Nữ sinh ép bố mẹ bán đất để mua xe LX
Con gia đình nông dân, lại nghèo, nhưng từ khi Vân ra Hà Nội học, bằng đủ mọi cách để Vân đã moi tiền của cha mẹ để “lột xác” trở thành tiểu thư, đua đòi ăn chơi khiến bố mẹ phải bán đất bán bò.
- Dân chơi...
Vân, sinh ra ở vùng núi huyện Ba Vì (Hà Nội), thu nhập chính của gia đình chủ yếu phụ thuộc vào cây ngô, khoai, sắn, và một vài con bò. Bố mẹ V phải lăn lộn đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có tiền để cho 2 chị em ăn học.
Ở vùng núi cuối huyện Ba Vì không có trường cấp 3, vì thế học hết cấp 2, V chuyển về thị xã Sơn Tây,
quãng đường cách gia đình khoảng 30 km, vì vậy gia đình phải thuê nhà cho V ở trọ để học tiếp 3.
Không giống như những người bạn khác từ quê ra, càng học càng hiểu hơn nỗi khổ, công sức khó nhọc của gia đình, nhưng V càng học càng tỏ ra ăn chơi, ăn mặc sành điệu, đua đòi với chúng bạn ở thành thị mà không hay biết bố mẹ đang phải lai lưng ra để kiếm từng đồng cho V thuê nhà trọ, ăn học.
Tốt nghiệp cấp 3, may mắn V cũng đỗ 1 trường đại học tại Hà Nội. Kể từ khi đỗ đại học cộng với chút nhan sắc được mọi người khen ngợi, V trở lên kiêu căng hơn. Để chứng tỏ mình sành điệu không kém gì con gái thành phố, nhất là cho đám con trai trong trường "lác mắt", V lột xác trở thành “tiểu thư con nhà giàu” bằng việc mặc toàn đồ hiệu, trên người lúc nào cũng thơm nức mùi nước hoa.
V không chỉ dừng lại bằng những bộ quần áo đẹp, mà chuyển sang chơi đồ hiệu, từ bộ quần áo, giầy dép đều phải là đồ hiệu thêm vào đó là điện thoại xịn, máy tính bảng. Kể từ khi cô “tiểu thư” lên Hà Nội học, cũng là lúc từng con bò, con gà thúng ngô của gia đình đội nón ra đi.
Từ khi Vân ra Hà Nội học, bằng đủ mọi cách để Vân đã moi tiền của cha mẹ để “lột xác” trở thành tiểu thư (Ảnh: TP)
Gia đình khó khăn, nhưng cũng cố gắng chạy vạy mua cho V chiếc lap top, chiếc xe Honda Wave. Vì người chị không được ăn học đến nơi đến chốn, xây dựng gia đình sớm, còn V, vì thương con, muốn cho con ăn học nên người, nên V đòi gì bố mẹ cũng chiều theo.
Được cái lẻo mép, lúc nào gọi điện cũng nói ngon nói ngọt với bố mẹ rồi than ngắn kể dài nào là con nhà này mất cả trăm triệu đồng ôn thi cũng không đỗ đại học, con nhà kia mất cả trăm nghìn đô cho con đi du học… Đứa này đi xe xịn, đứa kia đi xe sang…
Dù mới từ quê lên thành phố được vài năm, nhưng cứ mở miệng, V lại phủi tay trắng trơn theo kiểu "đồ nhà quê ấy mà". Từ trung tâm Hà Nội về nhà V khoảng 80km, đi hết đoạn đường trải nhựa, còn lại khoảng 4km là đường làng, vẫn còn đất, đá lổm nhổm, nắng thì bụi, mưa thì lầy lội, nếu có đi xe máy vào trời mưa thì phải lột giầy dép sắn quần móng lợn để quốc bộ đẩy xe. Ấy vậy mà mỗi lần về quê, V vẫn diện những bộ váy, bộ cánh theo kiểu của mấy cô gái thành thị thả dáng trên con đường về nhà.
Bạn bè, hàng xóm láng giềng đều ngạc nhiên vì sự thay đổi quá nhanh của V. Chẳng biết có phải vì đua theo mấy cô bạn thành phố học cùng lớp không, V suốt ngày xin tiền bố mẹ để đầu tư vào phấn son, quần áo. Dù nhà vẫn làm nông nghiệp, có ruộng có vườn, nhưng từ hồi lên thành phố, mỗi lần về quê, chẳng bao giờ V động tay động chân vào bất cứ việc gì vì sợ… làm xấu đi đôi tay, hình ảnh của cô “tiểu thư thành thị”. Nếu như bạn bè vẫn thường kể về quê hương, những tình cảm trìu mến với niềm tự hào, thì V, dường như, cô không muốn và cũng không thuộc về vùng quê đó. V không thích ai hỏi mình quê ở đâu mà chỉ muốn mọi người gọi cô là tiểu thư.
- Ép bố mẹ bán đất để mua xe Vespa
Sa đà vào việc ăn chơi, V không còn biết mình là ai sinh ra từ đâu nữa, cũng chẳng thèm ngó ngang gì đến công việc của gia đình, suốt ngày chỉ chải chuốt, ăn chơi và bằng mọi cách để moi tiền của bố mẹ. Từ khi con bò, con lợn rồi đến con gà “đội nón” ra đi để phục vụ cho thói ăn chơi lêu lổng, bố mẹ V cũng đã phải gõ cửa hết chỗ này đến chỗ khác để có tiền chiều cô gái “kưng”.
Mặc dù chiếc xe máy Honda Wave mới mua được hơn một năm trời, nhưng một lần gần đây, V về quê, đã bày đặt hết chuyện này đến chuyện khác. Nào là sắp ra trường, cần phải ăn mặc sành điệu hơn và đi xe đẹp hơn nữa mới xin được việc tốt, mới cân xứng với các chàng trai đang theo đuổi. Phải mua xe Vespa LX để cho người ta nhìn vào là gia đình mình không phải kém cỏi, như thế mới kiếm được người chồng như mong muốn…
Bố mẹ thì đầu tắt mặt tối, nghe chỉ biết thế chứ đâu có hiểu được cuộc sống ở chốn thành thị của cô con gái thế nào. Thế là gia đình V phải chiều theo đòi hỏi của cô con gái, bán nửa mảnh đất đang sinh sống để lấy tiền mua xe cho con, cũng may là thời gian vừa qua, đất đai Ba Vì có giá, nên cũng đủ tiền để mua chiếc xe theo yêu cầu của V.
Nếu như mấy năm trước thì bán cả gia tài, đất đai cũng không đủ để mua cho cô con gái chiếc xe sang Vespa LX.
Bán song mảnh đất, V áp tải luôn ông cụ (bố) xuống thành phố để mua xe. Hai bố con đi với nhau mà chẳng thấy hợp nhau chút nào, bởi cô con gái thì ăn mặc sành điệu, son phấn lòe loẹt, còn ông bố thì vẫn đôi dép lê, bộ quần áo và chiếc ba lô bộ đội đã sờn màu và cũ rách.
Đằng đẵng một ngày trời ngồi trên xe đò, đặt chân xuống đất Hà Nội cũng là lúc xế chiều, V gọi xe ta – xi rồi đưa bố tới một của hàng bán xe LX trên phố Lê Văn Lương. Vừa tới cừa hàng, ông cụ ngồi tại quán nước rít một điếu thuốc lào rồi theo cô con gái vào xem xe. Vì ở quê ông chẳng có ai có chiếc xe như vậy, ông cũng chẳng phải người rành xe, nên để cho V tự chọn.
Cửa hàng bày hàng trăm chiếc xe, V xem hết chiếc này đến chiếc xe khác cả tiếng đồng hồ rồi chê bai đủ điều, thấy hành vi của V, người bán hàng không khỏi ngán ngẩm. Rồi V rời cửa hàng đó đưa ông cụ tới một cửa hàng trên phố Nguyễn Thái Học, V vào trong chọn xe, vẫn thói nào tật ấy, V chế bai đủ điều khiến người bán hàng không khỏi phật lòng.
Lúc V quyết định chọn cho mình một chiếc xe ưng ý, rồi gọi ông cụ vào trả tiền. Khoản tiền mua xe được ông cụ gói từ mấy chiếc áo để trong ba lô, khi mở tiền ra nhìn khuôn mặt kham khổ, già yếu, ăn mặt rách rưới mà người bán hàng không khỏi đau xót.
Sau vài câu hỏi thăm, người bán hàng biết được số tiền của ông cụ vừa phải cắn răng bán đi mảnh đất mình đang sinh sống nên đã tỏ thái độ dứt khoát không bán xe và nói cụ hãy cầm lấy mang về để dưỡng già. Thanh niên sức dài vài vai rộng, chúng nó kiếm được tiền thì mua, không thì thôi việc gì cụ phải lo cho cho nó, người bán hàng nói.
Theo Tien phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét