Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Các nhà sư Tây Tạng bị chính quyền trung cộng ‘giáo dục lòng yêu nước’ , nhưng đối với các nhà sư thì đó là một hình thức đàn áp nghiêm trọng. Cái gọi là giáo dục lòng yêu nước này chỉ hoàn toàn là sự đả kích Đức Đạt Lai Lạt Ma . Các nhà sư bị buộc phải ký vào một bản cam kết ủng hộ chế độ cộng sản và quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc . Đối với những người không tuân thủ, thì đồng nghĩa với việc họ sẽ bị đánh đập, bắt giữ, và bị tống vào những nhà tù bí mật. Hơn 300 nhà sư đã bị bắt giữ.








-Trong một tu viện Tây Tạng nằm ở độ cao 3,15 km trên cao nguyên, một hình thức giáo dục mới đang được tiến hành. Chính quyền Trung Quốc gọi đó là “Giáo dục lòng yêu nước”, nhưng đối với các nhà sư thì đó là một hình thức đàn áp nghiêm trọng.



Tu viện Kirti ở khu tự trị Tây Tạng,thuộc tỉnhTứ Xuyên.(Tibet.woeser.com)


“Cái gọi là giáo dục lòng yêu nước này chỉ hoàn toàn là sự đả kích Đức Đạt Lai Lạt Ma.Các nhà sư bị buộc phải ký vào một bản cam kết ủng hộ chế độ cộng sản và quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông Dawa Tsering, đại diện của Quốc hội Tây Tạng lưu vong tại Đài Loan, đã trình bày trong một bài phát biểu với đài Tiếng Nói Hoa Kỳ.


Vào ngày 16/03, một nhà sư trẻ ở tu viện Kirti tại khu tự trị Tây Tạng, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, đã tự thiêu để phản đối sự cai trị hà khắc của chính quyền Trung Quốc ở Tây Tạng.


Ngày 21/03, lực lượng cảnh sát vũ trang đã tiến vào tu viện, bắt đầu thực hiện chiêu bài giáo dục lòng yêu nước. Đối với những người không tuân thủ, thì đồng nghĩa với việc họ sẽ bị đánh đập, bắt giữ, và bị tống vào những nhà tù bí mật. Hơn 300 nhà sư đã bị bắt giữ.


Đài Tiếng nói Tây Tạng đưa tin vào ngày 19 tháng 9 rằng chính quyền Trung Quốc đã hứa thưởng một khoản tiền 20.000 nhân dân tệ (khoảng 3,130 USD) cho một nhà sư bị trục xuất nếu nhà sư này đồng ý không quay lại tu viện. Ngoài ra, ông còn được nhận một khoản vay không lãi suất 50.000 nhân dân tệ (khoảng 7.800 USD) trong vòng 3 năm đầu.


Những người đồng ý tự nguyện rời khỏi tu viện sau tháng 3, được nhận 10.000 nhân dân tệ và một khoản vay không lãi suất 50.000 nhân dân tệ.


Không một ai trong số khoảng 2.500 nhà sư thuộc tu viện được thành lập vào năm 1472 này chấp nhận lời đề nghị đó.


Khi được hỏi “Liệu các nhà sư có hoàn tục vì những phần thưởng này không?”, sư thầy Yuanji người sống ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã trả lời Thời báo Đại Kỷ Nguyên:“Số tiền 10.000 hay 20.000 nhân dân tệ này thật quá nhỏ bé. Thậm chí kho báu của cả thế gian cũng sẽ không thể lung lạc được tư tưởng của một nhà sư chân chính. Thật đáng thương cho một quốc gia không coi trọng đạo Phật. Chúng tôi có thể thấy trước được hậu quả của họ”.


Cư sĩ Phật giáo Zeng Xiaoyu nói: “Chuyện đó thật là kỳ quái bởi vì tín ngưỡng của một người không thể đo lường bằng tiền bạc. Theo Phật Giáo thì mọi người đều phải nếm trải nhiều thử thách khi họ vào tu viện. Nhưng thúc ép một nhà sư phải rời khỏi chùa thì giống như một con quỷ đang cám dỗ các nhà sư từ bỏ sự tu luyện của mình”.


Nếu một người ký vào bản tuyên bố phỉ báng Đức Đạt Lai Lạt Ma, và ca ngợi những nhà cai trị cộng sản, thì họ có thể được ở lại trong tu viện. Nếu từ chối ký, người đó sẽ bị trục xuất ra khỏi tu viện. Do đó, nhiều nhà sư đã buộc phải rời khỏi tu viện, một số thì bị đi lưu đày.Nếu tất cả các tu sĩ rời khỏi, tu viện sẽ bị đóng cửa.


Zheng Dui, một học giả của chính quyền Trung Quốc và là người đứng đầu ban tôn giáo của Trung tâm nghiên cứu Tây Tạng Trung Quốc, đã phát biểu trên các phương tiện truyền thông vào năm 2008 rằng mục đích của sự đối xử tàn nhẫn này là “để giáo dục các nhà sư và ngăn chặn sự xâm nhập của nước ngoài”.


Huang Qi, nhà hoạt động nhân quyền và là người đồng sáng lập của Trung tâm Nhân quyềnTianwang, phát biểu với Thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng chính quyền Trung Quốc đã áp dụng những chiêu bài đối với các nhà sư ở Tây Tạng tương tự như chiêu bài họ đã sử dụng với các thành viên Giáo hội Thiên Chúa giáo ngầm (Địa hạ Thiên đàng) và các học viên Pháp Luân Công. Mục đích là để bắt họ phải từ bỏ tín ngưỡng của mình.


“Tôi đã gặp các học viên Pháp Luân Công trong cả 2 lần tôi bị bắt giam. Họ là những người hành xử theo Chân Thiện Nhẫn. Có một người trong số họ khoảng 70 tuổi. Họ đã không ký vào bất kỳ loại giấy tờ nào và cũng không từ bỏ tín ngưỡng của họ”, Huang nói.


(theo The Epoch Times)


Bài : Các nhà sư Tây Tạng bị ‘giáo dục lòng yêu nước’

Các nhà sư Tây Tạng bị ‘giáo dục lòng yêu nước’


++++++++++++++



Cuộc Đối Thoại Giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma & Nhà Thần Học Leonardo Boff . TÔN GIÁO NÀO TỐT NHẤT ?



http://www.youtube.com/watch?v=STUI5Q6Res8







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét