Trang
- ►TRANG CHỦ
- ►LIÊN LẠC
- ►TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN
- ►TỔNG HỢP : " CÔN " AN
- ►TỔNG HỢP : " HIẾP " PHÁP-MỊ DÂN-BỊP BỢM
- ►TỔNG HỢP : SỐC ! TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ ĐẢNG TA , HCM ,...
- ►TỔNG HỢP : TRUNG QUỐC " TÁT " VIỆT NAM
- ►GIẢI TRÍ
- ►GỬI THƯ
- ►HÌNH ẢNH
- ►KHOA HỌC
- ►" LEO TƯỜNG "
- ►SỔ PHONG QUỶ
- ►TÀI LIỆU
- ►THÂM CUNG BÍ SỨ
- ►VI TÍNH
Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011
Dòng tiền đổ vào châu Á tăng mạnh nhưng Việt Nam dường như "không nằm trong luồng chảy này" . Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó là VND yếu kinh niên làm nản các nhà đầu tư nước ngoài và cản trở chính phủ Việt Nam trong nỗ lực khắc phục nền kinh tế yếu kém . Ông Dominic Bunning, chuyên viên chiến lược ngoại hối tại ngân hàng HSBC cho rằng, VND khó có thể duy trì được như mức hiện nay về lâu dài trong bối cảnh môi trường kinh tế vào lúc này.
Tiền đổ vào châu Á nhưng Việt Nam…
Từ đầu năm 2011 đến nay đã có tới 7 tỷ USD được rót vào vào các quỹ đầu cơ châu Á cao hơn so với mức 4 tỷ USD của cả năm 2010.
Riêng trong tháng 8/2011, các quỹ đầu cơ chuyên đầu tư vào châu Á hút lượng vốn ròng 500 triệu USD, do các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến triển vọng tăng trưởng kinh tế khu vực.
Tháng 8/2011, các quỹ đầu cơ vào châu Âu đã phải chứng khiến lượng tiền 2,8 tỷ USD bị rút ra. Tại Mỹ, 4,8 tỷ USD được đầu tư thêm vào các quỹ đầu cơ với trọng tâm đầu tư Bắc Mỹ.
Theo tính toán của Eurekahedge, tổng tài sản thuộc diện quản lý của các quỹ đầu cơ châu Á tính đến cuối tháng 8/2011 đạt 136,1 tỷ USD, mức cao nhất tính từ tháng 12/2008.
Tổng tài sản được quản lý tại các quỹ đầu cơ châu Á hiện vẫn thấp hơn 40 tỷ USD so với mức đỉnh thiết lập tháng 12/2007, ngành đang phục hồi mạnh mẽ từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, một số quỹ thu hút được hàng trăm triệu USD.
Một số quỹ nổi bật như Azentus, do cựu chuyên gia đầu tư thuộc Goldman Sachs sáng lập, và quỹ được thành lập bởi Carl Huttenlocher, người phụ trách bộ phận châu Á thuộc JP Morgan Chase dự kiến sẽ tăng thêm lượng tài sản trong năm 2011.
Dòng tiền đổ vào châu Á tăng mạnh nhưng Việt Nam dường như "không nằm trong luồng chảy này".
Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó là VND yếu kinh niên làm nản các nhà đầu tư nước ngoài và cản trở chính phủ Việt Nam trong nỗ lực khắc phục nền kinh tế yếu kém vốn từng được coi là một trong những nền kinh tế triển vọng nhất châu Á cách đây 5 năm.
Giới phân tích và các nhà đầu tư cho rằng, cho đến khi Việt Nam gây dựng lại niềm tin thông qua các biện pháp khống chế lạm phát kỷ lục và thu hẹp thâm hụt ngân sách và thâm hụt mậu dịch thì rủi ro của việc giữ VND có khả năng vẫn nhiều hơn lợi thế giữ VND.
VND vào lúc này mạnh hơn hồi tháng 2 khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phá giá tiền đồng 8,5%. Tuy nhiên, VND đã bị mất giá hơn 20% kể từ giữa năm 2008 trong bối cảnh lạm phát chóng mặt, tăng trưởng tín dụng cao và thâm hụt lớn bào mòn lòng tin vốn đã ở mức thấp.
Kể từ thời điểm đó, tiền đồng bị mất giá hơn tất cả các đồng tiền khác ở châu Á.
Ông Dominic Bunning, chuyên viên chiến lược ngoại hối tại ngân hàng HSBC cho rằng, VND khó có thể duy trì được như mức hiện nay về lâu dài trong bối cảnh môi trường kinh tế vào lúc này.
Trong nỗ lực kết thúc một chu kỳ phá giá VND nhỏ giọt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đi bước lớn nhằm ổn định tiền tệ vào ngày 11/02 khi phá giá VND một lần lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á hồi 1997-1998, với mức phá giá VND là 8,5%.
Sau đó, Ngân hàng Nhà nước buộc các công ty nhà nước bán ngoại tệ cho họ để tăng dự trữ ngoại hối, dẹp thị trường chợ đen, siết chặt kinh doanh vàng ...
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã tăng tỷ lệ dự dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng lên ba lần. Trong một vài tháng, các biện pháp này mang lại kết quả.
Hồi cuối tháng 2 tỷ giá hối đoái không chính thức lên quá 22.000 VND/USD và trong tháng Tư đã trở lại xuống ngang tầm với hối đoái liên ngân hàng ở mức 20.900 VND/USD và giao dịch trong biên độ Ngân hàng Nhà nước ấn định.
Nhưng vào đầu tháng 8, VND lại trượt giá ngoài biên độ ấn định khi có cơn sốt giá vàng và cán cân mậu dịch thâm hụt trở lại sau khi có thặng dư hiếm hoi vào tháng 7. Điều này làm nảy sinh các câu hỏi về tính bền vững của các chính sách Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Các nguồn tin cho biết kể từ giữa tháng 8, Ngân hàng Nhà nước bán USD một cách có chọn lọc đối với một số ngân hàng lớn.
Kinh tế gia Jonathan Pincus, Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP HCM cho rằng, các bước của Ngân hàng Nhà nước dường như để trì hoãn vấn đề chứ chưa phải giải quyết vấn đề...
Một phần đó là kết quả của nỗ lực của nhà chức trách vừa muốn kiểm soát cả tỷ giá lẫn lãi suất. Trong khi về cơ bản, phải chọn một. Hiện nay lãi suất không đủ cao để bù đắp cho sự lo ngại của người ta về thực trạng VND mất giá.
Các ngân hàng đang trả lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng tiền đồng là 14%. Mức này nghe có vẻ cao, nhưng lạm phát tại Việt Nam tới ngưỡng 23% vào tháng Tám, là mức cao nhất trong 33 tháng.
Giới đầu tư nước ngoài và các nhà phân tích cho rằng chính phủ cần làm nhiều hơn để thúc đẩy nền kinh tế.
Mark Mobius, Tổng giám đốc Tập đoàn Templeton Emerging Markets nói kế hoạch ổn định "lâu dài" cần phải cắt giảm chi tiêu chính phủ, huy động dự trữ ngoại hối và nỗ lực lớn nhằm tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, là khu vực hút tín dụng nhà nước nhiều nhất trong khi sử dụng vốn tương đối không hiệu quả. "Những biện pháp này sẽ tăng lòng tin. Các chính sách điều chỉnh tiền tệ chóng mặt làm giới đầu từ khó ra quyết định”.
Trong khi đó Benedict Bingham, đại diện cao cấp Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam, cảnh báo rằng các niềm tin vào VND trong năm nay là "tích cực nhưng cũng mong manh. Bất kỳ việc nới lỏng nào về chính sách tiền tệ quá sớm đều có thể làm suy yếu rằng tâm lý trên thị trường ngoại hối ", ông nói.
ANZ trong một ghi chú đã điều chỉnh lại dự báo tỷ giá với mức cho cuối năm là 21.000 VND/USD thay vì 20.835 VND/USD hiện nay.
Vĩnh Thanh
http://tamnhin.net/TaichinhNganhang/14728/Tien-do-vao-chau-A-nhung-Viet-Nam.html
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét