Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Khi nào sẽ đến Việt Nam ? :-) --->Phong trào xuống đường, cắm trại biểu tình này sẽ được tổ chức ở 951 thành phố tại 82 quốc gia từ châu Á và châu Mỹ tới châu Phi và châu Âu.



" Chính chúng ta, nhân dân, quyết định tương lai của chúng ta. "


++++++++++



Những người phản đối trong phong trào "Chiếm" xuống đường ở thủ đô Nhật Bản với khẩu hiệu "Chiếm Tokyo."


Những người biểu tình ở nhiều thành phố trên toàn thế giới đang xuống đường để phản đối sự tham lam của các công ty và các cắt giảm chi tiêu của chính phủ.


Các nhà tổ chức nói các cuộc xuống đường sẽ được tổ chức ở 951 thành phố tại 82 quốc gia từ châu Á và châu Mỹ tới châu Phi và châu Âu.


Hàng trăm người đã phản đối ở Úc và New Zealand cũng như ở các thành phố châu Á khác.

Nhiều nhóm phản đối có vẻ đang lấy cảm hứng từ các cuộc biểu tình trong phong trào “Chiếm Wall Street” ở New York.


Ban tổ chức các cuộc biểu tình trên toàn thế giới ngày 15 tháng Mười cho biết trên trang web của họ rằng mục đích của các sự kiện là để "bắt đầu sự thay đổi toàn cầu mà chúng ta muốn".


"Đoàn kết trong cùng một tiếng nói, chúng ta sẽ cho các chính trị gia, và các nhà tài phiệt mà họ phục vụ, biết rằng chính chúng ta, nhân dân, quyết định tương lai của chúng ta," thông điệp nói.
'Chỉ trích'

  • Phản đối kinh tế




Phản đối ban đầu bắt đầu vào ngày 15/5ở Tây Ban Nha, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế
Biểu tình ngồi tại Quảng trường Sol ở Madrid trở thành một cuộc cắm trại biểu tình kéo dài nhiều tuần


Biểu tình mùa hè cũng diễn ra ở Israel xung quanh mức sống đắt đỏ. Người phản đối cắm trại ở Tel Aviv


Phong trào “Chiếm phố Wall” (OWS) bắt đầu phản đối ở New York vào tháng Chín với số lượng nhỏ các nhà hoạt động lúc đầu, nhưng nhanh chóng tăng đến 1.500 người


Các nhà tổ chức “Chiếm phố Wall” nói rằng họ đang bảo vệ 99% dân số của Hoa Kỳ chống lại nhóm giàu chỉ chiếm có 1%
“Chiếm phố Wall” được sử dụng như mô hình cho các cuộc biểu tình toàn cầu


Tại thành phố Sydney của Úc, khoảng 2.000 người - bao gồm đại diện của các nhóm thổ dân, cộng sản và công đoàn viên - đã xuống đường bên ngoài Ngân hàng Dự trữ Trung ương của Úc, theo hãng tin Reuters.


Khoảng 1.000 người đã tụ tập tại Melbourne, và hàng trăm người đã diễu hành tại các thành phố ở New Zealand là Auckland, Wellington và Christchurch.


Những cuộc phản đối trong phong trào 'Chiếm' cũng được tổ chức tại Hàn Quốc, Philippines và Hồng Kông.


Ít nhất 1.500 người lên tiếng, thông qua Facebook, rằng họ sẽ tham gia vào cuộc biểu tình "Chiếm Đài Bắc" được dự kiến ở bên ngoài tòa nhà cao nhất của Đài Loan.


Phóng viên BBC Cindy Sui tại Đài Bắc cho biết một cuộc biểu tình như vậy là bất thường đối với Đài Loan, nơi có truyền thống gia đình mà không phải là nhà nước hỗ trợ phúc lợi.


Tuy nhiên, phóng viên của chúng tôi nói, khoảng cách giàu nghèo của hòn đảo này là tồi tệ nhất trong lịch sử và nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu Đài Loan đã bắt đầu đặt câu hỏi về sự công bằng của hệ thống.


Các cuộc biểu tình lớn được dự kiến ​​sau đó trong ngày tại các thành phố châu Âu là Madrid, London, Rome và Athens.


Các diễn biến phản đối trong phong trào "Chiếm" được cho là sẽ còn diễn ra ở một số nơi khác trong những quy mô có thể là "khó lường."


BấmTrở về đầu trang

Thêm về tin này

Các bài liên quan



Bài : Chiếm phố Wall” lan ra thế giới.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/10/111015_ows_world_protests.shtml


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét