Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Đề xuất đánh thuế thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm của người dân: Một kiến nghị vô lý. Xin đừng ngụy biện!

Thuế thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm: Một kiến nghị vô lý


BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (72)
Phạm minh Định
Không còn cách nào hay sao? mà nghĩ đánh thuế tiền gửi tiết kiệm của dân, thật là vô lý!!!
Người Hoa tính giỏi!
Có lẽ nâng lên khoảng 2 tỉ rồi đánh cao cao cũng được! Người bình thường làm sao có nhiều tiền các bác hỉ? À, sao bác Châu kg kiến nghị hạ lãi suất thấp xuống mà kêu đánh thuế tiền lãi tiết kiệm?( Nếu bỏ 1 tỉ vào NH thì mỗi tháng được khoảng 7tr nhưng cầm 1 tỉ mua nhà, đất... thì 1 tháng thu được mấy triệu?)
lam thinh
Nghe thấy cũng tự hào, vì dân VN mình có nhiều tiền quá nên phải đóng góp chút thôi. Có thể tới đây sẽ còn nhiều vị khác đề xuất "tận thu" nữa đấy. Thường thì chủ trương " thu và nuôi dưỡng nguồn thu" còn nay thì khác rồi " thu để triệt tiêu nguồn thu" nói chung cái nào cũng là thu cả!!!!!
Lan Ngoc
Nhà nước nên khuyến khích nhân dân thực hành tiết kiệm để tham gia gửi tiết kiệm, vừa ích nước vừa lợi nhà. Đừng đánh thuế thu nhập cá nhân mà tội cho dân lao động. Họ cui cút làm ăn ròng rã, năm này qua năm khác, dành dụm một ít tiền chưa mua được đất, chưa xây được nhà để ở, nay cho là giàu nên phải nộp tiền thu nhập cá nhân 9 (!) Tôi thấy quá phi lí. Nhà nước nên đánh thuế ông nào có thu nhập hàng tháng trên 20 triệu có lẽ hợp lí hơn. Lan
dân việt
Dẹp quách cái hiệp hội HoREA đó đi.Chỉ giỏi làm khổ dân, hại đất nước.


http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130302/thue-thu-nhap-tu-tien-gui-tiet-kiem-mot-kien-nghi-vo-ly.aspx

___________________



Đánh thuế thu nhập tiền gửi tiết kiệm là vô lý

Đánh thuế thu nhập tiền gửi tiết kiệm là vô lý

(LĐO) - Thứ sáu 01/03/2013 15:10
Đã có đề xuất về việc đánh thuế tiền gửi tiết kiệm từ mức 500 triệu đồng trở lên. Đề xuất được giải thích là nhằm nắn dòng tiền cho sản xuất, kinh doanh.
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HOREA) vừa có kiến nghị một số giải pháp cấp bách giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản gửi Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, có nội dung cần sửa ngay chính sách lãi suất tiết kiệm thực dương (cao hơn chỉ số lạm phát) và chính sách không đánh thuế trên thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm.
HOREA đề nghị đánh thuế thu nhập những khoản tiền gửi tiết kiệm từ mức 500 triệu đồng trở lên là nhằm hướng dòng tiền trong dân thay vì gửi ngân hàng để đổ vào đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Thật quá bất ngờ về nội dung kiến nghị này của HOREA. Các nhà kinh doanh bất động sản chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình mà quên mất quyền lợi của cộng đồng. Nếu như đề xuất này được chấp thuận, những người gửi tiết kiệm sẽ bị đánh thuế một cách vô lý.
Những người có tiền gửi tiết kiệm đa số là người lao động chân chính, lương thiện. Họ phải làm việc, đóng thuế thu nhập rồi mới tích lũy được được tiền gửi ngân hàng. Nếu bị đánh thuế, chẳng khác gì họ bị đánh thuế hai lần. Chưa kể nhiều người là cán bộ hưu trí, dành dụm cả đời người mới có tiền gửi tiết kiệm để lo cho tuổi già, nay lại bị lăm le phải đóng thuế thu nhập.
HOREA lý luận rằng, đánh thuế thu nhập tiền gửi tiết kiệm là hướng dòng tiền trong dân vào đầu tư kinh doanh sản xuất, thay vì gửi ngân hàng. Ô hay! Việc đầu tư đồng tiền vào sản xuất, kinh doanh hay không là việc của từng cá nhân, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, năng lực. Không phải ai có trên 500 triệu đồng là có thể đầu tư sản xuất kinh doanh được. Đầu tư sản xuất gì, kinh doanh sản phẩm nào, lĩnh vực nào là việc không hề dễ dàng. Tại sao lại bắt tất cả mọi người phải trở thành nhà đầu tư sản xuất hay kinh doanh.
Ý đồ đánh thuế thu nhập tiền gửi tiết kiệm nhằm mục đích hút nguồn tiền của dân ra khỏi ngân hàng để chảy vào bất động sản lại càng hàm hồ. Người nào có tiền, muốn đầu tư kinh doanh bất động sản là việc của họ. Còn có những người không muốn mạo hiểm lướt sóng chứng khoán hay bất động sản, không có máu kinh doanh, họ chỉ muốn gửi tiền vào ngân hàng để có thu nhập ổn định, an toàn đồng vốn. Vậy thì, hà cớ gì lại đánh thuế thu nhập từ nguồn gửi tiết kiệm và xem đó là một trong những giải pháp giải cứu thị trường bất động sản?
Còn một điều nữa cũng xin được chia sẻ với các vị ở HOREA, đó là không cần phải lo chuyện người dân phải bỏ tiền vào tiết kiệm vì không biết đầu tư vào đâu. Hiện nay, các kênh đầu tư đã “chết”, bất động sản tê liệt, chứng khoán là một thị trường đầy hoài nghi, vàng uốn éo như vũ nữ múa bụng thì chỗ an toàn nhất tạm thời là vào ngân hàng.
Người dân có tính toán kỹ lưỡng cho việc giữ đồng tiền mồ hôi nước mắt của họ. Nếu như thị trường phục hồi, kênh đầu tư nào khả thi nhất, tự dưng người ta sẽ rút tiền khỏi ngân hàng để tham gia; không cần phải có HOREA hay ai đó chỉ bảo.


http://laodong.com.vn/Kinh-doanh/Danh-thue-thu-nhap-tien-gui-tiet-kiem-la-vo-ly/104212.bld

____________________



Thứ Tư, 06/03/2013 - 15:24

Đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm: Xin đừng ngụy biện!

Ngoài những lời bình luận không giấu được vẻ thất vọng và ngao ngán về sự thiếu cân nhắc và phớt lờ lòng dân, nhiều bạn đọc chỉ muốn gửi tới chủ nhân của đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm một thông điệp ngắn hơn: xin đừng ngụy biện.
 >>  Tác giả "siêu đề xuất": “Đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là hợp lý”

Đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm: Xin đừng ngụy biện!
Nếu có giải thưởng nào đó cho những ý tưởng khôi hài nhất trong năm, có thể ông Lê Hoàng Châu sẽ là một ứng cử viên nặng ký!
 
Đùa dai hay chuyện viễn tưởng?
Trong hàng nghìn ý kiến phản hồi về lời giải thích của ông Lê Hoàng Châu, nhiều người có vẻ còn chưa hết ngỡ ngàng vì nghĩ rằng đây là một trò đùa dai khi nghề bất động sản đang rảnh rỗi, hoặc một môn... khoa học viễn tưởng!
Đầu tư vào BĐS hay không ông này khỏi cần tính hộ cho người dân, nếu có nhu cầu là người ta mua chứ không gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất bèo bọt như lúc này, nếu mà đánh thuế vào lãi suất tiền gửi đến lúc đó người ta rút hết vốn về làm chuyện khác mà không đầu cơ vào BĐS thì lúc đó ngân hàng hết tiền, doanh nghiệp không có vốn để vay kinh doanh, sản xuất, bất động sản đứng yên thì lúc này ông tính sao? Sao ông dám chắc nếu đánh thuế suất tiền gửi thì người dân sẽ rút tiền đầu cơ vào BĐS, câu nói của ông sao giống khoa học viễn tưởng quá đi thôi - Bạn đọc nguyễn tấn vũ - vunguyntn@yahoo.com
Không dùng ngôn ngữ khôi hài như chính đề xuất này, bạn đọc Phạm Bảo Anh - baoanhdhnhhcm@yahoo.com đã đưa ra mấy điểm để chứng minh sự bất khả thi của ý tưởng này: Ý tưởng không khả thi bởi: 1. Ông Châu là một chuyên gia, tất nhiên là có học và trình độ lý luận khá giỏi về kinh tế, nhưng ông quên một điều đơn giản: Ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm để cho vay, đưa dòng tiền tiết kiệm vào sản xuất kinh doanh để hưởng lãi suất chênh lệch giữa cho vay và tiền gửi. Ngân hàng chẳng dại gì đi huy động tiết kiệm cất tiền vào két để trả lãi cho người gửi. Việc ông Châu lo tiền không đi vào kênh SXKD là việc thừa, người dân gửi tiết kiệm là ủy quyèn cho ngân hàng đưa tiền của họ vào SXKD rồi. 2. Nếu trên 500 triệu đánh thuế thì họ chia nhỏ ra làm nhièu sổ gủi ở nhiều ngân hàng khác nhau, nếu ngành thuế thông qua hệ thống liên ngân hàng truy ra chủ sở hữu của các sổ cùng một chủ nhân là điều không ngân hàng nào họ muốn làm để đánh thuế vào khách hàng của họ. Hoặc họ chia nhỏ ra cho anh em con cháu họ hàng thì vô phương mà lần ra để đánh thuế của họ. 3. Tôi trúng số độc đắc 1,5 tỷ, tôi đã đóng thuế TNCN 10% rồi, còn thực lãnh là 1,35 tỷ, nay lại đòi tôi đóng thuế nữa là thuế chồng thuế. Các nguồn gửi tiết kiệm khác cũng thường đã đóng thuế rồi.. 4. Nếu đóng thuế tiền gửi tiết kiệm thì sau đó ngân hàng dùng tiền tiết kiệm cho vay và thu lợi nhuận qua chênh lệch giữa cho vay và tiền gửi, họ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, như vậy là thêm một lần trùng thuế nữa. Một khoản tiền mà đóng tới 3 lần thuế thì còn gì mà lời với lãi nữa. Như vậy nếu đóng thuế tiền gửi tiết kiệm là bất khả thi cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Hoang mang hơn, bạn đọc minh433@yahoo.com.vn  lo ngại nếu chẳng may điều bất khả thi này... trở thành hiện thực: Tôi có khoản tiền gửi tiết kiệm là 100 triệu VND từ năm 2000 . Các vị tính hộ tôi lãi suất cộng vào đến nay là bao nhiêu? So với vàng, so với gạo đều THỰC ÂM ... Nhưng vì không biết đầu tư vào đâu nên đành chịu gửi tiết kiệm. Tôi đang lo sau một thời gian nữa số tiền này sẽ dần đi về số 0. Con số lạm phát thường cao hơn con số lãi gửi tiết kiệm ... Hơn nữa mặt bằng giá luôn tăng. Nếu du học sinh ngày đó cần khoảng 250 triệu đến 500 triệu VND thì nay đã cần đến 1,2 tỷ VND. Ông vẫn muốn lấy của tôi nữa sao ?
Trong chua xót, vẫn có người tự an ủi mình... may mắn: Lý luận của ông Châu thật nực cười và thiếu hiểu biết. Thứ nhất, ông lấy cơ sở nào để cho rằng tiền gửi tiết kiệm của người dân vào ngân hàng không chảy vào kênh đầu tư sản xuất kinh doanh? Thứ 2, ông có biết quy luật thị trường về cân bằng lợi nhuận là dòng tiền sẽ tự động chảy về kênh đầu tư có hiệu suất lợi nhuận cao nhất cho đến khi lợi nhuận của kênh đó bị san bằng với các kênh khác? Điều này đã xảy ra với kênh đầu tư BĐS rồi đó. Thứ 3, ông có biết là nếu cần giảm lượng tiền đổ vào kênh tiết kiệm thì chỉ cần dùng công cụ điều tiết lãi suất là đủ hay không? Thứ 4, ông có biết ngân hàng là công cụ hiệu quả nhất để điều tiết và phân phối các dòng tiền ở tầm vĩ mô của một nền kinh tế hay không? Hay ông cho là để mỗi người dân tự điều tiết phân phối dòng tiền của mình mới là tốt? Thứ 5, cơ sở nào để ông cho rằng với một khoản tiết kiệm 500 triệu đồng, với lãi suất hiện nay vào khoảng 3-4 triệu đồng/tháng thì người dân dùng để đi chơi, đánh golf, mua siêu xe. Những thú vui đó dành cho chính những tầng lớp mà người ta gọi là doanh nhân như ông đó. Thứ 6, cơ sở nào để ông cho rằng số tiền lãi hàng tháng người dân rút ra mua lương thực, thực phẩm, tiêu dùng thì không hỗ trợ cho sản xuât kinh doanh, không tạo ra công ăn việc làm? Nói đi nói lại thì cũng chỉ thấy cái sự tham lam và nực cười của ông. - Tran Vu - tranxuantrieu@gmail.com
Và sau những chuỗi bình luận ngán ngẩm, nhiều người đã phải nói một lời ngắn gọn, chỉ mong chấm dứt câu chuyện dở khóc dở cười này: Ông Châu đừng có ngụy biện theo quan điểm cá nhân nữa, đừng có bắt nhân dân đóng góp cho ông qua tiền gửi tiết kiệm mà lại đòi đánh thuế. Dù bất kì lí giải nào, tôi thấy vẫn lòi ra lợi ích nhóm. Ông có biết rằng người dân VN nói chung vẫn còn nhiều người khó khăn suốt từ thời chiến đến thời bình không???? Họ tiết kiệm từng xu thì mới có chỗ tiền tiết kiệm này. Ông lại nhằm vào tiền của người dân gửi tiết kiệm mà đưa ra đề xuất đánh thuế ư???? Thật là... khó nghe! Theo tôi vẫn chỉ vì lợi ích cá nhân mà muốn bắt toàn dân phải theo ý tưởng của ông? Mong sao ông hiểu rõ tình cảnh chung của đa số người dân, trong đó có các các vị cao tuổi về hưu... - danngheo - danngheo@gmail.com
Ngoc Sang - NgocminhLG@gmail.com : Thôi ông đừng nói thêm gì nữa. không muốn nghe và cũng không đọc hết bài viết trên.
Lợi ích nhóm, coi thường dân - tìm đâu xa xôi!
Trong khi nhiều người hoài nghi tính cân nhắc của đề xuất "lạ" này, hay e ngại về nhận thức của những người khai sinh ra nó, thì cũng không ít người bày tỏ một mối lo có vẻ thực tế hơn: sự tồn tại của những nhóm  lợi ích, của tư tưởng cục bộ và coi thường người dân, coi thường đại cục:
Lamlq - lamlequy@gmail.com : Một suy nghĩ vừa mang tính lợi ích nhóm, một suy nghĩ vừa mang hại đến cho một nền kinh tế. Dòng tiền gửi tiết kiệm là một kênh thu hút nguồn vốn lớn nhất cho ngân hàng, là số tiền dư cuối cùng của người có thu nhập sau khi đã trừ đi tất cả các thuế phí, là số tiền dư nhàn rỗi để dự phòng của người dân Việt Nam khi nhà nước chưa có các chính sách thiết thực cho an sinh. Ngân hàng là cầu nối giữa những đối tượng có tiền dư và các đối tượng đang thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Vậy xin hỏi ông tiền người ta gửi vào kênh tiết kiệm để ngân hàng làm gì? khi ông đưa ra ý kiến và các ví dụ khập khiễng như vậy.
Đỗ Minh Thùy - Thái Bình - minhthuy@yaho.com.vn : Ô hay nhỉ, bất động sản thổi giá khiến dân chẳng có lòng tin. Nay ông lại muốn dân từ chối nốt lòng tin vào tiết kiệm. Toàn những sáng kiến ... kinh dị xuất phát từ lợi ích của chính các ông.
Nói như ông Châu thì người dân nào trên đất nước VN này cũng đều có đầu óc và năng lực kinh doanh, làm kinh tế. Nếu đã như vậy thì họ chẳng phải gửi tiết kiệm làm gì, có phải không thưa ông, họ có 1 tỷ sẽ kinh doanh 1 tỉ, có 500 triệu sẽ kinh doanh 500 triệu, tội gì phải gửi tiét kiệm trong ngân hàng để ròi phải chịu đóng thuế. Đồng thời nhà nước nên giải tán luôn hẹ thống các ngân hàng thương mại, cổ phần...đi, chỉ để lại ngân hàng nhà nước giữ tiền của nhà nước thôi, tiền của cá nhân đưa vào làm kinh tế hết rồi thì còn ai gửi, ai mượn nữa mà cần ngân hàng chi cho nhiều. Ông càng giải thích thì thấy càng lòi cái đuôi đang bức xúc muốn nhanh chóng thu hồi vốn chết của hiệp hội BĐS của các ông ra. Thử hỏi khi các ông dùng tiền thu gom BĐS với giá bồi thường bèo cho dân chúng rồi bán ra với giá cắt cổ thì các ông có đưa ra sáng kiến kêu gọi dân đến chia lời với các ông không mà bây giờ ông đòi đóng thuế tiền gửi tiết kiệm. Tôi thách ông đưa ra qui định đóng thuế đấy, nếu các ông qui định gửi trên 1 tỷ đồng phải đóng thuế thu nhập, tôi có 10 tỷ tôi sẽ chia ra gửi 10 ngân hàng thì ông làm gì được tôi? Còn nếu mọi người dân họ không đem tiền dư thừa ra gửi ngân hàng mà giữ luôn tại nhà thì thử hỏi hệ thống ngân hàng sẽ ra sao, có tiền để cho các doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh không, nền kinh tế lúc đó sẽ như thế nào. Tôi không rõ bên Tây bên Tàu người ta đánh thuế tiền gửi ngân hàng ra sao, chỉ thấy ông nói thôi, nhưng ở VN với tình hình như hiện nay thì chưa làm cái việc như ""tối kiến" mà ông đưa ra được đâu, dân chúng sẽ phải đối quyết liệt đấy - Lương Tri (luckydoor333@yahoo.com)
KimHoa - lovelyKimHoa@yahoo.com : Tiền nào cũng là mồ hôi nước mắt và công sức thậm chí là cả máu của người dân bỏ ra mà có. Đừng suốt ngày tìm cách vơ vét bốc lột. Nếu tiền của các vị, các vị có chịu đống thuế, phí như dân chúng tôi không. Đừng tạo thêm bất công cho xã hội.
Hoa Bien - hoabien1402@gmail.com : NHNN đã có công cụ điều chỉnh thị trường là chính sách LS. LS tăng giảm đều có định hướng của nhà nước trong việc điều tiết thị trường cũng như điều tiết dòng tiền. Vì vậy tôi thấy không có lý do gì để đánh thuế vào TGTK của nhân dân. Đây là một động thái gây mất lòng dân và sẽ phải hứng chịu nhiều sóng lòng của dân mà không cần thiết.
Và câu chuyện, nhiều người chỉ muốn kết thúc thật nhanh như một cơn gió độc, nhưng cũng nhiều người đã nhìn rộng ra, để thấy rằng hóa ra những chuyện khôi hài đang dần trở thành một điều không xa lạ: Ông giao thông ý kiến kiểm tra xe chính chủ, làm thay ông quản lý thị trường để kiểm tra hàng nhái, hàng rởm...Giờ đến lượt ông bất động sản lấn sân ý kiến sang ông Ngân hàng - Binh Minh - binhminh3424@gmail.com!
H.San


http://dantri.com.vn/kinh-doanh/de-xuat-danh-thue-tien-tiet-kiem-xin-dung-nguy-bien-703877.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét