngoài Đảng CSVN phải tương xứng với số dân và đại biểu chuyên trách tăng dần kể từ khóa 14 nhưng không dưới 65%.


7. Điều 15 có quy định quyền công dân chỉ bị giới hạn vì lý do quốc phòng, an ninh Quốc gia…, đề nghị quy định cụ thể thế nào là an ninh quốc gia nhằm tránh lạm dụng hoặc lợi dụng để quy chụp gây ra sự chỉ trích như hiện nay.


8. Điều 17, khoản 1 quy định: 1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đề nghị sửa thành: 1. Mọi người, mọi tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật” để đảm bảo mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật.

Hiện nay giữa nhân dân với Nhà nước đang rất bất bình đẳng trước Pháp Luật dẫn đến oan sai, mất trật tự trị an, điển hình là các vụ cưỡng chế đất đai. Trong các vụ cưỡng chế đất đai thực chất là tranh chấp giữa Nhà Nước với người dân về vấn đề đúng – sai thì nếu có dân chủ, bình đẳng thì phải có bên thứ 3 độc lập có chức năng tài phán đứng ra phán xét và hai bên phải chấp hành phán quyết đó (phải là Tòa án độc lập theo cơ chế tam quyền phân lập). Ở ta hiện nay Nhà Nước ra quyết định thu hồi, nếu người bị thu hồi đất không giao thì đưa Công an đến cưỡng chế là độc đoán, bất công. Ai dám chắc việc làm này của chính quyền là đúng?


9. Điều 22 (điều 71 HP 1992):

- Khoản 1 của dự thảo đã bỏ quy định không ai bị bắt nếu chưa có quyết định của tòa án, quyết định hay phê chuẩn của Viện Kiểm Sát là bước thụt lùi so với Hiến Pháp 1992 và là tiền đề cho độc đoán, đề nghị đưa quy định này (phần tòa án) vào cho phù hợp với các Công ước Quốc Tế mà Việt Nam đã tham gia.

- Khoản 3 quy định về hiến mô…, thí nghiệm trên cơ thể theo luật và phải đươc sự đồng ý của người đó. Đề nghị điều này chỉ áp dụng cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên có đủ năng lực hành vi dân sự.


10. Để góp phần đảm bảo dân chủ, bình đẳng và cân bằng (tương đối) quyền lực giữa Nhà nước với nhân dân, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, đề nghị điều 26 sửa lại như sau: “Điều 26 (sửa đổi, bổ sung Điều 69) Công dân có quyền tự do ngôn luận, kể cả chỉ trích các cơ quan Nhà nước và lãnh đạo, tự do báo chí, có quyền xuất bản nói chung và xuất bản báo chí tư nhân nói riêng, được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, thành lập và tham gia các tổ chức dân sự, biểu tình.”

Tôi xin giải thích cơ sở của những đề xuất nói trên:

- Việc chỉ trích nhà nước và lãnh đạo ở đây là đối với những việc có thật chứ không được cố ý bịa đặt để chỉ trích, đó là quan điểm, cách nhìn của mỗi cá nhân, cùng một việc nhưng với người này có thể cho là tốt, người kia có thể cho là xấu cũng là việc hết sức bình thường. Thực ra chỉ trích Nhà nước thuộc về tự do ngôn luận, tuy nhiên phải nói rõ ra để chống quy chụp người bất đồng chính kiến gây nên phản ứng trong dư luận lâu nay và cũng phù hợp với các công ước về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia.

- Hiện nay Nhà Nước nắm lực lượng vũ trang, công an, Pháp Luật, tòa án, nhà tù…lại có tổ chức chặt chẽ còn độc quyền báo chí như vậy bao nhiêu quyền lực, sức mạnh tập trung trong tay Nhà Nước, tương quan quyền lực và sức mạnh nghiêng hẳn về phía Nhà Nước sẽ là nguyên nhân của độc tài. Ngoài ra các tổ chức dân sự sẽ bổ sung những yếu kém, khiếm khuyết của Nhà Nước, tạo sự năng động cho xã hội đồng thời tạo ra tiếng nói để bảo vệ những người oan sai.

Vì vậy tư nhân có quyền xuất bản, kể cả xuất bản báo chí và công nhận Xã Hội Dân Sự là hoàn toàn phù hợp với lợi ích đất nước và nhân dân.


11. Để chống việc bắt người tùy tiện, phi pháp như nhiều vụ vừa qua, đề nghị bổ sung điều 32 khoản 5 và 6 như sau: 5. Người bị bắt, tạm giữ… có quyền trực tiếp hoặc nhờ người khác tìm sự trợ giúp pháp lý ngay tức thì sau khi bị bắt và khi chưa có người trợ giúp pháp lý chứng kiến thì họ có quyền im lặng, nếu họ khai thì lời khai của họ không có giá trị buộc tội. Cơ quan bắt, tạm giữ… phải giải thích cho họ các quyền này.”6. Trong vòng 24 giờ kể từ khi bị bắt, cơ quan bắt người phải đưa người đó đến tòa án có thẩm quyền để phán xét tính hợp pháp của việc bắt giữ và phải thả người ngay nếu tòa án phán xét việc bắt người là trái luật” để tránh việc dùng lời khai của người bị bắt làm chứng cứ buộc tội trong khi chưa có người bào chữa trợ giúp pháp lý và chứng kiến như hiện nay có thể dẫn đến oan sai.


12. Điều 52 quy định: “Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ hòa và bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú”

Điều này không khả thi, trừ khi có nước chảy ngược và giữa đêm đông có ánh mặt trời, vì vậy tôi đề nghị bỏ điều 52.


13. Điều 56, khoản 3 dự thảo viết: “Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, tổ chức theo giá thị trường”

Đề nghị thay cụm từ “theo giá thị trường” bằng “theo giá thỏa thuận của hai bên” để tránh lợi dụng ép giá người dân, xin nói thẳng chúng tôi không tin Nhà Nước sẽ trưng mua theo đúng giá thị trường nếu giá thị trường do Nhà Nước định đoạt sẽ không khách quan, không bình đẳng. Quy định 2 bên thỏa thuận vừa rõ ràng lại vừa bình đẳng.

Ngoài ra tài sản của ai thì người đó có quyền định đoạt không thể lấy lý do lợi ích chung (mà thực chất rất có thể là lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân) để trưng mua hay trưng dụng nếu họ không đồng ý.


14. Điều 58: trong kiến nghị ngày 10/1, tôi đề nghị đất đai phải đa sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân để tránh lợi dụng để thu hồi trái phép, gây oan sai, nay tôi vẫn giữ quan điểm này.

Còn nếu đất đai là sở hữu toàn dân như dự thảo thì cũng cần bỏ đoạn nói thu hồi đất với lý do “lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội”, vì quy định này tạo điều kiện để thu hồi đất không kiểm soát được, tạo điều kiện cho tham nhũng. Hiến Pháp 1992 không quy định việc này mà khiếu kiện đất đai rất phức tạp không giải quyết nổi, nay quy định này chẳng khác nào tạo thêm oan sai và mất trật tự an ninh xã hội. Đây là bước thụt lùi nữa của dự thảo.

Một điều đặc biệt đáng lo ngại là điều 58 quy định Nhà Nước thu hồi đất với lý do “lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội”, điều 70 lại quy định Lực Lượng Vũ Trang tuyệt đối trung thành với Đảng CSVN, bảo vệ Đảng CSVN trong khi đó điều 71 dự thảo Luật Đất đai quy định người bị thu hồi đất sẽ bị cưỡng chế nếu không giao đất. Từ những quy định này có thể dự đoán được tình hình khiếu nại, kiện cáo và biểu tình liên quan đến đất đai sẽ phức tạp và nhiều hơn hiện nay.

Cũng từ những quy định như vậy thì quân đội cũng có thể được sử dụng cho mục đích cưỡng chế thu hồi đất, đàn áp người biểu tình (xem phần gạch dưới sau đây).


15. Điều 70: dự thảo viết: “Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.”

Điều 70 dự thảo lại một lần nữa là bước đi thụt lùi khi quy định Lực Lượng Vũ Trang “tuyệt đối trung thành với Đảng CSVN”, “bảo vệ đảng” mà Hiến Pháp 1992 không hề có. Đó là chưa nói Lực Lượng Vũ Trang tuyệt đối trung thành và bảo vệ theo thứ tự: đảng CSVN, nhà nước rồi mới đến nhân dân như vậy là đảng, nhà nước đứng trên Tổ quốc, nhân dân cũng không thể chấp nhận.

Lực Lượng Vũ Trang là của nhân dân vì vậy chỉ tuyệt đối trung thành và bảo vệ Tổ quốc và nhân dân, không lý do gì lại đi tuyệt đối trung thành và bảo vệ 1 tổ chức chính trị là đảng CSVN. Đảng CSVN, Nhà Nước Việt Nam sinh ra cũng để phục vụ và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân vì vậy Tổ quốc và nhân dân là đối tượng duy nhất mà Lực Lượng Vũ Trang phải tuyệt đối trung thành và bảo vệ. Đảng CSVN và Nhà Nước chỉ được bảo vệ khi việc bảo vệ đó phù hợp với lợi ích Tổ quốc, lợi ích nhân dân.

Đề nghị sửa điều 70 như sau: “Lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc Nhà Nướclập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.”


16. Để đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân làm chủ và giám sát quyền lực đồng thời khắc phục tình trạng bưng bít thông tin và không tôn trọng ý kiến nhân dân như hiện nay, hạn chế tham nhũng, nâng cao năng lực của nền kinh tế đề nghị bổ sung thêm 1 số điều như sau:

- Bổ sung Chương I:

“Điều… Khi công dân yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến họ hoặc liên quan đến tình hình chung của cộng đồng, quốc gia thì cơ quan Nhà nước phải cung cấp;những trường hợp phải cung cấp thông tin và thời hạn do luật định, nhưng không quá 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.”

“Điều… Khi công dân kiến nghị (đối với vấn đề cụ thể), cơ quan Nhà nước liên quan phải trả lời trong thời hạn do luật định nhưng không quá 30 ngày kể từ khi nhận được kiến nghị.”

“Điều … Nhà nước có trách nhiệm tổ chức trưng cầu ý dân khi có đề nghị của Chủ tịch nước hoặc yêu cầu của từ ….. nghìn cử tri trở lên hoặc có từ 1/3 tổng số ĐBQH hoặc đề nghị của 1/3 số HĐND cấp tỉnh trở lên.”

- Bổ sung Chương III:

“Điều … Các doanh nghiệp Nhà nước chỉ kinh doanh các lĩnh vực mà tư nhân không thể làm hoặc vì lý do quốc phòng, an ninh” (có danh mục kèm theo).


Khánh Hòa, ngày 15/02/2013
Người kiến nghị
(Đã ký và gửi đến Ủy ban dự thảo)
Hồ Quang Huy


Khách gửi hôm Thứ Ba, 12/03/2013
Hồ Quang Huy



XEM THÊM


(vừa cập nhật) LỜI TUYÊN BỐ CỦA CÁC CÔNG DÂN TỰ DO & DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN. ( Xin cùng lên tiếng nói bằng cách đăng ký tham gia ký tên theo địa chỉ email: tuyenbocongdantudo@gmail.com ) ----- Cộng đồng mạng mạnh mẽ ủng hộ ký giả Nguyễn Đắc Kiên
ĐÃ KÝ, #1519   
1.3.13 http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/loi-tuyen-bo-cua-cac-cong-dan-tu-do.htm l

Thứ ba, ngày 12 tháng ba năm 2013 Tiếng kêu của con cừu trẻ hèn nhát. Tâm sự của một bạn trẻ thế hệ 9x, người tham gia Tuyên bố của Công dân Tự Do. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/tieng-keu-cua-con-cuu-tre-hen-nhat-tam.html

Thứ ba, ngày 12 tháng ba năm 2013 Vài gợi ý cách trả lời cho màn hề tốn cả trăm tỷ tiền thuế người dân: "Tài liệu hướng dẫn dân “Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp”. Toàn dân hãy tỉnh táo khi nhận được phiếu Lấy ý kiến về dự thảo này. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/vai-goi-y-cach-tra-loi-cho-man-he-ton.html

Thứ ba, ngày 12 tháng ba năm 2013 Hãy ký đề nghị Điều 4 Hiến Pháp hoặc không được xếp Hộ nghèo! http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/hay-ky-e-nghi-ieu-4-hien-phap-hoac.html

Thứ hai, ngày 11 tháng ba năm 2013 Các nhà thờ trong Tổng Giáo Phận Sài Gòn phổ biến bản Nhận định và góp ý Hiến Pháp của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/cac-nha-tho-trong-tong-giao-phan-sai.html

Chủ nhật, ngày 10 tháng ba năm 2013 Tâm sự của một công dân 8X ở nước Việt Nam, Nguyễn Huỳnh Vân Vy, người đã ký tên vào bản Kiến nghị 72 và Lời kêu gọi công dân tự do. “Có ông vua nào ngồi yên và chấp thuận một tờ sớ yêu cầu thoái vị?” http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/tam-su-cua-mot-cong-dan-8x-o-nuoc-viet.html

Chủ nhật, ngày 10 tháng ba năm 2013 Phản hồi của trang Bauxite tới tờ báo Đại đoàn Kết (cánh tay nối dài của bọn An Ninh) . Cáo bạch của trang Bauxite Việt Nam về bài báo ngày 9 tháng 3 năm 2013 của báo Đại Đoàn Kết ----- Lòng yêu nước không phải là bằng cấp nên không thể mạo danh và gian lận, thưa ông Đinh Đức Lập. ----- Hình ảnh người dân hưởng ứng Kiến nghị 7 điểm tại một nơi ở Hà Tĩnh. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/phan-hoi-cua-trang-bauxite-toi-to-bao.html

Chủ nhật, ngày 10 tháng ba năm 2013 Đề nghị của bộ CA "còn đảng còn mình" :-) Những chữ ký trong góp ý Hiến pháp 'là ngụy tạo'? http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/nhung-chu-ky-trong-gop-y-hien-phap-la.html

Thứ bảy, ngày 09 tháng ba năm 2013 Sài Gòn: Cẩm nang Hiếp dâm HP vị thành niên ----- Nhà cầm quyền đang ép dân ký đồng ý bản dự thảo Hiến Pháp 1992 http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/sai-gon-nha-cam-quyen-ang-ep-dan-ky-ong.html

Thứ sáu, ngày 08 tháng ba năm 2013 Lời kêu gọi của Khối 8406: Đấu tranh đòi Nhà cầm quyền cộng sản phải tổ chức tại Việt Nam một cuộc Trưng Cầu Dân Ý có quốc tế giám sát, với nội dung: Việt Nam nên hay không nên thiết lập một chế độ chính trị dân chủ đa đảng? http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/loi-keu-goi-cua-khoi-8406-au-tranh-oi.html

Thứ sáu, ngày 08 tháng ba năm 2013 Lời kêu gọi của Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Tuý đòi nhà cầm quyền trưng cầu dân ý: Xây dựng một Hiến Pháp Tự Do http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/loi-keu-goi-cua-phat-giao-hoa-hao-thuan.html

Thứ năm, ngày 07 tháng ba năm 2013 Trò bịp bợm của Đảng bị người dân lật tẩy. Lấy ý kiến mà kiểu vừa đang lấy vừa đe thế, hỏi có khách quan không? Đúng hết thì còn lấy ý kiến làm gì? (Người Buôn Gió) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/tro-bip-bom-cua-ang-bi-nguoi-dan-lat.html

Thứ tư, ngày 06 tháng ba năm 2013 Chế độ CS độc tài quân phiệt đang giở trò lừa đảo bịp bợm người dân. ( Bài: Khi độc tài dẫn tới quân phiệt ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/che-o-cs-oc-tai-quan-phiet-ang-gio-tro.html

Thứ ba, ngày 05 tháng ba năm 2013 Dân đâu có bầu cho Trọng Lú? Vậy tổng bí thư Trọng Lú lấy tư cách gì để đòi lãnh đạo toàn dân? Đúng là Lú y như tên hề Hoàng Hữu Phước. ( Bài: Tổng thống Licoln và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/dan-au-co-bau-cho-trong-lu-vay-tong-bi.html

Thứ hai, ngày 04 tháng ba năm 2013 Dự thảo sửa đổi HP 1992: Nó cứ thế nào ấy! Cần phải nhận rõ những bản chất lưu manh, lừa bịp xảo quyệt và đê hèn của Đảng. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/du-thao-sua-oi-hp-1992-no-cu-nao-ay-can.html

Thứ hai, ngày 04 tháng ba năm 2013 Bs Nguyễn Xuân Ngãi: Phong trào Con Đường Việt Nam tuyên bố yêu cầu đảm bảo Quyền Con Người và Quyền Công Dân trong việc góp ý sửa đổi Hiến Pháp http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/bs-nguyen-xuan-ngai-phong-trao-con-uong.html

Thứ bảy, ngày 02 tháng ba năm 2013 Chết đảng rồi đảng ơi... Đảng yếu nên sợ hãi đa nguyên đa đảng. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/chet-ang-roi-ang-oi-ang-yeu-nen-so-hai.html

Thứ sáu, ngày 01 tháng ba năm 2013 Nguyễn Chí Đức: Thư góp ý cho bản hiến pháp 1992 theo tinh thần chủ nghĩa dân tộc http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/03/nguyen-chi-uc-thu-gop-y-cho-ban-hien.html

Thứ tư, ngày 27 tháng hai năm 2013 Con Vẹt giáo điều Trọng "lú" trả thù những người dám nói lên sự thật. Đó chính là 1 trong những quyền tự do mà đảng cộng sản Việt Nam ban bố cho người dân . ( Phó phòng, biên tập viên trang báo mạng Gia đình & Xã hội bị thôi việc vì phản đối TBT Trọng. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên: Tôi không bất ngờ khi bị thôi việc ) ------ Trọng ơi là Trọng ! Nhục quá Trọng ơi ! Bài viết khiến nhà báo có lương tâm Nguyễn Đắc Kiên bị thôi việc: Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng ----- XEM THÊM: Bài thơ bởi vì tôi khao khát Tự do ( Nguyễn Đắc Kiên tặng những người biểu tình ngày 09/12/2012)  http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/02/con-vet-giao-ieu-trong-lu-tra-thu-nhung.html

Thứ tư, ngày 27 tháng hai năm 2013 Đồng chí Trọng "Lú" lại nói dóc ( TBT Trọng nói về sửa đổi Hiến pháp ) ----- Nhà báo Võ Văn Tạo: Giữ Điều 4 mới chính là suy thoái đạo đức, thưa ông Tổng Bí thư! http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/02/ong-chi-trong-lu-lai-noi-doc-tbt-trong.html

Thứ tư, ngày 27 tháng hai năm 2013 (Cập nhật) KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 & DANH SÁCH NGƯỜI KÝ ----- Tài liệu để tham khảo, thảo luận: DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/02/cap-nhat-kien-nghi-ve-sua-oi-hien-phap.html 
     




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét