Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Thủ phạm gây ra khan hiếm vàng - Bình Ruồi. Người dân phải xếp hàng để mua vàng ở SJC / XEM THÊM : Bong bóng bất động sản VN sắp vỡ?


Thứ tư, ngày 03 tháng mười năm 2012

THỦ PHẠM GÂY RA KHAN HIẾM VÀNG - BÌNH RUỒI!


Nhìn thiên hạ phải xếp hàng để mua vàng SJC và các công ty phải 'lo lót' cho Lê Hùng Dũng và Đỗ Minh Hiển để được 'đóng dấu' cái chữ SJC vào vàng miếng của mình và giá vàng phi mã ngoài thị trường đến nay đã cao hơn thế giớ đến 3 triệu đồng/lượng thì mới thấy tội ác của Bình ruồi và đồng bọn gây ra cho đất nước!

Cái cảnh xếp hàng mua vàng này đã chấm dứt mấy chục năm nay, kể từ khi Việt Nam cho phép tự do kinh doanh vàng và nhiều thương hiệu vàng miếng có uy tín đã được xây dựng lên từ hàng chục năm qua... Vậy mà chỉ trong một sớm một chiều khi Thống đốc Bình lên ngôi đã cùng với các bố già 'đẻ' ra cái chính sách với cái tên mỹ miều 'thương hiệu vàng Quốc gia SJC' mà thực chất là để che dấu một kế hoạch  ăn cướp của các doanh nghiệp kinh doanh vàng và của nhân dân nên đã đẩy thị trường vàng vào tình trạng hiện nay.


   1 Triệu lượng vàng bán khống!    Mỗi ngày Lê Hùng Dũng bỏ túi bao nhiêu?  


Xuất phát vì động cơ muốn kiếm lời qua đêm bằng cách bán khống của bố già Kiên mà Bình ruồi cùng đồng bọn' tính nhẩm' tưởng rằng sẽ thu được cả tỷ đô la nên chúng đã 'bịa' ra cái chính sách 'Thương hiệu Quốc gia'! Nhưng Trời đã trừng trị kẻ ác với nhân dân nên bố già Kiên đã chết vì 'vàng'! Chết vì chính cái chính sách do y đã 'mua' Bình ruồi và Chính Phủ của y tá đẻ ra! Nếu không có vụ bán khống hơn 1 triệu lượng vàng làm thiệt hại mười mấy ngàn tỷ thì có lẽ Kiên đã không đến nỗi phải ngồi trong ngục thất bây giờ! Nhưng đồng bọn của y như Bình ruồi, Lê Hùng Dũng và Đỗ Minh Phú thì vẫn còn nhởn nhơ bên ngoài tiếp tục 'thu tô' và gây bao tội ác với nền kinh tế, với nhân dân.

Trong khi niềm tin của nhân dân vào ngân hàng giảm sút, đặc biệt người ta đã mất lòng tin trầm trọng vào các chính sách của Chính Phủ, do vậy nhu cầu trữ vàng tăng vọt! Chính Phủ ba Dũng và Thống đốc Bình dù có nói trời, nói biển gì về những 'thành quả' để nguỵ biệncho sự yếu kém trong điều hành nền kinh tế đất nước, thì thị trường vàng nhảy múa hiện nay cùng với nỗi lo sợ của người dân 'ra sức gom vàng cất dấu' hiện nay là bằng chứng sống của sự chi phối bởi các nhóm lũng đoạn nền kinh tế của đất nước đã kéo Việt Nam ngược lại vài chục năm về trước!

Tội ác này liệu chính phủ củ Y tá và Bình ruồi trả lời thế nào với nhân dân?

Trần Hưng Quốc - Quan làm báo


Xếp hàng mua vàng ở SJC


Tính đến 2-10, SJC đã gần hoàn thành 45.000 lượng vàng SJC dập lại trong số 350.000 lượng hạn ngạch để đưa ra thị trường.


Ngày 19-9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) triển khai gia công hơn 350.000 lượng vàng với hy vọng kéo giảm giá vàng trong nước.

  Thống đốc Bình - con sĩ bị thí!   'Phân ruồi' xin 'bám càng' Vua đi Apec     Tổng hợp về Thống đốc Bình       Cấp phát' Doping liều mạnh cho các Bố già      Hệ lụy từ độc quyền vàng miếng SJC   Thống đốc nhận bao nhiêu đô la?     Thống đốc quên 'Câu hỏi chất vấn'  Cắt 'CU' Q.Chánh thanh tra NHNN     Nợ xấu & Hàm răng    Thống đốc Nguyễn Văn Bình?      TĐ Nguyễn Văn Bình - Con cờ thí?      Mảng tối đằng sau đổi vàng SJC        Bố già Nguyễn Đức Kiên    20 TỶ USD CHO THÂU TÓM ĐỢT 1   Đằng sau tái cấu trúc 9 NH

Tại thời điểm đó, mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới là hơn 2 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, đến ngày hôm qua, khoảng cách đã là 3 triệu đồng/lượng. Trước đó, vào đầu tháng 9, NHNN tung ra 48.000 lượng vàng SJC, trong đó có vàng miếng cong vênh, vàng chuyển đổi. Và tại thời điểm này chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ dưới 2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước tuy đang tựa lưng vào giá vàng thế giới nhưng vẫn không thoát khỏi những tác động từ yếu tố trong nước. Cụ thể, sức cầu của vàng quá lớn mà nguồn cung như mưa nhỏ giọt. Bên cạnh đó, những biến động tình hình tài chính thời gian qua khiến người dân muốn giữ vàng kỹ hơn. Thành ra vàng SJC ra tới đâu thị trường như “ngốn” hết tới đó. Đó là chưa kể, bản thân một số ngân hàng hiện nay cũng phải mua vàng vào để cân bằng trạng thái.


Bao bì cũ hay mới giá cũng tương đương


Tại SJC, vào giữa buổi sáng và đầu phiên giao dịch buổi chiều 2-10 đã tái diễn cảnh người dân xếp hàng để mua và bán vàng. Theo ông Nguyễn Công Tường, Phó phòng Kinh doanh SJC, giá vàng thị trường ngày hôm qua có cả lực mua và lực bán nhưng số lượng mua gần gấp đôi so với số lượng bán.

Không chỉ xếp hàng mua, nhiều khách hàng ùn ùn kéo đến SJC để đổi vỏ bao bì cũ lấy bao bì mới. Ông Tường cho hay sau khi thị trường xuất hiện vàng nhái SJC, nhiều người đã lo lắng mang vàng tới đây đổi vỏ bao bì. “Để phục vụ nhu cầu của người dân, chúng tôi đã đem máy móc thiết bị đến ngay trụ sở để dập bao bì và kiểm định cho khách hàng. Quá trình đổi bao bì được dập bằng máy và kiểm tra nên khách hàng cảm thấy yên tâm hơn” - ông nói thêm.

Theo ông Tường, vỏ bao bì cũ hay mới thì giá cả mua bán cũng như nhau, chủ yếu là do tâm lý của khách hàng. Trong ngày hôm qua, người dân xếp hàng chủ yếu là đổi vỏ bao bì mới và khách hàng đến để bán vàng miếng cong vênh, móp méo, nhỏ lẻ. “Vẫn còn một số khách hàng đến bán vàng miếng cong vênh, móp méo nên khi mua chúng tôi phải cắt vỏ để kiểm tra. Việc thay bao bì chỉ mất 5.000 đồng nhưng dập lại vàng cong, vênh mất 50.000 đồng/lượng” - ông Tường cho biết.

Ngoài ra, ông Tường còn khẳng định tổng số lượng vàng nhái SJC đến nay cũng chỉ có 80 lượng.

Lúc 17 giờ ngày 2-10, giá vàng miếng SJC mua vào 47,55 triệu đồng/lượng, bán ra 47,85 triệu đồng/lượng, tăng hơn 400.000 đồng/lượng. Hiện giá vàng trong nước đắt hơn giá vàng thế giới trên 3 triệu đồng/lượng.


Người dân nên bình tĩnh


NHNN đang tiếp tục theo dõi sát diễn biến của thị trường vàng và áp dụng các biện pháp thích hợp để thị trường dần đi vào ổn định. NHNN cũng khuyến cáo người dân cần bình tĩnh khi mua bán trên thị trường để tránh những thiệt hại không đáng có.

Ông LÊ MINH HƯNG, Phó Thống đốc NHNN


Đã hoàn thành gần 45.000 lượng vàng


Trong số 350.000 lượng vàng, tính đến 2-10, SJC đã gần hoàn thành 45.000 lượng đưa ra thị trường. Quá trình thực hiện hơi chậm vì việc kiểm định chất lượng vàng phi SJC mất nhiều thời gian. Công ty SJC đang tích cực tăng ca, tăng nhân sự để sớm hoàn thành số vàng trên ra thị trường.

Ông NGUYỄN HOÀNG MINH, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM

Theo Yên Trang -PLTPHCM

TOP HOT LINKSQUAN LÀM BÁO
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng   2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình   4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam   5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng   6.Hot Links vềTổng cục 2   7.Hot Links vềNội các Chính Phủ   8.Hot Links vềchủ quyền   9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng  10.HOT Links vềVinaline  11.Hot LinksVikileaks  12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng   13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái   15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng?   16. Các vụ án Ngân hàng khác  17. Đấu tranh cho nền dân chủ    18. Thơ văn   

TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO

HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK   HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA   HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK  HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ  NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK


at 09:53
http://quanlambao.blogspot.com/2012/10/thu-pham-gay-ra-khan-hiem-vang-binh-ruoi.html

_________________________


Bong bóng bất động sản VN sắp vỡ?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-10-04


Tồn kho bất động sản ở Hà Nội và TP.HCM hiện lên tới 60.000 căn làm chôn vốn ngân hàng hàng trăm ngàn tỷ đồng.


AFP photo
Tòa nhà Parkson Hà Nội


Ngày 2/10 tờ báo điện tử chính thức của Bộ Công thương cảnh báo bong bóng bất động sản sẽ nổ trong tương lai gần. Nam Nguyên phỏng vấn GSTS Vũ Văn Hóa, phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về vấn đề này. Trước hết Giáo sư nhận định:

GSTS Vũ Văn Hóa: Khả năng vỡ bong bóng bất động sản thì không phải là gần đây mà từ mấy năm nay đã có chiều hướng giá xuống rất thấp. Trước đây khi người ta bắt đầu đầu tư vào thì giá lên rất cao, cho nên đầu tư vào đây rất lớn. Đến bây giờ rõ ràng là không tiêu thụ được và rất nhiều nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chạy sang lãnh vực khác và số vốn chôn vào bất động sản là rất lớn. Trong khi đó các ngân hàng ở Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, đương nhiên khả năng để nó vỡ ngay lập tức thì chưa phải nhưng dần dần nó sẽ tới. Tôi cho rằng đó là nhận định đúng của tờ báo này.

Tồn kho bất động sản



Nam Nguyên: Tồn kho bất động sản từ 60.000 căn hiện nay sẽ lên tới 100.000 căn vào năm tới và hầu hết các dự án này đều là vốn vay ngân hàng. Vậy để cứu bong bóng bất động sản khỏi vỡ phải cần những giải pháp như thế nào?

GSTS Vũ Văn Hóa: Giải pháp quan trọng nhất bây giờ là phải cho nó về giá trị đích thực của nó. Bởi vì thực ra không phải người dân Việt nam không cần những bất động sản đó, ví dụ nhà ở đất đai nhu cầu vẫn còn rất lớn. Nhưng người ta đã nâng giá lên gấp nhiều lần thu nhập hiện tại, cho nên không có ai với tới mức giá đó được cả. Bây giờ nếu muốn giải được vấn đề này thì việc đầu tiên theo tôi, là phải trả lại cái giá trị đích thực của nó. Đương nhiên các nhà đầu tư ai cũng phải cần có lợi nhuận, nhưng mức lợi nhuận như thế nào đó phải phù hợp với lợi nhuận bình quân của xã hội. Còn nếu nó vượt quá xa thì rõ ràng nó không thể được những người mua chấp nhận.

Thứ hai nữa, bây giờ các ngân hàng đầu tư rất nhiều vào lãnh vực này. Bản thân ngân hàng cũng không phải có vốn tự có mà đều là vốn huy động từ các nguồn ở trong xã hội. Bây giờ vấn đề đặt ra là làm thế nào  giải tỏa nó được một cách từ từ và những việc thoái vốn từ các lĩnh vực khác, kể cả ngân hàng ra khỏi bất động sản, cũng không được làm ngay. Chứ nếu làm ngay thì tôi cho rằng bong bóng đó sẽ vỡ tức thời.

Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, người ta nói là do đầu tư bất động sản chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên cứ một ngày trôi qua, mỗi dự án mất số tiền tương đương một căn hộ để trả lãi vay. Tình hình này quả thực rất nguy hiểm nếu cứ tồn kho tiếp tục như thế này?

GSTS Vũ Văn Hóa: Điều này là đúng! Mỗi ngày mất một căn hộ tôi cho là ít, với dự án lớn mất vài căn hộ mỗi ngày chứ không phải chỉ một căn hộ. Bởi vì hiện nay có tình trạng rất nhiều nhà đầu tư phải trốn chạy vấn đề này, tức là giải tỏa bằng mọi cách. Có dự án hạ giá tới 10%-15% thậm chí tới 20%, hoặc có những dự án xa trung tâm hạ giá tới 30% nhưng người mua vẫn không hào hứng lắm.

Thứ hai nữa có rất nhiều dự án vẫn còn trên giấy nhưng đã thu tiền của người ta rồi, cho nên người ta rất nghi ngờ vấn đề này. Chúng tôi cho rằng việc mất giá và việc phải trả lãi vay ngân hàng lớn thì các nhà đầu tư phải trả giá cho sự tính toán sai lầm của mình trong thời gian vừa qua.

Dự trữ ngân sách hạn hẹp



Nhà cao tầng tại Hà Nội. RFA photo


Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, đã có sự tiên đoán là nền kinh tế đang khó khăn, chính phủ không có khả năng tiếp cứu bong bóng bất động sản. Ngay cả các ngân hàng họ cũng kẹt ở trong đó không thể tự cứu chính mình. Phải chăng đây là một tình hình đáng lo ngại?

GSTS Vũ Văn Hóa: Đương nhiên rất đáng lo ngại. Chính phủ thì mặc dù có nguồn vốn lớn, nhưng dự trữ ngân sách của Việt Nam rất hạn hẹp với thu nhập quốc dân bình thường một năm chỉ trên dưới 120 tỷ USD mà còn đầu tư vào rất nhiều thứ. Dự trữ quốc gia không phải nhiều, cho nên để có một nguồn vốn lớn nhằm giải cứu các dự án bất động sản thì tôi cho rằng không có khả năng. Nếu mà lạm phát ra để chi cho vấn đề này thì nó sẽ làm cho tình trạng lạm phát tái diễn càng khó khăn hơn. Cho nên các chủ đầu tư phải tự bươn chải. Tôi nghĩ là đã đến lúc rất nhiều doanh nghiệp phải tự phá sản, điều này là đương nhiên trong một nền kinh tế thị trường.

Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, những năm trước xảy ra vỡ bong bóng chứng khoán, chỉ số VN-INDEX đang từ 800 điểm xuống dưới 400 và xuống tận đáy vài năm trước và hiện nay là bong bóng bất động sản. Vậy thì đã có những sai lầm gì trong những năm trước hay không?


GSTS Vũ Văn Hóa: Thị trường chứng khoán Việt Nam thì đó là bài học ban đầu, đây là sự trả giá thôi. Thế còn việc sai lầm trong đầu tư bất động sản này tôi cho rằng nó đã có rất nhiều bài học không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã có. Nhưng ở Việt Nam thì một số chủ đầu tư đã không học những kinh nghiệm đó, mà người ta theo phương án chụp giật càng nhanh càng tốt và điều này dẫn đến sai lầm. Những người đầu tư bất động sản trước đây có lãi bao nhiêu thì bây giờ phải trả giá bấy nhiêu. Bởi vì người ta không lấy lãi đó để đầu tư sang ngành khác mà lại tiếp tục dấn sâu vào các dự án bất động sản khác. Mà như vậy những khoản lãi những năm trước đây thì nay trả giá cho bây giờ.

Tôi cho rằng việc này có thể làm cho nền kinh tế của chúng tôi gặp khó khăn như tôi đã nói ở trên. Số vốn của ngân hàng tồn đọng ở đấy rất lớn nhưng vì dự án bất động sản không mất đi, mà nó vẫn còn tồn tại hiện diện như vậy thì tôi cho rằng trước sau sẽ vẫn bán được. Tuy vậy việc luân chuyển vốn bị chậm lại và như vậy làm cho nền kinh tế sẽ rất khó khăn trong những năm sắp tới.

Nam Nguyên: Cảm ơn GSTS Vũ Văn Hóa đã trả lời Đài ACTD.

Theo dòng thời sự:


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/real-estate-bubles-vn-wait-explode-nn-10042012143249.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét