Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Đã đến lúc không thể ngồi chờ những tên thái thú cấp cho mình cái quyền được yêu nước khi lòng dân đã quyết / Thanh Hóa : Lại “tàu lạ” đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Cứu 9 ngư dân trên tàu cá bị nạn / Một người Việt ở Mỹ sưu tập 80 bản đồ chứng tỏ Trường Sa-Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc nhưng CSVN có dám kiện TQ ra tòa án quốc tế không?



Khi lòng dân đã quyết



Từ cuối năm 2007 đến khoảng giữa năm 2008, tại Sài Gòn và Hà Nội đã xảy ra hàng loạt những vụ công an đánh đập, trấn áp người biểu tình. Công an mặc thường phục, cảnh sát cơ động ngang nhiên bóp cổ, đánh "binh nhì" Nguyễn Tiến Nam đến toét máu miệng khi anh đi biểu tình chống rước đuốc thế vận hội Bắc Kinh. Thời gian ấy Trung Quốc đang tuyên bố thành lập huyện Tam Sa. Và cái cảnh người biểu tình bị chận không cho ra đường lớn, có dây căng, có xe bít bùng chận bắt, đã để lại cảm giác cay đắng trong hồi ức của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa:

Băng rôn người ta đã cướp
Rút túi giương ra trước ngực
“Hoàng Sa, Trường Sa” bé tựa vở học sinh
Trên đường tới đây,
Phải giấu nhẹm như giấu điều tủi nhục

Tuy nhiên, giữa cái không khí đầy căng thẳng, đe doạ đó, một biểu ngữ với dòng chữ “Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo VN...” đã ngạo nghễ treo trên cầu vượt Lạch Tray ở Hải Phòng. Rồi cũng trong cái không khí trấn áp đó, Phạm Thanh Nghiên đã ngồi toạ kháng ngay tại nhà mình với tấm biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam” quấn xung quanh người.

Nếu làng báo VN chỉ lác đác với một số rất ít người như nhà báo Nhất Hùng lặng lẽ bỏ biên chế, lặng lẽ trả thẻ phóng viên vì khao khát được làm một nhà báo chân chính. Sau khi anh mất đi rồi, cho đến thời điểm này các đồng nghiệp của anh cũng chưa có thể có được một không gian để “được nói thật” như anh mong muốn.


Nhưng tại sao các cuộc biểu tình lúc đó dù thưa thớt, dù bị trấn áp một cách dã man vẫn không bị dập tắt? Tôi cho rằng lòng yêu nước sâu thẳm và sự biết ơn đối với những người xả thân vì đất nước là điều mà người Việt chúng ta rất trân trọng. Sống và hành động để đền trả những công ơn đó là một trong những nền tảng đạo đức tốt đẹp nhất của người Việt Nam. Chúng ta thấy rất rõ là những bản án bất công nhằm bịt miệng người yêu nước phủ xuống đầu Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Nguyễn Văn Túc, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Văn Tính, ông Nguyễn Kim Nhàn, ông Nguyễn Mạnh Sơn, sinh viên Ngô Quỳnh, chị Phạm Thanh Nghiên dường như không làm chùn bước chân người khác mà còn ngược lại.

Chỉ bốn năm, sau cái ngày các nhà dân chủ này đi tù vì treo biểu ngữ trên cầu vượt Lạch Tray và Phạm Thanh Nghiên ngồi toạ kháng tại nhà riêng của cô để khẳng định Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, những vụ biểu tình đòi bảo toàn lãnh thổ đã liên tiếp diễn ra không ngừng trên khắp các đường phố Sài Gòn và Hà Nội.

*
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa



Bốn năm trôi đi như gió, những con người đảm lược ngày xưa đang lần lượt trở về từ những trại giam. Có tất cả ba người được thả ra trong tháng chín: ông Nguyễn Văn Túc, ông Phạm Văn Trội và chị Phạm Thanh Nghiên. Nhìn thái độ kiên định của họ, tôi chợt tâm đắc với câu nói của nhà văn James Joyce:“Tôi là ngày mai, hay ngày tương lai nào đó, cho những gì tôi thiết lập ngày hôm nay”. Chính họ, chính những việc làm can đảm của họ, những hy sinh của họ đã góp phần tạo nên những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược không ngừng.

Điều đáng nhớ phải kể đến những câu nói rất chân tình nhưng mạnh mẽ của thân nhân các nhà dân chủ này. Ngay khi Phạm Thanh Nghiên vừa bị kết án tù, mẹ chị - bà Nguyễn thị Lợi - đã bảo với con rằng:“Con cố gắng chấp nhận những sự việc rủi ro, con cứ vui vẻ lên, dũng cảm lên, vì việc này không phải làm riêng cho con mà làm chung cho tất cả dân tộc đồng thời trong đó có gia đình mình”

Một phụ nữ khác, bà Bùi Thị Rề đón chồng về ngày 10 tháng 9 vừa qua, vợ người nông dân hiền lành Nguyễn Văn Túc đã trả lời phóng viên đài Voa:

“…Anh ấy không nhận anh ấy có tội, không ký vào giấy phạt tù 4 năm, và cũng không trả tiền án phí. Anh bảo anh chẳng có tội gì mà phải trả tiền án phí... Sức khỏe của anh thì ốm yếu, nhưng tinh thần thì vững chắc lắm. Bốn năm chồng tôi đi tù chỉ vì dân, vì nước. Mẹ con tôi ở nhà rất tự hào. Chồng tôi vì dân vì nước, chứ không phải ăn trộm, ăn cắp.”

Con ở tù, chồng ở tù mà họ cảm thấy hãnh diện. Nên nhớ họ không thuộc tầng lớp trí thức, họ chỉ là những người dân bình thường, thấp cổ bé miệng, chất phát, hiền lành như lúa như khoai. Xem ra đảng CSVN hết còn điểm tựa. Hẳn chúng ta còn nhớ di ngôn của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ông bảo: “muốn chống được giặc, một nửa phải tựa vào địa hình địa vật, hình sông thể núi, một nửa phải tựa vào lòng dân”. Nghe những điều bà Lợi, bà Rề phát biểu với truyền thông ta biết rằng lòng dân ngày nay không còn chỗ tựa cho đảng Cộng Sản nữa rồi. Cái ngày cáo chung của đảng đang đến gần.

*
Phạm Thanh Nghiên



Phải chăng vì vậy mà bản án dành cho ba blogger: Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải ngày 24 tháng chín vừa qua đã phản ảnh sự hoảng loạn của chế độ. Một bản án đáng xấu hổ bị cả thế giới lên án. ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW – New York) gọi đây là bản án “kinh khủng” ông phát biểu: "Rõ ràng đây là điều kinh khủng, nó đi ngược lại trách nhiệm của chính phủ về quyền con người trong đó có quyền tự do ngôn luận. Nó chỉ rõ là Việt Nam không thực hiện những cam kết về quyền con người theo tiêu chuẩn quốc tế”.

Đây là một bản án đã làm dư luận quốc tế phẫn nộ. Dân biểu Sanchez nói bà rất tức giận vì bản án khắc nghiệt dành cho ba blogger này. Rõ ràng đây là một món quà dâng tặng cho đàn anh Trung Quốc. Chúng ta đã nghe nói nhiều về những chuyện công an đội lốt côn đồ hành hung các nhà dân chủ. Đây là lần đầu tiên, nhà cầm quyền Việt Nam để lộ hành động côn đồ của mình trước dư luận quốc tế.

Điều lạ lùng là dường như lãnh đạo đảng cố tình tự bịt mắt để không nhìn thấy thái độ của các nhà dân chủ vừa được thả. Vừa rời khỏi nhà tù, thái độ vững vàng của ông Phạm Văn Trội, của chị Phạm Thanh Nghiên cho chúng ta một niềm tin rằng hàng ngũ những người yêu nước lại có thêm những nguồn lực mới. Hãy nghe Phạm Thanh Nghiên tâm sự: "Tôi không dám tự hào với ai nhưng tôi tự hào với bản thân rằng trong khoảng thời gian 4 năm tù đày thử thách như thế, tôi đã giữ vững tinh thần. Bây giờ thì tôi càng thấy rằng không có lý do gì để mình không đấu tranh tiếp cả. Thậm chí, nhà tù đã cho tôi một bài học rằng mình càng phải vững bước để tranh đấu và những người vì dân tộc mình mà tranh đấu, những người vì tự do và công bằng mà tranh đấu sẽ không bao giờ thất bại.”
*
Điếu Cày



Bản án dành cho anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần, và anh Phan Thanh Hải cho thấy thái độ bất chấp quốc tế và coi thường người dân một cách trắng trợn của nhà nước Việt Nam. Rõ ràng nhà cầm quyền đang ngạo nghễ thách thức lòng tự trọng của dân tộc. Tôi chợt nhớ câu chuyện bố tôi kể cho tôi ngày còn nhỏ về một viên quan văn ở một nước Tần nước Vệ nào đó, mà chỉ sau này khi lớn lên tôi mới hiểu điều bố tôi muốn chia sẻ với tôi.

Chuyện kể rằng dưới triều đại một vị vua độc tài tàn bạo nọ. Dân tình đang đói khổ và than oán vì chiến tranh, thì nhà vua có ý định đem quân đi đánh một nước láng giềng. Một vị võ tướng đứng ra can ngăn liền bị nhà vua ra lịnh chém đầu ngay lập tức.Các quan trong triều từ trên xuống dưới đều giữ im lặng không một ai dám bày tỏ ý kiến của mình. Một vị quan văn cấp nhỏ liền đứng ra tâu:

- Thưa đại vương, thần xin đem thân này chịu chết để can ngăn đại vương.

Vị vua nổi trận lôi đình quát mắng:

- Nhà ngươi có thấy ta vừa chém đầu viên võ tướng đó chăng ?

Viên quan văn nhỏ nhẹ tâu rằng:

- Muôn tâu đại vương, thần trộm nghĩ cho dẫu đầu thần có rơi xuống đất thì thần cũng cam chịu. Vì cái đầu còn trên cổ thì phải có suy tư, biết phải trái, biết điều đúng sai, nếu không thì có khác gì bùn đất mà phải giữ.

Yêu nước là quyền thiêng liêng của con người. Dân ta ngày nay, bà Nguyễn thị Lợi, bà Bùi thị Rề còn nói được lời của vị quan văn kia. Vậy mà toà án, lãnh đạo Việt Nam vẫn tiếp tục hành xử và coi dân mình như bùn đất. Đã đến lúc không ai có thể ngồi chờ những tên thái thú cấp cho mình cái quyền được yêu nước. Tôi nhớ đến cái án tù 7 năm và những câu thơ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Lịch sử sắp sang trang tôi tin vậy, và tôi biết chắc rằng dân tôi sẽ biết làm gì trong những ngày thử thách trước mặt.

Tổ quốc! Chúng tôi không thể mất Người
dù ai đánh đổi
Dù chính quyền phản bội Dù báo chí mù loà.
Giọt nước mắt chúng tôi nhọn căng viên lửa
Tiếng gào thét tung lên như trái phá

Tổ quốc!
Chúng tôi chết cho Người không chờ ai cấp phép!
Mãi mãi Người là của chúng tôi!

(Ký sự biểu tình ngày 23-12-2007-Nguyễn Xuân Nghĩa)

Nguyệt Quỳnh
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/khi-long-dan-quyet.html#.UG843U3A-up
| 4.10.12


________________


Thanh Hóa : Lại “tàu lạ” đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam :

4/10/2012 11:17

Cứu 9 ngư dân trên tàu cá bị nạn


Tối qua (3/10), lực lượng cứu hộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hoá đã cứu sống 9 ngư dân gặp nạn trên biển. Cơ quan chức năng đang truy bắt 2 chiếc tàu chưa rõ nguồn gốc gây tai nạn rồi bỏ trốn.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết, vào hồi 14 giờ ngày 3/10, tàu cá mang số hiệu TH - 3138TS của ông Lê Như Khanh (trú tại phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá) chở theo 9 ngư dân đang đánh lưới ghẹ đã bị 2 tàu chưa rõ nguồn gốc đâm chìm.

Khu vực tàu TH - 3138TS bị đâm chìm cách đảo Nẹ (huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá) khoảng 40 hải lý về phía Đông Bắc.
Sau khi bị đâm chìm, các ngư dân đã bám vào phao cứu sinh và liên hệ với đất liền chờ ứng cứu.

Nhận được thông tin cấp cứu khẩn cấp từ tàu cá trên, ngay lập tức Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo lực lượng biên phòng ở Hải Đội 2 huy động tàu BC - 051201 ra hiện trường để cứu hộ, cứu nạn các thuyền viên.

Đến 19 giờ, toàn bộ 9 ngư dân trên tàu TH - 3138TS đã được cứu vớt và đang trên đường trở về đất liền.

Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa đang tiếp tục kêu gọi các tàu cá khác tiến hành trục vớt tài sản trên tàu TH - 3138TS cho ngư dân. Tổng giá trị tài sản tàu này lên tới gần 1 tỷ đồng.

Thanh Lê
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/91190/tau-cho-9-ngu-dan-bi-tau-la-dam-chim-tren-bien.html


________________


Thứ sáu, 05/10/2012
Nghe đài

Tin tức / Việt Nam

80 bản đồ chứng tỏ Trường Sa-Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc


In
Email
Ý kiến (236)
Chia sẻ:
Ông Thắng Trần, Chủ tịch Viện văn hóa & giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York (Hoa Kỳ). Ảnh chụp ông Thắng với sách toàn đồ 1933 tại tiệm bán đồ cổ, New York

Tin liên hệ

Trung Quốc mở rộng tuyến du lịch ở Biển Đông
Tranh chấp Biển Ðông: Việt Nam, Đài Loan leo thang cuộc khẩu chiến
Trung Quốc tăng tốc xây thành phố Tam Sa

Hình ảnh/Video

Video

HRW bác tuyên bố của VN về bản án của 3 blogger

CỠ CHỮ
Trà Mi-VOA
01.10.2012

Một người Việt ở Mỹ sưu tập 80 bản đồ Tây phương và 3 sách toàn đồ Trung Hoa cho thấy Trường Sa-Hoàng Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Ông Thắng Trần, Chủ tịch Viện văn hóa & giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York (Hoa Kỳ) nói về bộ sưu tập của ông:

“80 bản đồ này có niên đại từ 1626 tới 1980 thể hiện rất rõ hai điều. Thứ nhất, miền Nam của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam và không đi xuống xa hơn về phía Nam. Thứ hai, một số bản đồ Tây phương có chỉ đường hàng hải Bắc-Nam Châu Á, tất cả đường này đi ngang Hoàng Sa những năm 1800 và 1900 khi vùng biển và đảo ở Indochina do người Pháp quản lý. Sau hiệp định Geneva năm 1954, Pháp trao trả toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam thì tất nhiên Hoàng Sa-Trường Sa nằm trong khu vực trao trả lại cho Việt Nam.”

Ông Thắng cho biết các bản đồ này do ông đích thân tới những nơi bán đồ cổ hoặc lên mạng mua về.
​​
Ông Thắng Trần nói ông bắt đầu có ý định sưu tầm những chứng cứ lịch sử này kể từ nghe tin Tiến sĩ Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, công bố tấm bản đồ Trung Quốc thực hiện dưới thời nhà Thanh xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không bao gồm Hoàng Sa-Trường Sa.

Tấm bản đồ của Tiến sĩ Hồng đã được giao lại cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bảo quản và trưng bày hồi cuối tháng 7 vừa qua.

Ông Thắng Trần đã quyết định gửi tặng toàn bộ 80 bản đồ ông sưu tập được cho Viện phát triển Xã Hội Ðà Nẵng.

Tiến Sĩ Trần Ðức Anh Sơn, Viện Phó Viện phát triển Xã Hội Ðà Nẵng, người đang phụ trách công tác nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa, phát biểu:

“Những phát hiện này của anh Trần Thắng rất quý bởi vì đã giúp cho những người nghiên cứu như chúng tôi có thêm cơ sở khoa học, chứng lý để có thể góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa-Trường Sa và bác bỏ những đòi hỏi vô lý của Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo này.”

Toàn bộ hình ảnh về bộ sưu tập này được chủ nhân lưu lại tại trang web của Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam ở địa chỉ ivce.org.

http://www.voatiengviet.com/content/bo-80-ban-do-suu-tap-chung-to-truong-sa-hoang-sa-khong-thuoc-trung-quoc/1518418.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét