Trang
- ►TRANG CHỦ
- ►LIÊN LẠC
- ►TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN
- ►TỔNG HỢP : " CÔN " AN
- ►TỔNG HỢP : " HIẾP " PHÁP-MỊ DÂN-BỊP BỢM
- ►TỔNG HỢP : SỐC ! TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ ĐẢNG TA , HCM ,...
- ►TỔNG HỢP : TRUNG QUỐC " TÁT " VIỆT NAM
- ►GIẢI TRÍ
- ►GỬI THƯ
- ►HÌNH ẢNH
- ►KHOA HỌC
- ►" LEO TƯỜNG "
- ►SỔ PHONG QUỶ
- ►TÀI LIỆU
- ►THÂM CUNG BÍ SỨ
- ►VI TÍNH
Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011
Nhìn từ vụ ém 1.400 tỷ đồng của Chi cục thuế quận 1 TP Hồ Chí Minh trong Cải cách ngân sách Nhà nước
Cải cách ngân sách Nhà nước nhìn từ vụ ém 1.400 tỷ đồng của Chi cục thuế quận 1 TP Hồ Chí Minh
Mới đây báo Thanh Niên đưa tin Tổng Cục Thuế vừa phát hiện Chi cục Thuế quận 1 TP Hồ Chí Minh trong vòng 5 năm đã lưu giữ đến 1.400 tỷ đồng trong tài khoản của mình mà không nộp vào ngân sách ở Kho Bạc Nhà Nước. Các nguồn tin khác nói rằng số tiền lưu giữ này không sinh lãi nên loại trừ động cơ vụ lợi của cơ quan Thuế. Vậy thì động cơ nào để cơ quan thuế lưu giữ số tiền trên?
Giải trình về việc lưu giữ, cơ quan Thuế nói rằng do có sự nhầm lẫn của người nộp. Cho là như vậy, nhưng thời gian kéo dài đến 5 năm và số tiền lên đến 1.400 tỷ đồng mà Chi cục thuế không xử lý cái sự nhầm lẫn để chuyển tiền nộp vào ngân sách là không bình thường. Sự không bình thường ấy chắc chắn là có động cơ. Vậy thì động cơ đó là gì?
Thật ra động cơ ém 1.400 tỷ đồng ngân sách của Chi cục thuế quận 1 TP Hồ Chí Minh đó là nhằm đối phó với cơ chế thu chi theo kế hoạch của ngân sách nó đã lỗi thời mà vẫn đang còn hiện hữu ở nước ta.
Dự toán thu chi ngân sách hàng năm ở nước ta được lập từ năm trước. Một điều lạ, đó là con số “dự toán”, số “kế hoạch” nhưng lại là con số để các cơ quan chính quyền làm căn cứ để thực hiện thu chi ngân sách. Trong khi các cơ quan chi ngân sách hầu như năm nào cũng chi đủ 100% theo dự toán thì cơ quan thu ngân sách không phải năm nào cũng thu đủ 100% số tiền trên. Cơ quan thu thuế không thu đủ để bù vào các khoản chi (hầu như chắc chắn đạt 100% dự toán của ngân sách) thì dẫn đến bội chi, và khi bội chi thì lỗi do cơ quan Thuế không thu đủ ngân sách theo kế hoạch nên sẽ bị khiển trách, nặng có thể bị cách chức cục trưởng Thuế.
Vì thế nên các cơ quan Thuế cố tình ém lại các khoản thu ngân sách đã vượt mức kế hoạch, số tiền này là để dự phòng, để đảm bảo cho cơ quan thuế luôn thu đủ tiền thu thuế theo kế hoạch hàng năm được giao của cơ quan có thẩm quyền, nếu như cơ quan thuế chẳng may thu không đủ trong một năm nào đó.
Vậy nên động cơ của Chi cục thuế Quận 1 ém 1.400 tỷ đồng chỉ là để đảm bảo cho việc thực hiện đúng, đủ kế hoạch thu ngân sách của đơn vị hàng năm mà thôi. Đây là một hiện thực vì như cái tin báo Thanh Niên đã đưa: “Được biết, hiện Chi cục Thuế Q.1 nằm trong danh sách “Câu lạc bộ 1.000 tỉ” và nhiều năm nay, luôn được nêu gương là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu thuế”.
Xét cho đúng bản chất thì 1.400 tỷ đồng bị ém giữ gây thiệt hại cho Nhà nước, đây là lỗi của cơ chế, là lỗi hệ thống của Nhà nước ta chứ không phải lỗi của cơ quan thuế. Thật là vô lý trong khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường mấy mươi năm rồi mà ngân sách Nhà nước vẫn còn xài cái con số của kế hoạch.
Rất mong các nhà cải cách nền kinh tế (mà trước tiên là cải cách ngân sách như bài báo vừa mới đăng trên báo Dân Việt) biết đến vụ việc này. Cải cách ngân sách phải nhìn từ vụ ém 1.400 tỷ đồng ngân sách của cơ quan chi cục Thuế Q1 TP Hồ Chí Minh!
Một Người Dân (danlambao)
danlambaovn.blogspot.com
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/10/cai-cach-ngan-sach-nha-nuoc-nhin-tu-vu.html
Responses to Cải cách ngân sách Nhà nước nhìn từ vụ ém 1.400 tỷ đồng của Chi cục thuế quận 1 TP Hồ Chí Minh
HS-TS-VN says:
11:59 Ngày 10 tháng 10 năm 2011
Thằng dân cứ đơn giản làm bài toán 1.400 tỷ x 17 quận = 23.800 tỷ
Gà con says:
12:40 Ngày 10 tháng 10 năm 2011
Ém là ém trên giấy tờ chứng từ thôi chứ 1.400 tỷ đồng đấy mang đi cho vay hay gửi ngân hàng đẻ ra ối tiền cho ai đấy.Làm gì có chuyện những người trong ngành thuế là loại sống với tiền nhờ tiền lại để lượng tiền to thế nằm im không sinh lời. Tớ chả tin.
Nặc danh says:
13:18 Ngày 10 tháng 10 năm 2011
Xin Trích LUẬT NSNN (SỐ 01/2002/QH11 NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 2002 )
Điều 54
1. Chỉ cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Uỷ ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thu ngân sách tại địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
b) Tổ chức quản lý, thực hiện thu thuế và các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân nộp;
c) Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước; kiểm tra việc chấp hành thu, nộp ngân sách nhà nước và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. TOÀN BỘ CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH PHẢI ĐƯỢC NỘP TRỰC TIẾP VÀO KHO BẠC NHÀ NƯỚC. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được phép tổ chức thu trực tiếp, NHƯNG PHẢI NỘP ĐẦY ĐỦ, ĐÚNG THỜI HẠN vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Các bạn làm phép toán đơn giản sau:
1.400 tỷ *5 * lãi suất bình quân mỗi năm = Tiền lãi Ngân hàng được hưởng ( đó là chưa tính bằng lãi ghép đó nghe).
3. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ về cách "làm thêm" của cán bộ Thuế; Với mức lương công chức hiện hành, thử hỏi sao có thể ở được khu chung cư Phú Mỹ Hưng- đắt nhất TP. HCM ?
Nặc danh says:
14:29 Ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tiền nộp thuế doanh nghiệp nộp thẳng vào kho bạc chứ không phải nộp vào cơ quan thuế , vì thế cơ quan thuế không vụ lợi được . Mặt khác cơ quan thuế chốt số và chuyển nguồn sang chính quyền thì nó mới là con số thu . Nếu cơ quan thuế không làm thế thì số tiền không rõ nguồn này kho bạc chỉ có giữ lấy mà không làm gì được , tiền này các doanh nghiệp nộp rồi nhưng chưa vào ngân sách NN
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét