Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm tiến sĩ rởm thay Dương Chí Dũng. Xung quanh tấm bằng của tân Cục trưởng.


Xung quanh tấm bằng của tân Cục trưởng kế nhiệm Dương Chí Dũng

02/10/2012


Cái gọi là bằng thạc sỹ kinh tế mà ông Nguyễn Nhật cho là do ĐH Quốc gia cấp thì chính là sản phẩm liên kết đào tạo giữa ĐH Quốc gia HN với cái gọi là ĐH Irvine (Hoa Kỳ). Liên kết này đã bị Thanh tra Chính phủ kết luận là không có giá trị tại Việt Nam và là sai phạm nghiêm trọng.

Ngay sau khi thông tin về bằng rởm của tân Cục trưởng rộ lên, một loạt các “kiến trúc sư” vội vã nhảy vào bảo vệ “tác phẩm” của mình.

Đồng chí Trần Văn Lâm, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GTVT, khẳng định ông Nguyễn Nhật có trình độ thạc sĩ kinh tế.

Công Công thứ trưởng thì khôn ngoan hơn, tránh nói cụ thể về chuyện bằng cấp mà lái sang “quy trình”, ai cũng biết quy trình bổ nhiệm tại Bộ GTVT là thế nào rồi.

Công Công nói đầy chất lính tẩy: “không quan tâm tới trình độ thạc sĩ hay tiến sĩ của ông Nhật, chỉ riêng việc tốt nghiệp Đại học Hàng hải và có trình độ kỹ sư, ông Nhật đã đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam”.

Thử hỏi trong tờ trình bổ nhiệm ông Nhật mà Vụ TCCB “dâng lên”, nếu không có mớ bằng cấp rườm rà kia dùng để ngụy trang, liệu ông Nhật có ăn được các ứng cử viên khác không?

Đương sự Nguyễn Nhật thì thật thà khoảng 30%. Ông giấu nhẹm cái bằng tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương. Song ông lại rất ranh ma nói rằng bằng thạc sỹ là do ĐH Quốc gia HN cấp.

Cái gọi là bằng thạc sỹ kinh tế mà ông cho là do ĐH Quốc gia cấp thì chính là sản phẩm liên kết đào tạo giữa ĐH Quốc gia HN với cái gọi là ĐH Irvine (Hoa Kỳ). Liên kết này đã bị Thanh tra Chính phủ kết luận là không có giá trị tại Việt Nam và là sai phạm nghiêm trọng. Trong văn bản phản bác kết luận thanh tra CP, chính GSTS Vũ Minh Giang, Giám đốc ĐH Quốc gia, phủ nhận chuyện ĐH Quốc gia cấp bằng thạc sỹ trong chương trình liên kết nói trên. Đây là chiêu lách để ĐH Quốc gia có quyền thu tiền mà không phải tuân thủ các quy định về tuyển sinh đầu vào, về quản lý chất lượng (Luật Giáo dục 2005), cũng là để tiện đổ hết mọi sai phạm cho đối tác Irvine…

Đó là chưa nói tới việc nếu lôi toàn bộ bài tập, bài viết cuối học trình, khóa luận của các học viên đồng môn với ông Nguyễn Nhật và của cả ông Nhật ra xem thì chúng sẽ giống nhau gần 100% bởi tất cả đều do mấy tay chuyên viết thuê tại ĐH Quốc gia làm phục vụ các quan học “từ xa”.

Sự thật là ĐH Irvine là ngôi trường chưa được Cơ quan kiểm định giáo dục Hoa Kỳ công nhận và là một lò cấp bằng rởm. Chính Phó bí thư tỉnh Yên Bái (ông Ngọc) trước đây đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận là bằng thạc sỹ do ĐH Irvine cấp không có giá trị sử dụng tại Việt Nam.

Bằng việc bổ nhiệm ông Nguyễn Nhật làm Cục trưởng thay Dương Chí Dũng, ông Đinh La Thăng lặp lại sai phạm lịch sử: bổ nhiệm một người bị thanh tra kết luận có sai phạm (ông Dương Chí Dũng) rồi lại bổ nhiệm người kế nhiệm có bằng cấp bị thanh tra kết luận là không có giá trị (ông Nguyễn Nhật).

Cầu Nhật Tân
http://caunhattan.net/2012/10/02/xung-quanh-tam-bang-cua-tan-cuc-truong-ke-nhiem-duong-chi-dung/

__________________


Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm tiến sĩ rởm thay Dương Chí Dũng

29/09/2012


Đồng chí Đinh La Thăng vừa ký quyết định bổ nhiệm Tiến sĩ Nguyễn Nhật, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thay cho Dương Chí Dũng đã bị truy nã và bị bắt. Từ nguồn tin trong vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ GTVT, chúng tôi được biết theo hồ sơ lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh và Vụ TCCB Bộ GTVT thì ông Nguyễn Nhật có bằng Thạc sỹ Đại học Irvine và bằng Tiến sĩ Đại học Nam Thái Bình Dương. Cả hai trường Đại học này đều là trường rởm bị báo chí phanh phui suốt mấy năm qua.

Sáng 28/9/2012, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, thay mặt Bộ trưởng GTVT, đã công bố Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Nhật, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thay ông Dương Chí Dũng người đã bị truy nã và bị bị bắt. Theo hồ sơ lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh và Vụ TCCB Bộ GTVT thì ông Nguyễn Nhật có bằng Thạc sỹ Đại học Irvine và bằng Tiến sĩ Đại học Nam Thái Bình Dương. Cả hai trường Đại học này đều là trường rởm (degree-mill) bị báo chí phanh phui suốt mấy năm qua.

Thứ trưởng Công trao quyết định bổ nhiệm cho “Tiến sĩ” Nguyễn Nhật sáng 28/9/2012

.
“Tiến sĩ” Nguyễn Nhật, sinh ngày 01/02/1961, quê quán phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, là Thạc sỹ kinh tế ĐH Irvine, Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương, nguyên ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Tĩnh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh, Đại biểu Quốc hội khóa XII, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội. Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XV, 7/2010, đã bầu ”Tiến sĩ” Nguyễn Nhật giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Bộ trưởng Đinh La Thăng một lần nữa lại “gặp hạn” khi ký bổ nhiệm ông Tiến sĩ rởm thế chỗ của Dương Chí Dũng. Được biết, ”Tiến sĩ” Nguyễn Nhật, ”Tiến sĩ” Võ Kim Cự (Chủ tịch Hà Tĩnh) là những mối làm ăn cũ của Thứ trưởng Nguyễn Văn Công khi ”Công Công” còn làm giám đốc công ty buôn người LOD (xuất khẩu lao động). Trước đây, ông Công chuyên nhờ đường dây này để lừa tuyển thanh niên Hà Tĩnh bán cho các tàu cá nước ngoài làm thuyền viên.

Trích các bước trong Quy trình Bổ nhiệm cán bộ (lãnh đạo Cục, Vụ) của Bộ GTVT:

- Bộ trưởng cho chủ trương bổ nhiệm
- Tờ trình đề nghị bổ nhiệm (Vụ Tổ chức Cán bộ)
- Tiếp nhận yêu cầu và thẩm định việc bổ nhiệm (Lập Hội đồng do Vụ TCCB chủ trì).
- Hội nghị thống nhất ý kiến (Bộ trưởng chủ trì)
- Ra quyết định bổ nhiệm (Vụ TCCB dự thảo, Bộ trưởng ký)

Dư luận đang đặt câu hỏi lớn với ”Tiến sĩ” Nguyễn Nhật:

Trình độ tiếng Anh của ông thuộc hạng “một chữ bẻ đôi không biết” thế mà làm cách nào ông nghiên cứu và bảo vệ được đề tài tiến sĩ bằng tiếng Anh? Mà đó là đề tài gì? Thời gian đào tạo tiến sĩ thông thường là 3-4 năm, bằng cách nào ông chỉ lấy bằng tiến sĩ trong 6 tháng. Trong 6 tháng đó, ông vẫn công tác nguyên vị tại Việt Nam.

Theo quy định của Việt Nam, đối với bằng/chứng chỉ do nước ngoài cấp, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Bộ GD-ĐT phải thẩm định và xác minh bằng văn bản. Vậy, trong bước thẩm định bổ nhiệm “Tiến sĩ” Nguyễn Nhật, Vụ TCCB Bộ GTVT đã làm việc với Bộ GT-ĐT chưa? Hay mặc nhiên Bộ GTVT chấp nhận đào tạo tiến sĩ chỉ cần 6 tháng? Lưu ý là Vụ TCCB được biên chế hẳn một cán bộ chuyên phụ trách công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ.

Cần lưu ý là đồng môn với ông ”Tiến sĩ” Cục trưởng Nguyễn Nhật còn có “Tiến sĩ” Nguyễn Văn Ngọc (Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan doanh nghiệp Trung ương), lấy Bằng Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ trong 6 tháng (thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái) với 17000 USD.

Trong vụ ”Tiến sĩ” Ngọc, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập Đoàn Kiểm tra, xác minh vụ việc, kết luận: “Bằng Tiến sĩ không có giá trị sử dụng… trong nước” và nghiêm khắc phê bình, yêu cầu ông Ngọc “rút kinh nghiệm sâu sắc”. Tiếp đó, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2015), diễn ra từ ngày 22 đến ngày 23-10-2010, ông Nguyễn Văn Ngọc đã không được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, sau đó bị mất chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhưng lại được đá hất lên Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan doanh nghiệp Trung ương.

————————–

Phản ứng của các nhà trí thức với vụ ông Nguyễn Văn Ngọc:

GS -Viện sĩ Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT):

“Cán bộ như thế thì quản được ai, nói ai nghe?

… Nhà nước không yêu cầu công chức, viên chức phải có học hàm, học vị mới được làm lãnh đạo. Nhưng chuyện sính bằng cấp trong xã hội dẫn đến động cơ đổi tiền bạc lấy học hàm, học vị để kiếm địa vị, chức tước đã “mặc định” nhiều năm nay trong xã hội.

Tôi thấy buồn về chuyện cán bộ chủ chốt của địa phương mà lại đi đổi tiền của nhà nước để lấy tấm bằng từ ngôi trường mà không ai xác định rõ danh tính thế nào. Cán bộ, Đảng viên mà làm thế thì quản lý được ai, nói ai nghe. Điều đó thậm chí ảnh hưởng xấu đối với cả thế hệ trẻ.

Để xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT. Bộ phải trực tiếp đứng ra giải quyết những tồn tại trên, phải rà soát lại chất lượng bằng cấp để đánh giá công bằng xem ai là người học thật, ai học giả.

Từ 2001 – 2004, Bộ cũng đã tiến hành rà soát trên cả nước và phát hiện hơn 10.000 trường hợp quan chức có bằng cấp giả. Nhưng không hiểu sao vấn đề này lại chưa được công bố rộng rãi. Do vậy mới lại xuất hiện tình trạng quan chức bỏ tiền ra mua sắm bằng giả về trình cơ quan để được có chức tước…

GS – TS Phạm Tất Dong (Nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương):

“Làm ô danh nhà khoa học chân chính”.

… Sáng nay (29/7/2010- PV), tôi tham dự Hội đồng Phản biện Đề tài Quốc gia về Giáo dục trong kinh tế thị trường và hợp tác quốc tế”. Tại đây, câu chuyện quan chức học Bằng Tiến sĩ tại nước ngoài chỉ trong 6 tháng được đưa ra công khai, đã làm nóng bỏng và gây bức xúc cho tất cả hội trường.

Đây không phải trường hợp đầu tiên, mà nếu kiểm chứng lại sẽ có rất nhiều trường hợp tương tự. Tôi quả quyết tại nhiều cơ quan chính quyền địa phương hiện nay có tới hàng vạn Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sĩ được đào tạo theo “đơn đặt hàng” để khi cầm tấm Bằng trên tay, họ vẫn không thể viết được một câu văn bản rõ ràng.

Tôi cũng cảm thấy xấu hổ vì “tên tuổi” của những Thạc sỹ, Tiến sĩ “dởm” này làm ô danh đội ngũ nhà khoa học chân chính…

Cầu Nhật Tân
http://caunhattan.net/2012/09/29/chuyen-dong-troi-moi-cua-ong-dinh-la-thang/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét