Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Chống Putin, đối lập Nga bị đàn áp dã man . Putin muốn tái lập liên minh kiểu Xô Viết cũ. Ở Nga, các nhóm đối lập cấp tiến ít được ủng hộ rộng rãi. Chính quyền thường xuyên cấm đoán hoặc giải tán mọi cuộc tập họp của họ.

Bài báo của ông Putin gây quan ngại bên phía Tây Phương, rằng ông sẽ dùng cương vị tổng thống mới của mình để mưu đồ phục hồi thế lực của Ðiện Kremlin đối với các nước cựu Xô Viết bằng đường lối lãnh đạo thiếu dân chủ, điều mà nhiều nhà phân tích cho là một chế độ “chuyên chế toàn trị.”


+++++



MOSCOW - Thủ Tướng Vladimir Putin vừa kêu gọi các nước cựu cộng hòa Xô Viết như Belarus và Kazakhstan, cùng Nga thành lập một “Liên Minh Âu Á.” Báo Financial Times nói, đây là tiết lộ đầu tiên về chính sách đối ngoại chính của ông Putin kể từ khi ông bày tỏ ý định ra tranh cử tổng thống vào năm tới.




Một người bị cảnh sát đẩy lên xe khi cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở Ủy Ban Bầu Cử Nga bị giải tán bằng bạo lực hôm 26 Tháng Chín. (Hình: AP/Sergey Ponomarev)


Trong bài báo đăng trên tờ Izvestia hôm Thứ Ba, thủ tướng Nga bác bỏ lập luận khi so sánh đề nghị của ông với Liên Bang Xô Viết, một “liên minh không thể tan vỡ được giữa các nước cộng hòa tự do” như nghe trong bản quốc ca Xô Viết. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích vẫn cho là có một vài tương đồng.


Ông Putin nói: “Ðừng nói gì đến sự cải đổi lại Liên Bang Xô Viết qua một vài hình thức nào đó. Thật ngây thơ khi còn mơ tưởng đến việc phục hồi hay sao lại những gì bị xóa bỏ trong quá khứ, nhưng chính là sự liên kết trên căn bản của những giá trị, chính trị và kinh tế mới, đó là trật tự của ngày nay.”


Bài báo này cho thấy những mấu chốt hệ trọng mà nhiệm kỳ tổng thống lần thứ ba của ông Putin có thể sẽ mang lại.


Trong những năm gần đây, ông Putin nỗ lực để khởi động một sự đồng nhất về kinh tế giữa các nước cựu cộng hòa Xô Viết, vốn trước đây đã bị trì trệ vì thiếu ý chí chính trị.


Một liên minh bắt đầu đi vào hoạt động hồi năm ngoái giữa Nga với Belarus và Kazakhstan, qua đó hàng rào quan thuế giữa các bên đều được dỡ bỏ. Tháng Giêng năm nay là thời điểm mà ba nước mở rộng thành một “đặc khu kinh tế chung,” theo đó hàng hóa, dịch vụ và tiền tài đều luân lưu tự do qua một thị trường duy nhất của 165 triệu dân.


Ðang có cuộc thương lượng để đưa đến việc sử dụng một đồng tiền chung sau này. Ðồng thời, ông Putin biến nhóm ba nước này thành một “Liên Minh Âu Á,” theo khuôn mẫu của Liên Hiệp Âu Châu.


Thủ Tướng Putin nói: “Liên Minh Âu Á là một dự án mở. Chúng tôi sẵn sàng đón nhận tân hội viên.”


Bài báo của ông Putin gây quan ngại bên phía Tây Phương, rằng ông sẽ dùng cương vị tổng thống mới của mình để mưu đồ phục hồi thế lực của Ðiện Kremlin đối với các nước cựu Xô Viết bằng đường lối lãnh đạo thiếu dân chủ, điều mà nhiều nhà phân tích cho là một chế độ “chuyên chế toàn trị.”


Lời kêu gọi của ông Putin được đưa ra vào thời điểm Liên Hiệp Âu Châu (EU) đang bị phân hóa trầm trọng, đến độ họ đang chuẩn bị lôi kéo thêm vào các nước cựu Xô Viết, và một khi những vấn đề kinh tế khiến EU trở nên ít hấp dẫn đối với các hội viên mới.


Ở Kazakhstan, các đảng đối lập lo ngại đến sự liên minh sâu xa hơn với Nga. Bolat Abilov, đồng chủ tịch đảng dân chủ xã hội Azat, nói rằng việc xóa bỏ hàng rào mậu dịch giữa hai nước đã mang lại một sự mất mát về kinh tế, qua sự tăng vọt giá thực phẩm lẫn nhiên liệu ở Kazakhstan trong năm nay. Ông Abilov nói thêm một khi đã thiết lập một liên minh theo ý mình, Nga sẽ tiến tới việc lập lại ảnh hưởng chính trị của mình đối với Kazakhstan.


Ông Abilov nhận xét: “Năm 2017 sẽ là năm kỷ niệm 100 năm ngày Cách Mạng Nga. Chúng tôi cho là lập lại một liên minh chính trị khác lúc này giữa Nga với Kazakhstan là một liều lĩnh nguy hiểm.”


Trong khi đó, cảnh sát Nga dùng biện pháp tàn bạo để giải tán cuộc biểu tình chống đối ở Moscow, đồng thời bắt giữ 24 người hôm Thứ Ba.


Hãng thông tấn AP tường thuật việc cảnh sát chống nổi loạn bẻ gãy cuộc chống đối bên ngoài một trạm tàu điện ngầm, chỉ vài phút sau khi các nhà hoạt động đối lập vừa bắt đầu nối tay nhau và hô khẩu hiệu chống Thủ Tướng Vladimir Putin.


Những người chống đối cũng cố giăng khẩu hiệu chỉ trích cuộc bầu cử nghị viện và tổng thống sắp diễn ra.


Người ta có thể nhìn thấy cảnh sát vặn tréo tay người biểu tình và đẩy họ lên xe cảnh sát.


Ông Putin được cho là đang muốn khôi phục lại chiếc ghế tổng thống, và có triển vọng kéo dài chế độ cai trị độc đoán vốn đang ngày một trầm trọng hơn, đến năm 2024.


Ở Nga, các nhóm đối lập cấp tiến ít được ủng hộ rộng rãi. Chính quyền thường xuyên cấm đoán hoặc giải tán mọi cuộc tập họp của họ. (TP)


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=137997&z=5

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét