Trang
- ►TRANG CHỦ
- ►LIÊN LẠC
- ►TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN
- ►TỔNG HỢP : " CÔN " AN
- ►TỔNG HỢP : " HIẾP " PHÁP-MỊ DÂN-BỊP BỢM
- ►TỔNG HỢP : SỐC ! TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ ĐẢNG TA , HCM ,...
- ►TỔNG HỢP : TRUNG QUỐC " TÁT " VIỆT NAM
- ►GIẢI TRÍ
- ►GỬI THƯ
- ►HÌNH ẢNH
- ►KHOA HỌC
- ►" LEO TƯỜNG "
- ►SỔ PHONG QUỶ
- ►TÀI LIỆU
- ►THÂM CUNG BÍ SỨ
- ►VI TÍNH
Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011
Tác giả khá hoang tưởng khi cho rằng LỢI ÍCH của Dân tộc Việt Nam hoàn toàn có thể trùng khớp với LỢI ÍCH ĐCSVN. Hiến pháp phải và chỉ đặt LỢI ÍCH DÂN TỘC LÊN TRÊN TẤT CẢ CÁC LỢI ÍCH (dù cho lợi ích của đảng phái), chỉ có như thế Quyền phúc quyết của dân tộc mới đúng thực chất cần phải có -----> Sửa Hiến pháp là mệnh lệnh của Dân tộc & Tổ quốc Việt Nam
"Hiến Pháp không tạo nên dân chủ, mà chính dân chủ tạo nên hiến pháp". Benjamin Barber
+++++
Nguyễn Huy Canh viết:
Tôi cho rằng, hạn chế của điều 4 Hiến Pháp 1992 chính là ở chỗ này: Đảng chỉ là một tổ chức chính trị xã hội chứ không phải là một lực lượng lãnh đạo (toàn xã hội).
Tác giả Phạm Viết Đào cho biết cảm giác chưa an tâm về ý kiến của ông Nguyễn Huy Canh, nên bài viết “Về điều 4 Hiến pháp 1992″ đã được đưa lên để rộng đường dư luận và mong có thêm các ý kiến khác nhằm làm sao từng người dân có thể tham gia vào vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992 đảm bảo được thực chất “Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” trong bối cảnh xã hội VN đang thay đổi từng ngày. Trên tinh thần đó, người viết bài xin có ý kiến gồm 2 phần: tóm tắt các ý kiến của tác giả Nguyễn Huy Canh và trình bày ý kiến cá nhân của bản thân.
I. CÁC LUẬN ĐIỂM CHÍNH CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN HUY CANH:
1. Quốc Hội khóa XIII có rất nhiều việc hệ trọng phải làm, trong đó có việc sửa đổi HIẾN PHÁP 1992 (sau đây xin gọi tắt là HP).
2. Theo tác giả, việc sửa đổi HP nói chung và điều 4 nói riêng làm sao vừa đảm bảo “củng cố, tăng cường và nâng cao sức chiến đấu và lãnh đạo của Đảng”, lại vừa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn là “phản ánh được lợi ích dân tộc, và phù hợp với logic vận động của HIỆN THỰC TUYỆT ĐỐI” (*). Tác giả cũng chỉ ra hạn chế của điều 4: xem ĐCSVN là tổ chức chính trị – xã hội, không phải là “lực lượng lãnh đạo” toàn xã hội???!!! Tác giả khẳng định “không thể luật hóa điều 4HP được”, vì làm thế là “tước bỏ (hoặc ít ra là hạn chế) quyền lãnh đạo của Đảng, là biến Đảng ta thành một quyền lực trừu tượng, thành hư quyền”. Tác giả cũng nói, có thể chỉnh sửa điều 4 cho phù hợp với logic của lí thuyết quyền lực và thực tiễn chính trị tại VN hiện nay, đồng thời cho rằng “cần có một bộ luật về chính đảng”(nhưng đừng nên nhầm lẫn điều này với việc luật hoá điều 4). Tuy vậy, tác giả lại không nói rõ sự khác biệt cơ bản (để đừng nhầm lẫn) giữa việc luật hóa điều 4 và “một bộ luật về chính đảng”, cũng như không cho thấy chỉnh sửa điều 4 như thế nào mới “phù hợp với logic của lý thuyết quyền lực và thực tiễn chính trị” tại Việt Nam.
3. Tác giả phân tích để chỉ ra những lạc hậu, lỗi thời của hệ thống ( và bộ máy) quyền lực ĐCSVN (tính cho đến nay nó chỉ phù hợp với thời chiến). Từ đó, ĐCSVN trở thành “vua tập thể” (lấy ý của ông Nguyễn Văn An) cùng các hệ lụy tai hại kéo theo. Tuy vậy, tác giả cho rằng quyền lực chính trị (của ĐCSVN) và quyền lực Nhà nước hiện nay đang tồn tại song song, do đó mong ĐCSVN “mạnh dạn hoá thân cấu trúc quyền lực ấy của mình vào bộ máy nhà nước” cũng như “các nhà lãnh đạo ĐCSVN “cần sáng suốt hiểu ra rằng nhà nước phải là, chính là hình thức tồn tại duy nhất của quyền lực Đảng” (**)
4. Tác giả đề xuất một mô hình hệ thống quyền lực sao cho hợp lý, khoa học nhất bằng mấu chốt quan trọng: “Nguyên thủ quốc gia- người đứng đầu cơ quan hành pháp (Chủ tịch hoặc Tổng thống) có quyền lựa chọn, chỉ định Thủ tướng. Thủ tướng không nhất thiết phải là một đảng viên của Đảng. Nguyên thủ quốc gia và CP hoạt động theo nguyên tắc chế độ trách nhiệm cá nhân và theo những qui định của HP, pháp luật”.
Tóm lại,tác giả Nguyễn Huy Canh mong muốn ĐCSVN (làm sao) vừa giữ vững vai trò lãnh đạo thực quyền, xuyên suốt thông qua hình thức “Nguyên thủ Quốc gia” [có lẽ vừa là TBT vừa là Chủ tịch (hay tổng thống)] nghĩa là mọi quyền lực tập trung vào ĐCSVN nhưng lại vừa ĐẢM BẢO đáp ứng ĐƯỢC LỢI ÍCH DÂN TỘC, mặc dù tác giả nhận rõ vai trò quan trọng của tư pháp phải đạt được tính độc lập (cần phải “phi đảng hóa”).
II. SỬA HIẾN PHÁP LÀ MỆNH LỆNH CỦA DÂN TỘC VÀ TỔ QUỐC:
Trước tiên, tác giả Nguyễn Huy Canh không nên né tránh việc sửa đổi HP bằng cách cho đó là việc của Quốc hội (ngay câu mở đầu). Hãy nhìn thẳng vào thực tế (ĐCSVN buộc phải) sửa đổi HP là kết quả cả một quá trình đấu tranh, đòi hỏi quyết liệt và phải trả giá bằng nhiều hy sinh mất mát của dân tộc Việt Nam (ít nhất 20 năm qua, tính từ HP). Nhìn vào danh sách chính thức của 30 thành viên thuộc Ủy Ban sửa đổi HP (1), chúng ta đều thấy 100% là đảng viên ĐCSVN. Quốc hội lại luôn tổ chức bầu cử sau đại hội ĐCSVN, cũng như 90% đại biểu QH là đảng viên ĐCSVN, điều đó chứng tỏ ĐCSVN xem đất nước này là CỦA RIÊNG như một “luật bất thành văn”!
Tác giả Nguyễn Huy Canh đã bày tỏ nhiều luận điểm mâu thuẫn nghiêm trọng. Mâu thuẫn nghiêm trọng nhất, vừa muốn ĐCSVN (làm sao) vẫn giữ quyền cai trị độc tôn lại vừa (cần) đáp ứng được LỢI ÍCH DÂN TỘC, trong khi (lại) CHỐI BỎ vai trò ĐCSVN (là tổ chức chính trị – xã hội (chứ) không phải là LỰC LƯỢNG LÃNH ĐẠO)???!!!. Tác giả khá hoang tưởng khi cho rằng LỢI ÍCH của Dân tộc Việt Nam hoàn toàn có thể trùng khớp với LỢI ÍCH ĐCSVN. Hiến pháp phải và chỉ đặt LỢI ÍCH DÂN TỘC LÊN TRÊN TẤT CẢ CÁC LỢI ÍCH (dù cho lợi ích của đảng phái), chỉ có như thế Quyền phúc quyết của dân tộc mới đúng thực chất cần phải có. Hoang tưởng tiếp theo của tác giả Nguyễn Huy Canh chính là (làm sao) ĐCSVN nắm thực quyền nhưng lại “phi đảng hóa” vai trò của Tư pháp và một Thủ tướng không nhất thiết là đảng viên ĐCSVN.
Tiếp tục thực hiện việc “đảng hóa” trong HIẾN PHÁP (bất kể là đảng nào) thì Việt Nam tiếp tục tình trạng phi dân chủ.
Điều 4 HP:
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Việc buộc phải đưa Hiến pháp 1992 ra sửa đổi là yêu cầu khách quan, xuất phát từ đòi hỏi của xã hội ngày càng tiến bộ theo hướng văn minh, hiện đại, dân chủ, bởi Việt Nam đã thay đổi quá nhiều theo hướng hội nhập Quốc tế ngày càng sâu rộng, qua hai sự kiện quan trọng bậc nhất trong 20 năm qua:
- Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
- Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO.
Sửa đổi Hiến pháp làm sao bảo đảm chuyển hóa xã hội Việt Nam tiến tới dân chủ trong ôn hòa với thời gian ngắn nhất (có thể) lại không trả thù, bạo loạn, chính là mục tiêu tối thượng đặt ra cho ĐCSVN. Đó là mong muốn của tất cả mọi người, bất luận đảng viên hay công dân bình thường, đặc biệt trước tình hình an nguy Tổ Quốc chưa bao giờ bị đe dọa nghiêm trọng như hiện nay.
Vậy, ĐCSVN phải xác định việc sửa đổi Hiến pháp là MỆNH LỆNH của dân tộc Việt Nam, là TRÁCH NHIỆM, BỔN PHẬN của ĐCSVN, cũng là NHU CẦU SỐNG CÒN của ĐCSVN.
Đại đa số người Việt Nam đều không muốn máu đổ, trả thù thêm nữa, do đó, theo logic không hề muốn tiêu diệt ĐCSVN. Điều quan trọng bậc nhất là triệt tiêu chế độ độc tài. Xin nhấn mạnh, triệt tiêu chế độ độc tài không đồng nghĩa tiêu diệt ĐCSVN (bằng chứng tại nhiều nước trên thế giới, ĐCS vẫn hoạt động bình thường).
Luật pháp do con người tạo ra, tất nhiên không bao giờ có một hệ thống Luật pháp hoàn chỉnh tuyệt đối. Đó là tính vận động liên tục trong triết học. Ví dụ, Hoa Kỳ (quốc gia được xem là chuẩn mực về Luật pháp trên thế giới) phải đến khi bị nạn khủng bố 11/9 mới có nhu cầu tạo ra luật mới: Luật Yêu Nước.
Theo tác giả Nguyễn Huy Canh, nhu cầu kiến thiết một hệ thống chính trị mới phù hợp với xã hội VN hiện nay quan trọng hơn nhiều so với việc sửa đổi Hiến Pháp. Tuy vậy, có vẻ tác giả rơi vào vòng lẩn quẩn và mấu chốt bế tắc ở chỗ: tác giả không nhắc gì đến tính dân chủ.
Xin nhớ:
Hiến Pháp không tạo nên dân chủ, mà chính dân chủ tạo nên hiến pháp.Benjamin Barber
Tuy nhiên, “không thể luật hóa điều 4″ của Nguyễn Huy Canh là đúng. Bởi lẽ, nó sẽ bất khả thi ngay lập tức (khi vừa ban hành) với một hệ thống chính trị vừa ngang vừa dọc, toàn bộ đều là đảng viên ĐCSVN. Nói cách khác, ĐCSVN tự thân đã len lỏi quá sâu và thật lâu vào từng mạch máu xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng trên từng lĩnh vực lớn nhỏ, ngay cả điều tưởng chừng vô hại (ví dụ cái khăn quàng đỏ của thiếu nhi). Điều này (luật hóa điều 4) cũng mâu thuẫn với ý kiến “phi đảng hóa” nền Tư pháp của Nguyễn Huy Canh(!)
Câu hỏi cần đặt ra cho ĐCSVN:
- Nền tảng tư tưởng nào mang tính quyết định để trở thành tiền đề cho việc sửa HP? Phải chăng chỉ có tư tưởng “lợi ích dân tộc là tuyệt đối”?
- Nếu thực là vậy, bằng cách nào Hiến pháp (mới) nhanh chóng và nghiêm túc đi vào cuộc sống bằng những bộ luật khả thi?
- Hệ thống Tư pháp đã đến lúc (dù quá muộn) phải “phi đảng hóa”?
- Công cụ bảo vệ Tổ Quốc, giữ gìn an ninh xã hội (tức là Quân đội và Công an) thay vì thấm nhuần “trung với đảng” và “còn đảng còn mình” có quá muộn để hiểu “Còn Tổ Quốc (mới) còn mình”?
III. KẾT:
Phải chăng, sửa đổi HP là cơ hội (trăm năm có một) để vừa tránh được sự tan nát của ĐCSVN (trong đổ máu) vừa bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam, vừa mang lại dân chủ ôn hòa cho Dân tộc Việt Nam?
Có đáng tiếc không, khi một lần nữa chúng ta nhắc lại: Dân tộc Việt Nam đã bỏ qua nhiều cơ hội để làm cho đất nước trở thành một Quốc gia: DÂN CHỦ – VĂN MINH – DÂN MẠNH – NƯỚC GIÀU?
Nguyễn Ngọc Già
_______________
http://www.baomoi.com/Danh-sach-30-thanh-vien-Uy-ban-sua-doi-Hien-phap/122/6764472.epi (1)
(*) Hẹn dịp khác để nói về “vận động hiện thực tuyệt đối” là cách dùng từ ngữ triết học không rõ ràng lắm, bởi lẽ “vận động là tuyệt đối, đứng yên là tương đối” (a). Vì vận động bao hàm tính hiện thực tại từng thời điểm mà sự vật hay hiện tượng đang xảy ra vào lúc đó, nên khái niệm “vận động hiện thực tuyệt đối” nghe tối nghĩa, vì nếu vận động hiện thực mang tính tuyệt đối (phải ý tác giả là thế?), lúc đó nó đã đứng yên (mâu thuẫn). Do đó, tôi nghiêng về ý nghĩa tác giả đang muốn nói “vận động là tuyệt đối” và mọi tư duy, hành vi, hành động đều nên đặt dưới góc nhìn vận động. http://www.wattpad.com/1430681-c%C3%A2u-4-c%C3%A1c-quy-lu%E1%BA%ADt-c%C6%A1-b%E1%BA%A3n-c%E1%BB%A7a-ph%C3%A9p-bi%E1%BB%87n-ch%E1%BB%A9ng-duy (a)
(**) Ý nghĩa này nghĩa là: Tổng bí thư và Chủ tịch nước (Tổng thống) do 1 người đảm nhiệm (như Trung Quốc). Đây cũng là ý kiến của ông Nguyễn Trung (cựu Đại sứ VN tại Thái Lan) trước đây và GS. Chu Hảo gần đây. Ý kiến này chỉ khả thi và đúng thực chất trong một chế độ dân chủ đa đảng và tam quyền phân lập đúng nghĩa.
http://chhv.wordpress.com/
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét