Trang
- ►TRANG CHỦ
- ►LIÊN LẠC
- ►TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN
- ►TỔNG HỢP : " CÔN " AN
- ►TỔNG HỢP : " HIẾP " PHÁP-MỊ DÂN-BỊP BỢM
- ►TỔNG HỢP : SỐC ! TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ ĐẢNG TA , HCM ,...
- ►TỔNG HỢP : TRUNG QUỐC " TÁT " VIỆT NAM
- ►GIẢI TRÍ
- ►GỬI THƯ
- ►HÌNH ẢNH
- ►KHOA HỌC
- ►" LEO TƯỜNG "
- ►SỔ PHONG QUỶ
- ►TÀI LIỆU
- ►THÂM CUNG BÍ SỨ
- ►VI TÍNH
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011
Nhiều người biết chuyện, tặc lưỡi: chuyện nhỏ. Bằng cấp của quan chức to nhỏ xứ này, nếu bới ra, bịt mũi 24/24. Thôi thì cứ kệ các ngài, rút dây chẳng những động đến rừng mà còn động tới cả trời nữa ấy chứ.
Cả một xã hội sính bằng cấp nên mới sinh ra nạn chạy chọt, giả dối để đạt cho được mục đích dù biết mình không đủ tiêu chuẩn, không có khả năng (tôi sẽ đào sâu thêm về vấn đề này trong bài tới). Ngày lại ngày, năm lại năm, bộ máy tổ chức cứ tồn tại một cách nhí nhố vô trách nhiệm, người ta cứ mua danh bán tước, kẻ không đủ tài đức cứ tiếp tục chễm chệ ngai đủ dạng thấp cao. Cuối cùng chỉ xã hội và người dân chịu thiệt, lãnh đủ.
++++++++++++++++
Dư luận, nhất là làng báo, đang xì xầm chuyện ông Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai, kiêm Giám đốc Đài phát thanh-truyền hình Đồng Nai, me-xừ Mai Sông Bé có sự “không bình thường” trong vấn đề học vấn, bằng cấp.
Nhiều người biết chuyện, tặc lưỡi: chuyện nhỏ. Bằng cấp của quan chức to nhỏ xứ này, nếu bới ra, bịt mũi 24/24. Thôi thì cứ kệ các ngài, rút dây chẳng những động đến rừng mà còn động tới cả trời nữa ấy chứ.
Nghe xì xào mãi, mình cũng tò mò. Xưa nay tò mò là đặc tính của loài người, đàn ông cũng như đàn bà. Cụ cố Hồng trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng đó, miệng xoen xoét “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, nhưng sau đó lại ghé sát tai thì thào “thế nào, thế rồi sao?”. Mình là con cháu cụ cố Hồng mà lị.
Từng nghe, sau khi Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai tiến hành kiểm lên kiểm xuống, xác minh (thực ra mình không tin vào các vị kiểm tra lắm), có kết luận rằng ông Mai Sông Bé đã học hết chương trình trung học phổ thông hệ 12/12 và hoàn thành lớp 12 niên khóa 1975-1976. Kết luận ỡm à ỡm ờ, rút cục chả rõ ông ấy có bằng tốt nghiệp hay không. Theo mình thì không, bởi nếu có thì ủy ban kiểm tra lại chẳng mừng hú lên rồi, chí ít ra cũng giúp được đồng chí đang trốn trong đống rơm thoát nạn. Lạ nhỉ. Hoàn thành và học hết mà không tốt nghiệp, không có mảnh bằng lận lưng. Ở cái xứ mà giáo dục đang bị đẩy phổ cập (hình thức) tới gần mức người người đại học, nhà nhà đại học thì bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hắt hơi cũng ra cả đống. Bằng tốt nghiệp phổ thông chứ có phải thạc sĩ, tiến sĩ đâu mà một quan chức tại vị suốt bao năm vẫn tròn trĩnh số không tuyệt đối. Hay là có văn bằng nhưng bằng giả, giờ phải giấu đi? Hay là học mà không được thi? Mỗi chuyện cỏn con thế mà nghĩ nhức cả đầu.
Điều oái oăm là không tốt nghiệp lớp 12 (trình độ văn hóa tối thiểu để làm quan) nhưng vẫn được bổ nhiệm vào chức này vị nọ. Xứ mình có cả bộ máy tổ chức, tuyển dụng, cất nhắc, bãi bỏ chặt chẽ lắm kia mà. Có thể xảy ra nhiều tình huống:
- Không căn cứ vào bằng cấp mà chỉ dựa vào công lao, đóng góp để xếp ghế. Khi chiến tranh chấm dứt, nhiều vị trong rừng ra, nào được học hành gì, chỉ mải đánh nhau, công tích đầy mình, giữ tước vị này nọ là đúng rồi, không mấy ai thắc mắc. Nhưng ông Mai Sông Bé không thuộc diện từ R.
- Người có tài năng đặc biệt, xuất chúng thì được trọng dụng, dù học hành không đến nơi đến chốn. Trường hợp này hơi hiếm, nhất là ở xứ ta bởi quy định về tổ chức nhân sự rất chặt chẽ, muốn vào làm nhà nước, gì thì gì cũng phải bằng cấp, bằng nhỏ ghế thấp, bằng lớn ghế cao. Và ông Mai Sông Bé không phải người tài đến mức vượt được ba-ri-e.
- Mua quan bán tước. Nạn này xưa nay đều có. Mua bằng tiền, bằng gái, bằng mưu mô thủ đoạn. Ngày xưa ngôi vua còn có thể mua được, ghế quan là cái đinh gì. Mình không biết mấy về ông Mai Sông Bé nên không dám đề cập khả năng này, mong rằng không phải như vậy.
Hồi trước giải phóng, ở miền Nam nếu học hết lớp 11, được lên lớp, thì xã hội cho cái danh tú tài bán phần. Tốt nghiệp 12 thì danh giá hơn, đeo “học vị” tú tài toàn phần, có bằng cấp xác nhận đàng hoàng. Trường hợp ông Mai Sông Bé, gọi chính xác là tú bán, tú non.
Hỡi ôi
Cả tỉnh Đồng Nai, vốn được coi là vùng văn hiến của miệt Nam bộ, sừng sững Văn miếu Trấn biên, vậy mà lục lọi khắp chốn cùng nơi không kiếm được mảnh bằng tú tài nên phải tiến cử ông tú non. Ở thời “ra ngõ gặp cử nhân, về nhà đụng thạc sĩ” thì cõi này quả thật “Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”, thảm quá.
Ta đừng vội trách ông Bé. Chỉ băn khoăn chút, giá như ông đừng ỡm ờ trình độ học vấn của mình, cứ có thế nào khai ra như thế, chả làm ông nọ bà kia thì thôi, đâu đến nỗi vỡ tổ con chuồn chuồn, bị tố cáo này nọ. Vả lại, vụ của ông, so với nhiều, rất nhiều vụ khác; so với nhiều, rất nhiều ông khác, chỉ nhỏ như con thỏ. Đáng bàn ở chỗ khác kia.
Như đã nói, việc đề bạt, xếp chỗ cho quan chức xứ ta vốn chặt chẽ bài bản lắm. Chưa bàn đến cấp trung ương, chỉ cần thấy ở mỗi tỉnh thành, về mặt đảng đã có ban tổ chức, về mặt chính quyền lại thêm sở nội vụ, cơ cấu xong còn đệ trình qua ba bốn cửa xét duyệt, đố sai sót . Vậy mà cái bộ máy nhân sự nhà nước tưởng chừng cực kỳ thâm nghiêm, chặt chẽ, con kiến chui chả lọt huống chi con người, hóa ra lại hết sức lỏng lẻo, mù mờ, lắm chuyện. Theo tìm hiểu của tôi, ông Bé làm quan hàng tỉnh cũng kha khá thâm niên, tức đã trải qua bao lần xét duyệt. Cán bộ xứ ta, hồ sơ lý lịch mỗi lần cơ cấu là mỗi lần khai, nhiều vị đến lúc nghỉ hưu hồ sơ cá nhân cao gần bằng đầu người. Cả một bộ máy nặng nề, chồng chéo sinh ra chỉ cốt để chọn đúng người đúng việc, rút cục voi vẫn chui lọt lỗ kim. Lâu lâu dư luận lại ồn lên một chập vị này bằng giả, vị kia khai man, vị nọ gian dối... Sự thật phơi bày, hầu hết đều từ tố cáo của những người trung thực chứ bộ máy tổ chức gần như bất lực, có vào cuộc cũng chỉ dọn dẹp cho êm thấm kẻo người ta trông vào lại “xấu chàng hổ ai”.
Cả một xã hội sính bằng cấp nên mới sinh ra nạn chạy chọt, giả dối để đạt cho được mục đích dù biết mình không đủ tiêu chuẩn, không có khả năng (tôi sẽ đào sâu thêm về vấn đề này trong bài tới). Ngày lại ngày, năm lại năm, bộ máy tổ chức cứ tồn tại một cách nhí nhố vô trách nhiệm, người ta cứ mua danh bán tước, kẻ không đủ tài đức cứ tiếp tục chễm chệ ngai đủ dạng thấp cao. Cuối cùng chỉ xã hội và người dân chịu thiệt, lãnh đủ.
Bài : Bằng cấp, ghế, và nhố nhăng
10.2011
Nguyễn Thông
http://thongcao55.blogspot.com/2011/10/bang-cap-ghe-va-nho-nhang.html
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/10/bang-cap-ghe-va-nho-nhang.html?utm_source=BP_recent
Responses to Bằng cấp, ghế, và nhố nhăng
Nặc danh says:
05:26 Ngày 15 tháng 10 năm 2011
úi giời ở DNAI cả đống mà sao chỉ lôi thằng mai sông bết ra làm??, đây là 1 tỉnh sôi thịt nạn tham nhũng, chiếm đất dân oan chỉ sau tp Sègòn!!nói o ngoa cứ 3 thằng quan chức là có 2,5 thầng chạy bằng, chứctước, dân ở đây nói đến công chức nhà nước là họ khinh ra mặt, bọn chúng o biết cứ nhơn nhơn ta đây!!cả lủ chứ riêng gì thằng bết này đâu???
Nặc danh says:
07:29 Ngày 15 tháng 10 năm 2011
Bác Nguyễn Thông nói: “thực ra mình không tin vào các vị kiểm tra lắm” . Bác Thông ơi, bác nên bỏ chữ “lắm” đi. Cái ủy ban kiểm tra đảng mà bác nhắc tới chẳng chỗ nào tin được kể cả từ cấp trung ương. Tôi dân Bình Phước nên biết. Mấy thằng ở ủy ban kiểm tra trung ương đi kiểm tra ông phó chủ tịch tỉnh, ông phó chủ tịch biếu mỗi thằng năm chục triệu VNĐ ẵm mang về làm làm quà cho vợ con. Một lần đi Cà Mau ký hợp đồng vận chuyển tôi được mấy ông cán bộ tỉnh kháo nhau là: ông Sáu Liêm và ông Hỷ (hay Hý gì đó) ở ủy ban kiểm tra trung ương (không biết chức vụ gì, bà con DLB biết thì cho em biết nha) đã nhân tiền của ông Võ Thanh Bình bí thư tỉnh ủy vì dính đến cái vụ tiền bạc hối lộ 100 triệu mà ông Bình mang ra báo cáo với thường vụ tỉnh ủy để chứng minh mình trong sạch. Mấy ông kiểm tra trung ương xuống kiểm tra vụ này thì lại được ông Bình lót tay chút tiền (nghe đâu mỗi ông 5 – 10 triệu gì đó). Nhưng sau này báo chí làm rát quá, nhắm bao che không nổi nên 2 ông từ Sài Gòn phóng xuống Cà Mau trả lại tiền cho ông Bình.
Đấy, bác Thông nên bỏ chữ “lắm” đi cho nó chính xác bác à.
runghoang@ says:
07:43 Ngày 15 tháng 10 năm 2011
đâu cần băng cấp . chỉ là tờ giây .miễn có thẻ ĐẢNG.chỉ huy đượ hết.như anh 3 dũng. xhcn dốt muôn năm .
Chia buon says:
08:14 Ngày 15 tháng 10 năm 2011
Dang lau nay van bi nhan dan cho la vo hoc, chi danh nhau la gioi. Nen ve chuyen bang cap cho oai. Tu nhien cac can ngo^' ai cung co bang lan lung. Do la thanh qua ma chi che do xhcn moi co the co duoc. Giong nhu trong xom toi co gia dinh quay het co, ai cung so. Chi toi la sinh ra khong dung thoi. Chu ma sinh ra nhu ngay may d/c con o trong bung thi ca nha keo vao bung theo dang ma winh nhau thi bay gio da quyen cao chuc trong.
Trùng Dương says:
08:26 Ngày 15 tháng 10 năm 2011
Niên khoá 1971 -72 (hay 72 - 73 gì đó, lâu quá ko nhớ chính xác): hệ 12 năm, xong lớp Đệ nhị (lớp 11) thi Tú tài 1 (Tú tài bán phần). Qua được cái ải này là lên lớp Đệ nhất (lớp 12) thì thi Tú tài 2 (Tú tài toàn phần), nếu ải này mà ko qua được thì khóc như thế này "Rớt tú tài anh đi trung sỹ, em ở nhà lấy Mỹ nuôi con, bao giờ yên chuyện nước non, anh về anh có Mỹ con anh bồng" như trong tuồng cải lương Nữa đời hương phấn hát zậy.
Sau năm 1972 - 1973 thì bỏ tú tài 1, học 1 lèo lên lớp Đệ nhất và thì luôn cũng gọi là tú tài 2, lấy cái này mới được thi Đại học.
cái ông Mai gì gì đó chắc rớt tú tài 2, mà rớt thì làm gì có bằng chỉ có cái học bạ thôi, học bạ thì có thể chứng minh là đã có học lớp 12 nhưng cái đó ko phải là Bằng. Ô hô ai tai, chắc mẫm là rớt nhưng lúc đó chắc do lọt vào thời điểm 30/4/1975 nên chưa kịp đi Hạ sĩ quan để lấy cái lon Trung sỹ thì 30/4 xảy ra nên khỏi đeo lon.
Có 2 thời điểm, nếu học niên khoá 73-74 thì thi tú tài xong nếu rớt thì vô quân trường hoặc là chạy ra vùng VC hoặc là lo lót để làm lính kiểng. Nếu niên khoá 75-76 thì sau 30/4/75 mới nhập học lớp 12 vậy tới 1976 mới thi, ko biết ông mai gì đó học lớp 12 năm nào ta?
Ối trời chuyện bằng cấp của mấy quan thời này là "chiện nhỏ", tôi bảo đảm rằng mấy quan có cái Thạc gì gì hay Tiến gì gì đó mà xách đi kiểm tra thì 100% là hàng giả hàng dzõm ngay, mắc gì cái tú tài cỏn con đó.
Nặc danh says:
08:39 Ngày 15 tháng 10 năm 2011
Đọc Báo dân mà buồn cho Báo đảng! Giá mà Báo đảng cũng viết được như Báo dân thì XH chắc không có nhiều quan chức xôi thịt như bây giờ. Chán thiệt
Nặc danh says:
08:49 Ngày 15 tháng 10 năm 2011
Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH TÊN Văn Trọng Hùng HỌC CHƯA HẾT CẤP 3,KHAI MAN TUỔI(bằng tuổi em gái)KHAI MAN BẰNG CẤP ĐÃ ĐƯỢC PHANH PHUI,BÁO CHÍ TRONG NƯỚC ĐÃ TỐ CÁO,UBKT TỈNH UỶ CŨNG XÁC NHẬN,THẾ MÀ TỈNH UỶ VẪN ĐỂ HẮN NGỒI LỲ Ở GHẾ GIÁM ĐỐC SỞ VHTTDL TỈNH.TRONG LÚC CÁC TỈNH KHÁC CŨNG TRƯỜNG HỢP NHƯ Văn trọng Hùng ĐỀU XỬ LÝ KỶ LUẬT. BÂY GIỜ HẠNG NGƯỜI NHƯ Văn trọng Hùng THIẾU MẸ GÌ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Bần Cố Nông says:
09:04 Ngày 15 tháng 10 năm 2011
Ôi giời, chuyện nhỏ như... con voi chui lỗ kim ấy mà. Mấy quan nhà ta làm được tất! Hú mấy đứa em út nó đi một vòng là có cả chục cái bằng gì gì đó thôi. Muốn cho oai thêm tí thì vào học đại ở trường đảng như anh Ba D là cũng có ngay tờ giấy đỏ chói ấy mà.
Kiểm với chứng ách là do ăn chia không điều nên mới bị vạ thôi. Cái thói làm quan thời nay thì tham vô địch lắm các bác nhân dân ạ.
Lê dủ Chân says:
10:07 Ngày 15 tháng 10 năm 2011
Thế thì Đổ Mười, Lê đức Anh, Lê khả Phiêu.... bằng cấp gì mà làm đến chức Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước. Theo tôi trước năm 1975 ông này học lên đến lớp đệ nhị, có tú tài bán phần mà chỉ làm tới chức Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai, kiêm Giám đốc Đài phát thanh-truyền hình Đồng Nai,là ép ông ta rồi đó đáng lẽ ông ta phải nhận chức vụ cao hơn nhiều mới xứng.
y ta' rung u minh says:
11:29 Ngày 15 tháng 10 năm 2011
rung u minh ha. ca` mau..trau na`m ngu~ pha~i co' mung, me`n..du~ng xa mau na`m khong co' gi` nen xa` mau bao la..nhieu xa` mau nen tro~ tha`nh y ta' benh vien hoa bien rach gia..du`ng 1 pha't bi' thu huyen ha` tien...du`ng 1 pha't ba`ng bao la..luat, kinh te' gi~u chuc tong giam do'c nhan hang nha` nuo'c cong san VN..du`ng 1 pha't tro thanh thu tuong...nho~ ma` khong ho.c, lo'n la`m thu tuong..chi~ co' o nuoc cong san VN ma` thui...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét