Thứ 3, 08/10/2013, 11:27
EVN vẫn 'mạnh tay' chi khen thưởng dù thua lỗ hàng nghìn tỷ
Tổng công ty truyền tải điện công bố thua lỗ hàng nghìn tỷ nhưng đơn vị thành viên vẫn trích quỹ khen thưởng hàng tỷ đồng.
Theo kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính, EVN đã thực thi nhiều hoạt động sai quy định:
- Tính khấu hao tài sản sớm, dẫn đến làm tăng chi phí sản xuất điện.
-
Hạch toán nguồn vốn khấu hao cơ bản sang nguồn vốn do phát hành trái
phiếu doanh nghiệp của EVN, làm tăng chi phí sản xuất điện.
- Xác định nhiều hạng mục đất, nhà ở, biệt thự vào chi phí của dự án. Mua xe ô tô quá số tiền quy định với đơn vị.
- Tạm ứng quỹ khen thưởng phúc lợi dù kinh doanh lỗ dẫn đến không trả được, thậm chí chịu lỗ cho cả doanh nghiệp nước ngoài.
Làm tăng chi phí sản xuất điện
Kết luận thanh tra nêu rõ theo quy định của Bộ Tài chính, thời điểm trích khấu hao đối với tài sản là thời điểm tài sản sẵn sàng sử dụng.
Tuy nhiên, tổ
máy số 1 của Nhà máy thủy điện Sơn La được xác định thời điểm khấu hao
tài sản là thời điểm kết thúc thử nghiệm mang tải 72 giờ; tổ máy số 2,
3, 4 của Nhà máy thủy điện Sơn La, các tổ máy của Nhà máy thủy điện Đồng
Nai 3, Nhà máy thủy điện An Khê - Kanak là thời điểm bắt đầu thí nghiệm
đấu nối hòa đồng bộ tổ máy vào lưới điện quốc gia.
Theo
quy định, các nhà máy thủy điện phải tiến hành thí nghiệm mang tải 72
giờ, chạy thử thách 30 ngày và khắc phục các tồn tại, nếu đạt yêu cầu
mới chính thức được các bên ký biên bản nghiệm thu để vận hành và phát
điện thương mại (thời điểm tài sản sẵn sàng sử dụng).
Việc
tính khấu hao tài sản sớm của các nhà máy trên đã dẫn đến làm tăng chi
phí sản xuất điện tại các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc.
Đáng
chú ý, EVN đã hướng dẫn sáu đơn vị gồm Ban quản lý dự án thủy điện 1,
2, 4, 5, 6 và công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Cần Thơ hạch toán
chuyển nguồn vốn của 11 dự án điện đã hoàn thành, đang phát điện vào
lưới điện quốc gia từ nguồn vốn khấu hao cơ bản sang nguồn vốn do phát hành trái phiếu doanh nghiệp của EVN với tổng số tiền trên 1.600 tỷ đồng.
Do
thay đổi nguồn vốn hình thành tài sản nên lãi trái phiếu tương ứng số
tiền 223 tỷ đồng được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện
trong năm, làm tăng chi phí sản xuất điện trong năm 2011.
Trong
lĩnh vực đầu tư xây dựng, nhằm hoàn thành mục tiêu Chính phủ đặt ra đến
năm 2015 đạt khoảng 194-210 tỷ kWh, năm 2030 đạt khoảng 695-834 tỷ kWh
(kể cả nhập khẩu điện từ Trung Quốc), trong giai đoạn từ năm 2005 đến
tháng 7/2012, EVN đã và đang đầu tư 42 dự án nguồn điện với tổng mức đầu
tư trên 425.000 tỷ đồng.
Tuy
nhiên, quá trình triển khai có 20 dự án chậm tiến độ dẫn đến thiếu
nguồn điện cung cấp cho an sinh xã hội, sản xuất kinh doanh và làm tăng
chi phí đầu tư dự án. Điều này cũng sẽ dẫn đến việc tăng giá thành điện
khi dự án đi vào hoạt động.
Không
những vậy, tại sáu dự án nguồn điện gồm Nhiệt điện Ô Môn 1, Nhiệt điện
Phú Mỹ 1 và 4, Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhiệt điện Hải Phòng 1, Nhiệt điện
Quảng Ninh 1 đều có hạng mục “Khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa” nằm trong giá trị đầu tư của dự án.
Tuy nhiên, đây là đất được xây dựng gồm nhà
ở cho cán bộ với các loại biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề,
chung cư cao tầng, có cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân
tennis... với tổng giá trị đầu tư trên 595 tỷ đồng. Toàn bộ chi phí này nằm trong tổng mức đầu tư dự án nguồn điện, do đó sẽ được tính vào giá bán điện là không đúng quy định.
Tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVN HCMC), đơn vị này đã xác
định giá trị tài sản trên đất, giá trị quyền sử dụng đất của khu đất 90
Lý Thường Kiệt, phường 9, quận Tân Bình, tương ứng số tiền hơn 62 tỷ
đồng để trích khấu hao là sai. Khu đất này trên thực tế là sử dụng để
góp vốn dự án xây dựng cao ốc.
Tương
tự, EVN HCMC được cơ quan có thẩm quyền giao đất đầu tư dự án bất động
sản tại vị trí Nhà máy nhiệt điện Chợ Quán nhưng lại hạch toán các chi
phí liên quan đến thực hiện dự án với số tiền gần 7,5 tỷ đồng vào chi
phí sản xuất kinh doanh điện mà không tổng hợp, hạch toán vào chi phí
đầu tư của dự án.
Đối với việc quản lý, sử dụng ô tô, Thanh tra Chính phủ xác định EVN đã mua hai xe Toyota LandCruise với giá trị gần 5,1 tỷ đồng để
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chung. Tuy nhiên, theo quy định
thì EVN chỉ được mua ôtô hai cầu với mức giá tối đa là 1,04 tỷ đồng/xe.
Như vậy, EVN mua ôtô vượt mức quy định hơn 3 tỷ đồng.
Tương tự, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã mua sáu xe Toyota Camry 2.4G để phục vụ hoạt động kinh doanh, vượt giá quy định hơn 2,2 tỷ đồng.
Chỉ trong thời gian ngắn, giá điện đã tăng bảy lần và EVN đưa ra lý do là thua lỗ, giá đầu vào tăng... Trong ảnh: Gắn điện kế cho khách hàng ở ấp 5, thị trấn Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang |
Kinh doanh thua lỗ vẫn trích thưởng
Theo
Thanh tra Chính phủ, việc xây dựng kế hoạch tiền lương hằng năm được
EVN tiến hành vào cuối năm thực hiện, trong khi đó theo quy định phải
đăng ký với cơ quan có thẩm quyền vào quý 1 hằng năm. EVN xây dựng định
mức lao động chưa chính xác, chậm sửa đổi nên có sự chênh lệch lớn giữa
lao động định mức và lao động thực tế sử dụng.
Cụ
thể, cuối năm 2009 EVN trình với cơ quan có thẩm quyền số lao động vượt
45% so với số thực tế sử dụng. Năm 2010, lao động mà EVN làm định mức
cũng vượt 51,5%. Điều này dẫn đến việc xác định tổng quỹ lương kế hoạch và tổng quỹ lương thực hiện không chính xác.
Đối
với thu nhập và tiền lương trong các năm 2010, 2011 của EVN và các đơn
vị thành viên, Thanh tra Chính phủ xác định do định mức lao động giữa kế
hoạch và thực tế không chính xác, quy chế chia lương của EVN chưa phù
hợp dẫn đến thu nhập của khối kinh doanh điện trong EVN có chênh lệch
lớn.
Năm 2010, thu nhập của khối văn phòng EVN cao gấp 2,9 lần khối phát điện, 2,44 lần khối truyền tải và 3,78 lần khối phân phối.
Không những thế, tại các tổng công ty thành viên, mặc dù kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn trích thưởng cho nhân viên.
Cụ thể, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng nhưng các đơn vị trực thuộc vẫn tạm ứng quỹ khen thưởng phúc lợi số tiền hơn 7,1 tỷ đồng. Do kết quả kinh doanh lỗ trong năm 2011 nên không có lợi nhuận để trích quỹ khen thưởng phúc lợi và bù đắp khoản chi này.
Tương tự, Tổng công ty Điện lực miền Trung cũng tạm ứng quỹ gần 5,4 tỷ đồng khen thưởng nhưng do lỗ năm 2011 nên không có tiền bù đắp khoản chi quỹ.
Chịu lỗ cho cả doanh nghiệp nước ngoài
Đặc
biệt hơn, EVN đã ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sắt
thép, ximăng khi bán điện cho những đơn vị này với giá thấp hơn giá bán
điện bình quân. Trong đó, giá bán bình quân cho ngành ximăng là 1.059,10
đồng/kWh và ngành sắt thép là 1.105,35 đồng/kWh.
Trong
khi đó, giá bán điện thương phẩm bình quân của EVN trong năm 2011 là
1.274,32 đồng/kWh, chênh lệch tăng so với giá bán bình quân cho ngành
ximăng là 215,22 đồng/kWh và ngành thép là 168,97 đồng/kWh.
Chỉ
tính riêng trong năm 2011, EVN phải chịu lỗ thay cho các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh sắt thép, ximăng (bao gồm cả các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài) số tiền hơn 2.100 tỷ đồng.
Bảy lần tăng giá điện từ năm 2009
Theo
EVN, năm 2012 tổng doanh thu bán điện của tập đoàn này lên tới trên
143.000 tỷ đồng (tức khoảng 7 tỷ USD), lợi nhuận trên 5.000 tỉ đồng.
Với
lần tăng giá điện 5% từ ngày 1/8/2013, giá bán điện bình quân của VN
lên mức 1.508,85 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Như vậy,
kể từ năm 2011, EVN đã tăng giá năm lần (hai lần tăng năm 2011, hai lần
tăng năm 2012).
Nếu tính từ năm 2009, số lần tăng là bảy lần.
Đáng
lưu ý, trong nhiều lần tăng giá EVN đều khẳng định giá điện vẫn thấp
hơn giá thành. EVN phải chịu lỗ, gặp khó khăn lớn do giá các nguyên vật
liệu đầu vào tăng.
Như
lần tăng giá từ 1/8/2013, EVN cho biết việc điều chỉnh giá là để bù đắp
một phần chi phí phát điện tăng do tăng giá than và giá khí (giá than
từ ngày 20/4/2013 tăng 37-41% tùy loại than).
Theo Tuổi trẻ
- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html
_________
Giá điện phải 'cõng' cả xe sang, biệt thự
Nhiều chi phí không hợp lý trong cơ
cấu giá thành điện được Thanh tra Chính phủ chỉ ra trong kết luận mới
công bố về Tập đoàn Điện lực.
Từ năm 2009 đến nay đã có 7 lần tăng giá điện. Gần đây nhất, lần tăng 5% hôm
1/8 đã đẩy giá bán điện bình quân lên 1.508,85 đồng một kWh. Trong mỗi
lần điều chỉnh, nhà đèn đều lấy lý do giá hiện hành quá thấp so với khu
vực, không đủ bù đắp chi phí.
Tuy nhiên, kết luận của Thanh
tra Chính phủ về việc chấp hành quy định pháp luật trong quản lý, sử
dụng vốn tài sản của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) niên độ 2011 cho thấy chi phí giá điện đội lên một phần vì nhiều khoản không hợp lý, thậm chí không liên quan trực tiếp tới sản xuất điện.
EVN luôn lấy cớ giá bán điện hiện hành thấp, không đủ bù đắp chi phí để tăng giá. Ảnh minh họa: H.H
|
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, khi đầu tư cho 6 dự án nguồn
điện, tập đoàn này đã tính nhiều khoản chi phí vô lý vào giá bán điện
cho người dân. 6 dự án này của EVN đã dùng 355.000 m2 đất để xây nhà ở
cho cán bộ, nhân viên. Trong số này, có cả những biệt thự đơn lập, song
lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, bể bơi, sân tennis... Tổng chi phí
của những khoản mục này gần 600 tỷ đồng, được hạch toán vào khoản mục
"khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa". Theo Thanh tra Chính phủ, việc
hạch toán này là không đúng quy định.
Theo quy định, EVN chỉ được mua ôtô 2 cầu, giá tối đa là 1,04 tỷ mỗi
xe. Nhưng thực tế, qua thanh tra cũng phát hiện "nhà đèn" đã mua 2 xe
Toyota Land Cruiser với giá hơn 2,5 tỷ đồng mỗi chiếc và được tính vào
chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh chung. Trong khi Tập đoàn EVN "mẹ"
mua ôtô vượt mức được phép khoảng 3 tỷ đồng thì Tổng công ty Điện lực
miền Nam (EVN SPC) cũng mua sắm xe công vượt giá quy định 2,2 tỷ khi
"tậu" 6 chiếc Toyota Camry 2.4G cho hoạt động kinh doanh.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng cho thấy, không chỉ những khoản
xây dựng hàng trăm tỷ đồng bất hợp lý trên mà việc gánh lỗ cho doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được đơn vị xem như yếu tố để tăng
giá điện. Riêng năm 2011, đơn vị này chịu lỗ hơn 2.100 tỷ đồng thay cho
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sắt thép, ximăng (trong đó gồm
không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Đến hết năm 2011, cơ quan thanh tra kết luận EVN đầu tư ra ngoài ngành
hơn 121.000 tỷ đồng dù vốn điều lệ chưa đến 77.000 tỷ. Như vậy, việc đầu
tư ngoài ngành vượt vốn điều lệ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính.
Trong số này, có gần 2.000 tỷ đồng được Tập đoàn Điện lực rót vào những
ngành "nóng" và rủi ro nhất như bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng. Riêng
khoản đầu tư vào EVN Telecom, Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ việc này
gây mất 2.400 tỷ đồng vốn nhà nước. Nhiều cơ quan thành viên của tập
đoàn cũng có những khoản thua lỗ nghiêm trọng.
Mặc dù vậy, không ít đơn vị vẫn chi thưởng cho nhân viên dù thua lỗ,
không có nguồn để trích quỹ khen thưởng phúc lợi. Như Tổng công ty
Truyền tải điện quốc gia (NPT) lỗ hàng nghìn tỷ đồng nhưng các đơn vị
trực thuộc vẫn tạm ứng quỹ khen thưởng phúc lợi hơn 7,1 tỷ đồng. Tương
tự, Tổng công ty Điện lực miền Trung cũng tạm ứng quỹ gần 5,4 tỷ đồng.
Chưa hết, Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng EVN xây dựng định mức lao
động chưa chính xác, chậm sửa đổi nên có sự chênh lệch lớn giữa lao động
định mức và lao động thực tế sử dụng. Năm 2009, 2010, EVN đều báo cáo
số lao động vượt so với số thực tế lần lượt 45% và 51,5% khiến xác định
tổng quỹ lương kế hoạch và thực hiện không chính xác.
Không chỉ vậy, còn nhiều bất hợp lý trong công tác đào tạo của đơn vị
này. EVN đã cử 164 cán bộ đi học thạc sĩ quản trị kinh doanh, riêng chi
phí trả cho Khoa sau đại học Trường Đại học Quốc gia Hà Nội là 1,6 triệu
USD, chưa kể các chi phí khác ngót nghét 500 triệu đồng. Tuy nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội lại giao cho Trung tâm Công nghệ đào tạo và hệ
thống việc làm (ETC) thực hiện hợp đồng. Về phần mình, ETC liên kết với
Đại học Griggs của Mỹ đào tạo và cấp bằng. ETC và Đại học Griggs nhận
toàn bộ số tiền đào tạo nhưng bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của
trường này cấp lại chưa được cơ quan nhà nước của Việt Nam công nhận.
Đánh giá những vi phạm này, Thanh tra Chính phủ cho rằng nguyên nhân
chính là lãnh đạo EVN chưa chấp hành đúng các quy định về quản lý, sử
dụng vốn tài sản; chưa thực hiện đúng quy định về đầu tư xây dựng đối
với các dự án nguồn điện, còn để xảy ra các tồn tại, vi phạm làm tăng
chi phí sản xuất điện. Do đó, cơ quan thanh tra kiến nghị xử lý tài
chính gần 1.100 tỷ đồng và 1,648 triệu USD vi phạm.
Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo của EVN cho biết đã
nhận được thông tin về kết luận thanh tra và tập đoàn này sẽ sớm có
thông tin chính thức phản hồi trong hôm nay (8/10). Trong khi đó, một
đại diện của Thanh tra Chính phủ cũng xác nhận việc ban hành kết luận
thanh tra và sẽ sớm tổ chức họp báo để công bố.
Thanh Lan - Phương Linh
_________
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính tiền xây bể bơi, sân tennis vào giá điện .
Thứ hai 07/10/2013 11:59
Làm dự án điện, EVN đưa cả hạng mục xây dựng nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự, liền kề, chung cư kèm bể bơi, sân tennis với giá trị đầu tư trên 595 tỉ đồng, chi phí tính vào giá bán điện.
Theo thông tin trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, Thanh tra Chính phủ khẳng định công tác đầu tư xây dựng nhiều dự án điện phát sinh nhiều chi phí làm đội giá thành điện.
Điển hình, tại dự án Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng, ngoài số tiền trên 167 tỉ đồng phải chi thêm ngoài hợp đồng tổng thầu EPC, còn phát sinh chi phí cho khoản dầu đốt lại lò do xảy ra sự cố phải ngừng hoạt động.
Điển hình, tại dự án Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng, ngoài số tiền trên 167 tỉ đồng phải chi thêm ngoài hợp đồng tổng thầu EPC, còn phát sinh chi phí cho khoản dầu đốt lại lò do xảy ra sự cố phải ngừng hoạt động.
Đáng chú ý, nhiều dự án điện còn phát sinh thêm hạng mục “khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa”. Đơn cử như nhiệt điện Ô Môn 1, nhiệt điện Phú Mỹ 1 và 4, nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhiệt điện Hải Phòng 1, nhiệt điện Quảng Ninh 1.
Trên thực tế, hạng mục này là nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự, nhà liền kề, chung cư cao tầng, kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis. Tổng diện tích lên tới 355.000 m2, giá trị đầu tư trên 595 tỉ đồng.
Toàn bộ chi phí này nằm trong tổng mức đầu tư dự án nguồn điện, do đó sẽ được tính vào giá bán điện là không đúng quy định.
Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1 do EVN là chủ đầu tư. Ảnh: IT |
Theo kết luận thanh tra, tính đến hết năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỉ đồng. Việc EVN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỉ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính. Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm ngàn tỉ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng.
Trước nay, dư luận rất bức xúc với việc EVN luôn kêu lỗ và các đợt tăng giá điện liên tiếp không có lý do rõ ràng. Trong khi nhiều công ty sản xuất điện tố EVN dìm giá điện mua buôn, thậm chí từ chối mua điện, thì tình trạng cắt điện, tăng giá điện do độc quyền vẫn tiếp diễn gây bức xúc.
Trước nay, dư luận rất bức xúc với việc EVN luôn kêu lỗ và các đợt tăng giá điện liên tiếp không có lý do rõ ràng. Trong khi nhiều công ty sản xuất điện tố EVN dìm giá điện mua buôn, thậm chí từ chối mua điện, thì tình trạng cắt điện, tăng giá điện do độc quyền vẫn tiếp diễn gây bức xúc.
http://infonet.vn/Kinh-doanh/EVN-tinh-tien-xay-be-boi-san-tennis-vao-gia-dien/113882.info
_________
EVN bị quy kết sai phạm trong quản lý
Cập nhật: 09:02 GMT - thứ ba, 8 tháng 10, 2013
Báo trong nước dẫn kết luận công bố ngày 7/10 cho biết tính đến năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư 121 nghìn tỷ đồng ra ngoài ngành, bao gồm các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.
Mức đầu tư này cao hơn vốn điều lệ của công ty (77 nghìn tỷ đồng) đến hơn 45 nghìn tỷ đồng.
Mặc dù đầu tư ra ngoài doanh nghiệp với mức khá cao, mức lợi nhuận sau thuế thu được từ các khoản này của EVN lại âm đến 2.195 tỷ đồng.
Theo kết quả kinh doanh hợp nhất, năm 2011, toàn EVN lỗ trên 10 nghìn tỷ đồng, lỗ chênh lệch tỷ giá trên 26 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, EVN vẫn còn nợ hơn 22 nghìn tỷ đồng từ các nhà máy phát điện, trong đó có hơn 10 nghìn tỷ đồng là nợ quá hạn thanh toán, hơn 9 nghìn tỷ đồng từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và hơn 335 tỷ đồng từ Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam.
Kết luận thanh tra cũng cho thấy hiện toàn tập đoàn EVN có hệ số nợ là 84,89%, riêng công ty mẹ EVN có hệ số nợ là 76,45%, hệ số giữa nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của toàn tập đoàn là 6,27 lần.
Tính tiền xây biệt thự vào giá điện
"Tôi cho đây là một việc làm nhân văn và cũng đã được các cơ quan thẩm định xây dựng dự án đồng ý"
Ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN
Điểm đáng chú ý tại các dự án này là số vốn đầu tư với tổng giá trị trên 595 tỷ đồng được sử dụng để xây dựng các loại biệt thự , chung cư và các cơ sở tiện ích như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis phục vụ cho cán bộ công ty.
Toàn bộ số chi phí này nằm trong tổng mức đầu tư dự án nguồn điện. Đồng nghĩa với việc sẽ được tính vào giá bán điện.
Ngày 7/10, ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN được báo Công an Nhân dân phiên bản điện từ (CAND) dẫn lời nói đây là khoản đầu tư để “thu hút cán bộ” làm việc tại các dự án.
“Khi đầu tư xây dựng dự án bắt buộc phải xây dựng khu nhà quản lý và vận hành. Các nhà máy này đều được xây dựng ở các khu vực heo hút, miền núi nên để thu hút cán bộ có trình độ cao lên làm việc trên đó cũng phải đầu tư hạ tầng như nhà ở, trường lớp, khu vui chơi giải trí," ông nói.
"Tôi cho đây là một việc làm nhân văn và cũng đã được các cơ quan thẩm định xây dựng dự án đồng ý”.
Kết luận của thanh tra chính phủ nói trong năm 2009, lao động định mức của EVN là 4.690 người, cao hơn 45% so với lao động thực tế sử dụng. Đến năm 2010, lao động định mức của EVN là 4.878, cao hơn 51,5% so với lao động thực tế sử dụng.
Chênh lệch lớn giữa lao động định mức và lao động thực tế sử dụng tại EVN dẫn đến chênh lệch giữa tổng quỹ lương kế hoạch và tổng quỹ lương thực hiện.
Sai lệch trong quy chế chia lương tại EVN cũng được thanh tra chính phủ chỉ ra trong kết luận thanh tra.
Cụ thể là năm 2010,thu nhập khối văn phòng của EVN cao gấp 2,9 lần khối phát điện, 2,44 lần khối truyền tải và 3,78 lần khối phân phối.
Sự chênh lệch này có giảm trong năm 2011, nhưng vẫn còn khá lớn (lần lượt là 2,12 lần, 1,82 lần và 2,88 lần.)
Trong khi đó, tổng mức quỹ lương, thưởng, phụ cấp cho Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc năm 2010 là 3.108 tỷ đồng, trái với yêu cầu thực hiện đơn giá tiền lương bằng 95% đơn giá được duyệt năm trước của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm đó.
Thanh tra chính phủ đã kiến nghị xử lý tài chính gần 1.100 tỷ đồng và hơn 1,648 triệu đôla vi phạm sau khi kết thúc công tác thanh tra đối với EVN.
Thêm về tin này
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/10/131005_evn_investigation.shtml
XEM THÊM :
- Việt Nam: Vận động thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội ------ Kêu gọi thành lập chính đảng mới ở VN , đã đến lúc phá tan xiềng xích của chế độ độc tài đầy bất công , tàn bạo để cứu nước . "Dân chủ, tự do" của đảng cộng sản Việt Nam bị lật tẩy . Hết ba hoa chích chòe , láo lếu nữa rồi đảng ơi ! http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/08/ang-dan-chu-xa-hoi-sap-uoc-thanh-lap.html
- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html
- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html
- BS. SƠN: CẨM NANG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC TRƯỚC SỰ TÀN BẠO CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ --------- Lớp huấn luyện của Phạm Hồng Sơn . 27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/bs-son-cam-nang-danh-cho-nguoi-viet-yeu.html
- Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html
- XIN ĐỪNG CHIA RẺ NỮA ! http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/09/xin-ung-chia-re-nua.html
……………..
- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐâY VỀ SỰ XâM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html
- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html
- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DâN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html
....................................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét