Lá phiếu Dân Chủ ở Việt Nam ta là con đường tốt đẹp nhất để có Hoà bình - Tự do - Ấm no và Tiến bộ mà sẽ không phải đổ máu, và không gây đổ vỡ cho những gì mà xã hội đã xây dựng được.
Bình Luận của Đảng Vì Dân VN
Ngày hôm nay, 20/10/2011, lịch sử ghi thêm sự sụp đổ của một chế độ độc tài trong vòng mười tháng qua (nước thứ ba, sau Tunisia và Ai Cập). Ông Muammar al-Gaddafi đã bị tử thương và Libya hoàn toàn được giải phóng. Biến cố này khẳng định một thực tế là: Chỉ có vũ lực mới đánh thắng được một chế độ độc tài đã cướp và giữ chính quyền bằng bạo lực. Quá trình cuộc cách mạng này có nhiều điểm đáng để chúng ta cùng chiêm nghiệm.
Cuộc cách mạng Libya bắt đầu bằng lời kêu gọi trên Internet "cho các cuộc biểu tình được tổ chức nhằm hỗ trợ các quyền tự do rộng rãi hơn ở Libya" của ông Jamal al-Hajji, một nhà văn và cũng là nhà bình luận chính trị. Khi cuộc biểu tình bị đàn áp dã man, người dân Libi đã chống trả mãnh liệt và chuyển hướng sang đấu tranh vũ trang. Ý chí to lớn và cứng cỏi của những người nổi dậy ban đầu đã giúp phát triển nhanh chóng số người đấu tranh thành một lực lượng có khả năng lật đổ nhà cầm quyền; và nhờ tầm vóc đó, trở thành một thực thể chính trị được các siêu cường ủng hộ nhiệt liệt.
Chỉ sau 10 ngày kể từ biến động bộc phát, Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya (một chính phủ lâm thời của quân cách mạng) đã được thành hình ở vùng tạm chiếm. Sau gần 6 tháng ngắn ngủi, quân cách mạng chiếm được thủ đô Tripoli. Và đúng hai tháng sau, sinh mạng của nhà độc tài bị kết liễu trong trận chiến cuối cùng ở quê hương ông, đánh dấu ngày nước Libya hoàn toàn được tự do.
Thành công này nhắc nhở thế giới rằng: Ngày nay nhân loại thường chuộng giải pháp ôn hoà để giải quyết các khủng hoảng chính trị; nhưng đối với những chế đệ độc tài bất chấp đạo đức, lẽ phải, công lý và kể cả công pháp quốc tế, thì giải pháp duy nhất để lật đổ nó là bằng vũ lực. Không một chính phủ hay cơ quan nhân quyền, truyền thông nào gọi những người nổi dậy Libi là quân khủng bố, mặc dù cuộc cách mạng vũ trang ở Libya gây thương vong cho hơn 20 ngàn thường dân (theo thông tin từ Wikipedia). Không những thế, quốc tế hết lòng ủng hộ cuộc nổi dậy, và một số siêu cường như Pháp, Anh, Mỹ đã công khai yểm trợ quân trang, quân dụng và vũ khí. Liên Hiệp Quốc cũng đã đứng về phía quân nổi dậy từ những tháng trước. Điều đáng lưu ý là tương tự như trường hợp Iraq và A-Phú-Hãn, các siêu cường Pháp, Anh, Mỹ đã không thể dùng áp lực nhân quyền hay ngoại giao để dân chủ hoá Libya.
Yếu tố dẫn đến sự ủng hộ của quốc tế và cả nhân dân Libi là sự quyết tâm của lực lượng nổi dậy. Nếu như 500 người biểu tình trước Sở cảnh sát Benghazi bỏ cuộc khi bị đàn áp dã man, thì chắc chắn đã không có cuộc nổi dậy vũ trang ở chín tháng trước. Nếu như những nhóm chiến sĩ tự do nhỏ bé ban đầu không chiến đấu một cách kiên cường, thì lực lượng này đã không tạo đủ dũng khí, hùng lực để quy tụ hàng chục ngàn chiến sĩ khác cùng tham gia. Người ta phải nghiêng mình ngưỡng mộ lòng dũng cảm của lực lượng nổi dậy (chủ yếu từ dân thường như giáo viên, sinh viên, luật sư, công nhân dầu mỏ, và đội ngũ binh lính đào thoát từ quân đội Libya) đã nhất quyết không ngại hy sinh dù tổn thất nhân mạng tăng đến con số 7.000 chiến sĩ tử trận. Họ đã tự chứng tỏ rằng: Khi một dân tộc dám chết vì tự do thì họ sẽ thoát khỏi sự cai trị độc tài, và xứng đáng để được hưởng tự do.
Nhưng quan trọng không kém là những đoàn thể, tổ chức khác xuất xứ đã chấp nhận đứng chung với nhau trong một "chính phủ lâm thời" để cùng chiến đấu cho một thành công chung.
Mặt khác, chỉ 9 tháng trước đây, không một ai ở Libya và trên thế giới có thể tiến đoán được là vào mùa Thu năm nay, chế độ độc tài hơn 40 năm cầm quyền ngông nghênh ở Libya sẽ sụp đổ. Bộ máy cai trị tinh vi và tàn bạo của chế độ này đã nghiền nát không biết bao nhiêu nỗ lực đối lập, và làm thất bại kế hoạch mưu sát của vài nước lớn thù nghịch với chế độ trong bốn thập niên qua. Nhưng kết cuộc chứng minh rằng: Một khi khát vọng tự do đủ mạnh để thu hút sự dấn thân của nhiều người cùng hoài bảo, thì cuộc biểu tình xảy ra với số đông đã tạo thành biến động lớn đủ để vực cả một dân tộc đa chủng đứng dậy đồng thanh chiến đấu với độc tài. Số phận của ông Gadhafi đã được định từ ngày người dân của xứ này bước qua nỗi sợ hãi và chấp nhận cái Chết để giành lại Tự do. Trong quá trình này, những thành phần trung thành với chế độ đã bị bánh xe cách mạng nghiền nát như số phận của ông Gaddafi.
Nói tóm lại, sự sụp đổ của cả ba chế độ độc tài ở Tunisia, Ai cập và Libya đều có cùng một mẫu số chung là khát vọng tự do và ý chí quyết thắng của nhân dân các nước này. Tình hình Syria có thể cũng sẽ có những chuyển biến tốt đẹp hơn sau cuộc cách mạng thành công ở Libya.
Đối với Việt Nam chúng ta, không ai muốn chiến tranh xảy ra và không ai muốn máu sẽ phải đổ, dù là máu của những người lãnh đạo độc tài đầy tội lỗi. Chúng ta muốn chấm dứt chế độ độc tài bạo ngược hiện nay bằng con đường chuyển thể ôn hoà, để dân chủ hoá xã hội và đa đảng hoá bộ máy nhà nước mà không phải tốn xương máu. Nhưng cho đến nay, bộ máy cầm quyền vẫn bất chấp ý kiến xây dựng của những nhà trí thức có tâm huyết, và bao nhiêu lời kêu gọi chân thành của những người đối lập hết sức ôn hoà. Không những thế, họ còn đàn áp, bắt bớ, giam cầm một cách thô bạo nhiều người yêu nước. Cùng lúc đó, chế độ này đã chà đạp chủ quyền quốc gia bằng hành động trấn áp những người muốn lên tiếng bảo vệ non sông.
Thái độ và hành động của tập đoàn cầm quyền hiện nay ở nước ta đang tự đưa số phận của họ vào ngỏ cụt. Đảng CSVN có lẽ nên nghiềm ngẫm lời của Giáo sư Fawaz Gerges nhắn gửi đến những nhà độc tài khác về cái chết của Gaddafi, rằng: "Nếu các ông đàn áp người dân của các ông, nếu các ông không tham gia vào xã hội dân sự của chính các ông, và nếu các ông duy trì quyền lực trong nhiều năm, điều này sẽ là cuối cùng của các ông."
Hy
vọng sao đất nước ta sẽ được dẫn đến dân chủ tự do bằng con đường Tổng
Tuyển Cử Tự Do, thay vì là một cuộc chiến với máu xương và nước mắt! Lá
phiếu Dân Chủ là con đường tốt đẹp nhất để có Hoà bình - Tự do - Ấm no
và Tiến bộ mà sẽ không phải đổ máu, và không gây đổ vỡ cho những gì mà
xã hội đã xây dựng được. Mong thay!
Viết nhân ngày Libya được hoàn toàn giải phóng (20/10/2011)
Bài : CHẾT: ĐIỂM CUỐI CÙNG CỦA NHÀ ĐỘC TÀI GADDAFI, CÒN CÁC NHÀ ĐỘC TÀI CSVN THÌ ĐẾN BAO GIỜ
http://nhuhoacomay.multiply.com/journal/item/504/504
++++++++++++++++++
Chú Ga nay đã thôi rồi .
Ly Bi cách mạng đi đời chú Ga .
Chú Ga ơi,
Sau khi đồng bào Lybia chịu đựng gian lao suốt hơn nửa năm trời và đổ biết bao xương máu nay mới tống Chú đi gặp Alah được cho khuất mắt họ, thế mà CuTèo lại dám đi giật chuông gọi hồn Chú. Giả như nhân dân Lybia mà trước đây Tèo lỡ dại dột gọi là bọn phản động biết được chuyện này thi họ buồn lắm. Nhưng văn hoá Việt Nam cháu có câu “nghĩa tử là nghĩa tận”, không gì nữa thì ít ra chú cháu mình cũng đã trao đổi tâm tình chút đỉnh qua internet mặc dù chú cháu mình mới cho nhau được mỗi người một cái meo (*).
Chú Ga thấy không, Tèo đã báo cho chú, rằng nếu Chú không chịu hoàn lương sau 43 năm gieo rắc tội ác tầy đình với dân với nước Lybia, trước sau gì cũng chết bờ chết bụi, chết rừng chết rú. À mà quên, nước Chú nghe đâu chỉ toàn sa mạc, hay chết trong hang trong hầm, nếu giỏi trốn khỏi giá treo cổ của Cách Mạng Lybia. Bây giờ Chú còn thê thảm hơn, đã bị lôi từ trong ống cống ra và vì hận chú quá, người ta bắn Chú cái đoàng không cần xét xử.
Cháu xem đài Aljazeera thấy Chú chết thảm thương, nhục nhã và cô đơn quá, thấy tội nghiệp Chú cách chi. Thím Ga và các em thì tản mác sang Algeria, có em cũng đã bị nhân dân Lybia “để” Alah gọi về, nhưng chẳng hay có được 72 trinh nữ ra đãi bia ôm không; đám cận vệ trinh nữ của Chú bao năm nay cũng đã “bỏ của.... Chú chạy lấy người”. Giá như Chú chết sớm hơn, tức chết trong thời kỳ Cách mạng - tiếng Bắc kỳ ăn cá rô cây cháu gọi là Hoa Nhài, thì ít ra Chú Ga cũng còn người phúng điếu. Đó là ngoại giao đoàn nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhà cháu, xếp hàng theo sau đàn anh Trung Cuốc, từng gọi sự ủng hộ của thế giới đối với nhân dân Lybia đứng lên dòi dân chủ Tự do là “tạo tiền lệ xấu”. Nay thì hỡi ôi, nhắc đến làm chi nữa cho đau lòng cái đời đen bạc, chú Ga nhỉ.
Ghét chú Ga lắm về nhiều tội, như độc tài, tham ô, kéo bè kết đảng, coi nhân dân mình như cỏ rác vân vân và vân vân, nhưng Tèo phục chú đã chết như lời chú nói là “chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng chứ không đi đâu cả”, nhưng chỉ tiếc là Chú chiến đấu chỉ cho gia đình và băng đảng nhà Chú chứ không phải chiến đấu vì sự sống còn nhân dân và đất nước Lybia.
Phục Chú Ga cái nữa là chú chết vì quyền lợi của gia đình và băng đảng Xanh của Chú, nhưng lãnh thổ và lãnh hải quốc gia Lybia Chú để lại vẫn nguyên xi. Không như nước Việt nam của Tèo, bọn đầu đảng Đỏ còn sờ sờ ra đó song chính vì sự còn sờ sờ của chúng mà Việt Nam ngày một teo tóp lại.
Thôi thì nói sao cho hết tâm tình Tèo, và nếu kể ra chắc gì Chú Ga đã thèm nghe, vì biết đâu giờ này Chú đang bận mây mưa mệt nghĩ với 72 trinh nữ Alah đã hứa phát cho miễn phí, kiểu “tình cho không biếu không”.
Không biết bao giờ dân Việt Nam nhà cháu mới được giật chuông gọi hồn mấy chú Dờ, Tờ, Mờ...
Bài : Chuông gọi hồn chú Ga
Nguyễn Bá Chổi (danlambao)
danlambaovn.blogspot.com
http://tiembao.multiply.com/journal/item/309
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét