Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Ngân sách Chính phủ VN kiệt quệ? --------- Túi tiền quốc gia đang eo hẹp . Nhiều chuyên gia lo ngại ngân khố quốc gia đang rất đáng báo động . --------- Sàn bất động sản sống nhờ bán... cà phê, trà đá .


Ngân sách Chính phủ VN kiệt quệ?

Cập nhật: 09:22 GMT - thứ tư, 2 tháng 10, 2013

Một doanh nghiệp Việt Nam
Nguồn thu thuế của Chính phủ Việt Nam đang bị thu hẹp do kinh doanh khó khăn


Giới chuyên gia hiện đang lo ngại về tình hình tài chính của Chính phủ Việt Nam sau một loạt động thái như đề xuất giảm lương tối thiểu trong khu vực Nhà nước và nới trần bội chi ngân sách.

Theo con số thống kê được trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam bội chi hơn 140.000 tỷ đồng, tức khoảng 7 tỷ Mỹ kim.

Thu không đủ chi


Tại phiên họp nội các hôm 29/9, Chính phủ nhất trí sẽ đề xuất với Quốc hội cho phép nới trần bội chi ngân sách năm 2013 từ 4,8% lên 5,3%, báo mạng VnExpress tường thuật, do nguồn thu ngân sách đang gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề xuất giảm 100.000 đồng mức lương tối thiểu của người làm ăn lương trong khu vực Nhà nước nhưng đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bác.

Việc Bộ Tài chính có động thái nhạy cảm là đụng đến lương của cán bộ công chức vốn đã rất thấp so với mức sống thực tế là chỉ dấu cho thấy ngân khố quốc gia đang trong tình trạng ngặt nghèo.

Theo số liệu của Bộ Tài chính được công bố thì đến đã giữa tháng Chín mà mới thu ngân sách được 62,5% dự toán cho cả năm 2013 và dự báo năm nay thu ngân sách sẽ không đạt chỉ tiêu – chỉ vào khoảng chưa đến 40 tỷ Mỹ kim.

"Bộ máy Nhà nước hoạt động kém hiệu quả thì phải chịu giảm lương."
Kinh tế gia Phạm Chi Lan

Nguyên nhân được chỉ ra là do tình hình kinh doanh khó khăn nên nhiều nguồn thu như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu... đều giảm.

Kinh tế gia Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn của thủ tướng, được VnExpress dẫn lời nói bà hoan nghênh đề xuất giảm lương khu vực Nhà nước của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Theo bà Lan thì bộ máy Nhà nước hoạt động kém hiệu quả thì phải chịu giảm lương để chịu trách nhiệm cho tình hình kinh tế yếu kém như hiện nay.

Bà cũng so sánh với khu vực tư nhân là ‘khi không làm ăn được, từ giám đốc tới nhân viên đều phải giảm lương’.

BBC đã đem vấn đề này trao đổi với kinh tế gia Hà Huy Thành, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững, thì ông Thành không tán đồng với đề xuất trên.

‘Không đến nỗi nào’


Công nhân Việt Nam
Công nhân trong lĩnh vực Nhà nước đang phải rất vất vả với đồng lương ít ỏi

“Bộ Tài chính tự nhiên đưa ra đề nghị quái quỷ đó,” ông nói, “Nền kinh tế Việt Nam đã đến nỗi nào đâu.”

Ông Thành bày tỏ nghi ngờ về những lời than vãn khó khăn của Bộ Tài chính do ‘những số liệu về chi tiêu ở Việt Nam không được công khai lắm’.

“Trong vài ba năm trở lại đây cách hoạt động như đầu tư công, phát triển dịch vụ công cộng như bệnh viện, trường học đặc biệt là giao thông vận tải đều bình thường,” ông giải thích.

“Nguồn thu có thể giảm nhưng không thể giảm đến mức kiệt quệ tài chính được,” ông nói thêm, “Trong nhiều trường hợp các ngành xuất khẩu có giảm nhưng không giảm đến mức như thế.”
Về bội chi ngân sách, ông Thành nói cũng là bình thường vì ‘năm nào cũng thế’.
Khi được hỏi về những biện pháp để cân bằng ngân sách, ông Thành đề xuất ‘có thể tăng thuế lên một số lĩnh vực còn làm ăn được’ và ‘tung ra trái phiếu chính phủ để người dân đóng góp’.

“Theo tôi biết trong dân cư còn rất nhiều tiền. Trong những năm trước đây làm được người ta có tích trữ vàng, tiền gửi ngân hàng nhiều đến mức ngân hàng phải giảm lãi suất đi,” ông giải thích và từ vài năm nay chính phủ không phát hành trái phiếu.

“Người dân sẵn sàng mua trái phiếu nếu như thật sự chính phủ có những khó khăn như thế,” ông nói thêm.

Ông cũng cho biết ‘một số nhà đầu tư quốc tế’ đang chờ đón đợt chào bán trái phiếu ra quốc tế của chính phủ vì ‘có một số lĩnh vực họ nhìn thấy tương lai phát triển’.

“Có lẽ Bộ Tài chính hơi nóng vội trong câu chuyện này,” ông nói.


Thêm về tin này

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/10/131002_vietnam_budget_difficulties.shtml


___________



Thứ tư, 2/10/2013 11:13 GMT+7

Túi tiền quốc gia đang eo hẹp


Từ việc Chính phủ muốn nới trần bội chi đến chuyện Bộ Tài chính cực chẳng đã muốn giảm lương công chức khiến nhiều chuyên gia lo ngại ngân khố quốc gia đang rất đáng báo động.


Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013, Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng thu không đạt dự toán là “một vấn đề mới xuất hiện của năm 2013 và có nguy cơ gây bất ổn kinh tế”. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở khi hầu hết các con số về thu, chi của ngân sách cho thấy “túi tiền quốc gia” đang cạn dần cùng với sự suy kiệt khủng khiếp từ doanh nghiệp.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, có tới 40 địa phương lớn không đạt tiến độ thu ngân sách. Đây đều là những địa phương có tỷ trọng đóng góp lớn trong ngân sách cả nước. Đến ngày 15/9, đi qua hơn hai phần ba tài khóa, nhưng tổng thu mới được 62,5% dự toán, tương đương 509.700 tỷ đồng. Dự báo, tổng thu ngân sách cả năm 2013 sẽ giảm 21.000 tỷ đồng so với dự toán, chỉ đạt 795.000 tỷ đồng.

Các nguồn thu từ thuế, tiền đất ngày càng thấp khi ngày càng nhiều doanh nghiệp rời bỏ thị trường, sản xuất kinh doanh đình trệ. Ảnh: Aaron Joel Sant
Thu ngân sách 2013 nguy cơ vỡ kế hoạch là vấn đề được nhiều người đề cập và trăn trở suốt từ năm 2012 đến nay, đặc biệt là những người nắm giữ, quản lý túi tiền quốc gia. Từ tháng 9 năm ngoái, khi thẩm tra báo cáo của Chính phủ về việc nâng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân từ 4 triệu lên 9 triệu đồng, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị chỉ nên tăng lên 7 triệu đồng. Khởi điểm chịu thuế cao tức sẽ có thêm nhiều người không thuộc diện đóng thuế, ngân sách cũng vì thế mà vơi đi.

Trong phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi đó, ông Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách đã gần như rút hết ruột mà tâm sự khi có ý kiến nói đề xuất của ông không đứng về phía người dân. 

“Đề xuất của Thường trực Ủy ban cũng là vì nhân dân, vì đất nước. Nếu chỉ vì cá nhân tôi thì tôi muốn nhân dân Việt Nam ai cũng được miễn thuế. Nhưng vì đất nước của chúng ta còn quá nhiều vấn đề nên tôi đề nghị cần phải tính toán lại sao cho hợp lý”, ông Hiển nghẹn lời nói.

Cũng chung nỗi niềm này như ông Phùng Quốc Hiển mà gần đây, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng “cực chẳng đã” mới phải đưa ra đề xuất giảm lương tối thiểu 100.000 đồng. Mức giảm này đúng bằng số vừa tăng từ 1/7 vừa qua và khoản ngân sách để bố trí tăng lương được tính toán lúc đó là 21.700 tỷ đồng sau nhiều tính toán của Chính phủ và Quốc hội.

Dù đề xuất trên đã không được Thủ tướng chấp nhận nhưng theo nhiều chuyên gia, ở cương vị người giữ túi tiền của đất nước, ông Đinh Tiến Dũng hiểu rất rõ những khó khăn và đã có một đề nghị “dũng cảm và tiến bộ”.

Trao đổi với VnExpress.net, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan bày tỏ sự hoan nghênh với cách tiếp cận của Bộ trưởng. “Cá nhân tôi cho đây là đề xuất rất tích cực. Rõ ràng, nền kinh tế dẫn đến tình hình như hiện nay phần lớn do bộ máy Nhà nước kém hiệu quả và khu vực công phải phần nào chịu trách nhiệm đó. Ở khu vực tư nhân, khi không làm ăn được, từ giám đốc tới nhân viên đều phải giảm lương đó thôi”, bà Lan phân tích.

Cực chẳng đã Bộ Tài chính mới đề xuất giảm 100.000 đồng lương tối thiểu. Ảnh: Anh Quân.
Một chuyên gia khác thì cho rằng chưa cần bình luận có nên hay không nhưng đề xuất này thể hiện sự nguy khó của ngân sách quốc gia hiện nay. “Cứ nhìn vào ‘nồi cơm’ của mỗi nhà là biết gia đình họ khỏe hay yếu. Không thể cứ nói kinh tế đang hồi phục, quý sau tốt hơn quý trước trong khi ‘nồi cơm’ thì đang ngày một vơi đi”, ông nói.

Túi tiền vơi đi nhưng các khoản chi lại khó dừng lại dù Chính phủ đã nhiều lần “cân đong đo đếm” lại chính sách tài khóa trong năm. Sau khi đã tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương từ đầu năm, đến nửa cuối năm Chính phủ lại tiếp tục cắt giảm thêm 10% nữa từ dự toán chi thường xuyên trong 7 tháng cuối 2013.

Trong báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp toàn thể vừa diễn ra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội nêu lý do ngân sách giảm phần lớn vì sự khó khăn của doanh nghiệp và việc thực hiện miễn giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, các khoản thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu thấp do kim ngạch xuất nhập khẩu của nhiều mặt hàng giá trị lớn, thuế suất cao giảm mạnh.

Tuy nhiên, ông Vũ Sỹ Cường – chuyên gia kinh tế của Trường Học viện Tài chính cho rằng cũng nên kể tới nguyên nhân kỷ luật tài khóa của Việt Nam quá kém, cụm từ “chi vượt dự toán” gần như lúc nào cũng xuất hiện. “Kỷ luật ngân sách kém nên sửa đổi thói quen, thắt chặt chi tiêu rất khó. Nhiều địa phương vốn quen việc lập dự toán bảo một đồng nhưng chi thực tế 2, 3 đồng”, ông Cường chia sẻ với VnExpress.net.

Rồi mới đây, khi những khoản chi thường xuyên không thể cắt giảm hơn, Chính phủ buộc đề nghị Quốc hội cho phép nới trần bội chi lên 5,3% thay vì 4,8% để có thêm “đất” cho chi đầu tư phát triển.

Tại cuộc họp báo Chính phủ tháng 9, để minh chứng “túi tiền quốc gia" đang rất hạn hẹp vì nhiều nguồn thu giảm mạnh, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói: “Trước đây cứ 100 đồng GDP, chúng ta có trên 30 đồng để đầu tư, nay chỉ còn 19 đồng”. Theo tính toán, cứ tăng bội chi thêm 1% GDP, Chính phủ có thêm 40.000 tỷ đồng từ ngân sách.

Khi đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng phải thừa nhận tỷ lệ huy động ngân sách trên GDP đang giảm dần. Năm 2011, tỷ lệ huy động ngân sách là 25,1% và đến 2012 còn 22,3%, ước tính, năm nay cũng chỉ còn 22%.

Không chỉ năm 2013, bài toán ngân sách của hai năm 2014 và 2015 sẽ tiếp tục nan giải và cần được đặt lên bàn nghị sự tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội cuối năm nay như không ít chuyên gia đã đề nghị tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu vừa rồi.

Thanh Thanh Lan
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/tui-tien-quoc-gia-dang-eo-hep-2888476.html


___________



'Không chỉ Sàn giao dịch Bất động sản Hà Nội Vàng của ông, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều giám đốc, nhân viên sàn giao dịch bất động sản khác cũng phải kiêm thêm bán trà đá, chạy xe ôm và làm vô số nghề khác để duy trì cuộc sống.' 

Sàn bất động sản sống nhờ bán... cà phê, trà đá

Thứ Ba, 01/10/2013 16:48


Hầu hết các sàn giao dịch bất động sản lớn đã liên minh lại với nhau, hoặc chủ đầu tư tự mở sàn, đẩy các sàn bất động sản nhỏ vào thế... cùng đường.

Dù đã có những tín hiệu tích cực, song thị trường bất động sản nhìn chung vẫn rất khó khăn, nhất là trong quý III, thường thanh khoản thị trường xuống thấp do kiêng cữ "tháng cô hồn". Sự trầm lắng của thị trường bất động sản khiến nhiều sàn giao dịch bất động sản, nhất là các sàn nhỏ phải đóng cửa, một số khác phải chuyển đổi đủ thứ nghề để cầm cự, chờ đợi thị trường phục hồi.
 
Ông Phạm Trung Hà, Giám đốc Sàn giao dịch Bất động sản Hòa Phát (Hà Nội), cho biết quý III/2013 thường là thời điểm khó khăn của các sàn giao dịch, bởi trong quý này dính tháng 7 Âm lịch, được quan niệm là tháng “cô hồn”, nên ít người dám mua, bán bất động sản.
 
Liên minh với nhau đang trở thành xu thế chung của các sàn bất động sản lớn
 
Ông Hà cho biết để có thể duy trì hoạt động, Sàn giao dịch Bất động sản Hòa Phát từ lâu đã không chỉ trông chờ vào khoản phí môi giới mua, bán, mà đã mở rộng các hoạt động kinh doanh khác như môi giới cho thuê căn hộ, cho thuê văn phòng và hoạt động tư vấn chuyển nhượng dự án… Những hoạt động này hiện vẫn sôi động, thậm chí sôi động hơn cả những năm trước.
 
Trong khi đó, đại diện một sàn giao dịch bất động sản trên đường Lê Văn Lương (phường Vạn Phúc, Hà Đông) buồn rầu cho biết, từ 2 năm nay, sàn chỉ hoạt động cầm cự, các nhân viên đều bị cắt hết chế độ, chuyển sang làm cộng tác viên không lương. Để khuyến khích các nhà môi giới bám trụ với nghề, sàn chỉ giữ lại phần nhỏ hoa hồng trong các giao dịch để duy trì hoạt động, còn lại đội ngũ cộng tác viên được hưởng hết.
 
Vị này cho biết, trong quý III, sàn chỉ môi giới được 2 giao dịch đất nền, thu về vài triệu tiền môi giới. Vì vậy, để có thu nhập duy trì cuộc sống, nhân viên và giám đốc sàn đều phải làm thêm các nghề khác. Theo vị này, không chỉ sàn giao dịch của ông lâm vào cảnh khó khăn, hàng chục sàn giao dịch khác trên địa bàn phường Vạn Phúc, một thời hưng thịnh vì có nhiều dự án, hiện cũng đang trong hoàn cảnh tương tự.
 
Cũng từng là một sàn giao dịch có trụ sở công ty và trang website bề thế, nhưng nay, Sàn giao dịch Bất động sản Hà Nội Vàng lại trở thành một quán cà phê.
 
Giám đốc của sàn giao dịch này cho biết, doanh thu trong quý III vừa qua của sàn chủ yếu từ việc bán cà phê, chứ không phải hoạt động môi giới nhà đất. Việc chuyển hướng kinh doanh đã giúp cho các nhân viên có thu nhập để tiếp tục với nghề môi giới bất động sản. Đây cũng là cách để sàn cầm cự qua thời kỳ khó khăn và trở lại có quy củ hơn khi thị trường khởi sắc. Không chỉ Sàn giao dịch Bất động sản Hà Nội Vàng của ông, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều giám đốc, nhân viên sàn giao dịch bất động sản khác cũng phải kiêm thêm bán trà đá, chạy xe ôm và làm vô số nghề khác để duy trì cuộc sống.
 
“Đối với hoạt động của sàn giao dịch bất động sản, thông thường hết quý III, hết tháng ‘cô hồn’, sẽ có thêm hy vọng. Song bối cảnh hiện nay cho thấy, nhiều sàn giao dịch chỉ còn là cái vỏ, không còn hoạt động môi giới theo đúng nghĩa sàn giao dịch nữa” - vị giám đốc này cho biết.


Theo Phương Anh (ĐTCK)

 http://vnmoney.nld.com.vn/2013100104262255p0c1234/san-bat-dong-san-song-nho-ban-ca-phe-tra-da.htm




XEM THÊM :




- Việt Nam: Vận động thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội ------ Kêu gọi thành lập chính đảng mới ở VN , đã đến lúc phá tan xiềng xích của chế độ độc tài đầy bất công , tàn bạo để cứu nước . "Dân chủ, tự do" của đảng cộng sản Việt Nam bị lật tẩy . Hết ba hoa chích chòe , láo lếu nữa rồi đảng ơi !  http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/08/ang-dan-chu-xa-hoi-sap-uoc-thanh-lap.html

- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html

- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html  

- BS. SƠN: CẨM NANG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC TRƯỚC SỰ TÀN BẠO CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ --------- Lớp huấn luyện của Phạm Hồng Sơn . 27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/bs-son-cam-nang-danh-cho-nguoi-viet-yeu.html

-  Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html


……………..

- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐâY VỀ SỰ XâM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html

- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html     

- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DâN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html     

- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html

....................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét