Lực lượng chức năng ra quân "tìm" mũ bảo hiểm rởm. Ảnh: Đặng Tiến
Đội mũ bảo hiểm rởm: Trách nhiệm đổ lên đầu dân
Quyết định mang tính “thả gà ra đuổi” khiến dư luận lo ngại về tính khả thi khi thực hiện.
Cách đây tròn một năm, khi bốn bộ công bố dự thảo thông tư liên bộ - có nội dung liên quan đến việc xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm, dư luận đã không đồng tình vì nó không có tính khả thi. Ngay cả lực lượng cảnh sát giao thông cũng bày tỏ sự lúng túng, không biết phạt ai khi cả “rừng” người tham gia giao thông - theo đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - có đến 70% đội mũ bảo hiểm rởm.
Đành rằng, theo thông tư 06 của liên bộ thì việc phạt không chỉ đối với người đội mũ bảo hiểm rởm, người sản xuất, lưu thông mũ bảo hiểm rởm cũng bị phạt. Nhưng xem chừng việc áp phạt với người sử dụng thì quả là “thách đố” những người thực thi trách nhiệm.
Dư luận lo lắng, khi thông tư 06 có hiệu lực thi hành (từ 15.4), lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tràn ngập trên đường phố để thực thi nhiệm vụ phạt người đội mũ bảo hiểm rởm. Nếu không, việc ban hành hình thức phạt người dân khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm rởm lại chỉ… có hiệu lực trên giấy mà thôi.
Người dân vẫn biết rằng, đội mũ bảo hiểm chất lượng tốt khi tham gia giao thông thì cái đầu của mình sẽ được an toàn hơn- nếu xảy ra tai nạn nhẹ. Nhưng cái lý khiến người dân băn khoăn cũng có cơ sở, đó là việc mũ bảo hiểm dán tem gắn dấu hợp quy (CR), nếu cái tem ấy là tem giả thì phạt người dân có đúng không. Nạn hàng giả, hàng nhái vẫn chiếm số đông trên thị trường hàng hóa, ắt tem CR cũng không thể không bị làm giả.
Người dân không thể phân biệt được tem giả, tem thật, càng không thể phân biệt được đệm lót trong mũ có đảm bảo chức năng hấp thụ xung động, rồi vỏ mũ đập không vỡ... như quy chuẩn nêu trong thông tư 06. Ngay cả việc đánh giá mũ đảm bảo chất lượng (đủ ba yêu cầu) thì người phạt đâu có “nhìn” được bằng mắt thường mà phải qua Trung tâm Kiểm định chất lượng, kiểm tra bằng máy móc mới kết luận được thật giả.
Để mũ bảo hiểm rởm không còn “đất sống” trên thị trường hàng hóa thì trách nhiệm thuộc về Bộ Công Thương là chính. Khi được hỏi vì sao mũ bảo hiểm rởm vẫn cứ nhan nhản trên thị trường thì lực lượng quản lý thị trường lại đổ cho tội “thiếu” lực lượng, làm không xuể. Nay thông tư 06 lại “tính” cả việc phạt người đội mũ bảo hiểm rởm xem chừng lại cũng… "ban" cho có vì lấy đâu lực lượng để mà phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm rởm, khi phương tiện cá nhân tham gia giao thông vẫn là chủ đạo.
Cách đây tròn một năm, khi bốn bộ công bố dự thảo thông tư liên bộ - có nội dung liên quan đến việc xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm, dư luận đã không đồng tình vì nó không có tính khả thi. Ngay cả lực lượng cảnh sát giao thông cũng bày tỏ sự lúng túng, không biết phạt ai khi cả “rừng” người tham gia giao thông - theo đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - có đến 70% đội mũ bảo hiểm rởm.
Đành rằng, theo thông tư 06 của liên bộ thì việc phạt không chỉ đối với người đội mũ bảo hiểm rởm, người sản xuất, lưu thông mũ bảo hiểm rởm cũng bị phạt. Nhưng xem chừng việc áp phạt với người sử dụng thì quả là “thách đố” những người thực thi trách nhiệm.
Dư luận lo lắng, khi thông tư 06 có hiệu lực thi hành (từ 15.4), lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tràn ngập trên đường phố để thực thi nhiệm vụ phạt người đội mũ bảo hiểm rởm. Nếu không, việc ban hành hình thức phạt người dân khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm rởm lại chỉ… có hiệu lực trên giấy mà thôi.
Người dân vẫn biết rằng, đội mũ bảo hiểm chất lượng tốt khi tham gia giao thông thì cái đầu của mình sẽ được an toàn hơn- nếu xảy ra tai nạn nhẹ. Nhưng cái lý khiến người dân băn khoăn cũng có cơ sở, đó là việc mũ bảo hiểm dán tem gắn dấu hợp quy (CR), nếu cái tem ấy là tem giả thì phạt người dân có đúng không. Nạn hàng giả, hàng nhái vẫn chiếm số đông trên thị trường hàng hóa, ắt tem CR cũng không thể không bị làm giả.
Người dân không thể phân biệt được tem giả, tem thật, càng không thể phân biệt được đệm lót trong mũ có đảm bảo chức năng hấp thụ xung động, rồi vỏ mũ đập không vỡ... như quy chuẩn nêu trong thông tư 06. Ngay cả việc đánh giá mũ đảm bảo chất lượng (đủ ba yêu cầu) thì người phạt đâu có “nhìn” được bằng mắt thường mà phải qua Trung tâm Kiểm định chất lượng, kiểm tra bằng máy móc mới kết luận được thật giả.
Để mũ bảo hiểm rởm không còn “đất sống” trên thị trường hàng hóa thì trách nhiệm thuộc về Bộ Công Thương là chính. Khi được hỏi vì sao mũ bảo hiểm rởm vẫn cứ nhan nhản trên thị trường thì lực lượng quản lý thị trường lại đổ cho tội “thiếu” lực lượng, làm không xuể. Nay thông tư 06 lại “tính” cả việc phạt người đội mũ bảo hiểm rởm xem chừng lại cũng… "ban" cho có vì lấy đâu lực lượng để mà phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm rởm, khi phương tiện cá nhân tham gia giao thông vẫn là chủ đạo.
http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Doi-mu-bao-hiem-rom-Trach-nhiem-do-len-dau-dan/104676.bld
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=620890064604411&set=a.131471820212907.22273.114731331886956&type=1&theater
__________
__________
Mũ không đạt chuẩn thì phải đi bắt
người bán chứ. Tôi là người mua, làm sao tôi biết được mũ nào không đạt
chuẩn mà lại phạt tôi.
Tại sao không bắt người bán mũ bảo
hiểm mà lại bắt người đội mũ bảo hiểm rởm. Người dân thì làm sao biết
chất lượng mũ bảo hiểm tốt hay không tốt.???
Cơ quan chức năng phải tìm người sản xuất rởm mà phạt tận gốc.
Người tiêu dùng không phải là người làm chức năng kiểm định chất lượng.
Người tiêu dùng không phải là người làm chức năng kiểm định chất lượng.
không may mua phải mũ bảo hiểm rởm mà
các bác phạt em thì oan cho em quá. Không biết mấy bác quản lý thị
trường làm gì mà để "nhận thấy tới 100% điểm kinh doanh mũ bảo hiểm có
vi phạm", chúng em đâu phải tôn ngộ không ...
Tôi xin có một số câu hỏi:
1. Tại sao các người bán lề đường (như trong ảnh) các "nhà quản lý' không đến kiểm tra xử phạt nếu như nón không có CR ?
2. Các chữ CR có chắc là không làm giả được?
3. Tôi là người dân nghèo khó, ...
1. Tại sao các người bán lề đường (như trong ảnh) các "nhà quản lý' không đến kiểm tra xử phạt nếu như nón không có CR ?
2. Các chữ CR có chắc là không làm giả được?
3. Tôi là người dân nghèo khó, ...
Cái này tôi thấy cơ quan chức năng làm
ngược. Thử hỏi hàng đã gọi là nhái, giả thì y như thật làm sao dân
chúng tôi biết được đây???
1. Người dân mà biết cái mũ nào là mũ "Xịn" Mũ nào là mũ "rởm" thì phải đi học khóa "Nhận biết mũ bảo hiểm rởm"
2. Mũ "Xịn" 100% luôn mà nó hơi cũ, muốn sơn lại cho đẹp thì sao nhỉ, lấy đâu tem mà dán vào cho ...
2. Mũ "Xịn" 100% luôn mà nó hơi cũ, muốn sơn lại cho đẹp thì sao nhỉ, lấy đâu tem mà dán vào cho ...
Em là người bình thường thì làm sao
biết được cái Mũ Bảo Hiểm: "có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định và đã
được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia, được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn ...
Người mua là người bị hại cơ mà. Sao
lại phạt. vì sao quản lý thị trường để mũ giả tràn lan rồi người dân mua
phải nguy hiểm đến tính mạng vậy mà giờ còn bắt phân biệt mũ giả hay
thật nữa chứ
Vậy người bán mũ Bảo hiểm không đúng tiêu chuẩn sẽ như thế nào?
Thế người sản xuất mũ bảo hiểm rởm thì
bị sao???? Dẹp được những chổ sản xuất này thì người tiêu dùng đâu bị
mua nhầm rồi bị xử phạt
làm sao để biết mũ đạt chuẩn và ngược lại?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét