Audio Dân biểu Loretta Sanchez trả lời phỏng vấn BBC: 'Làm sao tin được chính phủ thất hứa
'
Dân biểu Loretta Sanchez với người Việt
Audio: http://yourlisten.com/channel/content/16922984/Làm_sao_tin_được_chính_phá»_A?rn=hve45pdcp2ps
Dân biểu Loretta Sanchez, đại diện Địa Hạt 47 của tiểu bang California, Hoa Kỳ nói với BBC tiếng Việt rằng cần phải tiếp tục gây áp lực với Hà Nội để chính phủ Việt Nam phải cải thiện thực trạng nhân quyền.
Trong cuộc phỏng vấn với Nguyễn Hoàng trước dịp bầu cử tại Hoa Kỳ, bà Sanchez cho biết bà đang tiếp tục gây áp lực trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ và các nước khác để gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Các bài liên quan
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Loretta Sanchez, chính khách Mỹ bị từ chối visa nhập cảnh Việt Nam, cũng cho biết về những mong đợi của Việt Tân, một tổ chức được thành lập tại Hoa Kỳ.
BBC: Thưa dân biểu Sanchez, nói tới bầu cử thì không thể không nói tới cử tri. Xét về mối quan tâm tới chính trị, sự khác biệt gì giữa cử tri thế hệ thứ nhất gốc Việt (sang Hoa Kỳ sau Chiến tranh Việt Nam) và thế hệ sau, tức là con cái của họ là gì?
"Tôi thấy thế hệ trẻ người Việt đang có sự chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo và thực hiện khá mạnh mẽ"
Điều thú vị là cộng đồng người Việt, ít nhất là tại Quận Cam, đã thể hiện tính chủ động lớn đặc biệt trong giới trẻ. Chúng ta thấy học sinh và sinh viên đã tích cực đứng ra tổ chức các sự kiện, liên hoan và lễ hội như Tết chẳng hạn. Tôi thấy lớp trẻ người Việt có tiềm năng lãnh đạo rất lớn bởi trong cộng đồng gốc Mỹ Latinh như tôi chẳng hạn thì thường là người có tuổi đứng ra làm việc đó chứ giới trẻ thậm chí chẳng quan tâm. Do đó tôi thấy thế hệ trẻ người Việt đang có sự chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo và thực hiện khá mạnh mẽ. Tôi cũng thấy người cao tuổi hơn thường quan tâm nhiều hơn tới chủ đề nhân quyền hoặc những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Lớp trẻ thì quan tâm tới những việc như là “tôi có được vay tiền để trả học phí hay không, hay tôi có vào được đại học hay không”.
Cá nhân tôi đã làm việc và tiếp xúc với cả hai nhóm, tôi thấy rằng lớp người có tuổi cảm ơn tôi vì đã khơi dậy được thực trạng nhân quyền tại Việt Nam và vì tôi đã lôi cuốn được lớp trẻ quan tâm tới chủ đề này. Do đó chúng tôi làm việc để hướng thế hệ đi trước quan tâm tới chủ đề nội địa tại Hoa Kỳ và thế hệ sau quan tâm tới chủ đề nhân quyền tại Việt Nam và tôi phải làm cả hai việc này cùng lúc. Là ứng viên thì phải đúng đắn với những chủ đề có ảnh hưởng tới cộng đồng thì mới có thể thu lượm được phiếu của họ.
BBC:Việt Nam đang đàm phán với Hoa Kỳ và các nước khác trong quá trình gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Được biết bà đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk và đề nghị ông đảm bảo rằng Việt Nam phải có những thay đổi về nhân quyền trước khi gia nhập hiệp định này? Quan điểm của ông Kirk như thế nào?
Ngoại trưởng Hillary Clinton đã gặp giới lãnh đạo Việt Nam trong đó có Tổng Bí thư và Thủ tướng.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk là một người bạn tốt của tôi. Ông rất vui đã họp bàn với tôi về các vấn đề liên quan tới Việt Nam để có thể mở rộng phạm vi đàm phán và gây sức ép với chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện một số vấn đề về nhân quyền. Nhân viên từ văn phòng tôi và văn phòng ông Kirk làm việc với nhau hàng tuần nhằm đảm bảo khi đàm phán thương mại thì cũng gây áp lực đối với các nước không thực hiện tốt chủ đề nhân quyền trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong các nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất.
"Quan điểm của tôi là không thể tin được những chính phủ không tôn trọng lời hứa của chính họ."
Trong bối cảnh đang trong quá trình đàm phán TPP hiển nhiên có nhu cầu cần phải gây áp lực lớn. Có ai đó phải đứng lên và nói rằng “Quý vị biết không, quý vị muốn ký thỏa thuận mậu dịch song phương, chúng tôi đồng ý. Quí vị từng nói là sẽ nới lỏng về nhân quyền hơn, rồi có làm đâu. Rồi quý vị muốn gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) và bảo chúng tôi rằng sẽ cải thiện nhân quyền, và rồi chẳng làm gì cả. Trên thực tế thực trạng trấn áp còn mạnh tay hơn. Nay quý vị muốn là một đối tác của TPP thì quý vị sẽ nói với chúng tôi điều gì đây. Chúng tôi có thể tin được quý vị không? Thực trạng nhân quyền của quý vị là hết sức tồi tệ. Do đó quan điểm của tôi là không thể tin được những chính phủ không tôn trọng lời hứa của chính họ.
BBC.Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua Bấmhai dự luật kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền. Bà đánh giá khả năng Thượng viện sẽ thông qua các dự luật này như thế nào?
Tiểu sử Dân biểu Loretta Sanchez
- Bắt đầu sự nghiệp Dân biểu Liên Bang năm 1996 và hiện đang phục vụ cử tri trong nhiệm kỳ thứ 8 tại Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ.
- Thành viên Ủy Ban An Ninh Quốc Nội và là Tiểu Ban về Biên Giới, Hàng Hải và Chống Khủng Bố Toàn Cầu và mối đe dọa về an ninh không gian mạng.
- Thành viên Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện đảm nhiệm vai trò thành viên cao cấp của Tiểu Ban Quân Sự Chiến Lược Hạ Viện Hoa Kỳ.
- Đồng Chủ Tịch Nhóm Nhân Quyền Việt Nam.
- Tốt nghiệp cử nhân Đại Học Chapman University và MBA ngành Quản Trị Kinh Doanh, Đại Học American University.
Trước đây Thượng Nghị sỹ John McCain (Đảng Cộng hòa) và Thượng Nghị sỹ John Kerry (Đảng Dân chủ), cản việc bỏ phiếu thông qua dự luật này. Trong một hai năm qua chúng tôi thấy Thượng Nghị sỹ Kerry có vẻ cởi mở hơn và cân nhắc xem có thể bỏ phiếu cho dự luật này được không. Chúng tôi sẽ nói chuyện với Thượng Nghị sỹ McCain xem sao. Sẽ có khó khăn nhưng chúng tôi đang đạt được những tiến bộ. Đây là lần thứ ba Hạ viện đã thông qua và lần này với số phiếu ủng hộ lớn và chúng tôi sẽ cố gắng để Thượng viện thông qua. Chúng tôi tiếp tục phải gây áp lực.
Tại sao chúng tôi phải làm như vậy. Đó là vì khi tôi gặp Hòa Thượng Thích Quảng Độ lần đầu tiên vào năm 1998, ông nói với tôi rằng chúng tôi cần tiếp tục công việc của mình, tiếp tục phải gõ cửa bởi vì việc làm của chúng tôi gây ảnh hưởng tới chính phủ nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng tới những người tranh đấu bên trong Việt Nam. Hòa Thượng Thích Quảng Độ nói rằng nếu người trong nước biết chúng tôi đấu tranh cho họ thì họ sẽ có thêm lòng can đảm để có thể làm những gì cần làm: Đó là đứng lên và nói ra những điều người ta phải lắng nghe.
BBC. Bà vừa nói về áp lực từ bên ngoài, khi bà nói chuyện với đảng viên Việt Tân, bà thấy họ mong đợi điều gì cụ thể?
"Tôi nghĩ là Việt Tân và những người khác mong muốn thấy cái gì đó theo dạng như Mùa Xuân Ả rập, nhưng tôi cho là không kiểu như bạo động. "
Tôi nghĩ là Việt Tân và những người khác mong muốn thấy cái gì đó theo dạng như Mùa Xuân Ả rập. Tôi cho là không phải kiểu như bạo động đâu. Nhưng tôi nghĩ rằng họ muốn chính phủ Việt Nam hiểu rằng người dân nay có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và rằng người dân sẵn lòng đứng lên và thách thức. Tôi nghĩ điều họ muốn là ép chính phủ Việt Nam đi tới tự do báo chí hơn chứ không thể chỉ có nhà nước kiểm soát báo chí.
Tại sao báo Việt Nam lại có thể lưu hành ở Quận Cam mà người Mỹ gốc Việt trong hạt bầu cử của tôi không thể phát hành báo ở Việt Nam, đường đi phải là đường hai chiều chứ. Tôi nghĩ khi nói chuyện với một số thành viên của Đảng Việt Tân thì họ muốn thấy như vậy, tức là Việt Nam có tự do báo chí hơn, một xã hội được cởi mở hơn, và họ muốn thấy Việt Nam có hệ thống đa đảng.
BBC:Được biết bà lập ra ban cố vấn cho bà tại Quận Cam về chương trình trao đổi giáo dục với Việt Nam?
Hoa Kỳ có chương trình nhận sinh viên với Việt Nam.
Cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và cựu Lãnh đạo Đảng Dân Chủ tại Hạ Viện Steny Hoyer bổ nhiệm tôi vào Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), kể như chương trình để chúng tôi từng đưa sinh viên Việt Nam sang học tập nghiên cứu tại các trường đại học tại Hoa Kỳ. Chúng tôi muốn xem chúng tôi sẽ làm thế nào để duy trì chương trình này. Tôi lập ra ban cố vấn là người Mỹ gốc Việt để trợ giúp tôi trong nỗ lực này. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng người có cơ hội sang học tập tại Hoa Kỳ không chỉ là con cái các quan chứng chính phủ Việt Nam, chúng tôi muốn thấy quá trình xét duyệt được minh bạch và cởi mở hơn và nếu chúng tôi đáp ứng được tiêu chí đó thì mới có thể triển khai tiếp tục được.
BBC:Bà có nghĩ rằng sẽ có ngày một người Mỹ gốc Việt trở thành đại diện cho hạt cử tri bà đang nắm?
Trước hết tôi động viên người tham gia vào tiến trình chính trị. Chúng tôi làm việc với khá nhiều người ứng viên gốc Việt muốn được bầu vào các vị trí cấp thành phố hay liên bang hay nhà nước. Quí vị cũng biết là tôi ngồi đây mãi thế nào được. Trong cuộc sống có nhiều việc để làm chứ. Chúng tôi cố gắng bồi dưỡng một loạt những người thuộc sắc tộc khác nhau.
Tôi hy vọng là một ngày nào đó tôi sẽ thấy một người trẻ tuổi mà tôi dẫn dắt một chút về sự nghiệp chính trị trở thành không chỉ là dân biểu cho Quận Cam ở đây mà có thể là nhiều hơn một người nắm giữ vị trí đó tại các nơi khác trên nước Mỹ. Tôi hy vọng sẽ có thêm người gốc Việt làm việc với chúng tôi, ra tranh cử và tất nhiên là được bầu chọn và đó là điều tốt cho người dân.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121027_sanchez_interview.shtml
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét