Trang
- ►TRANG CHỦ
- ►LIÊN LẠC
- ►TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN
- ►TỔNG HỢP : " CÔN " AN
- ►TỔNG HỢP : " HIẾP " PHÁP-MỊ DÂN-BỊP BỢM
- ►TỔNG HỢP : SỐC ! TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ ĐẢNG TA , HCM ,...
- ►TỔNG HỢP : TRUNG QUỐC " TÁT " VIỆT NAM
- ►GIẢI TRÍ
- ►GỬI THƯ
- ►HÌNH ẢNH
- ►KHOA HỌC
- ►" LEO TƯỜNG "
- ►SỔ PHONG QUỶ
- ►TÀI LIỆU
- ►THÂM CUNG BÍ SỨ
- ►VI TÍNH
Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011
Đăng lại vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ ---> Lại Mất Thêm Đất Ở Bãi Tục Lãm ! Tại sao "bán" Bãi Tục Lãm cho Bắc Kinh.
Nằm ngay cửa sông Ka Long đổ ra vịnh Bắc Việt, bãi Tục Lãm thuộc phường Hải Hoá, thị xã Móng Cáy, tỉnh Quảng Ninh, phần lớn là đất sình lầy, nhưng đây lại là vị trí rất quan trọng vì nó nằm sát ngay biên giới Trung Hoa, là điểm khởi đầu của bờ biển hình chữ S dài hơn 3 ngàn cây số của nước Việt Nam.
Dù không phải là thắng cảnh như Bản Giốc hay chứng tích lịch sử như Nam Quan, nhưng Tục Lãm cũng là một phần xương thịt của tổ quốc, đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều người đã phải hy sinh để bảo vệ nó.
+++++++++++
Bãi Tục Lãm: Lại Mất Thêm Đất !
Trần Hùng
18/12/2008
Từ một địa danh hẻo lánh ít người biết đến, chỉ trong vòng vài ngày, Tục Lãm đã trở thành tâm điểm của những mối quan tâm đến vấn đề bảo toàn lãnh thổ. Hầu hết các cơ quan truyền thông của người Việt hải ngoại đều đưa tin về việc thêm một phần lãnh thổ của Việt Nam đang là mục tiêu cho một đòi hỏi rất ngang ngược của Trung cộng, và với những tin tức hạn chế mà người ta có được ngày hôm nay thì có nhiều nguy cơ là lãnh đạo CSVN lại một lần nữa nhượng bộ trước tham vọng bành trướng này, mặc dù có khuynh hướng chống đối trong nội bộ, đặc biệt là từ phiá quân đội.
Nằm ngay cửa sông Ka Long đổ ra vịnh Bắc Việt, bãi Tục Lãm thuộc phường Hải Hoá, thị xã Móng Cáy, tỉnh Quảng Ninh, phần lớn là đất sình lầy, nhưng đây lại là vị trí rất quan trọng vì nó nằm sát ngay biên giới Trung Hoa, là điểm khởi đầu của bờ biển hình chữ S dài hơn 3 ngàn cây số của nước Việt Nam.
Trongchương trình phát thanh vào trong nước ngày 11-12, đài Chân Trời Mới loan tin"Bắc Kinh đang buộc CSVN phải nhượng thêm bãi Tục Lãm thuộc tỉnh Quảng Ninh trước khi dứt điểm kế hoạch cắm cột mốc dọc theo biên giới 2 nước."Bản tin của đài Chân Trời Mới cho biết thêm rằng "các thành viên Bộ Chính Trị đảng CSVN nghiêng về giải pháp giao nhượng bãi Tục Lãm bất kể sự phản đối từ phía quân đội".
Việc cắm các cột mốc biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa đã được thực hiện sau khi CS Việt Nam và Trung cộng ký kết hiệp ước phân định biên giới trên đất liền vào ngày 30-12-1999. Cột mốc đầu tiên được dựng lên tại cửa khẩu Mống Cái - Đông Hưng vào cuối năm 2001. Hai bên dự trù hoàn tất việc đặt khoảng 1800 cột mốc trên đường biên giới giữa 2 nước dài trên 1350 cây số trong thời gian 3 năm, tức là vào cuối năm 2004, nhưng thời điểm này đã bị dời nhiều lần. Cho đến cuối năm 2007, tức là 6 năm sau khi khởi sự, khi Lào Cai hoàn tất việc cắm mốc trong tỉnh của mình, thứ trưởng ngoại giao CSVN Vũ Dũng cho biết, việc cắm mốc mới hoàn tất tại 4 trong 7 tỉnh biên giới phía Bắc là Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu và Hà Giang, tổng cộng khoảng 85% khối lượng công việc. Vũ Dũng dự trù sẽ hoàn tất toàn bộ việc cắm mốc vào cuối năm 2008. Vào đầu tháng 12 năm nay, bên lề hội nghị ngoại giao lần thứ 26 diễn ra tại Hà Nội, Vũ Dũng nhắc lại một lần nữa thời điểm này một cách rõ rệt hơn rằng "cột mốc cuối cùng sẽ được dựng lên vào ngày 10-12". Thời điểm 10-12 cũng được thứ trưởng ngoại giao CSVN Hồ Xuân Sơn đề cập đến trong hội nghị tổng kết công tác phân giới, cắm mốc trên địa bàn tỉnh Hà Giang một tuần trước đó. Rõ ràng CSVN rất mong hoàn tất việc cắm mốc thật sớm cho yên chuyện!
Họ mong như vậy vì trong tiến trình cắm mốc, dư luận trong và ngoài nước đã có nhiều phản ứng chống đối việc ký kết hiệp định biên giới gây nhiều thiệt hại cho Việt Nam. Dù lãnh đạo cộng sản vẫn quả quyết là không có chuyện mất đất, nhưng sự thật đã chứng mình điều trái ngược. Cả 2 chính quyền cộng sản Việt Nam và Trung Hoa đều dấu diếm những chi tiết liên quan đến bản hiệp ước, đặc biệt không phổ biến những họa đồ đính kèm, nên người ta không rõ sự thiệt hại này lớn lao như thế nào, nhưng những địa danh đặc biệt như ải Nam Quan hay thác Bản Giốc… ngày nay không còn là của Việt Nam nữa. Người ta đã chụp được những tấm hình cửa ải Nam Quan và vùng đất phiá nam của nó nay hoàn toàn do Trung cộng kiểm soát.
Còn về thác Bản Giốc, có rất nhiều tài liệu hình ảnh từ thời Pháp thuộc cũng như của CSVN khi xẩy ra cuộc chiến biên giới với Trung cộng năm 1979, đều nói rằng thuộc về Việt Nam. Nhưng bây giờ 2/3 thác lại là của Trung cộng. Mặc dù nhà nước chạy tội, nói rằng việc phân định này đã có từ nguyên thủy, nhưng không ai tin vào lập luận này. Người Việt đau đớn nhìn các công ty du lịch Trung Hoa khai thác thắng cảnh du lịch nổi tiếng này dưới cái tên thác Đức Thiên. Một sự kiện mới nhất vừa xẩy ra, tạo nhiều xúc động cho dư luận trong nước là vào cuối tháng 10 vừa qua, tòa đại sứ Trung cộng tại Hà Nội đã tổ chức đưa một đoàn báo chí Việt Nam đi thăm thác Bản Giốc, mà nhà cầm quyền địa phương gọi là Đệ nhất Hùng quan Nam Trung Hoa. Chuyến đi có cả Cục trưởng cục Báo chí và Vụ trưởng Vụ Du lịch của Cộng sản Việt Nam. Cả đoàn được đưa lên cửa khẩu Hữu Nghị, làm thủ tục qua biên giới, đi đến Bản Giốc. Những nguời có mặt đã chứng kiến cảnh đẹp tuyệt vời của khu vực này chính là thác Bản Giốc của Việt Nam, bên kia sông chính là tỉnh Cao Bằng. Mọi người lặng câm tủi nhục khi biết rằng Trung cộng đã cướp đất của Việt Nam, xây khách sạn sang trọng rồi lại còn mời phái đoàn Việt Nam sang ăn mừng. Trong đoàn có nhiều người cúi mặt, tủi hổ, không thể phản ứng được gì, nhưng sau đó đã phổ biến những tấm hình này trên Internet để người Việt khắp nơi thấy rõ thêm về việc bán nước của cộng sản Việt Nam.
Thái độ khiếp nhược của CSVN trước chính sách xâm lấn của Trung cộng đã là điều hiển nhiên mà dư luận trong và ngoài nước không còn hồ nghi. Hồ sơ này không chỉ bao gồm Nam Quan hay Bản Giốc, mà còn phải kể thêm vùng vịnh Bắc Việt, Hoàng Sa, Trường Sa, biển Đông… hay những vụ giết hại ngư dân Việt, đàn áp thanh niên sinh viên và những người yêu nước tranh đấu bảo vệ đất tổ. Nó không chỉ khiến cộng đồng hải ngoại thêm phẫn uất hay dư luận trong nước thêm căm hận, mà còn tạo sự bất mãn ngay trong thành phần cán bộ, đảng viên đảng cộng sản.
Giòng máu Việt trong huyết quản cũng làm cho họ thấy xót xa khi chứng kiến đất đai bị mất, và hơn thế nữa, họ còn mang tâm trạng bị lãnh đạo đảng phản bội khi nhớ lại 60.000 đồng đội của họ đã bị thương vong trong trận chiến biên giới với Trung cộng năm 1979, hoặc 64 bộ đội hải quân cộng sản bị Trung cộng giết hại trong trận hải chiến Trường Sa năm 1988. Họ đã hy sinh xương máu để rồi ngày nay lãnh đạo đảng lại cam tâm bán, nhượng đất đai cho Trung cộng. Đó cũng là chi tiết khiến nhiều người quan tâm trong bản tin của đài Chân Trời Mới, nói rằng phía quân đội cộng sản phản đối trong khi nhiều thành viên bộ chính trị muốn giao nhượng bãi Tục Lãm cho Trung cộng.
Dù không phải là thắng cảnh như Bản Giốc hay chứng tích lịch sử như Nam Quan, nhưng Tục Lãm cũng là một phần xương thịt của tổ quốc, đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều người đã phải hy sinh để bảo vệ nó. Nhiều bản tin trên báo "Quân Đội Nhân Dân" đã loan tải về những nỗ lực này, như bài "Câu chuyện về dân quân Móng Cái" ngày 30-4-2007 nói về việc dân quân và bộ đội biên phòng ngăn chặn những tầu thuyền Trung cộng xâm nhập, hay bản tin ngày 09-09-2008 nói về việc lực lượng dân quân Hải Hoà thường xuyên tuần tra để bảo vệ Tục Lãm. Đối với những người này, những luận điệu của lãnh đạo đảng cộng sản như "cần có thái độ khôn khéo với nước lớn", hay "học theo kinh nghiệm của cha ông sống bên cạnh nước lớn" chỉ là những lời ngụy biện, nó chỉ là những mỹ từ nhằm che đậy cho việc dâng đất để bảo vệ cho ngôi vị cầm quyền của lãnh đạo CSVN.
Cho đến nay, thời điểm mà CSVN dự trù hoàn tất việc cắm mốc biên giới là ngày 10-12-2008 đã đi qua một cách im lặng. Hà Nội mong muốn nhanh chóng kết thúc công tác này để tránh những đòi hỏi ngang ngược khác mà Trung cộng có thể đưa ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, dù cho họ có thể hoàn tất việc cắm mốc sau đó, thì ai có thể bảo đảm rằng bãi Tục Lãm sẽ là đòi hỏi cuối cùng của Trung cộng?
Không phải đến trường hợp Tục Lãm người ta mới nhận thức được rằng chỉ có một thể chế dân chủ mới có thể huy động được sức mạnh của dân tộc để chống trả với ngoại xâm, nhưng qua trường hợp này, người ta thấy rõ thêm một điều là trong guồng máy công an hay bộ đội cộng sản, nhiều người cũng có nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ tổ quốc chứ không bảo vệ đảng, chống trả ngoại xâm chứ không đàn áp nhân dân. Nhận thức đó sẽ là động lực thúc đẩy họ đứng vào hàng ngũ dân tộc để cùng chấm dứt chế độ độc tài, và sự chọn lựa đúng đắn đó sẽ là đóng góp quan trọng cho công cuộc thực hiện dân chủ cho Việt Nam.
++++++++++++++++++++++
Tại sao "bán" Bãi Tục Lãm cho Bắc Kinh
Saturday, January 3, 2009 7:24:42 AM
Nguồn Minh Biện Bãi Tục Lãm Trong bài viết trên VNN, TS Nguyễn Hồng Thao, thành viên đoàn đàm phán biên giới trên bộ, viết,
Tại khu vực thác Bản Giốc, theo quy định của Hiệp ước 1999, luật pháp và thông lệ quốc tế, đường biên giới đi theo trung tuyến dòng chảy phía Nam cồn Pò Thoong, hai bên đã điều chỉnh đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, qua dấu tích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960, quy thuộc 1/4 cồn, ½ thác chính và toàn bộ thác cao cho Việt Nam. Tại cửa sông Bắc Luân, biên giới quy thuộc ¾ bãi Tục Lãm và 1/3 bãi Dậu Gót cho Việt Nam, ¼ Tục Lãm và 2/3 bãi Dậu Gót cho Trung Quốc, và thiết lập khu giao thông thuỷ tự do cho nhân dân địa phương sử dụng luồng hai bên bãi Tục Lãm và Dậu Gót.Trả lời phỏng vấn trên BBC, TS Thao cho biết,
…ở bãi Tục Lãm với diện tích 52 hectares thì Việt Nam có 3/4 và Trung Quốc là 1/4.Bãi Tục Lãm ở đâu, và tại sao Trung Quốc được 1/4 và Việt Nam được 3/4? Bản đồ hành chính của Thị xã Móng Cái có vẽ Bãi Tục Lãm: Dựa trên bản đồ trên một bài trên Đài Tiếng nói Việt Nam, việc bãi Tục Lãm có diện tích 52 héc ta,tôi đoán là bãi Tục Lãm là một cái cồn được khoanh xanh trong bản đồ dưới đây:
Vùng khoanh đỏ và vùng khoanh xanh, nằm giữa sông Ka Long và sông Lục Lầm, là một vùng tên Lục Lầm trong bản đồ Pháp do nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn sưu tầm:Trong bản đồ trên, ở cực Đông của vùng Lục Lầm có một cái cồn hình tam giác thuộc về Trung Quốc. Có phải cái cồn đó là vùng khoanh xanh, là bãi Tục Lãm, và Trung Quốc đã dùng bản đồ Pháp này để đòi hỏi bãi Tục Lãm? Để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ chiếu bản đồ Pháp lên bản đồ Google:
Bản đồ trên là bản đồ Google. Tôi đánh dấu vùng Tục Lãm bằng chữ “x”. Trong những bản đồ sau, tôi sẽ chiếu bản đồ Pháp càng ngày càng đậm lên bản đồ Google. Tôi lấy khúc quanh của sông Ka Long (A), sông Lục Lầm (D, E, C), vùng Lục Lầm, và Trà Cổ (B) làm các điểm quy chiếu cho việc này.
Kết quả cho thấy một số điểm chính
Cái cồn hình tam giác thuộc về Trung Quốc trong bản đồ Pháp là vùng được ghi chú bởi ký hiệu “y”, chứ không phải là bãi Tục Lãm (vùng được ghi chú bởi ký hiệu “x”).
Theo bản đồ Pháp, bãi Tục Lãm (vùng được ghi chú bởi ký hiệu “x”) hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Theo bản đồ Pháp thì sông Ka Long nằm ở phía bắc của bãi Tục Lãm. Theo bản đồ Google thì luồng chính của sông Ka Long (ghi chú bởi ký hiệu “1″) cũng nằm ở phía bắc của bãi Tục Lãm.Như vậy, từ khi bản đồ Pháp được vẽ cho tới nay, bãi Tục Lãm luôn luôn thuộc về Việt Nam. Nếu có áp dụng đoạn dưới đây của Hiệp định Pháp-Thanh, do nhà nghiên cứu sưu Trương Nhân Tuấn sưu tầm và dịch, thì bãi Tục Lãm cũng luôn luôn thuộc về Việt Nam. Conformément aux conventions admises par les deux Commissions dans la séance d’ouverture des travaux, le 1er Novembre 1889 - 9e jour de la 10e mois de la 15e année de Kouong-Siu, on prendra toujours pour frontière le chenal navigable, c’est à dire le plus profond de la rivière formant la limite des deux Etats. Si, par suite de crues ou de baisses des eaux, le chenal navigable se déplace et si des bancs ou ilots nouveaux viennent se former, la frontière se trouvera reportée naturellement dans le nouveau chenal navigable et les bancs ou ilots de nouvelle formation appartiendront à la puissance du côté de la quelle ils se trouveront. Chiếu theo các công ước đã được hai ủy ban công nhận trong phiên họp khai mạc công trình phân giới, ngày 1 tháng 12 năm 1889 nhằm ngày 8 tháng 10 năm Quang Tự thứ 15, người ta luôn chọn đường biên giới là đường nước tàu bè lưu thông, có nghĩa là phần sâu nhất của dòng sông, là đường giới hạn giữa hai nước. Nếu sau này, vì ngập lụt hay vì cạn nước, đường tàu bè thông lưu thay chỗ, và nếu những dãi đất hay các cù lao được thành hình, đường biên giới sẽ đương nhiên dời qua đường tàu bè thông lưu mới và những dãi đất hay cù lao mới thành hình sẽ thuộc về nước mà phía bờ của nó ở đó. Vì vậy, không biết Trung Quốc đã dùng cơ sở nào để đòi bãi Tục Lãm, và không biết tại sao Việt Nam phải chấp nhận để cho Trung Quốc 1/4 bãi Tục Lãm? Vì quá trình đàm phán và lập luận của hai bên không được công bố, chúng ta chỉ có thể đoán. Bài của TS Thao trên VNN có hai đoạn đáng lưu ý:
Hai bên đã cùng thoả thuận và áp dụng sáng tạo nguyên tắc “cả gói” để giải quyết các khu vực tồn đọng với mục đích tìm giải pháp tổng thể, công bằng, hợp lý, hợp tình, hai bên có thể chấp nhận được. Nội dung chính của nguyên tắc này là giải quyết trên cơ sở cân bằng lợi ích và diện tích, biên giới đi qua tất cả các mốc cũ, dấu tích lịch sử, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống của cư dân biên giới. Hai bên đã lần lượt chia các khu vực tồn đọng ra thành nhiều gói, mỗi gói giải quyết theo một số nguyên tắc nhất định như gói 11+1 mốc cũ, gói các khu vực trong C, ngoài C, gói “ các cửa khẩu” Trà Lĩnh, Pò Peo, Tân Thanh, Hữu Nghị (đường bộ và đường sắt), Chi Ma, “gói sông suối”, gói các khu vực đặc thù” và “gói thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân”.và
Tại khu vực thác Bản Giốc, theo quy định của Hiệp ước 1999, luật pháp và thông lệ quốc tế, đường biên giới đi theo trung tuyến dòng chảy phía Nam cồn Pò Thoong, hai bên đã điều chỉnh đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, qua dấu tích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960, quy thuộc 1/4 cồn, ½ thác chính và toàn bộ thác cao cho Việt Nam.Có phải nguyên nhân của việc Việt Nam chấp nhận 1/4 bãi Tục Lãm thuộc về Trung Quốc là Bãi Tục Lãm và thác Bản Giốc nằm trong cùng một gói.
Trung Quốc “nhượng bộ” (tôi nhấn mạnh là từ “nhượng bộ” được đặt trong ngoặc kép) ở thác Bản Giốc cho nên Việt Nam phải nhượng bộ ở bãi Tục Lãm.Có phải vì nếu bị mất hoàn toàn cồn Pò Thoong, tức là thác Bản Giốc 3 tầng sẽ hoàn toàn thuộc về Trung Quốc, thì sẽ là điều mà dân tộc Việt Nam không thể chấp nhận được cho nên Việt Nam đã nhượng bộ ở bãi Tục Lãm để giữ được phân nửa thác Bản Giốc 3 tầng?
Việc chiếu bản đồ Pháp lên bản đồ Google cho thấy một số điểm phụ: So với bản đồ Pháp, sông Ka Long ngày nay đã bị đẩy sang phía Việt Nam: Vùng Lục Lầm của Việt Nam bị thu hẹp lại từ hướng Bắc, trong khi lãnh thổ của Trung Quốc phía bên kia sông Ka Long được nới rộng xuống phía Nam. Có lẽ việc này một phần là do thiên nhiên, một phần là do con người nước bạn, thí dụ như ngày nay có những công trình nhân tạo như kè xương cá mà nước bạn xây trên sông Ka Long:
Trong bản đồ Pháp, không có nhánh sông được ghi chú bởi ký hiệu “3″, tức là bãi Tục Lãm nối liền vào vùng Lục Lâm. Theo bản đồ Pháp, vùng Lục Lâm, bao gồm bãi Tục Lãm, nằm phía Nam sông Ka Long, hoàn toàn thuộc về Việt Nam. Ngày nay, có nhánh sông được ghi chú bởi ký hiệu “3″ cắt qua vùng Lục Lâm, tức là bãi Tục Lãm bị cắt ra khỏi vùng Lục Lâm. Không biết các công trình nhân tạo ở nước bạn đã đóng góp bao nhiêu cho việc tạo ra nhánh sông này. Dù sao đi nữa, dòng chính của sông Ka Long vẫn nằm phía Bắc bãi Tục Lãm, và nếu xét theo vùng này thì bãi Tục Lãm phải thuộc về Việt Nam. Mất đi 1/4 bãi Tục Lãm không chỉ là mất đi 13 héc ta, mà còn làm cho dòng chính của sông Ka Long ở đoạn này hoàn toàn thuộc về Trung Quốc và còn cho phép dân cư Trung Quốc ở địa phương đi lại trên nhánh sông “3″, trong khi nhánh sông này đáng lẽ phải nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam.
http://my.opera.com/dantocdanchuvn/blog/t-i-sao-ban-bai-t-c-lam-cho-b-c-kinh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét