Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Nhiều năm qua, nhiều phương thế đã được đưa ra nhằm chiếm đoạt Tu viện này bất hợp pháp . Bất hợp pháp ở chỗ rành rành đây là một cơ sở tôn giáo nhưng đã bị ngang nhiên chiếm đoạt bằng ngôn từ rất hiền lành là “mượn” từ năm 1973 bằng vũ lực rồi chiếm luôn . Nhà Dòng đang đề nghị trả lại để thực hiện các chương trình phục vụ người nghèo trong xã hội.



Trong khi đó, tất cả các bản Hiến pháp của nhà nước này đều ghi rành rẽ: “Cơ sở tôn giáo được nhà nước bảo hộ”. Việc này như một cát tát vào mặt của “Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”





Mượn rồi chiếm đoạt Tu viện Dòng Chúa Cứu thế và chuyện ‘Vào Đống Đa ra Văn Điển’







Những ngày gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội đang rắp tâm cướp đoạt lâu dài Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, nơi đã bị “mượn” từ năm 1973 bằng vũ lực rồi biến thành bệnh viện Đống Đa mà Nhà Dòng đang đề nghị trả lại để thực hiện các chương trình phục vụ người nghèo trong xã hội.


Nhiều năm qua, nhiều phương thế đã được đưa ra nhằm chiếm đoạt Tu viện này bất hợp pháp.


Bất hợp pháp ở chỗ rành rành đây là một cơ sở tôn giáo nhưng đã bị ngang nhiên chiếm đoạt bằng ngôn từ rất hiền lành là “mượn” rồi chiếm luôn.


Trong khi đó, tất cả các bản Hiến pháp của nhà nước này đều ghi rành rẽ: “Cơ sở tôn giáo được nhà nước bảo hộ”. Việc này như một cát tát vào mặt của “Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”


Đây là câu nói cửa miệng của người dân Hà Thành mỗi khi có người nhà bệnh tật phải đem vào điều trị tại Bệnh viện Đống Đa – Hà Nội. Câu ấy có nghĩa là: đưa người nhà vào điều trị tại bệnh viện Đống Đa thì cũng đồng nghĩa là sẽ đưa người nhà ra nghĩa trang Văn Điển.


Người Hà Thành vốn thâm thuý trong ngôn từ, trong cách nói. Những câu nói trào phúng như vậy thường xuất phát từ những sự thật mà người ta thấy được.


Chúng tôi đã bỏ công đi tìm sự thật ấy và được nghe rất nhiều câu chuyện về bệnh viện Đống Đa. Có những câu chuyện mang tính giai thoại. Có những câu chuyện sẽ mãi là đề tài cho những suy ngẫm trong công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã được mục sở thị những sự kiện tiếp thêm cho chúng tôi những dữ liệu khẳng định cho câu nói “vào Đống Đa ra Văn Điển” là hoàn toàn có cơ sở.







Bệnh viện Đống Đa vốn trước đây là tu viện, nơi tu hành của các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam



Trước hết là câu chuyện được truyền tụng nhiều nhất. Ai cũng biết, Bệnh viện Đống Đa vốn trước đây là tu viện, nơi tu hành của các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Năm 1973, chính quyền có cử một số đại diện tới ép cha Giuse Vũ Ngọc Bích ký giấy cho mượn để chính quyền cho một đơn vị bộ đội đóng quân. Vị linh mục thánh thiện này, vốn hiểu rõ luật pháp và luật Dòng đã khẳng khái trả lời: “Tôi không có quyền”. Ngay tức khắc, vị cán bộ, đại diện chính quyền thời đó, đã huyênh hoang tuyên bố: “Ông không có quyền thì tôi có quyền”. Câu chuyện này, lúc sinh thời linh mục Vũ Ngọc Bích thường kể lại cho đám giáo dân chúng tôi để nhắc nhớ chúng tôi về một giai đoạn “chính quyền chuyên chính… chuyên quyền sau khi cướp chính quyền đã dùng quyền chuyên cướp bóc tài sản của người khác.”



Cây Thánh giá bị chặt vỡ chân và thủ phạm đã đền tội nhãn tiền


Sau đó không lâu, linh mục Vũ Ngọc Bích bị cưỡng bức ra khỏi tu viện. Sau khi trục xuất được vị linh mục – người quản lý tài sản của Nhà Dòng tại Hà Nội – ra khỏi tu viện, chính quyền bắt tay vào thực hiện chính sách “phá bỏ tàn dư của chế độ cũ”.


Việc đầu tiên mà họ thực hiện là phá bỏ cây thánh giá trên nóc toà nhà tu viện. Chuyện kể rằng người lính được cắt cử phá dỡ thánh giá hôm đó sau nhát búa đầu tiên đã ngã quỵ xuống. Cây thánh giá chỉ bị sứt một miếng nhỏ. Hiện nay, cây thánh giá vẫn đứng vững mang trên mình vết thẹo của thời gian. Cây Thánh giá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhưng cũng từ thời điểm ấy hình như có một lời nguyền đã được ban ra, khiến bệnh viện Đống Đa trở thành nơi bị chúc dữ. Nhiều người bảo việc một số vị cán bộ chính quyền thời đó “coi trời bằng vung” đã khiến cho đất nước gặp “hung”, khiến con dân phải chịu nhiều khốn khổ và những ai vào bệnh viện Đống Đa phải chứng kiến cây thánh giá với những vết thương, trở thành dấu chứng của một thời Giáo hội bị bách hại.



Một câu chuyện khác liên quan tới chuyện “cát hung” tại bệnh viện Đống Đa. Ai cũng biết tại bệnh viện Đống Đa hiện vẫn còn một ngôi nhà nguyện của tu viện. Trước kia, đây là nơi các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế dùng để cầu kinh vào các thời khắc đã định trong ngày. Đây cũng là nơi mỗi ngày diễn ra nghi lễ “tế trời” để cầu cho quốc thái dân an. Từ ngày chính quyền biến tu viện thành bệnh viện, để che mắt thiên hạ, người ta lấy tấm Quốc huy che kín bức tượng chịu nạn. Phía dưới tấm Quốc huy, người ta giương lên dòng chữ đầy tự đắc: “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”. Người ta lấy cái muôn năm của phàm nhân để che đi cái muôn đời của Thượng Đế. Ngạo nghễ quá trời! Ngay sau đó, họ bắt đầu biến ngôi nhà nguyện thánh thiêng thành chốn vui chơi giải trí. Họ chơi bóng bàn, cầu lông và thường khi vào những dịp thuận tiện họ biến ngôi nguyện đường năm xưa trở thành một sàn nhảy với những âm thanh chát chúa, với khói thuốc, rượu mạnh và một thứ ánh sáng quyến rũ của một quán bar tân thời.










Nhà nguyện của Tu viện bị biến thành nơi ăn chơi trụy lạc


Đây là những bức hình chúng tôi chụp một cách tình cờ nhân dịp chúng tôi tới thăm một bệnh nhân tại bệnh viện. Từ cách xa khoảng 300m, chúng tôi đã nghe thấy tiếng nhạc xập xình át cả tiếng xe cộ lưu thông tại Phố Nguyễn Lương Bằng. Anh đèn sân khấu thoát qua khung cửa sổ trên những khung sắt cách điệu hình thánh giá nhạt nhoà, tạo nên một cảm giác sờ sợ. Tiếng nhạc xập xình mời gọi khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên. Mấy người bạn cùng đi thắc mắc tại sao giữa bệnh viện lại có một sàn nhảy với âm thanh kinh hoàng như thế. Trên sàn, từng cặp nam nữ quện lấy nhau. Có những cặp toàn nữ hoặc toàn nam. Có những vị tuổi đã về chiều. Có điều chắc chắn họ không phải là vợ chồng và cũng chắc họ không phải là người yêu. Trên bàn, những chai rượu mạnh uống dang dở. Mùi khói thuốc cộng với mùi mồ hôi hoà quện trong một không gian hẹp tạo nên một cảm giác khó tả. Anh bạn bệnh nhân của chúng tôi chỉ còn biết lấy hai ngón tay nhét chặt vào lỗ tai mình.


Đó là một số câu chuyện liên quan tới việc “cát hung” tại Bệnh viện Đống Đa. Ai cũng biết việc “ra Văn Điển” là chuyện của trời, nhưng chính sự vô tâm của con người cũng góp phần làm cho sự “ra Văn Điển” thêm nhanh chóng. Ai cũng biết bệnh viện Đống Đa là bệnh viện của những người nghèo, những người không có đủ điều kiện để đến với những trung tâm chăm sóc y tế hiện đại hơn. Tuy nhiên, đã nghèo còn phải gặp cái eo, đã không được chăm sóc y tế đầy đủ, họ lại gặp phải những nhân viên y tế thiếu tử tế, ít từ tâm, nên lâm vào hoàn cảnh bi đát. Bệnh viện thì dột nát. Người có trách nhiệm chăm bệnh, bốc thuốc lòng cũng dột nát. Thế nên, bệnh nhân có sớm “về nơi mát mẻ” âu cũng là chuyện bình thường.


Hoá ra, chuyện “vào Đống Đa ra Văn Điển”, chuyện đất nước gặp phải cái “hung” tất cả cũng bởi cái gọi là “chính quyền chuyên chính chuyên quyền chuyên cướp đoạt” mà ra cả.


Gioan Nguyễn Thạch Hà

Nguồn: Nữ Vương Công Lý




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét