Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Phi bắt giữ tàu đánh cá trung cộng ở vùng biển đang tranh chấp - Lào từ chối điều kiện cho thợ TC nhập cư - Hoa Kỳ nói thẳng rằng sẽ đặt ưu tiên cao để đưa tàu chiến HK vào vùng Châu Á Thái Bình Dương, ngay cả khi bị cắt giảm ngân sách để chận móng vuốt TC , theo lời Tư Lệnh Hải Quân


.



Phi Luật Tân bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển đang tranh chấp


Phi Luật Tân đã bắt giữ 25 tàu nhỏ của Trung Quốc sau khi hải quân Phi chận đầu với một tàu đánh cá lớn của Trung Quốc ở vùng biển đang còn nằm trong vùng tranh chấp ở Biển Tây Phi Luật Tân (Nam Hải) hôm thứ Ba này.



Hình do hải quân Phi cung cấp, cho thấy chiếc tàu tuần tra này BRP Rizal (PS-74) đã liên quan đến việc chạm trán với tàu Trung Quốc ở gần Dãi Recto hôm thứ Ba. Nguồn: PhiStar.com


Cuộc chạm trán này xảy ra sau một loạt sự cố giữa hai nước ở vùng Biển mang tính chiến lược quan trọng có tên Tây Phi Luật Tân trong năm nay và cũng từ đó đã đưa đến sự căng thẳng cao độ trong mối quan hệ ngoại giao hai nước.

Nhà cầm quyền Phi Luật Tân nói chiếc tàu lớn của Trung Quốc đang kéo theo 25 chiếc tàu nhỏ bằng gỗ, chạy bằng máy dầu gần Dãi Recto (Reed Bank), là một cụm đảo san hô chỉ cách quần đảo Palawan của Phi 150 cây số.

“Tàu Trung Quốc đi lạc vào hải phận của chúng tôi,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ông Raul Hernandez nói.

Tuy nhiên, ông tìm cách làm nhẹ đi sự nghiêm trọng của cuộc chạm trán này, ông miêu tả điều trên chỉ là một “sự cố nhỏ nhoi” và nói rằng Phi Luật Tân đang xem xét chuyện trả lại những chiếc tàu gỗ và nhỏ này, vốn không có người trên đó lúc sự việc bắt giữ xảy ra.

Chiếc thuyền lớn của Trung Quốc đã cắt dây kéo những chiếc thuyền nhỏ này khi chiếc tàu của hải quân Phi Luật Tân tiến gần đến, tướng Juancho Sabban, chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Miền Tây có căn cứ nằm ở Palawan cho hay.

“Chúng tôi muốn nói rõ là đã không có ý định thù địch nào từ phía chúng tôi,” tướng Sabban nói với hãng thông tấn AFP, ông bác bỏ nguồn tin từ báo chí địa phương cho hay là chiếc tàu hải quân Phi đã cố tình đâm vào chiếc tàu lớn của Trung Quốc.

“Thủ tục thông thường là tiến đến gần và báo cho họ hay là họ đang ở trong lãnh thổ của Phi Luật Tân và, nếu họ đang đánh cá, thì họ nên có giấy phép của chính phủ Phi Luật Tân. Khi chiếc tàu hải quân Phi tiến lại gần, chiếc tàu mẹ bất thình lình cắt dây kéo và để lại đằng sau những chiếc tàu nhỏ nói trên. Chúng tôi có thể đã làm họ hoảng sợ và bỏ chạy,” tướng Sabban nói.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Zosimo Paredes nói là Phi Luật Tân đã xin lỗi Toà Đại sứ Trung Quốc qua Bộ Ngoại giao Phi vì chuyện đâm vào một trong những chiếc tàu nhỏ này ngoài ý muốn.
Ông nói là tàu hải quân đang trên đường đi tuần tra thường lệ khi thấy chiếc tàu đánh cá Trung Quốc đang kéo theo những tàu đánh cá nhỏ gần Dãi Recto.

Ông Paredes nói là tàu hải quân Phi tiến đến gần chiếc tàu Trung Quốc và bất ngờ đụng vào một trong những chiếc thuyền nhỏ khi bộ phận lái của tàu bị trục trặc kỹ thuật.


Nguồn: DCV Online
http://hientinhvn.blogspot.com/2011/10/phi-luat-tan-bat-giu-tau-anh-ca-trung.html



+++++++++++++++++




Lào từ chối điều kiện cho thợ Trung Quốc nhập cư


Chính phủ Lào từ chối các điều kiện “cho thợ Trung Quốc vào định cư luôn tại chỗ” do Bắc Kinh đưa ra về dự án xây một cây cầu trên tuyến đường cao tốc nối Lào và Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Xứ sở Triệu Voi đang nỗ lực để bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, tăng cường tìm kiếm đầu tư từ Hàn Quốc và các nước khác.


Boten – đất Lào nhưng tràn ngập các bảng hiệu và tên đường viết bằng tiếng Hoa. Ảnh: Asia Sentinel



  • Con đường không dẫn tới đâu


Giữa tháng 9.2011, con đường hai làn xe nối thành phố Nan (Thái Lan) với tỉnh Oudomxay (Tây Bắc Lào) được khánh thành. Đáng nói là con đường này không dẫn tới đâu cả. Vì chiếc cầu nối con đường này vào quốc lộ của Lào vẫn chưa được xây, do Lào và Trung Quốc vẫn chưa dàn xếp được bất đồng nêu trên.
Tại khu vực lẽ ra là một cây cầu bề thế do Trung Quốc đầu tư xây dựng, người ta chỉ thấy dòng sông vắng lặng và người dân địa phương đang lưới cá. Không thấy máy móc hay nhân công xây cầu.

Đổi lại dự án xây cầu trị giá 35 triệu USD từ nguồn vốn vay ưu đãi, tổng công ty Cầu đường Trung Quốc đã yêu cầu Lào cho định cư lao động Trung Quốc với số lượng lớn. Đề xuất này gây căng thẳng cho mối quan hệ Trung Quốc – Lào. Đó là chưa kể một điều kiện khác: Trung Quốc được phép xây dựng một khu casino ở Oudomxay nhắm đến du khách và cộng đồng người Hoa đến định cư tại đây.

Từ mấy năm nay, Lào chủ trương tự do hoá nền kinh tế, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng đất và nguồn lao động, để xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy giao thương. Nhưng Lào cương quyết dừng cấp phép các dự án đầu tư casino vì quan ngại chúng gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.

Không chỉ tắc ở dự án xây cầu, một dự án đường sắt cao tốc trị giá 7 tỉ USD nối Trung Quốc và các nước ASIAN cũng đang gặp trở ngại tại Boten – khu vực biên giới Lào – Trung Quốc.

Dự án này trắc trở vì làn sóng công nhân và hàng hoá Trung Quốc đổ bộ vào Boten, kéo theo một loạt vụ án mạng liên quan đến bài bạc. Sau đó, Chính phủ Lào đã phải lập tức đóng cửa một casino tại thị trấn biên giới.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh mới đây của Chủ tịch Lào Choummaly Saygnasone, Trung Quốc đã trấn an rằng “các dự án đầu tư của Trung Quốc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào”. Nhưng việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự và gây hấn trên Biển Đông thời gian qua đã khiến Lào bắt đầu cảm thấy “căng thẳng dưới cái bóng của người khổng lồ”. Các nhà quan sát đánh giá việc Lào cương quyết tỏ rõ thái độ là một lời nhắc nhở Bắc Kinh về tham vọng địa chính trị của họ.

Trung Quốc đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ nhì tại Lào (sau Việt Nam), với số vốn đầu tư 2,71 tỉ USD trong 397 dự án tại Lào năm ngoái. Phần lớn đầu tư của Trung Quốc trong các lĩnh vực thuỷ điện và khai thác mỏ. 300.000 công nhân Trung Quốc hiện đang định cư tại Lào, là nguy cơ gây bất ổn xã hội cho nước này.


  • Nghiêng về đầu tư của Hàn Quốc và các nước


Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong cho biết Hàn Quốc đang tăng cường đầu tư, giao thương, cho vay và viện trợ không hoàn lại đối với Lào. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Lào trong các lĩnh vực từ nông nghiệp, lâm nghiệp đến ngân hàng và thương mại. Xe Hàn Quốc đang trở nên phổ biến tại Lào.

Hàn Quốc đã giúp Lào mở cửa thị trường chứng khoán đầu tiên vào tháng 1.2011 với hai công ty niêm yết. Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc phối hợp với ngân hàng Trung ương Lào điều hành sàn giao dịch.

Hàn Quốc đang là nhà đầu tư lớn thứ tư tại Lào (sau Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan), với tổng giá trị đầu tư 631 triệu USD từ năm 1995 – 2011. Kim ngạch song phương giữa Lào và Hàn Quốc đạt 132 triệu USD.

Chính phủ Lào đánh giá cao việc Hàn Quốc giúp phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ, tài chính ngân hàng, và phát triển kinh tế dựa trên cơ chế thị trường. Từ năm 1995, tổng giá trị viện trợ không hoàn lại từ Hàn Quốc sang Lào đã lên tới 48,3 triệu USD. Quan trọng hơn, với Viêng Chăn, đầu tư của Hàn Quốc cũng như Việt Nam hay Thái Lan không có mặt trái đáng lo ngại như Trung Quốc.

BÁ NHA (ASIA SENTINEL, ASIA NEWS NETWORK)

NGUỒN: SGTT
http://hientinhvn.blogspot.com/2011/10/lao-tu-choi-ieu-kien-cho-tho-trung-quoc.html



+++++++++++++++++++




Hoa Kỳ: Vào Biển Đông Chận Móng Vuốt TQ


WASHINGTON (AFP) -- Hoa Kỳ nói thẳng, rằng Mỹ sẽ đặt ưu tiên cao để đưa tàu chiến Mỹ vào vùng Châu Á Thái Bình Dương, ngay cả khi bị cắt giảm ngân sách, một tình hình có thể buộc phải cắt giảm bớt các hoạt động khác trên toàn cầu, theo lời Tư Lệnh Hải Quân Mỹ.


ảnh minh họa


Với tình hình Trung Quốc vươn dài móng vuốt và mở rộng tầm hoạt động quân sự, các vị tư lệnh quân sự trong chính phủ Obama ngaỳ càng mô tả rằng Châu Á là trọng tâm an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Đô Đốc Jonathan Greenert, Tư Lệnh Hành Quân Hải Quân Hoa Kỳ, nói với các phóng viên qua cuộc họp báo viễn liên, “Châu Á rõ ràng sẽ là một ưu tiên và chúng tôi sẽ điều chỉnh hoạt động theo hướng đó.”


Hải Quân Mỹ bây giờ thường xuyên duy trì một hàng không mẫu hạm, hoặc là chiếc USS Kitty Hawk hay
chiếc USS George Washingtonm tại vùng Thái Bình Dương, trong khi hồi 10 năm trước thì chỉ có 1 hàng không mẫu hạm ở có 70% thời gian thôi, theo lời Đô Đốc.


Với tình hình Bộ Quốc Phòng chuẩn bị cắt giảm 450 tỉ đôla trong thập niên tới, Hải Quân Mỹ sẽ phải tìm những “cách sáng tạo” để duy trì các cam kết, một phần bằng cách đưa hiện diện tàu chiến và thủy thủ vào các hải cảng gần hơn với các “điểm chận chiến lược,” theo lời Đô Đốc.


Greenert dẫn ra một bản hiệp ước mới để trú đóng 4 tàu chiến Mỹ tại hải cảng Rota của Tây Ban Nha cho hệ thống phòng thủ phi đạn mới của NATO, như một thí dụ của việc bố trí quân ‘tiến công’ hiệu lực hơn, mà việc này nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí năng lượng và nhân dụng.


Nhưng so với hồi 10 năm trước, Hải Quân Mỹ có ít tàu chiến và thủy thủ hơn, ngay cả khi tôác độ hành quân đã tăng vọt, theo lời Đô Đốc.


Năm 2001, Hải Quân Mỹ có hơn 300 tàu chiến, nhưng bây giờ chỉ có 285 tàu chiến, và hồi đó có 360,000 lính Hải Quân, bây giờ chỉ còn 325,000 người.


Nhưng tốc độ hành quân đã tăng trong thập niên qua nhờ hệ thống phòng thủ phi đạn mới sử dụng các tàu chiến kiểu Aegis, các nỗ lực chống hải tặc và chống phổ biến vũ khí cấm, và một quyết định giữ 2 nhóm hàng không mẫu hạm trong Biển Ả Rập (Arabian Sea) mọi thời gian, cũng như các nhóm tàu chiến thủy bộ, theo lời Greenert.

Nguồn: Việt Báo Online

http://hientinhvn.blogspot.com/2011/10/hoa-ky-vao-bien-ong-chan-mong-vuot-tq.html





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét